1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hướng dẫn phần mềm compact control builder AC800M v5 1

65 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 8,56 MB

Nội dung

Compact Control Builder AC 800M – một công cụ lập trình hiệu quả và dễ sửdụng. Tài liệu này hướng dẫn phần mềm Compact Control Builder.Tài liệu gồm phần chính và phụ lục. Các phần phụ bao gồm các ví dụ, các chitiết về hệ nhiều người dùng và dự phòng mạng.Tài liệu này bao gồm:Chương 1, Giới thiệu, tổng quan về Compact Control Builder.Chương 2, Cài đặt phần mềm, mô tả các bước để cài, cấu hình CompactControl Builder và cài đặt OPC Server trên cùng 1 Máy tính.Chương 3, Giao diện người dùng của Compact Control Builder, Giải thíchCompact Control Builder và giao diện của nó.Chương 4, MyDoors Project, bao gồm một ví dụ thường gặp.Chương 5, Cấu hình phần cứng, Bao gồm các bước để thêm vào hoặc gỡ bỏcác thiết bị phần cứng trong Project Explorer.Chương 6, Kết nối PLC và Go Online, Bao gồm c

Trang 1

Compact 800 Engineering Compact Control Builder AC 800M 5.1

Trang 2

Giới thiệu

Compact Control Builder AC 800M – một công cụ lập trình hiệu quả và dễ sử

dụng Tài liệu này hướng dẫn phần mềm Compact Control Builder

Tài liệu gồm phần chính và phụ lục Các phần phụ bao gồm các ví dụ, các chi

tiết về hệ nhiều người dùng và dự phòng mạng

Tài liệu này bao gồm:

Chương 1, Giới thiệu, tổng quan về Compact Control Builder

Chương 2, Cài đặt phần mềm, mô tả các bước để cài, cấu hình Compact

Control Builder và cài đặt OPC Server trên cùng 1 Máy tính

Chương 3, Giao diện người dùng của Compact Control Builder, Giải thích

Compact Control Builder và giao diện của nó

Chương 4, MyDoors Project, bao gồm một ví dụ thường gặp

Chương 5, Cấu hình phần cứng, Bao gồm các bước để thêm vào hoặc gỡ bỏ

các thiết bị phần cứng trong Project Explorer

Chương 6, Kết nối PLC và Go Online, Bao gồm các thao tác để kết nối tới

PLC và download xuống PLC để hoạt động

Trang 3

Chương 1 Giới thiệu

Compact Control Builder được sử dụng cho các điều khiển đơn giản, điều khiển

thiết bị, vòng điều khiển, điều chỉnh các cảnh báo,… và đưa ra các thư viện

chuẩn Các kiểu do người dùng tự định nghĩa từ các project khác cũng có thể đưa

vào project hiện tại Control Builder hỗ trợ 5 ngôn ngữ khác nhau: Function

Block Diagram, Structured Text, Instruction List, Ladder Diagram, and

Sequential Function Chart Theo tiêu chuẩn IEC 61131-3

 Adobe Acrobat Reader version 9.0 hoặc bản cao hơn

Microsoft Word để tạo ra tài liệu của project và Acrobat Reader để đọc các hướng

dẫn online

Project Explorer

Phần bên trong của giao diện Compact Control Builder được gọi là Project Explorer

Project Explorer sử dụng để tạo ra và xây dựng các project Một project bao gồm các

cấu hình cần thiết cho AC 800M, Bao gồm các cài đặt ứng dụng điều khiển và phần

mềm

Cả phần mềm (Các chương trình, Hàm, ) và phần cứng (Phần cứng được kết nối tới

PLC) là mô hình của 1 project, chúng có liên quan với nhau như hình 1

Trang 4

Hình 1 Mối quan hệ giữa phần mềm và phần cứng

Các thư viện

Compact Control Builder cung cấp các thư viện chuẩn có sẵn, bao gồm các kiểu dữ

liệu, các chức năng, các hàm và các mô đun điều khiển được sử dụng trong project

Tất cả các thư viện chuẩn đã có sẵn trong Control Builder từ khi cài chương trình

Compact Control Builder bao gồm các thư viện sau:

 Thư viện cơ bản bao gồm: Các kiểu dữ liệu, các hàm, và các mô đun điều

khiển, có các chức năng có thể mở rộng, được thiết kế bởi ABB

 Các thư viện truyền thông bao gồm: Các khối hàm cho MMS, ModBus,

ModBus TCP, SattBus, COMLI, MOD5-to-MOD5 (MTM), và Siemens

Trang 5

Phần cứng

Cài đặt chung cho các phần cứng có sẵn, nằm trong các thư viện phần cứng chuẩn,

trong phần mềm Compact Control Builder Các phần cứng được sử dụng trong

project để cấu hình phần cứng PLC

Tất cả các thư viện phần cứng nằm trong phần mềm Compact Control Builder và có

thể sử dụng trong các project

Phần cứng được phân loại như sau:

 Phần cứng cơ bản bao gồm các loại phần cứng cơ bản cho phần cứng PLC

như: các loại AC 800M, CPU, truyền thông Ethernet, cổng Com, Module

Bus,

 Phần cứng PROFIBUS bao gồm các loại phần cứng cho PROFIBUS Giao

diện truyền thông, ABB Drives và ABB Panel 800

 Phần cứng truyền thông bao gồm các loại phần cứng cho giao diện truyền

thông, MasterBus 300, ModBus TCP, IEC 61850, MOD5, AF 100,

EtherNet/IP, PROFINET IO, INSUM, DriveBus and RS-232C

 Phần cứng truyền thông Protocol bao gồm các phần cứng cho SerialProtocol,

COMLI, ModBus và Siemens 3964R

 Phần cứng I/O bao gồm các giao diện truyền thông I/O, bộ nguồn cho I/O và

các đầu nối I/O S100 (incl S100 Rack), S200, S800 và S900

Trang 6

Kết nối PLC và cấu hình

AC 800M được sử dụng để download các ứng dụng xuống PLC từ Project Explorer

Các câu lệnh làm việc trong PLC

Hình 2 Trạm Compact Control Builder kết nối với một PLC

Chú ý: Không chạy nhiều chương trình Compact Control Builder cùng lúc trên một

máy tính

Các chức năng của phần mềm Compact Control Builder

Compact Control Builder được sử dụng để lập các Project điều khiển Các Project

này được tạo ra trong Control Builder

Nhiều cấp điều khiển nằm trong một Project Một project trong Control Builder có

thể điều khiển tới 1024 ứng dụng, và mỗi ứng dựng có thể điều lên đến 64 chương

trình

Một số lượng lớn nhất 32 Control Builder PC có thể được sử dụng cùng nhau trong

môi trường nhiều người dùng, và 1 số lượng lớn 32 PLC có thể được tạo ra và điều

khiển trong một project

Sử dụng Control Builder, để tạo các thư viện tự định nghĩa bao gồm các kiểu dữ

liệu, các khối hàm và các loại mô đun điều khiển được tạo ra ở bất kỳ project nào

Bảng 1 Danh sách các hàm chính của Compact Control Builders

Trang 7

Bảng 1 Các hàm chính trong Control Builder

Functions

Bản sao/Lưu lại Tạo mới/thay đổi/chèn các thư viện Tạo mới/thay đổi/sử dụng các kiểu, các khối hàm và các mô đun điều khiển

Các báo cáo khác nhau (giữ các ứng dụng cũ/mới) Đưa code của 1 ứng dụng đến vài PLC

Download xuống các project và chạy online

Kỹ thuật nhiều người dùng Công cụ tìm kiếm và điều hướng Kiểm tra offline

Các hàm 800xA

Bổ xung các hàm này để xây dựng các kiểu dữ liệu, có thể sử dụng các kiểu dữ liệu

có sẵn trong Control Builder của hệ thống DCS ABB 800xA

800xA Control Builder (Control Builder Professional) bổ xung các hàm sau để cài

đặt các hàm có sẵn trong Compact Control Builder:

 Cải thiện online

 Load Evaluate Go

 Điều chỉnh hàng loạt

 Lịch sử hoạt động

 Quan sát SFC

 Biểu đồ

Trang 8

 Bộ điều khiển tích hợp cao cho các ứng dụng SIL

 CI860 cho FF HSE, và CI862 cho TRIO I/O

 Phân chia đường thông tin HART protocol

 Bảo vệ (xem phụ lục F)

Chú ý: Các hàm bổ xung của 800xA không có trong Compact Control Builder AC

800M

Có thể di chuyển các giải pháp của Compact Control Builder tới hệ thống 800xA, và

các project trong PLC có thể được mở bằng chương trình Control Builder

Professional

Kỹ thuật nhiều người dùng

Compact Control Builder thiết kế trong hệ thống nhiều người dùng, tối đa 32 trạm

kỹ thuật riêng biệt

Các máy tính và OPC Server phải truy nhập vào các file chung trong project Điều

này có nghĩa là một folder project chung phải được tạo ra và share trên network

server

Network server có thể được đặt bất kỳ đâu trong network; trong một máy tính

Control Builder PC, trong một OPC Server PC, hoặc đứng độc lập

Trang 9

Hình 3 Cấu hình share trong một Project

Sử dụng Online Help trong Control Builder

Trong phần mềm Compact Control Build cung cấp Online Help

Online Help

Để truy nhập các chỉ dẫn online từ Project Explorer, lựa chọn Help > Manuals

Các Help trong Control Builder

Online help trong Compact Control Builder bao gồm:

 Context-sensitive help (F1)

 Contents topic

 Index

 Từ khóa tìm kiếm

Trang 10

Truy nhập context-sensitive Help

1 Lựa chọn phần tử cần trợ giúp (bất kỳ mục nào trên menu, lệnh soạn thảo,…)

2 Nhấn phím F1

Truy nhập contents topic

Click Help để truy nhập cửa sổ tương tác để xem Online help cơ bản theo từng mục

Sử dụng Online Help Index

 Nhập hoạt động muốn biết thông tin (Ví dụ, “configure” hoặc “download”)

 Nhập tên đối tượng muốn biết thông tin (VD: “PM864” hoặc “project

explorer”)

 Nhập chủ đề cần biết thông tin(VD: “function block type” hoặc

“communication interfaces”)

Thông tin về một đối tượng thư viện riêng hoặc một thiết bị phần cứng riêng, đặt

chuột lên đối tượng trong Project Explorer, và nhấn F1

Tìm kiếm ký tự

Ký tự tìm kiếm chạy qua tất cả mọi chủ đề và tìm tất cả các ký tự trùng khớp Ký tự

phải chính xác, nếu không sẽ xuất hiện quá nhiều kết quả

Trang 11

Chương 2: Cài đặt phần mềm

Việc cài đặt phần mềm giống như các phần mềm khác

Trang 12

Chương 3: Giao diện Compact Control Builder

Phần này cung cấp thông tin ngắn gọn về Compact Control Builder, và giao diện

bên trong nó

Các chương trình và Project

Sau đây mô tả các hệ thống phân cấp giữa các project, các ứng dụng, các chương

trình, và nhiệm vụ trong Compact Control Builder

 Một project bao gồm dữ liệu của các thư viện, ứng dụng, kết nối phần

cứng, nó cũng nhóm các thư viện, các ứng dụng và các kết nối phần cứng

theo kiểu cấu trúc dạng nhánh trong Project Explorer

 Mỗi ứng dụng bao gồm các chương trình và các đối tượng bổ xung (data

types, function block types, control module types) trong các ứng dụng

 Mỗi chương trình được kết nối tới 1 nhiệm vụ, mô tả hoạt động của chương

trình Nó cũng có thể kết nối các hàm riêng lẻ và các mô đun điều khiển cho

các nhiệm vụ khác nhau

Hình 9 Chỉ ra trình tự tạo ra một project mới

Hình 9 Trình tự thiết kế một Project

Trang 13

Các mẫu Project

Khi tạo Project, phần mềm Compact Control Builder có các Project mẫu sau:

 AC800M: Sử dụng cho ứng dụng thông thường

 SoftController: Sử dụng để phát triển, không truy nhập tới PLC

 EmptyProject: Bao gồm một cấu hình tối thiểu và hệ thống folder được chèn

vào Một empty project chỉ bao gồm các hàm phần sụn hệ thống cần thiết,

không có các hàm phần cứng hoặc ứng dụng mở rộng

Project Explorer

Project Explorer là giao diện bên trong công cụ lập trình Control Builder Nó hiển

thị project hiện tại Chỉ có một project được mở tại một thời điểm

Hình 10 Project Explorer

Trang 14

Title Bar, Menu Bar, and Tool Bar

Title bar chỉ ra tên project

Menu bar bao gồm menu drop-down: File, Edit, View, Tools, Window, và Help

Tool bar bao gồm các biểu tượng giống như shortcuts

Khung Project Explorer

Khung Project Explorer bao gồm 3 folder chính, xem hình 11:

 Libraries folder

 Applications folder

 Controllers folder

Hình 11 Project Explorer

Trang 15

Libraries Folder

Khi tạo một project, Libraries folder bao gồm folder hệ thống (bao gồm các hàm

phần sụn có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng) và các biểu tượng thư viện cơ bản (có

2 thư viện luôn được kết nối tới project)

Bên cạnh đó, Libraries folder gồm folder phần cứng với các mục bao gồm các loại

phần cứng cơ bản (BasicHWLib)

Khi tạo mới một project, cả hai thư viện chuẩn và thư viện do người dùng tạo ra có

thể thêm vào Libraries và Hardware folders

Hình 12 Tạo kiểu trong thư viện Một thư viện chỉ có thể thêm vào một application nếu trước đó nó đã được thêm vào

trong Libraries folder Một thiết bị phần cứng chỉ có thể được kết nối tới một cấu

hình bộ điều khiển nếu nó tương ứng với thư viện phần cứng trước đó được thêm

vào trong Hardware folder

Thông tin thêm về các thư viện, xem Online Help

Trang 16

Applications Folder

Applications folder chứa code để download xuống PLC Các câu lệnh này có thể lưu

trữ trong chương trình, hoặc trong các mô đun điều khiển Phương pháp lựa chọn

phụ thuộc vào các yêu cầu của các application cụ thể

Applications folder bao gồm các folder application và các application khác Để tạo

ra một application folder mới trong một application, click chuột phải lên application

và chọn New Folder Application folder mới có thể bao gồm cả application và

application folder

Do đó, nó có thể cấu trúc và nhóm các application trong Project Explorer Nó cũng

có thể di chuyển các application và application folder trong folder bằng cách kéo và

thả các đối tượng

Các folder thư viện kết nối bao gồm tất cả các thư viện được kết nối tới các

application riêng biệt Các thư viện được kết nối bằng cách right-clicking lên folder

và chọn Connect Library Tuy nhiên, chỉ có các thư viện được đưa vào project là có

thể kết nối tới một application Nếu yêu cầu truy nhập các kiểu bên trong thư viện,

nó phải kết nối tới application Kết nối một thư viện tới một application bằng cách

right-clicking lên Connected Libraries icon và chọn một thư viện từ menu

drop-down

Hình 13 Context menu kết nối một thư viện tới application

Trang 17

Application folder bao gồm 3 folder con: Data Types, Function Block Types, và

Control Module Types Người dùng có thể chèn vào một kiểu có sẵn (từ project

khác) hoặc tạo ra một kiểu mới trong 3 sub-folders

Có 2 cách tạo ra code, trong chương trình hoặc trong các mô đun điều khiển Mô

đun điều khiển được đặt trong Control Module folder, trong khi các chương trình

nằm trong program folder

Program folder trong application mặc định bao gồm 3 chương trình Mỗi chương

trình được kết nối tới một công việc mặc định Các kết nối mặc định có thể được

thay đổi, cũng như các nhiệm vụ của nó và chương trình có thể được thêm vào

Hình 14 Tạo kiểu, mô đun điều khiển hoặc chương trình trong application

Code có thể được kiểm tra lỗi bằng cách click lên Check icon trên tool bar Các lỗi

được hiển thị bằng các hình tam giác màu đỏ cạnh đối tượng (trong chế độ offline)

Mô tả các lỗi được hiển thị trong Check tab của khung thông báo

Trang 18

Controllers Folder

Các controller folder chứa tất cả các bộ điều khiển của project

Mỗi bộ điều khiển có một Connected Applications folder với các application chạy

trong bộ điều khiển, và một folder Connected Hardware Libraries chứa tất cả các

loại phần cứng được sử dụng khi cấu hình bộ điều khiển Các application và các

Hardware Libraries được kết nối bằng cách right-clicking lên folder và chọn riêng

Connected Applications và Connected Hardware Libraries Nó chỉ là các thư

viện được thêm vào project để kết nối tới bộ điều khiển

Mỗi bộ điều khiển, đó là một CPU nối với các thiết bị phần cứng khác, chẳng hạn

như thiết bị I/O và giao diện truyền thông có thể được thêm vào Các bộ điều khiển

có thể được thêm vào bộ điều khiển trong cùng một cấp chẳng hạn như CPU

Thông tin thêm về cấu hình phần cứng và Controllers folder, xem chương cấu hình

phần cứng

Controller folder bao gồm một sub-folder Tasks Tasks folder bao gồm các nhiệm vụ

được dùng để điều khiển các application Theo mặc định, các Task folder bao gồm 3

task: Fast, Normal, và Slow Tuy nhiên, các task có thể thêm vào application

Connected Applications folder bao gồm tất cả các application kết nối tới PLC

Hình 15 Cấu hình PLC trong Project Explorer, phù hợp với các cổng và bus

Trang 19

Double-click vào folder ‘Tasks’ để mở một task tổng quan Double-clicking một

task riêng lẻ, xuất hiện hộp thoại Task Properties cho các task riêng

Thiết bị CPU, I/O, các cổng truyền thông, giao diện truyền thông,… có thể được sử

dụng editors, xem Editors trong các trang sau

Kéo và thả trong Project Explorer

Kéo văn bản nhập đầu vào

Tất cả mọi đối tượng đều có thể kéo bằng chuột Khi thả đối tượng, tên hiện tại của

đối tượng biến thành text input Điều này giúp phân chia tên của các biến, các thông

số, các khối hàm, từ các tên có sẵn của đối tượng

Ví dụ, Hình 16, tên của các tham số là kết quả của việc kéo và thả từ thư viện

FBCReactorLib tới cột Name trong Function Block editor

Hình 16 Parameter name derived by dragging to text input field

Trang 20

Kéo Thả Hoạt động

Thư viện Application hoặc

Thư viện khác

Kết nối thư viện tới application hoặc thư viện đích

Thư viện nguồn có thể quan sát trong Connected Libraries folder trong application đích hoặc thư viện

Thư viện phần cứng Bộ điều khiển Kết nối thư viện phần cứng tới bộ điều khiển

Thư viện phần cứng nguồn có thể quan sát trong Connected Libraries folder trong bộ điều khiển đích

Application Controller Đưa application tới bộ điều khiển

application nguồn có thể quan sát trong Connected Applications folder trong bộ điều khiển đích

Chú ý: nếu application là một đối tượng tham khảo

application (đó là, một application chỉ ra bên dưới

"Assigned Applications" đối tượng cho một bộ điều khiển), di chuyển các operation

Application Task Hai kết quả này trong hai operation:

· Đưa application tới task

· Đưa application đến bộ điều khiển tương ứng

application nguồn có thể quan sát trong Connected Applications folder trong bộ điều khiển tương ứng

Application Application Folder Di chuyển application tới application folder đích

Application Folder Application Folder Di chuyển application folder và nội dung của nó đến

target application folder

Kéo các đối tượng

Một số đối tượng có thể kéo vào các đối tượng khác Bảng 2 chỉ ra các hoạt động

Bảng 2 Kéo và thả các đối tượng

Trang 21

Context Menus

Context menus có thể sử dụng để chỉnh sửa các thuộc tính của các đối tượng khác

nhau Context menus được hiển thị bằng cách right-clicking một đối tượng trong

Project Explorer

Hình 17 Context menu trong Project Explorer

Khung thông báo

Khung thông báo bao gồm 3 tab:

 Description: Mô tả các kiểu lựa chọn hoặc đối tượng phần cứng

 Check: Kiểm tra code, bao gồm các thông báo lỗi

 Message: Chỉ ra các thông báo kết quả từ các sự kiện trong Control Builder,

chẳng hạn như biên dịch và tải một project mới

Trang 22

Trình soạn thảo

Control Builder bao gồm một số trình soạn thảo Trình soạn thảo có thể truy nhập từ

Project Explorer Để truy nhập một trình soạn thảo, right-click lên đối tượng (một

PLC, thiết bị phần cứng khác, một application, một program, hoặc một kiểu) và lựa

chọn trình soạn thảo từ context menu

Hình 18 Chương trình soạn thảo

Trình soạn thảo sử dụng để khai báo các hằng số project, và các thông số, cũng như

khai báo biến và kết nối chúng tới các kênh I/O Có nhiều ngôn ngữ lập trình, chẳng

hạn Function Block Diagram (FBD) và Control Module Diagram (CMD)

Trang 23

Tài liệu Project

Compact Control Builder dễ dàng tạo tài liệu project cho thư viện, applications, và

PLC Các thông số của project được tạo ra dưới dạng file Word

Tạo tài liệu Project

Để tạo ra tài liệu project từ Project Explorer:

1 Right-click lên một đối tượng trong Project Explorer, và lựa chọn

Documentation để mở cửa sổ tài liệu

2 Click More để mở cửa sổ Editor Properties

3 Lựa chọn một tab trong cửa sổ

4 Click OK

Trang 24

Chương 4 Mydoors Project

Chương này đưa ra ví dụ project MyDoors để minh họa Trong MyDoors project sẽ

mô tả khái niệm khai báo biến, các hàm, và các code riêng sử dụng code blocks

Ở phần cuối của MyDoors project, application được kiểm tra trong chế độ Control

Builder Test Điều này giúp kiểm tra, đảm bảo an toàn, thay đổi giá trị và thay đổi

các điều kiện trong một chương trình đang vận hành

Nếu truy nhập đến một PLC hoặc mô đun I/O không có sẵn, thì xây dựng project

này bằng một SoftController Quan sát SoftController cụ thể chỉ ra các hướng dẫn

đặc trưng qua ví dụ MyDoors project

Ngoài ví dụ MyDoors project, Control Builder có sẵn ví dụ tên là ShopDoors Xem

phần ví dụ Project trong Control Builder Ví dụ ShopDoors, hoặc các ví dụ Control

Builder khác, theo hướng dẫn trong phần Các ví dụ Project trong Control Builder

Các hướng dẫn ở trong chương này và các chương sau như sau:

 Chương 5: Cấu hình phần cứng: làm thế nào để cấu hình phần cứng cho hệ

thống điều khiển

 Chương 6: Kết nối tới PLC và chạy Online đưa ra tất cả các bước cần thiết để

download xuống một application và chạy online

MyDoors Project

Trước khi tạo mới project và viết lệnh, tham khảo các thông số kỹ thuật và định

nghĩa biến

Trang 25

Các yêu cầu công nghệ

Project này mô phỏng lối vào một cửa hàng Có các yêu cầu như sau:

 Lối vào gồm có 2 cửa trượt tự động mở khi có khách hàng, dùng photocell để

phát hiện khách hàng

 Mỗi cửa đều có một động cơ đóng mở riêng

 Khi khách hàng qua cửa, sau 5 giây cửa đóng lại Do đó, nếu có nhiều khách

hàng đến cùng một đợt thì cửa luôn mở

 Số lượng khách hàng được ghi lại Bộ đếm khách hàng có thể reset bằng tay

 Số lần mở cửa cũng được ghi lại

 Mỗi lần cánh cửa mở ra, bộ đếm tăng giá trị Khi bộ đếm đạt đến một giới

hạn định trước, một cờ báo hiệu cho biết rằng số lần phục vụ đã đạt yêu cầu

Có thể reset cờ bằng tay

Định nghĩa các biến

Photocell

Photocell có 2 trạng thái, có tín hiệu và không có tín hiệu, đặc trưng bởi 1 biến nhị

phân Trong project này, sử dụng 1 biến kiểu Boolean được đặt tên là Photo_Cell

(true = có tín hiệu, false = không có tín hiệu)

Động cơ mở cửa

Lối vào gồm 2 cửa đối diện nhau Mỗi cửa được mở bằng một động cơ Các động cơ

được điều khiển bằng các tín hiệu nhị phân (Motor_1 và Motor_2) Thời gian mở

cửa là biến DoorsOpen_Time có kiểu time

Số lượng khách hàng

Mỗi lần photocell có tín hiệu, bộ đếm số lượng khách hàng vào cửa hàng sẽ tăng lên

Bộ đếm có tên là Customers_Qty, kiểu integer

Trang 26

Reset bộ đếm khách hàng

Mỗi ngày người quản lý ghi lại số lượng khách hàng vào cửa hàng trong ngày hôm

đó, và reset bộ đếm Do đó, một biến Boolean Reset_Counter được khai báo, để

reset bộ đếm

Số lần mở cửa

Các cửa cần phải kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sau 10 000 lần mở Do đó số lần mở

cửa cũng được ghi lại Số lần mở được lưu trong một biến có tên Openings_Freq có

kiểu dint

Số lượng khách hàng

Khi bộ đếm đạt đến giới hạn trên được xác định bởi biến Openings_Total loại dint,

một cờ (Service_Req kiểu Boolean) được thiết lập, thông báo phục vụ đã đạt yêu

cầu Cờ này có thể được truy cập bởi tất cả các PLC trong Project Tín hiệu reset

bằng tay là biến có tên Service, kiểu boolean Các cửa vẫn tiếp tục làm việc ngay cả

khi không có tín hiệu reset này

Tạo MyDoors Project

Tạo một Project mới

1 Từ Project Explorer, chọn File > New Project, hoặc click vào biểu tượng

Một cửa sổ Project mới mở ra

Hình 19 Cửa sổ Project mới

2 Chọn AC800M và gõ MyDoors trong mục Name bỏ qua đường dẫn location

3 Click OK Để tạo Project Explorer và mở MyDoors project, xem hình 20

Trang 27

Hình 20 MyDoors project mở trong Project Explorer

Libraries folder bao gồm các thư viện chuẩn cơ bản (BasicLib) và thư viện Icon

(IconLib)

Folder hệ thống luôn luôn tự động chèn vào project Nó bao gồm các hàm phần sụn

và không thể gỡ bỏ từ project hoặc thay đổi bởi người dùng

Trang 28

Các biến

Có nhiều kiểu biến khác nhau trong Compact Control Builder để lưu trữ và tính toán

giá trị (cục bộ, toàn bộ, truyền thông, và truy nhập các biến), các biến cục bộ được

sử dụng thường xuyên trong Control Builder Chúng luôn nằm trong câu lệnh cục

bộ, mô đun điều khiển hoặc trong chương trình

Các biến truyền thông được sử dụng để truyền thông giữa các application trong cùng

bộ điều khiển hoặc giữa các bộ điều khiển trong network Tên của các biến truyền

thông phải là duy nhất trong project Trong một project, Control Builder tự động tìm

các biến truyền thông được tham chiếu Nếu biến truyền thông được truy nhập từ

project khác, thì địa chỉ IP cần được thiết lập

Trong ví dụ này, Khai báo 10 biến cục bộ và 1 biến truyền thông trong chương trình

có tên Program2

Khai báo các biến cục bộ và biến truyền thông

1 Trong Project Explorer, mở project tree để thấy Program2, (Hình 21)

Double-click lên biểu tượng để mở Program editor

Hình 21 Programs folder

Trang 29

2 Program editor được chia ra 3 phần: Phần khai báo, phần code, và phần message,

xem hình 22

Hình 22 Trình soạn thảo cho chương trình Program2

3 Đặt con trỏ trong ô phía trên bên tay trái trong declaration pane và nhập

Photo_Cell trong cột ‘Name’

4 Di chuyển một ô sang phải bằng cách nhấn phím tab Kiểu bool trong cột “Data

type” Di chuyển con trỏ đến cột tiếp theo “Attributes”

5 Chọn thiết lập mặc định retain (nghĩa là biến giữ nguyên giá trị của nó khi bị

restart) Nhấn phím tab để di chuyển sang cột tiếp theo

6 Cài đặt “initial value” về “false” để hiển thị rằng các cửa ban đầu đóng

7 Bỏ qua cột I/O address Địa chỉ tự động chèn vào sau khi cấu hình hệ thống phần

cứng

8 “Description” có thể được nhập vào cột cuối cùng Khai báo các biến Boolean

chỉ ra trong hình 23

Trang 30

Hình 23 Khai báo biến Photo_Cell kiểu Boolean

9 Khai báo tên biến thứ 2, DoorsOpen_Time đại diện cho khoảng thời gian cửa

vẫn mở Hoàn tất khai báo của DoorsOpen_Time ở dòng 2, hình 24

Hình 24 Khai báo các biến DoorsOpen_Time và Doors_Open_ET

Nhập thuộc tính hằng số của biến DoorsOpen_Time: Hoặc là nhập constant, hoặc

chuyển qua các định dạng có sẵn sử dụng phím Alt- kết hợp với các phím mũi tên

lên và xuống, hoặc nhấn Ctrl+J để hiển thị danh sách các thuộc tính và chọn

constant

10 Khai báo biến DoorsOpen_ET để lưu lại thời gian trôi qua kể từ khi photocell

được kích hoạt lần cuối toàn bộ khai báo của DoorsOpen_ET được chỉ ra trong

dòng 3, hình 24

11 Khai báo các biến còn lại như trong hình 25

Hình 25 Khai báo các biến còn lại

Trang 31

12 Chọn tab Communication Variables trong chương trình soạn thảo, và khai báo

biến truyền thông Service_Req communication như hình 26

Hình 26 Khai báo biến truyền thông Service_Req

13 Click để kiểm tra lỗi

14 Click để lưu các biến

Các hàm

Các Timer và counter trong Compact Control Builder đại diện cho các khối hàm và

đặt trong Basic library Ví dụ này khai báo một Timer (TOf), và hai Counters (CTU)

từ Basic library

Khai báo các hàm

Trên trình soạn thảo, thực hiện các bước sau:

1 Chọn tab Function Blocks trong phần declaration

2 Đặt con trỏ tạo ô bên trên, tay trái trong declaration pane và nhập OpenDoors

trong cột Name

3 Di chuyển sang 1 ô bên phải bằng cách nhấn phím tab Right-click lên ô và chọn

Insert > Variable, Type, Attribute từ context menu Một danh sách hộp thoại

mở ra

Trang 32

Hình 27 Đường dẫn trong context menu để lựa chọn (ví dụ) function blocks

4 Gõ TO (hoặc TOf) để chọn hàm TOf trong danh sách

Hình 28 Lựa chọn hàm TOf

5 Nhấn phím ENTER để khai báo TOf trong trình soạn thảo viết năn bản

Description như hình 29

6 Tương tự, khai báo hai hàm CTU trong dòng 2 và dòng 3 Với tên là

Customer_Count_Up và Service_Count_Doors, như hình 29

Ngày đăng: 18/07/2015, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w