Vietnamese - Number 78 December 2014 Việc Cao Niên Bị Té Ngã Có Thể Ngăn Ngừa Được Seniors’ Falls Can Be Prevented Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ té ngã? Các yếu tố sau đây được biết làm tăng nguy cơ té ngã và các thương tích có liên quan đến sự té ngã ở cao niên: Các vấn đề về đi đứng, kể cả các phản xạ chậm hơn, yếu cơ bắp, thăng bằng kém và tư thế không đúng. Cao tuổi. Giới tính. Nữ có nguy cơ bị té ngã và gãy xương cao hơn, và nam có nhiều nguy cơ bị các thương tích té ngã gây tử vong hơn. Các bệnh kinh niên và cấp tính, chẳng hạn như rỗng xương, hậu quả của việc bị đột quỵ, bệnh Parkinson, viêm khớp, bệnh tim, mất kiểm soát việc tiêu tiểu hoặc nhiễm trùng cấp tính. Thị lực kém, thính giác yếu, xúc giác và sự cảm nhận trong cơ thể suy giảm, tức khả năng nhận biết vị trí và sự chuyển động của một bộ phận cơ thể mà không cần phải nhìn. Những thay đổi về sự tỉnh táo tâm thần gây nên bởi các suy kém về khả năng nhận thức, sự trầm cảm, tình trạng mê sảng, phản ứng phụ do thuốc men gây nên, uống tượu, dinh dưỡng kém, cơ thể bị thiếu nước hoặc thiếu ngủ. Uống nhiều thứ thuốc khác nhau, nhất là những thứ được biết làm tăng thêm nguy cơ té ngã của quý vị chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần và thuốc chống tăng huyết áp. Các yếu tố nguy cơ trong nhà bao gồm: Cầu thang, đường sốc thoai thoải dành cho xe lăn hoặc lối cửa ra vào không sáng sủa. Cầu thang với các bậc có chiều rộng hoặc chiều cao không đồng đều. Cầu thang không có tay vịn hoặc không có đánh dấu ở gờ, cạnh. Không có thanh vịn trong buồng tắm, hoặc thanh vịn gắn không đúng chỗ, đúng cách. Sàn trơn trượt, thảm rời, và thảm không gắn chặt xuống sàn nhà. Ngạch cửa ra vào nâng cao, không bằng phẳng. Sàn nhà không gọn gàng, có các thứ như dây điện, chén đĩa cho thú nuôi ăn uống hoặc báo chí rơi vãi. Bàn cầu để ngồi quá thấp hoặc quá cao. Các trợ cụ và thiết bị dành cho việc đi đứng không được bảo trì đầy đủ hoặc đúng mức. Các yếu tố nguy cơ bên ngoài bao gồm: Lối đi không bằng phẳng hoặc lối đi có các kẽ hỡ, bị nứt. Cầu thang không có tay vịn hoặc đánh dấu ở gờ, cạnh. Thắp sáng không đúng: không đủ sáng hoặc quá chói. Vật dụng ở lối đi chẳng hạn các giá để xe đạp, thùng đựng rác hoặc các miếng kim loại hay vỉ sắt trở nên trơn trượt khi ướt. Tuyết, nước đá hoặc lá cây ướt ở cầu thang hoặc ở lối đi. Các khúc quanh không có đánh dấu để nhận biết hoặc không có đường dốc thoai thải bẻ cong theo các góc cạnh. Lối đi băng qua đường dài mà không có đảo an toàn dành cho khách bộ hành. Các hành vi rủi ro bao gồm: Leo thang hoặc dùng ghế thường thay vì dùng một ghế đẩu nhỏ để bước lên cho vững chãi. Uống quá nhiều rượu. Không dùng các trợ cụ giúp đi đứng, chẳng hạn như xe đẩy có tay vịn để ngồu hay khi đi bộ hoặc gậy chống, hoặc dùng chúng không đúng cách. Mang giầy rộng, lỏng lẻo hoặc giầy không có đế dày, hoặc thay đổi từ loại giầy này sang giầy khác. Mang các túi xách nặng, cồng kềnh có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng khi đi đứng. Các yếu tố xã hội và kinh tế bao gồm: Sống một mình. Không có các mạng lưới xã hội hoặc chỉ có giới hạn. Không đủ lợi tức để duy trì sức khỏe tốt. Không duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc thông tin y tế do sống biệt lập, có các trở ngại về ngôn ngữ hoặc trình độ văn hóa. Tôi có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị té ngã tại nhà? Nơi sinh sống Bỏ những tấm thảm rời hoặc các miếng lót chân nằm rải rác đây đó, hoặc nếu phải dùng chúng, hãy dùng loại chống trợt và phải bảo đảm chúng không nằm ở những nơi thường có nhiều người qua lại, hoặc ở trên đầu cầu thang. Tránh đánh bóng sàn nhà. Nếu đánh bóng, hãy dùng loại sáp chống trợt. Hãy bảo đảm quý vị có các bề mặt không gây trượt té ở cầu thang, ban-công, mái hiên trước nhà và ở sân lộ thiên phía sau nhà. Hãy bảo đảm tất cả các khu vực đi lại không có điện thoại hoặc dây điện và các chướng ngại vật khác, như các túi đồ. Hãy chắc chắn nhà quý vị được thắp sáng đầy đủ bao gồm tất cả các cầu thang, mái hiên trước nhà và ban-công. Coi chừng bất cứ ngạch cửa nào cao, và tháo bỏ chúng nếu có thể. Để ý các thú nuôi trong nhà không làm vướng bước đi của quý vị. Cầu thang và các bước đi bên ngoài Hãy bảo đảm quý vị có các công-tắc đèn ở đầu và dưới chân cầu thang và cầu thang được thắp sáng đầy đủ. Phải bảo trì tốt cầu thang và không để đồ vật luộm thuộm ở cầu thang. Hãy chắc chắn không có các miếng thảm gắn ở các bậc của cầu thang, thảm hoặc bất cứ vật gì lót ở các bậc cầu thang phải được gắn chặt xuống. Hãy bảo đảm có thanh tay vịn cứng chắc ở cả hai bên thành của cầu thang. Hãy bảo đảm các chỗ đi có bề mặt không gây trượt té. Buồng tắm Đặt một tấm cao su hoặc một bề mặt chống trượt trong trong bồn tắm hoặc trong buồng tắm đứng của quý vị. Gắn các thanh vịn gần bồn cầu, bồn tắm hoặc phòng tắm đứng có vòi hoa sen. Dùng một ghế để ngồi khi tắm để quý vị ngồi mà tắm. Lau chùi ngay lập tức chỗ ẩm ướt và các nơi bị đổ nước. Nhà bếp Hãy đặt các món đồ quý vị thường hay dùng trong tầm tay dễ vói lấy. Để các món đồ nặng ở những tủ thấp hơn. Nếu quý vị có thăng bằng tốt, hãy dùng một ghế đẩu vững chãi có thanh vịn an toàn để vói lên những chỗ cao. Nếu không, hãy nhờ sự giúp đỡ. Luôn luôn lau chùi ngay lập tức những nơi bị đổ nước. Phòng ngủ Hãy bảo đảm có một công-tắc đèn gần cửa ra vào phòng ngủ và một đèn hoặc công tắc đèn gần giường của quý vị. Gắn các đèn soi sáng ban đêm ở hành lang trong trường hợp quý vị phải thức dậy lúc nửa đêm. Hãy chắc chắn lối đi từ giường quý vị vào phòng vệ sinh phải trống trải. Đặt một điện thoại không dây gần giường quý vị. Sau khi ngủ nghỉ, trước khi đứng lên, hãy ngồi ở mép giường của quý vị trong một phút. Tôi có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ bị té ngã khi ra khỏi nhà? Các khu vực công cộng không phải lúc nào cũng được thiết kế dành cho khách bộ hành cao tuổi. Quý vị có thể bảo vệ chính mình bằng cách để ý những cách thường hay gây té và làm thế nào quý vị có thể ngăn ngừa sự té ngã. Các việc quý vị có thể làm để giảm thiểu nguy cơ bị té ngã bao gồm: Duy trì một lối sống năng động và lành mạnh thông qua việc tập thể dục và dinh dưỡng tốt. Để biết thêm thông tin xin xem HealthLinkBC File #68j Ăn Uống Lành Mạnh và Người Cao Niên Khỏe Mạnh và HealthLinkBC File #68e Các Nguồn Thực Phẩm Có Canxi và Sinh Tố D. Kiểm tra sức khỏe thân thể và khám mắt, khám tai đều đặn. Ghi chú địa điểm nơi có bất cứ các sự nguy hiểm nào và báo cáo chúng cho chính quyền địa phương. Tham khảo ý kiến chuyên viên vật lý trị liệu về việc sử dụng các loại trợ cụ giúp đi đứng và các thiết bị an toàn thích hợp, chẳng hạn như gậy chống có đinh nhọn ở đầu gậy hoặc giầy có mấu chống trợt. Tránh vội vã và mang quá nhiều thứ. Mang giầy loại nâng, đỡ tốt cho chân, vào có đế chống trượt và không quá dầy. Hãy năng động trong việc giao tiếp bằng cách tham gia một nhóm cộng đồng hoặc gặp gỡ bạn bè hay gia đình. Nhờ chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc dược sĩ thường xuyên kiểm tra thuốc men của quý vị. Nếu quý vị bị té, hãy nói cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị biết để thảo luận các vấn đề y khoa có thể khiến bị té, cũng như những cách để giảm bớt nguy cơ gây té ngã. Quý vị có biết…? Một phần ba những người 65 tuổi và trên 65 tuổi sẽ té ít nhất một lần mỗi năm. Có ít nhất 1 người trong số 3 phụ nữ và 1 người trong số 5 người đàn ông sẽ bị gãy xương do bệnh rỗng xương trong suốt cuộc đời của họ. Người dân Canada chi trên $3 tỷ một năm cho việc chăm sóc y tế cho các thương tích có liên quan đến sự té ngã ở cao niên. Phụ nữ có thể phải nhập viện 3 lần hơn đàn ông cho một thương tích liên quan đến té ngã, và đàn ông có nhiều khả năng bị chết do thương tích té ngã hơn. 95 phần trăm các vụ gãy xương hông là do té ngã mà ra. Phân nửa những người bị gãy xương hông không bao giờ phục hồi lại được mức hoạt động như lúc trước khi bị té. Hầu như phân nữa các sự nhập viện dưỡng lão là có liên quan đến té ngã. Hầu hết các sự té ngã xảy ra tại chính nhà của các co niên, trong lúc họ đang làm các công việc thường nhật của mình. Tuy nhiên, có cho tới 40 phần trăm sự té ngã xảy ra ở bên ngoài nhà và ở những nơi công cộng. Sự té ngã thường xảy ra do hậu quả của một số các yếu tố kết hợp lại, chẳng hạn như bị mất thăng bằng, bị các phản ứng phụ của thuốc, thị lực hoặc việc đi đứng yếu kém, và các điều rủi ro trong môi trường. Nhiều cao niên sợ té và hạn chế các hoạt động của họ tới mức nguy cơ bị té ngã của họ tăng thêm do cơ bắp bị yếu, khớp xương bị cứng và kém thăng bằng. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm sự trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . Việc Cao Niên Bị Té Ngã Có Thể Ngăn Ngừa Được Seniors’ Falls Can Be Prevented Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ té ngã? Các yếu tố sau đây được biết làm tăng nguy cơ té ngã và các thương tích có. chính mình bằng cách để ý những cách thường hay gây té và làm thế nào quý vị có thể ngăn ngừa sự té ngã. Các việc quý vị có thể làm để giảm thiểu nguy cơ bị té ngã bao gồm: Duy trì một. sự té ngã ở cao niên: Các vấn đề về đi đứng, kể cả các phản xạ chậm hơn, yếu cơ bắp, thăng bằng kém và tư thế không đúng. Cao tuổi. Giới tính. Nữ có nguy cơ bị té ngã và gãy xương cao