Kiểm Soát Các Khó Khăn về Nhai và Nuốt trong Các Cơ Sở Chăm Sóc

2 161 0
Kiểm Soát Các Khó Khăn về Nhai và Nuốt trong Các Cơ Sở Chăm Sóc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vietnamese - Number 110a July 2013 Kiểm Soát Các Khó Khăn về Nhai và Nuốt trong Các Cơ Sở Chăm Sóc Managing Chewing and Swallowing Difficulties in Care Facilities Bất cứ người nào thuộc bất cứ tuổi nào cũng có thể bị khó khăn về nhai và nuốt nhưng tình trạng này thường thấy ở người lớn tuổi hơn. Các khó khăn này có thể là vì tiến trình lớn tuổi bình thường, vì thuốc men, răng miệng, và những loại điều trị y khoa như giải phẫu và các chứng bệnh như mất trí, Đa Xơ (Multiple Sclerosis (MS), Bệnh Parkinson’s, Bại Não (Cerebral Palsy) và Xơ Cứng Thần Kinh Teo Cơ Vận Động (Amyotrophic Lateral Sclerosis (ALS). Tại sao lại cần phải kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt? Đối với người đang được chăm sóc, các khó khăn về nhai và nuốt (dysphagia) có thể làm tăng rủi ro kẹt thức ăn hoặc các vật khác ở khí quản (hóc nghẹn) và/hoặc lọt vào phổi (hít vật lạ vào phổi). Các khó khăn lâu ngày có thể đưa đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và khô người. Các khó khăn này cũng có thể ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống và sinh hoạt xã giao của một người. Ai giúp kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt? Điều quan trọng là toàn bộ toán chăm sóc sức khỏe, cũng như những người trong gia đình, thiện nguyện viên và bạn hữu phải biết cách kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt. Cũng cần phải biết những người chăm sóc góp phần giữ gìn sức khỏe và an toàn cho những người được chăm sóc như thế nào. Toán chăm sóc sức khỏe có thể gồm: một y tá, chuyên viên trị liệu vận động, chuyên viên ăn uống, dược sĩ, bác sĩ, chuyên viên bệnh tiếng nói-ngôn ngữ, nha sĩ, chuyên viên hô hấp cũng như các nhân viên yểm trợ chẳng hạn như trợ tá chăm sóc và nhân viên phục vụ thực phẩm. Để giúp kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt, một kế hoạch chăm sóc được lập ra cho tất cả những người mới vào một cơ sở chăm sóc. Kế hoạch chăm sóc là gì? Khi một người được nhận vào một cơ sở thì phải lập một kế hoạch chăm sóc. Kế hoạch chăm sóc gồm các chi tiết về tất cả bệnh trạng nào có thể ảnh hưởng đến nhai và nuốt. Kế hoạch này cũng gồm chi tiết về:  loại sớ thức ăn cứng hay mềm;  độ đậm đặc của chất lỏng;  tư thế ngồi;  muỗng nĩa được chế biến lại cho thích nghi;  các kế hoạch chăm sóc miệng; và  các nhu cầu cụ thể về ăn uống hoặc giám thị để ăn uống an toàn. Nếu một người vào nội trú mà đã có sẵn một kế hoạch ăn uống đặc biệt thì nên theo đúng kế hoạch này cho đến khi được những người hội đủ điều kiện trong toán chăm sóc sức khỏe thẩm định lại. Kế hoạch chăm sóc được lập ra để ghi các nhu cầu chăm sóc và để giảm bớt bất cứ rủi ro hóc nghẹn hoặc hít vật lạ vào phổi. Kế hoạch chăm sóc có thể gồm các thay đổi về sớ thức ăn như thức ăn mềm hơn hoặc thức ăn đặc nghiền nát (băm nhỏ) hoặc xay nhuyễn, cũng như làm chất lỏng đặc hơn. Toán chăm sóc sức khỏe, nhân viên tham gia vào việc chuẩn bị, phục vụ và trợ giúp về bữa ăn, và người được chăm sóc cần phải cùng soạn kế hoạch chăm sóc để chắc chắn là người đó được an toàn và thoải mái. Kế hoạch chăm sóc có thể thay đổi từ từ theo tuổi, bệnh tật, hoặc tình trạng sức khỏe của một người. Có các dấu hiệu gì khi bị khó khăn về nhai và nuốt? Người được chăm sóc có thể bị rủi ro hóc nghẹn hoặc hít vật lạ vào phổi và có thể cần được một người trong toán chăm sóc khám nếu họ:  phun ra thức ăn hoặc những miếng thức ăn;  ho, nghẹn hoặc chảy nước miếng quá nhiều;  ngậm thức ăn trong má, dưới lưỡi, hoặc trong vòm miệng;  nói thức ăn “bị nghẹt” hoặc “trôi xuống sai đường”;  bị đau khi nuốt;  đằng hắng thường xuyên cho thông cổ;  từ chối (các) loại thức ăn, chất lỏng, hoặc thuốc men nào đó;  bị nghẽn phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp kinh niên;  buồn ngủ, mệt mỏi hoặc ngồi rũ người trong bữa ăn;  ăn rất chậm (lâu hơn 30 phút) hoặc không ăn gì cả;  cố nhai hoặc nuốt hoặc phải nuốt nhiều lần 1 miếng thức ăn nhỏ;  chảy nước mắt hoặc nước mũi trong khi và sau khi nuốt; và  chảy thức ăn hoặc chất lỏng ra mũi khi cố nuốt. Tất cả thành viên toán chăm sóc sức khỏe cũng như gia đình, bạn hữu và thiện nguyện viên đều phải biết các dấu hiệu hóc