1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nhiễm Trùng Ruột Clostridium Difficile (C.difficile)

2 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 184,63 KB

Nội dung

Vietnamese - Number 114 March 2013 Nhiễm Trùng Ruột Clostridium Difficile (C.difficile) Clostridium Difficile (C.difficile) C.difficile là gì? C. difficile, còn được gọi là C.diff, là một loại vi trùng sống trong ruột của 1 đến 3 % dân số. Ruột cũng thường có nhiều loại vi trùng có lợi giúp quý vị tiêu hóa thức ăn và được khỏe mạnh. Khi dùng thuốc trụ sinh cho các bệnh khác, số vi trùng có lợi này có thể bị tiêu diệt. Vi trùng C.diff có thể sống sót và khiến quý vị bị bệnh. C. diff tiết ra một độc tố có thể làm hư các tế bào trong ruột; triệu chứng thông thường nhất là tiêu chảy. C.diff là nguyên nhân gây truyền nhiễm tiêu chảy thường xuyên nhất trong các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Số trường hợp nhiễm trùng C. diff liên quan đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe được trình báo tại Canada đã gia tăng trong mười năm qua tại các bệnh viện, và làm gia tăng số người bị bệnh và đôi khi tử vong. Ai có nhiều rủi ro nhất? Đối với đa số người khỏe mạnh, C. diff không phải là rủi ro về sức khòe. Những người có nhiều rủi ro bị nhiễm trùng hơn gồm:  Người đang dùng thuốc trụ sinh;  Người có những bệnh khác; và  Người cao niên. Có các triệu chứng gì? Trong một số trường hợp, C. diff có thể không gây ra triệu chứng nào. Tuy nhiên, vi trùng này cũng có thể gây ra các triệu chứng như:  Tiêu chảy lỏng như nước;  Sốt;  Biếng ăn;  Buồn nôn;  Đau bụng. Trong những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nặng thì có thể đưa đến các biến chứng như sưng ruột, khô người và viêm ruột (sưng ruột già hay ruột thẳng). Trong những trường hợp hiếm hoi thì nhiễm vi trùng này có thể làm thiệt mạng. C. diff lan truyền như thế nào? Vi trùng C.diff và bào tử có trong phân. Các bào tử sống lâu này có thể sống sót bên ngoài cơ thể trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các bào tử này có thể dính trên những món quý vị sờ vào như khăn trải giường, song chắn thành giường, thiết bị trong phòng tắm, và thiết bị y khoa. Quý vị có thể bị nhiễm trùng nếu sờ vào bề mặt bị ô nhiễm phân rồi sờ vào miệng mình, hoặc nếu quý vị nuốt (ăn hoặc uống) thứ gì bị ô nhiễm. Nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên và khách đến thăm có thể truyền nhiễm sang quý vị nếu tay họ đã dính vi trùng C.diff, và họ chưa rửa tay đúng mức trước khi chạm vào quý vị, hoặc chạm vào những thứ quý vị có thể nuốt vào. Vi trùng C. diff không thể bay trong không khí. Quý vị không thể bị nhiễm C. diff khi có người nhảy mũi hoặc ho. Làm thế nào để phòng ngừa C. diff? Cách hay nhất để chặn đứng tình trạng lan tràn nhiễm trùng là thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước, nhất là sau khi sử dụng bồn cầu và trước khi ăn. Nếu quý vị có các triệu chứng, chẳng hạn như tiêu chảy, mà đã được xác quyết hoặc nghi ngờ là từ vi trùng C. diff, quý vị sẽ được đưa vào phòng riêng cô lập cho một người. Quý vị cũng sẽ được áp dụng các biện pháp đề phòng về tiếp xúc để ngăn chặn truyền nhiễm sang người khác. Quý vị có thể rửa tay như thế nào? Muốn rửa tay đúng mức, hãy áp dụng những bước dưới đây: 1. Cởi nhẫn hoặc vật trang sức nào khác trên bàn tay và cổ tay. 2. Thấm ướt hai tay bằng nước ấm. 3. Rửa tất cả mọi phần trên tay bằng xà bông và nước trong ít nhất là 20 giây, và kỳ cọ hai tay với nhau cho nổi bọt. Để giúp trẻ em rửa tay chúng, hãy hát bài hát vần ABC. 4. Xả sạch tay dưới vòi nước ấm đang chảy. 5. Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để lau khô tay. 6. Dùng khăn để khóa vòi nước và mở cửa trước khi quý vị bước ra khỏi phòng nếu quý vị dùng phòng vệ sinh công cộng. 7. Quý vị có thể thoa dầu trên tay sau khi rửa tay. Muốn biết thêm chi tiết về rửa tay, hãy đọc HealthLinkBC File #85 Rửa Tay cho Cha Mẹ và Trẻ Em. Các biện pháp đề phòng về tiếp xúc là gì? Các biện pháp đề phòng về tiếp xúc được các cơ sở chăm sóc sức khỏe áp dụng để phòng ngừa truyền nhiễm vi trùng C. diff sang các bệnh nhân khác. Các biện pháp đề phòng về tiếp xúc có nghĩa là đưa tất cả các bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc đã được xác quyết là nhiễm C. diff vào những phòng cô lập riêng cho một người. Nếu không có trống phòng cho một người, các bệnh nhân bị nhiễm trùng có thể ở chung một phòng nếu họ có cùng loại vi trùng C. diff. Phải đóng cửa ra vào và treo bảng “Contact Precautions” (“Các Biện Pháp Đề Phòng về Tiếp Xúc”). Trước khi vào phòng bệnh nhân có C. diff các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên và khách đến thăm phải áp dụng những biện pháp sau đây: 1. Rửa tay. 2. Mặc áo khoác cách ly bên ngoài quần áo của quý vị. Áo khoác sẽ giúp tránh tiếp xúc với bất cứ bề mặt nào bị ô nhiễm hoặc với bệnh nhân. 3. Đeo bao tay loại không cần phải vô trùng. Khi rời phòng bệnh nhân thì phải áp dụng các biện pháp sau đây: 1. Cởi ngay bao tay và vất vào thùng rác. 2. Rửa tay. 3. Cởi áo khoác cách ly mà không đụng vào mặt ngoài của áo khoác và bỏ áo vào thùng đựng khăn áo. 4. Rửa tay một lần nữa. 5. Dùng khăn giấy mở cửa để ra khỏi phòng. 6. Rửa tay lần thứ ba. Mặt trong của tay cầm cửa có thể bị ô nhiễm. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng sẽ thường xuyên chùi rửa các bề mặt bằng thuốc tẩy nhằm diệt các bào tử để giảm bớt số lượng vi trùng. Có những cách điều trị nào? Bước đầu tiên để điều trị nhiễm trùng là ngưng dùng thuốc trụ sinh. Tuy nhiên, đừng ngưng dùng thuốc trụ sinh nếu không có chỉ thị của chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Tuy thuốc trụ sinh có thể gây ra C.diff, cũng có một số thuốc trụ sinh có thể được dùng để điều trị C. diff. Các loại thuốc này gồm:  Flagyl (metronidazole), được kê toa dùng trong 7 đến 14 ngày;  Vancomycin, được dùng nếu Flagyl không có hiệu quả; và  Fidaxomicin, chỉ để điều trị C. diff. Trong những trường hợp hiếm hoi, có thể cần nghĩ đến giải phẫu nếu tất cả những cách điều trị khác đều không có hiệu quả, hoặc các triệu chứng rất nặng. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . 2013 Nhiễm Trùng Ruột Clostridium Difficile (C .difficile) Clostridium Difficile (C .difficile) C .difficile là gì? C. difficile, còn được gọi là C.diff, là một loại vi trùng sống trong ruột. như sưng ruột, khô người và viêm ruột (sưng ruột già hay ruột thẳng). Trong những trường hợp hiếm hoi thì nhiễm vi trùng này có thể làm thiệt mạng. C. diff lan truyền như thế nào? Vi trùng. thiết bị y khoa. Quý vị có thể bị nhiễm trùng nếu sờ vào bề mặt bị ô nhiễm phân rồi sờ vào miệng mình, hoặc nếu quý vị nuốt (ăn hoặc uống) thứ gì bị ô nhiễm. Nhân viên chăm sóc sức khỏe,

Ngày đăng: 21/07/2015, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN