1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG

99 869 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG
Tác giả Bùi Đăng Hưng, Nguyễn Cao Phát, Phạm Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Phúc Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Bùi Xuân Thành
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Sản Xuất Sạch Hơn
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 896 KB

Nội dung

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Bách Khoa Tiểu luận môn học ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG GVGD: TS. Bùi Xuân Thành HVTH: Bùi Đăng Hưng Nguyễn Cao Phát Phạm Thị Bích Trâm Nguyễn Thị Kim Anh Nguyễn Phúc Thùy Dương Tp Hồ Chí Minh, 11/2012 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương MỤC LỤC Tp Hồ Chí Minh, 11/2012 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 14 1.1TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 14 1.1.1 Sản xuất sạch hơn 14 1.2TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 19 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 20 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 23 CÔNG TY TNHH THỦY SẢN NAM PHƯƠNG 23 2.1THÔNG TIN CHUNG 23 2.2QUY TRÌNH SẢN XUẤT 23 2.3NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU VÀ MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ 28 2.4HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 29 2.4.1 Nước thải 29 2.4.2 Khí thải 31 2.4.3 Chất thải rắn 33 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 35 3.1.LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN 35 3.2.SƠ ĐỒ DÒNG CHI TIẾT 35 2 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương 3.3.CÂN BẰNG VẬT CHẤT 37 3.4.ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI 40 3.5.NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 42 3.6.PHÂN LOẠI VÀ SÀNG LỌC 50 3.7.TÍNH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP 55 3.6.1 Mô tả sơ bộ các giải pháp 55 3.6.2 Tính khả thi về mặt kỹ thuật 59 3.6.3 Tính khả thi về mặt kinh tế 64 3.6.4 Tính khả thi về mặt môi trường 84 3.6.5 Lựa chọn giải pháp 88 3.8.THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN 92 3.9.CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 94 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 4.1.Kết luận 97 4.2.Kiến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 3 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn 16 Hình 2: Quy trình đánh giá sản xuất sạch hơn 18 Hình 3: Sơ đồ công nghệ chế biến cá tra fillet tại công ty Nam Phương 24 Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận, xử lý và rửa cá 36 Hình 5: Sơ đồ tách máu và sản xuất thành phẩm bột máu cá 70 Hình 6: HTXLNT của Nhà máy sau cải tạo 94 4 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mô tả chi tiết quy trình chế biến thủy sản 25 Bảng 2: Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 28 Bảng 3: Danh sách máy móc thiết bị tại nhà máy Nam Phương 28 Bảng 4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất trước xử lý 30 Bảng 5: Kết quả tính toán nồng độ khí thải đối với máy phát điện 31 Bảng 6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại nhà máy Nam Phương 33 Bảng 7: Khối lượng chất thải rắn tại nhà máy Nam Phương 33 Bảng 8: Cân bằng vật chất cho công đoạn tiếp nhận, xử lý và rửa 37 Bảng 9: Định giá dòng thải 40 Bảng 10: Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn 42 Bảng 11: Sàng lọc và phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn 51 Bảng 12: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp 60 Bảng 13: Đánh giá khả năng hoàn vốn của các giải pháp 64 Bảng 14: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp 81 Bảng 15: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt môi trường 84 Bảng 16: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp 85 Bảng 17: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn 89 Bảng 18: Kế hoạch thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn 92 Bảng 19: Thông số xây dựng bể Anoxic 95 Bảng 20: Chi phí thiết bị 95 5 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tại một số trung tâm đô thị, bên cạnh nước kênh đã đổi màu do nước thải sinh hoạt, thì ô nhiễm do nước thải công nghiệp đã bắt đầu lan rộng với sự phát triển mạnh của các khu công nghiệp trong những năm gần đây. Thành phố Cần Thơ có 7 Khu công nghiệp (KCN) và tất cả vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong số hơn 130 dự án đang hoạt động trong các KCN (đa số tập trung ở KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2) có 62 đơn vị sản xuất trong các ngành chế biến nông thủy sản, lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là các ngành nằm trong danh sách đen về gây ô nhiễm môi trường. Ngành nghề sản xuất ở đây tập trung vào lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản nhưng chỉ có vài đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Các ngành nghề sản xuất phát sinh nhiều nước thải là chế biến thủy sản, sản xuất nước giải khát; còn chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành phát sinh nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Ước tính lượng nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại thải ra từ hai KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 khoảng 10.000 m 3 /ngày. Kết quả quan trắc mới đây của Sở Tài nguyên & Môi trường TP Cần Thơ cho thấy, trên sông Hậu tại khu vực Cần Thơ, hàm lượng BOD từ 5,8 – 7,0 mg/l, SS 30 – 38 mg/l; chỉ số coliform lên tới 39.800 MNP/100ml. Tất cả vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 08: 2008 cột A về chất lượng nước mặt. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu công nghệ, bản chất của nguồn thải để có thể giảm phát thải tại nguồn. Để đạt được mục tiêu này, “Sản xuất sạch hơn” (SXSH) được xem là một công cụ rất hữu hiệu. Mục tiêu của "Sản xuất sạch hơn" là nhằm thực hiện các giải pháp cải tiến đối với sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp và tối ưu hóa quy trình sản xuất của nhà máy. Đặc biệt, giúp thực hiện nghiêm ngặt việc tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, "Sản xuất sạch hơn" còn giúp cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến một cách hiệu quả; đồng thời, giúp giảm thiểu vấn đề môi trường, cải thiện sức khỏe công nhân và giảm chi phí sản xuất. Do đó, "Sản xuất sạch hơn" được xem là một trong 6 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương những giải pháp quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững và ổn định của đơn vị, nhất là đối với các nhà máy chế biến thủy sản, bia – nước giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản… Với tình hình sản xuất chế biến thủy hải sản hiện nay ở thành phố Cần Thơ, hằng ngày các nhà máy chế biến thủy sản thải ra môi trường một lượng rất lớn nước thải và phụ phế phẩm gồm đầu, xương, mỡ, da cá,… Theo báo cáo tổng kết của VASEP (2012), sản lượng cá tra nguyên liệu sẽ đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2012, khi đó các nhà máy chế biến thủy sản sẽ phải loại bỏ hơn 700.000 tấn phụ phế phẩm cá tra. Do đó, việc gia tăng giá trị sử dụng nguồn phế liệu này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm giải quyết vấn đề phát triển kinh tế xã hội đồng thời gìn giữ môi trường sống của cộng đồng. Dù đã thực hiện SXSH để giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải, tại các ngành công nghiệp này chất thải vẫn phát sinh một lượng nhất định. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu một số công nghệ xử lý chất thải phù hợp với qui mô đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn Cần Thơ chưa có nghiên cứu nào về tính toán tải lượng ô nhiễm cho các ngành sản xuất. Vì vậy, việc đánh giá tải lượng ô nhiễm/đơn vị sản phẩm của các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp để đưa ra công nghệ xử lý, mức đầu tư thích hợp cho các doanh nghiệp; đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu chất ô nhiễm phù hợp với một số ngành nghề công nghiệp chính là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hơn cơ chế quản lý nhà nước về môi trường, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng của cán bộ, chức năng, quyền hạn của bộ máy, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng với chính quyền các địa phương, sao cho hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực. Từ những phân tích ở trên, việc đề xuất mô hình quản lý, giảm thiểu lượng chất thải công nghiệp phát sinh và đề xuất công nghệ xử lý chất thải phù hợp cho các loại hình công nghiệp, tính toán tải lượng phát sinh/đơn vị sản phẩm và tải lượng của chất thải đổ vào nguồn tiếp nhận tại TP Cần Thơ là một nghiên cứu rất cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào 2 mục tiêu chính như sau: 7 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương Đánh giá tải lượng các chất gây ô nhiễm từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn, các giải pháp quản lý, các giải pháp về công nghệ nhằm giảm thiểu và xử lý chất ô nhiễm phù hợp với các ngành công nghiệp nói trên. 3. Nội dung nghiên cứu • Nội dung 1: Thu thập số liệu, tài liệu và biên hội các số liệu có liên quan đến đề tài: bao gồm các số liệu, tài liệu sau: - Công tác quản lý và công nghệ xử lý chất thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản cần nghiên cứu trong nước và ngoài nước. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ; - Công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại các KCN thành phố Cần Thơ: chế biến thủy sản, sản xuất bia – nước giải khát và chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. - Thực trạng quản lý và xử lý chất thải công nghiệp phát sinh từ ngành công nghiệp này tại các KCN thành phố Cần Thơ; • Nội dung 2: Nghiên cứu thực nghiệm: bao gồm các nội dung: - Tiến hành khảo sát thực địa tại nhà máy Nam Phương để tìm hiểu về công nghệ sản xuất, nguồn phát sinh chất thải và định lượng chất thải phát sinh, định mức nguyên nhiên vật liệu sử dụng. Từ đó, tính toán cân bằng chất thải của quá trình sản xuất để nghiên cứu phát thải ô nhiễm. - Lấy mẫu chất thải tại nhà máy Nam Phương nhằm xác định đặc tính chất thải công nghiệp phát sinh từ ngành công nghiệp là chế biến thủy sản. • Nội dung 3: Đề xuất các biện pháp quản lý, giảm thiểu chất thải phát sinh và công nghệ xử lý chất thải phù hợp với ngành công nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại và phát triển trong tương lai của địa phương. 8 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương • Nội dung 4: Đánh giá khả năng áp dụng vào thực tế, hiệu quả của biện pháp quản lý và các biện pháp giảm thiểu, công nghệ xử lý chất thải trong các ngành công nghiệp chế biến thủy sản. 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập và biên hội số liệu Kế thừa các nghiên cứu trước đây bằng cách thu thập các thông tin, tư liệu, tài liệu s£n có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như: - Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ, các qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu về chất thải, công tác quản lý và công nghệ xử lý chất thải, v.v… Nơi thu thập số liệu: là chi cục thống kê thành phố Cần Thơ, Ban quản lý các KCN và KCX thành phố Cần Thơ, các Sở ban ngành thành phố Cần Thơ, Trạm Quan trắc Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Cần Thơ v.v… - Thu thập thông tin về các nhà máy được chọn để khảo sát: thu thập về công nghệ sản xuất, nhu cầu sử dụng điện, nước, nguyên vật liệu, định mức sử dụng, lưu lượng nước thải, hiện trạng môi trường… bằng cách khảo sát và điều tra, phỏng vấn, đo đạc, lấy mẫu trực tiếp tại nhà máy được chọn để tiến hành nghiên cứu.  Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường dựa trên số liệu thu thập được Trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát và các số liệu thu thập được, tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và đánh giá bản chất nguồn thải, các phương pháp quản lý, xử lý và giảm thiểu ô nhiễm hiện nay. • Phương pháp thống kê Sau khi thu thập được thông tin thông qua thu thập, điều tra và khảo sát, tiến hành tổng hợp, phân loại thông tin; xác định các vấn đề cần quan tâm sau khi điều tra và khảo sát; sử dụng phần mềm Excel để tính toán thống kê. • Phương pháp thực nghiệm 9 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương - Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước thải thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia: + TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; + TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; + TCVN 5999:1995 (ISO 5674-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải; - Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu tích lũy theo thời gian và tỉ lệ với lưu lượng thải phát sinh, mỗi giờ lấy mẫu 1 lần, mẫu được lưu trữ trong thùng lạnh theo qui định. Mẫu tổ hợp được chuẩn bị bằng cách trộn các mẫu đơn lại với nhau tỉ lệ với lưu lượng thải phát sinh. - Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu khí dựa theo TCVN, thường qui kỹ thuật của Bộ Y tế – 1993 và Standard method for air examination (USA) và các TCVN sau: + TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH. + TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. + TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ng ày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng. + TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học. + TCVN 5987:1995 Chất lượng nước - Xác định Nitơ Kendan (Kjeldahl) 10 [...]... 7: Khối lượng chất thải rắn tại nhà máy Nam Phương Chất thải sinh Chất thải sản xuất Chất thải 33 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương hoạt (kg/ngày) 350 không nguy hại (kg/tháng) nguy hại (kg/tháng) 780.000 6 (Nguồn: Công ty TNHH Nam Phương, 2011) 34 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 3.1 LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN THỰC HIỆN Căn cứ theo kết quả phân... do nước thải trong sản xuất  Đặc trưng và tính chất Chế biến thủy sản là ngành sử dụng rất nhiều nước trong quy trình sản xuất như rửa nguyên liệu, sơ chế, chế biến, rã đông sản phẩm, giải nhiệt cho máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng… Tùy theo quy trình chế biến và chủng loại sản phẩm mà nhu cầu sử 29 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương dụng nước tại các cơ sở chế biến thủy sản sẽ khác nhau... nước ta như sau: - Nghiên cứu Sản xuất sạch hơn tại Công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Lợi” của Viện Môi trường và Tài nguyên tỉnh Bạc Liêu, 2005 Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho công ty Vĩnh Lợi, đánh giá kết quả và từ đó áp dụng, phổ biến cho các nhà máy chế biến thủy sản khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Sau khi thực hiện các biện pháp SXSH, công ty Vĩnh Lợi đã tiết kiệm được... sản xuất tại mỗi công đoạn Nhóm thực hiện dự án đã áp dụng nhiều giải pháp: sản xuất sạch hơn, xử lý cuối đường ống, tại Công ty Songkla Canning Public nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải phát sinh, nâng cao hiệu suất sản xuất của Công ty Nhìn chung, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá tải lượng, công nghệ xử lý và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho 3 ngành công nghiệp: chế biến thủy. .. phân hạng Cân Điện Đông IQF Mạ băng Điện, bao bì Đóng thùng Rác thải Trữ đông Xuất hàng Hình 3: Sơ đồ công nghệ chế biến cá tra fillet tại công ty Nam Phương 24 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương Mô tả công đoạn sản xuất Quy trình chế biến thủy sản khá đơn giản, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, không yêu cầu cao về công nghệ thiết bị hiện đại Theo đó, máy móc được sử dụng chủ yếu là các băng... tiến sản phẩm Các nhóm giải pháp SXSH được trình bày cụ thể ở hình 1.1 dưới đây: 15 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương Giải phápSXSH Giảm chất thải tại nguồn Quản lý nội vi tốt Thay đổi nguyên liệu đầu vào Thay đổi quá trình sản xuất Kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn Cải tiến sản phẩm Tái sinh chất thải (tuần hoàn) Tái sử dụng cho sản xuất Tạo sản phẩm phụ Cải tiến thiết bị Thay đổi công nghệ... ra chất thải ít hơn 16 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương — Thay đổi công nghệ: là có những thay đổi về quy trình sản xuất một cách khoa học để sản xuất có hiệu quả hơn; áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất vào lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa chất ô nhiễm ra môi trường  Tái sinh chất thải: bao gồm tái sử dụng cho sản xuất và tạo sản phẩm phụ  Tái sử dụng cho sản xuất (thu hồi và... bền vững thành phố Cần Thơ 13 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1.1 Sản xuất sạch hơn 1.1.1.1 Định nghĩa Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994): Sản xuất sạch hơn (SXSH) là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm làm giảm tác động... chất thải, pháp luật và kinh tế -xã hội…), nhằm cải thiện hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về các giải pháp nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các tác động của chất thải ra môi trường Một trong những giải pháp đang được nghiên cứu nhiều nhất trong những năm gần đây, áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đó là giải pháp sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn có nghĩa... 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả Bước 6: Duy trì SXSH Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí mới Hình 2: Quy trình đánh giá sản xuất sạch hơn 18 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương 1.2 . Thơ; - Công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại các KCN thành phố Cần Thơ: chế biến thủy sản, sản xuất bia – nước giải khát và chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. -. 3 Báo cáo SXSH cho Công ty TNHH Nam Phương DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn 16 Hình 2: Quy trình đánh giá sản xuất sạch hơn 18 Hình 3: Sơ đồ công nghệ chế biến cá tra. phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Bách Khoa Tiểu luận môn học ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG GVGD: TS. Bùi Xuân Thành HVTH: Bùi Đăng Hưng Nguyễn Cao

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Công ty TNHH Môi Trường Xanh, 2006. “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường:dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu An Khang”. Công ty TNHH Môi Trường Xanh, Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty TNHH Môi Trường Xanh, 2006. "“Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường:"dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu An Khang”
[2] GS PTS Trần Đức Ba, KS Lê Vi Phúc, KS Nguyễn Văn Quan, 1990. “Kỹ thuật chế biến lạnh thủy sản”. Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS PTS Trần Đức Ba, KS Lê Vi Phúc, KS Nguyễn Văn Quan, 1990. "“Kỹ thuật chếbiến lạnh thủy sản”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
[3] Roy E. Carawan, Ph.D, 1991. “Processing plant waste management guidelines - Aquatic Fishery Product” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Roy E. Carawan, Ph.D, 1991. "“Processing plant waste management guidelines -Aquatic Fishery Product
[4] Sacombank, 12/2010. “Thủy sản Việt Nam: Tổng kết và những dự phóng”.Sacombank, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sacombank, 12/2010. "“Thủy sản Việt Nam: Tổng kết và những dự phóng”
[5] Sở Tài Nguyên & Môi Trường thành phố Cần Thơ, 2009. “Đề án bảo vệ môi trường Nhà máy chế biến thủy hải sản Trường Nguyên”. Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Tài Nguyên & Môi Trường thành phố Cần Thơ, 2009. "“Đề án bảo vệ môi trườngNhà máy chế biến thủy hải sản Trường Nguyên”
[6] ThS Trần Mạnh Cường, 2004. “Nghiên cứu Pilot các giải pháp sản xuất sạch hơn tại 3 xí nghiệp chế biến thủy sản điển hình”, Viện Môi trường & Tài nguyên, Hồ Chí Minh [7] Trung tâm Nghiên cứu – Dịch vụ Công nghệ và Môi trường, 2011. “Bảng tổng kết kết quả thu thập số liệu”. ETC, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ThS Trần Mạnh Cường, 2004. "“Nghiên cứu Pilot các giải pháp sản xuất sạch hơn tại3 xí nghiệp chế biến thủy sản điển hình”," Viện Môi trường & Tài nguyên, Hồ Chí Minh"[7]" Trung tâm Nghiên cứu – Dịch vụ Công nghệ và Môi trường, 2011. "“Bảng tổng kếtkết quả thu thập số liệu”
[8] Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2004. “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn. Ngành: chế biến thủy sản”. Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2004. “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạchhơn. Ngành: chế biến thủy sản
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
[9] TS Pham Thi Anh, 2010. “Mitigating water pollution in Vietnamese aquaculture production and processing industry: the case of Pangasius and shrimp”. Netherlands Research School, Netherland Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Pham Thi Anh, 2010. “Mitigating water pollution in Vietnamese aquacultureproduction and processing industry: the case of Pangasius and shrimp
[10] UNEP (United Nations Environment Programme), 1994. “Cleaner production assessment in fish processing” Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNEP (United Nations Environment Programme), 1994. "“Cleaner productionassessment in fish processing

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w