nghẹn. Các dấu hiệu hóc nghẹn gồm:  mặt đỏ gay;  hơi thở lớn;  ho yếu ớt hoặc không ho;  bất tỉnh;  cố ho mạnh;  không nói được hoặc không ho được;  mặt xám hoặc da xanh nhợt;  hai tay ôm cổ và các dấu hiệu đau khổ trong khi ăn, uống, hoặc dùng thuốc. Không phải lúc nào cũng thấy có các dấu hiệu hóc nghẹn hoặc hít vật lạ vào phổi khi thức ăn hoặc chất lỏng lọt vào khí quản hoặc phổi. Trường hợp này được gọi là “hít vật lạ vào phổi âm thầm.” Môt số bệnh trạng có thể làm tăng thêm xác suất một người hít vật lạ vào phổi âm thầm. Hít vật lạ vào phổi âm thầm có thể đưa đến các tình trạng khác về sức khỏe như sưng phổi. Các dấu hiệu hít vật lạ vào phổi âm thầm có thể là:  giọng nói ướt hay “ồng ộc” khi ăn hoặc uống;  tức ngực hơn sau khi ăn. Làm thế nào để giảm bớt rủi ro hóc nghẹn hoặc hít vật lạ vào phổi?  Để giảm bớt rủi ro hóc nghẹn hoặc hít vật lạ vào phổi, tất cả những người chuẩn bị và cho ăn đều phải tuân hành kế hoạch chăm sóc của người đó. Điều quan trọng là phải chắc chắn rằng:  Nhân viên phục vụ thức ăn được huấn luyện để cải biến sớ thức ăn (chẳng hạn như xay nhuyễn, băm nhỏ hoặc cắt nhỏ thức ăn) và làm đặc chất lỏng. Sớ thức ăn, độ đậm đặc của chất lỏng và cách làm thức ăn (thức ăn cắt nhỏ, ướt) phải đúng theo kế hoạch chăm sóc.  Tất cả nhân viên có tham gia chuẩn bị và cho ăn cũng như trợ giúp người khác về vấn đề ăn uống đều phải được huấn luyện thường lệ về những cách chuẩn bị thức ăn đúng mức và trợ giúp ăn uống an toàn.  Phải luôn luôn theo đúng Thể Thức Giải Quyết Hóc Nghẹn của cơ sở khi cho ăn, uống hoặc dùng thuốc.  Các trợ cụ ăn uống được cải biến thích nghi cho một người (chẳng hạn như tách đậy nắp có lỗ húp, đĩa có vành cao hoặc muỗng nĩa có cán dầy) được dùng cho mỗi bữa ăn chính hoặc ăn vặt.  Áp dụng vệ sinh miệng theo đúng kế hoạch chăm sóc.  Kiểm soát răng giả và gắn chặt trước khi ăn.  Tất cả các bữa ăn phải có người giám thị. Ăn một mình có thể làm tăng rủi ro hóc nghẹn.  Không có những gì khác gây xao lãng chẳng hạn như nói chuyện lớn tiếng hoặc âm thanh TV trong khi ăn.  Mọi người đều tỉnh táo và bén nhậy trong khi ăn.  Mọi người đều ngồi đúng cách để cằm xuôi sát ngực trong khi ăn.  Nhắc nhở mọi người nuốt thức ăn, ăn chậm lại hoặc tiếp tục ăn hoặc uống.  Không hối hoặc ép buộc đút cho ăn.  Theo dõi các khó khăn về nhai và nuốt và trình báo cho toán chăm sóc. Cần huấn luyện gì khác nữa? Những người sống trong các cơ sở chăm sóc có giấy phép tại B.C. phải có thể tiếp xúc ngay với ít nhất là 1 nhân viên:  có chứng thư cứu thương và CPR hợp lệ;  hiểu biết về tình trạng y khoa của mỗi người được chăm sóc, kể cả mức rủi ro hóc nghẹn và hít vật lạ vào phổi của họ; và  có thể liên lạc với nhân viên cấp cứu. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết về thực phẩm và dinh dưỡng trong các cơ sở chăm sóc có dưới 24 người, hãy đọc Cẩm Nang Bữa Ăn và Những Việc Khác (Meals and More Manual) tại www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2008/Mea ls_and_More_Manual.pdf (PDF 2.04MB). Muốn biết thêm chi tiết về thực phẩm và dinh dưỡng trong các cơ sở chăm sóc có từ 25 người trở lên, hạy đọc Cẩm Nang Thanh Tra và Những Việc Khác (Audits and More Manual) tại www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2008/Audi ts_and_More_Manual.pdf (PDF 5.08MB). Muốn biết thêm chi tiết về huấn luyện cứu thương và CPR, hãy đến website St John Ambulance tại sja.ca/English/courses-and-training/Pages/default.aspx và website của Hội Hồng Thập Tự Canada tại www.redcross.ca/article.asp?id=000620&tid=021. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.healthlinkbc.ca/healthfiles/ hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . tá chăm sóc và nhân viên phục vụ thực phẩm. Để giúp kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt, một kế hoạch chăm sóc được lập ra cho tất cả những người mới vào một cơ sở chăm sóc. Kế hoạch chăm. sao lại cần phải kiểm soát các khó khăn về nhai và nuốt? Đối với người đang được chăm sóc, các khó khăn về nhai và nuốt (dysphagia) có thể làm tăng rủi ro kẹt thức ăn hoặc các vật khác ở khí. Kiểm Soát Các Khó Khăn về Nhai và Nuốt trong Các Cơ Sở Chăm Sóc Managing Chewing and Swallowing Difficulties in Care Facilities Bất cứ người nào thuộc bất cứ tuổi nào cũng có thể bị khó khăn

Ngày đăng: 21/07/2015, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan