Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
150,44 KB
Nội dung
MỤC LỤC 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa • Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Industrial Pollution Prevention - IPP) là một thuật ngữ được dùng để miêu tả các công nghiệp sản xuất và những chiến lược mà nó dẫn đến kết quả là loại trừ hoặc giảm bớt các dòng thải cả về số lượng dòng thải cũng như đặc tính ô nhiễm của mỗi dòng thải. Có thể có những cách định nghĩa khác nhau, ở đây chỉ xin được trích dẫn 2 định nghĩa có tính bao quát nhất: • Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP): "Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường". - Mục tiêu của quá trình sản xuất: Bảo tồn vật liệu và năng lượng, loại bỏ các vật liệu thô độc hại và giảm bớt khối lượngcũng như độc tính của tất cả các chất thải và các hơi khí độc hại ngay tại nguồn. - Mục tiêu đối với các sản phẩm: Giảm bớt các tác động tiêu cực trong suốt toàn bộ vòng đời của một sản phẩm, từ lúc thiếtkế cho đến lúc thải bỏ. - Mục tiêu đối với các dịch vụ: Lồng ghép các khái niệm môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. • Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA): "Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ khả năng tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước, hoặc các tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn". • Theo Luật bảo vệ môi trường của Canada: Ngăn ngừa ô nhiễm được định nghĩa là việc sử dụng các quá trình, kinh nghiệm thực tế, vật liệu sản phẩm, hóa chất hay năng lượng mà tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu sự hình thành các chất ô nhiễm hoặc chất thải, và giảm thiểu mối hiểm họa chung đến môi trường và sức khỏe con người. 1.2 Mục tiêu của ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn − Giảm thiểu ô nhiễm − Giảm tổn thất năng lượng, nguyên liệu đầu vào, nước. − Tăng lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm. − Giảm chi phí lắp đặt hoặc giảm quy mô của hệ thống xử lý ô nhiễm. − Giảm chi phí vận hành của các hệ thống xử lý ô nhiễm. − Tăng khả năng cạnh tranh. − Tăng khả năng tuân thủ pháp luật, tạo hình ảnh đẹp trước cộng đồng. 1.3 Lợi ích của ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn 2 Ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn có ý nghĩa đối với các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng nhiều hay ít. − Cải thiện hiệu suất sản xuất. − Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng hiệu quả hơn. − Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị. − Giảm ô nhiễm. − Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. − Tạo hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp. − Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động. 3 2 CÁC HÌNH THỨC GIẢM THIỂU CHÂT THẢI TẠI NGUỒN 2.1 Công nghệ sạch (Cleaner Techonology) 2.1.1 Khái niệm về công nghệ sạch "Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường". Bất lỳ biện pháp kỹ thuật nào được các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hoặc loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nhiên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc áp dụng trong các dây chuyền sản xuất nhằm tái tận dụng phụ phẩm để tránh thất thoát (OCED, 1987). 2.1.2 Các ví dụ điển hình 2.1.2.1 Trên thế giới Đan Mạch: Đang hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời được biết đến là nước xuất khẩu công nghệ năng lượng lớn nhất tại Châu Âu và là nơi khai sinh công nghệ sản xuất điện từ gió. Hiện số tua bin gió mà một số công ty lớn như Vestas, Siemens, Gamesa tại Đan Mạch xuất khẩuchiếm đến hơn 30% số tua bin gió trên toàn thế giới. Hướng phát triển năng lượng sạch tại Đan Mạch cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh về mặt tài chính từ một số Tổ chức như ATP Pension Fund, DONG Energy, và AP Pension. Có thể nói Đan Mạch là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng "công nghệ sạch", một số tổ chức như Copenhagen Capacity (Cơ quan xúc tiến đầu tư Copenhagen), Copenhagen Cleantech Cluster và Cleantech Scandinavia, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, cũng như việc tìm kiếm đối tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D). Thụy Điển: Là một quốc gia có tầm nhìn bao quát về hướng phát triển năng lượng sạch, với 43,3% mức năng lượng tiêu thụ là năng lượng tái sinh. Thụy Điển có thể tự hào với bạn bè quốc tế về 2 dự án "thành phố phát triển bền vững", đó là Tomorrow tại Malmo và Hammarby Waterfront tại Stockholm, trong đó Malmo có thể coi là một ví dụ điển hình về "thành phố xanh", bởi 39,9% mức tiêu thụ năng lượng là năng lượng tái sinh. Trong giai đoạn từ 1990 - 2007, GDP của Thụy Điển tăng 48%, trong khi đó lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm 9%. Những chính sách ưu tiên của Chính phủ, cùng với hoạt động của một số tổ chức về môi trường quốc tế như Society of Nature Conservation, WWF, Greenpeace, là một trong những động lực chính thúc đẩy công nghệ sạch của Thụy Điển phát triển. Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt tài chính cho một số tổ chức như AP7 Pension Fund, Northzone Ventures, Sustainable Technologies Funds và SEB Venture Capital, có thể dễ dàng thấy rằng Thụy Điển là một quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ công nghệ sạch. 4 2.1.2.2 Ở Việt Nam Sóc Trăng ứng dụng công nghệ sạch nhằm giảm khí thải và nguy cơ hiệu ứng nhà kính trong đó, tập trung vào 2 ngành chính là chế biến thủy sản và sản xuất đồ uống. Đối với các nhà máy chế biến thủy sản, tỉnh đã triển khai nhiều quy trình sản xuất mới nhằm làm giảm mạnh lượng phát thải. Cụ thể, cải tiến công đoạn rửa khay, thay thế các khay trước đây bằng xô chứa lớn nhằm tiết kiệm đáng kể lượng nước rửa tới 25%; rửa bằng vòi phun cao áp có thể giảm đáng kể lượng nước tiêu thụ rửa thông thường sử dụng vòi không áp và thau dội nước Ngoài ra, quy trình mới giảm lượng chất tẩy rửa sử dụng (Chlorine, xà bông), qua đó giảm vốn đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải Về tiết kiệm năng lượng. quy trình sản xuất mới thay thế tangpho từ bằng tangpho điện tử, thay đèn huỳnh quang T10 bằng T8 Quá trình sản xuất bia, tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra hàng loạt biện pháp giúp ngành sản xuất bia sản xuất sạch hơn từ công đoạn nấu đến lên men, chế biến như: Lựa chọn thiết bị nghiền và lọc; thu hồi dịch nha loãng; thu hồi bia tổn thất theo nấm men; giảm tiêu hao bột trợ lọc; giảm thiểu lượng bia dư; dùng công nghệ lên men nồng độ cao, giảm mức tiêu hao năng lượng; ứng dụng công nghệ mới (bao gồm cả sử dụng enzyme) để rút ngắn thời gian sản suất, tăng hiệu suất. Các doanh nghiệp còn thực hiện nhiều cải tiến khác như thay đổi bao bì, sử dụng loại giấy đóng gói thay cho việc sử dụng bao nilon, có thể tái chế, dễ phân hủy ngoài môi trường hơn bao nilon Theo tính toán, với công suất phổ biến hiện nay là 20 triệu lít/năm, việc thực hiện sản xuất theo quy trình này có thể mang lại hiệu quả 6 tỷ đồng/năm, chưa kể đến việc giảm chi phí xử lý môi trường. Dầu sinh học : Công nghệ này được PGS.TS Hồ Sơn Lâm, thuộc Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng TP.HCM, chuyển giao cho Công ty gỗ Teak - Luang Prabang (công ty mẹ của Makkao Lào) vào tháng tháng 6/2012. Cùng với đó là quy trình pha chế thành dầu sinh học B5 (5% dầu từ hạt trẩu vào dầu diesel). Giá trị của hợp đồng chuyển giao vào thời điểm đó là 1 tỷ đồng. Sau khi xuất khẩu sang Lào, được công ty Makkao ứng dụng thành công, đạt hiệu quả cao. Công ty nhiên liệu sinh học Makkao Lào đã mang dầu B5 đến phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong, Đại học Quốc gia TP.HCM thử nghiệm. Việc thử nghiệm để lấy thông số về khói thải và tiêu hao nhiên liệu để trình Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào xin giấy phép bán thử nghiệm tại Luang Prabang để kiểm tra ảnh hưởng đến động cơ. Kết quả: Ngoài các thông số Nox, HC, CO, độ mờ khói của xăng B5 giảm hơn so với dầu diesel thương phẩm. Điều lạ là dầu B5 của Lào có nhiệt trị cao với diesel. 5 • Giới thiệu một số công nghệ sạch có tiềm năng ứng dụng: 1. Nhiên liệu sinh học từ tảo Nếu nền kinh tế không bị suy thoái trong những năm tới, 12% nhiêu liệu tiêu thụ của ngành hàng không thế giới sẽ được sản xuất từ tảo vào năm 2030. Nhiên liệu sinh học từ tảo chỉ tạo ra khí thải CO2 bằng 1/5 so với nhiêu liệu hóa thạch. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu từ tảo giúp các bờ biển trở nên sạch hơn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với các dự án phát triển nhiên liệu từ tảo là thiếu kinh phí đầu tư. 2. Pin kẽm (Zinc-air) Với trữ lượng kẽm trên thế giới lớn hơn gấp 100 lần so với lithium ion, việc thay thế pin Li-ion sang pin kẽm trong các thiết bị cầm tay chỉ còn là vấn đề thời gian. Ưu điểm của pin kẽm là có thể tái chế, giá rẻ và khả năng tích điện cao. Hiện nay, các loại pin kẽm dùng 1 lần đã được sử dụng trong các thiết bị trợ thính. Trong tương lai, pin kẽm sẽ được sản xuất ở dạng có thể sạc điện với tuổi thọ vài năm, sử dụng cho máy tính và ô tô. 3. Pin mặt trời hữu cơ Pin mặt trời hữu cơ với chi phí thấp có thể trở nên phổ biến trong những năm tới. Các tấm pin mặt trời hữu cơ được phun một lớp sơn đặc biệt thay vì sử dụng vật liệu silicon có chi phí cao như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề còn vướng mắc là hiệu xuất hấp thu ánh sáng của pin mặt trời hữu cơ thấp hơn 9% so với pin mặt trời truyền thống. 4. Năng lượng biển Các nước Anh, Mỹ, Canada và Na Uy đang dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng từ sóng biển và thủy triều. Nước Anh dự định sẽ sử dụng 20% lượng điện từ sóng biển và thủy triều vào những năm 2020. Tuy nhiên, chi phí của nguồn năng lượng này vẫn còn khá cao chưa thể phát triển thương mại. 5. Ánh sáng thông minh Thay thế những bóng đèn sợi đốt truyền thống bằng bóng đèn huỳnh quang sẽ giúp tiết kiệm 80% lượng điện tiêu thụ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiết kiệm điện hơn nữa nhờ công nghệ ánh sáng thông minh được tạo ra từ những chất hóa sinh có khả năng phát quang. 6. Dầu nhiệt phân Cuộc đua phát triển nhiên liệu sinh học cho các phương tiện giao thông có thể gây ra khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới vì đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. Nguy cơ này có thể tránh được nhờ công nghệ sản xuất dầu nhiệt phân từ rác thải – tạo ra nhiên nhiệu khi đốt rác thải ở 500 độ C. 6 Anh dự định sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ này vào năm 2014 và thương mại hóa trong vòng 10 đến 15 năm nữa. Lượng CO 2 thải ra do sử dụng nhiên liệu nhiệt phân thấp hơn 95% so với nhiên liệu hóa thạch. 7. Năng lượng gió biển Gió biển là một nguồn vô tận và rất ổn định. Cho tới nay, 5% lượng điện tiêu thụ ở Anh là từ các trang trại điện gió nằm trên biển. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các dự án phát triển nguồn điện gió trên biển là việc lắp đặt và bảo dưỡng rất khó khăn và phức tạp. 8. Công nghệ khử muối Công nghệ khử muối trong nước biển thành nước sạch có thể uống đã được áp dụng tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ và một số nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, chi phí của công nghệ khử muối hiện vẫn rất cao và tiêu thụ nhiều điện năng. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu công nghệ mới giúp cải tiến cơ chế lọc nước thẩm thấu và thẩm thấu ngược nhằm hạ giá thành. 9. Công nghệ thu hồi và lưu giữ CO 2 Thiết bị thu hồi và lưu giữ CO 2 (CCS) có khả năng giúp giảm 90% lượng khí CO 2 từ các nhà máy điện chạy bằng than, khí và các nhà máy sản xuất xi măng. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ước tính, cần khoảng 3.000 hệ thống CCS trên thế giới vào năm 2050 nếu muốn nhiệt độ Trái đất không tăng thêm 2 độ C. 2.1.3 Cơ hội và thách thức ứng dụng công nghệ sạch ở Việt Nam 2.1.3.1 Cơ hội Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam mới chỉ chuyển biến bước đầu về lượng mà chưa có những thay đổi quan trọng về chất, vẫn đang trong thời kỳ gia công lắp ráp, đặc trưng bởi giá trị gia tăng thấp và trình độ công nghệ còn lạc hậu. Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp có mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu trên đơn vị sản phẩm là rất cao, từ 1,2- 1,5 lần so với các nước trong khu vực, cường độ năng lượng Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 2 lần so với mức bình quân trên thế giới. Do vậy, muốn công nghiệp Việt Nam phát triển, đạt được mục tiêu mà Chiến lược quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đề ra thì việc đổi mới công nghệ là tất yếu, do vậy có thể coi tiềm năng của thị trường công nghệ sạch ở Việt Nam là rất lớn. 7 2.1.3.2 Thách thức • Hiện vẫn chưa có những chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo nhân lực, cho vay vốn ưu đãi. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn đổi mới công nghệ và áp dụng sản xuất sạch. Tuy nhiên, điều bất cập là chưa có những chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo nhân lực, cho vay vốn ưu đãi… Tại hội thảo Việt Nam – Phần Lan, Công nghệ sạch vì môi trường và phát triển bền vững do Bộ Công thương phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, đa số các đại biểu cho rằng sản xuất theo công nghệ sạch hiện nay rất khó khăn vì chi phí tốn kém • Khó khăn về vốn Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp Việt Nam đang đứng ở vị trí thấp nhất trong lộ trình phát triển công nghiệp hóa, thực chất là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, chủ yếu là lắp ráp- công đoạn có giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất. Nhiều doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ, sản xuất sạch, tạo ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh nhưng lực bất tòng tâm vì số vốn đầu tư cho việc này là rất lớn. Theo điều tra của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương thì thiếu vốn là tác động lớn nhất. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thị trường vốn trung và dài hạn của Việt Nam lại chưa phát triển, chưa có tác động hỗ trợ doanh nghiệp. Một số quy định hiện hành cho vay vốn còn nhiều bất cập hoặc lãi suất cao nên doanh nghiệp tư nhân khó với tới. Ông Phạm Hồng Hiệp, Viện chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương cho rằng, bên cạnh việc việc thiếu vốn các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu về thông tin, nhân lực. Đây là 3 yếu tố chính khiến quá trình đổi mới công nghệ gặp rủi ro cao. Đại diện Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội chia sẻ, hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất dệt, nước giải khát, gốm sứ, chế biến thực phẩm… là các ngành công nghiệp có lượng chất thải lớn gây hại cho môi trường. Bản thân các doanh nghiệp rất muốn đầu tư đổi mới công nghệ, được sống trong nền sản xuất sạch, nhưng đó mãi là mơ ước vì nguồn kinh phí quá lớn. • Cần sự kết hợp đa chiều Theo ông Phạm Hồng Hiệp- Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp thì ngoài 3 yếu tố chính kìm hãm sự đổi mới công nghệ là vốn, thông tin và nhân lực. Bên cạnh đó, còn có một yếu tố đặc biệt quan trọng nhưng ít được chú ý. Đó là việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường chưa nghiêm và chưa có sự đồng bộ ở các địa phương dẫn đến tình trạng các công nghệ cũ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không những vẫn tồn tại mà còn tiếp tục được du nhập vào Việt Nam. 8 Đại diện Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội cũng cho rằng, để có được một nền sản xuất công nghệ sạch thì đòi hỏi nguồn vốn là rất lớn. Các doanh nghiệp rất mong có sự giúp đỡ từ các cơ quan, ban, ngành. 2.2 Tối thiểu hóa chất thải 2.2.1 Khái niệm Tối thiểu hóa phát sinh chất thải (Waste Minimization) được EPA định nghĩa là sự giảm bớt số lượng chất độc hoặc chất thải trong sản xuất. Điều đó bao gồm giảm bớt nguồn nguyên liệu độc hại và tái chế chất thải theo quy định của RCRA (Resource Conservation and Recovery Act) đối với các chất thải độc hại. WM tập trung vào việc giảm bớt sự phát sinh và giải thoát môi trường khỏi sự tích lũy sinh học và chất độc hóa học trong chất thải độc hại. Xử lý, sự pha loãng không được xem là WM vì chất thải vẫn bị phát sinh mà không phải là tối thiểu hóa chất thải. 2.2.2 Tính cấp thiết của vấn đề Có rất nhiều lý do tại sao WM lại trở nên quan trọng trong công tác quản lý môi trường: • Nhiều công ty, doanh nghiệp đang đối mặt với những yêu cầu khắc khe trong quản lý, vận chuyển và thải bỏ chất thải nguy hiểm. • Giá vận chuyển và xử lý ngày càng tăng • Hạn chế việc sử dụng đất cho các bãi chon lấp • Số lượng những phương tiện xử lý phế liệu nguy hiểm đã giảm bớt 2.2.3 Lợi ích của WM • Những chi phí khai thác thấp hơn từ sự thay thế từ những nguyên liệu ít đắt hơn • Thấp hơn giá chi phí xử lý cuối nguồn • Những chi phí năng lượng thấp hơn do sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, mới hơn • Tăng cường sức khỏe và an toàn đối với công nhân bằng việc ít tiếp xúc với vật liệu độc hại. • Giảm được sự các mối bận tâm về tiền phạt, nghĩa vụ pháp lý, gánh nặng tài chính. • Cải thiện được hình ảnh trong mắt khách hàng, cộng đồng. 2.2.4 Các kĩ thuật được sử dụng trong WM a) Purchasing (Hoạt động thu mua) Bí quyết để cấu thành một WM hiệu quả là quản lý được hóa chất trong công nghệ. Phương pháp lý tưởng là thu mua tập trung và phân phối • Xem xét, đặt mua những hóa chất cần thiết. • Đặt hàng những hóa chất với số lượng vừa phải, vừa để tiết kiệm tiền và tránh gây lãng phí hóa chất • Sử dụng nguyên liệu ít độc hại, tránh phải xử lý chất thải do nguyên liệu này gây ra. • Mua những kiện hang nhỏ để giảm không gian lưu trữ và tránh những rủi ro gây ra tai nạn. • Mua hóa chất từ những nhà cung cấp cho phép hoàn trả những hóa chất chưa sử dụng. 9 • Mua những thiết bị có hiệu suất cao, phát sinh chất thải ít nhất. • Liên lạc với nhà cung cấp lấy lại những xi lanh gas rỗng. b) Inventory Control (Quản lý kiểm kê) • Thực hiện một hệ thống kiểm kê có hiệu quả để giảm bớt sự tiêu phí. • Sử dụng hóa chất cũ trước • Sử dụng hóa chất tồn kho trước khi đặt hàng mới • Dán nhãn tất cả hóa chất • Kiểm kê đầy đủ tối thiểu một lần trong năm c) Use and Reuse (Sử dụng và tái sử dụng) • Không được trộn lẫn các chất thải với nhau. • Giữ các chất thải riêng rẽ. • Thu hồi các kim loại như Hg, Ag. • Tránh sử dụng các chất phản ứng như As, Ba, Ca, Hg, Ag. • Tránh thí nghiệm với các chất thải có tính phóng xạ và thành phần nguy hiểm. 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGỪA Ô NHIỄM TẠI NGUỒN. Kỹ thuật giảm thiểu chất thải tại nguồn có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy sản xuất có quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn, với công nghệ từ đơn giản đến phức tạp. Các kỹ thuật hiện nay có thể là sự đơn giản là sự thay đổi chế độ vận hành chho đền việc áp dụng các kỹ thuật thiết bị hiện đại tiên tiến. Nhìn chung có thể chia kỹ thuật giảm thiểu thành 5 nhóm chính: quản lý và kiểm soát sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, giảm thể tích khối lượng chất thải, thu hồi, tái sinh, tái sử dụng và sử dụng năng lượng hiệu quả. Ưu điểm Nhược điểm Quản lý và kiểm soát sản xuất Kiểm soát toàn bộ quá trình. Cải thiện hoạt động và môi trường làm việc. Có tính vi mô, xem xét nhiều khía cạnh. Thiếu thiết bị đo đạc để xác định lượng đầu vào đã được sử dụng trong các công đoạn. Cải tiến quy trình sản xuất Dễ thực hiện, chi phí đầu tư ít Cần sự tham gia tuân thủ nghiêm ngặt của nhân viên. Yêu cầu trình độ và kinh nghiệm cao. Giảm thể tích khối lượng chất thải Giảm trực tiếp chất thải Cần đầu tư máy móc thiết bị. Không giảm triệt để chất thải Thu hồi, tái sinh, tái sử dụng Tăng hiệu quả sản xuất, lợi nhuận. Tái sử dụng các thành phẩm có giá trị. Chi phí đầu tư hệ thống thiết bị cao Sử dung năng lượng hiệu quả Tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu các Phân tích các nguồn tiêu thụ điện năng, thu thập thông tin cần chính xác. 10 [...]... nên không ngừng đổi mới, nâng cao công nghệ S2-W2: Tạo thủ đúng Luật bảo vệ môi trường, tránh được các loại phí phát thải S5-W4: Đầu tư cho các nhà khoa học để ngiên cứu giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm S3-W5: Nhờ vào các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh cho doanh nghiêp S-T S1-T1: Tìm nguồn nguyên liệ đầu vào cúng như dây chuyền sản xuất mới phải đảm bảo được tính kinh tế và môi trường... cũng dần thay đổi, từ xử lý chất thải ở cuối đường ống đến sản xuất sạch hơn và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn Mặc dù là một định nghĩa đã có từ lâu đời nhưng ngăn ngừa ô nhiễm chỉ mới được thực hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây Chính vì vậy mà tính mới mẻ của vấn đề đang là mối quan tâm của các chuyên gia môi trường trong nước 20 5 Tài liệu tham khảo [1] INNOVA, N t v m t C t T V (2007) "Giới... phẩm cũng như chất thải trong quá trình sản xuất tại nhà máy Đảm bảo nguyên liệu không bị thất thoát rò rỉ, tràn đổ hay nhiễm bẩn Tại khu vực bốc dỡ: rò rỉ tại vòi khóa hay khớp nối, rò rỉ trên đường ống nạp, thùng chứa bị thủng… Hình 1: Rò rỉ tại vòi khóa [6] Tại kho lưu trữ: nạp đầy tràn thùng chứa, thùng chứa bị thủng, thiếu giám sát, vận chuyển không phù hợp Trong quá trình sản xuất: Rò rỉ ở các... đồng/năm 18 4 Kết luận Mục tiêu của phân tích SWOT trong nghiên cứu này là nâng cao hiệu quả áp dụng ngân ngừa ô nhiễm tại nguồn cho các doanh nghiệp Phân tích S-W-O-T: 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 S Giảm nguyên liệu đầu vào, giảm chất thải, tiết kiệm chi phí xử lý, tăng lợi nhuân cho danh nghiệp Tránh được các vấn đề pháp luật liên quan đến môi trường vì đã xử lý tốt chất thải Góp phần bảo vệ môi trường, mang... thu hồi hay tái sinh khác nhau thực hiện tại nhà máy Bảng 2: Các ứng dụng thu hồi tận dụng trong nhà máy bia (Nguồn: Viện Tài Nguyên và Môi Trường, 2011, Kỹ thuật sẵn có tốt nhất và ứng dụng kỹ thuật sẵn có tốt nhất cho ngành bia, ĐH Quốc Gia TPHCM.) Mô tả Tác động đến môi trường Thất thoát 1m3 nước ngưng Tận dụng nước ngưng và ngăn (850C) tương đương với năng ngừa rò rỉ hơi nước lượng của 8,7kg dầu;... trạng được chuẩn hoá và chỉ số hoạt động tham khảo Với những phương thức và chỉ số này thì một phương pháp luận logic, có kết cấu và toàn diện là không cần thiết và hầu như không khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong tiếp cận và phương pháp luận Do vậy, trong một thời gian dài các công ty luôn áp dụng những giải pháp đã phát triển, đã được chứng minh từ trước, tốn kém về mặt chi phi và căn cứ trên... kết quả đạt được Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trường Giai đoạn 1: (2/2007 - 10/2007) Giảm 2% lượng tinh bột sắn/đơn vị sản phẩm Giảm 40% lượng men/đvsp Giảm 7.1% lượng nước cấp/đvsp Giảm 10% suất tiêu hao điện Tiết kiệm 189 triệu đồng Ước tính giảm 2% lượng bụi thải ra môi trường Tiết kiệm 37 Giảm tải lượng ô nhiễm ra môi trường; triệu đồng... – 39 triệu Cải thiện điều kiện làm việc đồng Giảm thải 5000 m3 nước ra môi trường mỗi Tiết kiệm 3.2 – năm; Cải thiện chất lượng nước thải trước khi 5.9 triệu đồng thải ra môi trường Giảm 35 – 37.5% lượng than/đvsp Tiết kiệm từ 1 – 1.8 tỷ đồng Giảm tải lượng ô nhiễm trong khí thải Giảm 20% suất tiêu hao điện Tiết kiệm từ 45 Ngăn ngừa cháy nổ – 108 triệu đồng Giảm 40% lượng men/đvsp Giảm từ 0.4 – 1% tỉ... tốn lạnh, CO2 - Thải lượng hữu cơ cao (nấm men, bột Trợ lọc) Các vấn đề môi trường - Tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm không khí - Góp phần vào việc làm ấm lên toàn cầu do phát thải CO2 - Gây khó chịu cho cư dân xung quanh - Phì dưỡng sông, hồ, biển và nguy cơ cho cư dân xung quanh, - Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học - Phì dưỡng sông, hồ, biển và nguy cơ cho cư dân xung quanh, - Ảnh hưởng đến đa dạng sinh... NH3 - Nguy cơ rò rỉ và phát thải CFC - Tiêu tốn tài nguyên và ô nhiễm không khí - Góp phần vào việc làm ấm lên toàn cầu do phát thải CO2 - Nguy cơ tác động xấu đến thủy sinh - Gây khó chịu cho khu dân cư và người lao động - Ô nhiễm nước và đất PAH - Làm hại sức khoẻ con người - CFC là chất phá huỷ tầng ozon 11 • Kiểm soát nguyên vật liệu: Công tác lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm quá trình thải, vận chuyển . luật, tạo hình ảnh đẹp trước cộng đồng. 1.3 Lợi ích của ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn 2 Ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn có ý nghĩa đối với các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng. hình thành các chất ô nhiễm hoặc chất thải, và giảm thiểu mối hiểm họa chung đến môi trường và sức khỏe con người. 1.2 Mục tiêu của ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn − Giảm thiểu ô nhiễm − Giảm tổn thất. CHÂT THẢI TẠI NGUỒN 2.1 Công nghệ sạch (Cleaner Techonology) 2.1.1 Khái niệm về công nghệ sạch "Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường,