Tính khả thi về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG (Trang 64)

Tính khả thi về mặt kinh tế được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính. Đánh giá ưu tiên các giải pháp có chi phí thấp và yêu cầu phân tích đơn giản mà thời gian hoàn vốn nhanh. Tính khả thi về kinh tế được đánh giá theo mức độ cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm của từng giải pháp.

Phương pháp tính thời gian hoàn vốn giản đơn (giả sử dòng tiền tương lai ước tính cố định bằng nhau)

P = I / S

P: Thời gian hoàn vốn (năm) I: Tổng vốn đầu tư ban đầu (đồng) S: Tổng dòng tiền thu được (đồng)

Bảng 13: Đánh giá khả năng hoàn vốn của các giải pháp

STT Thời gian hoàn vốn Tính khả thi

01 Từ 0 tháng – 1 tháng + 02 Từ 1 tháng – 6 tháng ++

03 Trên 6 tháng +++

Mô tả chi tiết tính kinh tế từng giải pháp

Giải pháp 1: Lắp đặt mái che nắng cho dàn giải nhiệt, bồn đựng nước

Mô tả: Vì khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao sẽ làm nước nóng dần lên nên máy làm đá và máy làm lạnh nước sẽ cần nhiều năng lượng hơn trong quá trình hoạt động. Lắp đặt mái che nắng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện tiêu thụ.

Nước cấp cho quá trình ra đá và nước cấp cho sản xuất được chứa trong một bể chứa và đặt trên cao, không có che chắn nên vào những ngày trời nắng nhiệt độ nước trong bể

chứa tăng cao. Một đặc điểm đáng chú ý là nhà máy nằm trong vùng có số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trong mùa khô rất cao, từ 33 – 37oC.

Nước trong bể chứa bị nóng khi sử dụng cho quá trình ra đá cây sẽ mất nhiều thời gian hơn, do đó làm tổn thất đá cây và cũng là nguyên nhân làm tổn thất điện năng. Không chỉ có vây, nhiệt đô nước cao cấp cho quá trình sản xuất còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư làm mái che cho bể nước đảm bảo tiết kiệm điện năng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến.

Phương pháp thực hiện đơn giản là lắp đặt 4 cọc bằng sắt và lợp mái fibro-ximang. Phương án này đảm bảo che được bể chứa trong mùa nắng, đồng thời vào mùa mưa đảm bảo bể nước có nhiệt độ lạnh vì được trao đổi nhiệt với không khí xung quanh.

Đầu tư: chi phí làm mái che cho bể nước: 30.000.000 đồng (ước tính 50m2 x 600.000 đồng/ m2)

Kích thước bể: cao 10 – 12 m, đường kính 1,5 – 2 m

Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời 5kW/m2.ngày (số liệu Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ).

Hiệu suất hấp thụ năng lượng của nước trong bể ước tính 20% Nhiệt độ nóng chảy của nước đá 79,78 kCal/kg

Năng lượng bể hấp thu trong ngày là:

5kW/ m2.ngày x 15m2 x 20% = 15 kW/ngày = 12900 kCal/ngày Lượng đá bị tan:

12900kCal/ngày : 79,78 kCal/kg = 161,7 kg đá/ngày Số tiền tiết kiệm được:

161,7kg đá/ngày x 500đồng/kg x 300ngày = 24.255.000 đồng/năm Thời gian hoàn vốn: 1,24 năm.

Giải pháp 2: Bảo ôn bồn đựng nước và đường ống dẫn nước.

Mô tả: Lắp hệ thống cách nhiệt bồn đựng nước và đường ống dẫn nước để đảm bảo nhiệt

độ nước luôn đáp ứng yêu cầu trong quá trình sản xuất đồng thời giảm tổn thất năng lượng trong khâu làm lạnh nước.

Giải pháp 3: Cải tiến bàn chế biến cá.

Mô tả: Bàn được thiết kế mới có rãnh thoát nước ở giữa và chạy dọc theo chiều dài bàn,

bàn có độ nghiêng vào giữa, tạo điều kiện cho nước thải chảy vào giữa và được hứng vào thùng chứa đặt bên dưới bàn. Sử dụng loại bàn này giúp công nhân tiện lợi hơn trong quá trình thao tác, vệ sinh. Bên cạnh đó việc thu gom máu và dịch cá sẽ triệt để hơn, cải thiện đáng kể tải lượng ô nhiễm trong nước thải.

Ước tính giải pháp này sẽ tăng cường thu gom được 20% lượng chất thải rắn trong công đoạn fillet của quá trình sản xuất.

Lợi ích kinh tế của giải pháp cải tiến bàn chế biến

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Phụ phế phẩm tiết kiệm kg/ngày 496 3.000 1.488.000

Hóa chất xử lý nước thải tiết kiệm

đồng/m3 nước thải/ngày

350 100 35.000

Tiết kiệm đồng/năm 1.523.000 x 348 = 530.004.000

Vốn đầu tư cải tiến bàn chế

biến cái 75 500.000 37.500.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 01 tháng

Giải pháp 4: Gắn đồng hồ nước để theo dõi và kịp thời phát hiện thất thoát.

Mô tả: Hiện tượng rò rỉ nước tại các đường ống thường xuyên xảy ra, gây thất thoát nước

rất lớn nếu không kịp thời phát hiện chỗ rò rỉ. Việc gắn đồng hồ nước trên từng khu vực giúp nhà máy nhanh chóng phát hiện rò rỉ và khoanh vùng để tìm ra chỗ rò nhanh chóng.

Ước tính giải pháp này sẽ tiết kiệm được 1% tổng lượng nước và 1% lượng nước thải của quá trình sản xuất.

Lợi ích kinh tế của giải pháp gắn đồng hồ nước

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Lượng nước sạch tiết kiệm m3/ngày 5 4.000 20.000

Tiết kiệm đồng/năm 46.000 x 348 = 16.008.000 Vốn đầu tư mua đồng hồ

nước

cái 10 1.000.000 10.000.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 7,5 tháng

Giải pháp 5: Gắn van tại đầu vòi nước để thuận tiện cho công nhân trong thao tác đóng mở.

Mô tả: Sau khi phun rửa xong, công nhân phải đi một đoạn xa mới đến được vòi nước,

trong lúc đó nước vẫn chảy gây lãng phí. Gắn van ngay tại đầu vòi nước sẽ thuận tiện hơn cho công nhân đồng thời tiết kiệm nước.

Thực hiện lắp các van khóa tại các đường ống nước sẽ giảm đáng kể lượng nước sử dụng, nhất là trong giai đoạn rửa, chế biến nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng... Việc lắp thêm van van khóa phụ tại các đầu ống nước là giải pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả khá cao trong việc tiết kiệm nước sạch bị thất thoát.

Trong khi đó chi phí đầu tư cho việc mua các van nhựa không tốn nhiều tiền nên giải pháp này là hoàn toàn khả thi.

Lợi ích kinh tế của giải pháp lắp van khóa ở đầu các ống nước

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Lượng nước sạch tiết kiệm m3/ngày 2,5 4.000 10.000

Lượng nước thải tiết kiệm m3/ngày 2 6.500 13.000

Tiết kiệm đồng/năm 23.000 x 348 = 8.004.000

Vốn đầu tư mua van khóa cái 10 100.000 1.000.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 1,5 tháng

Giải pháp 6: Thay vòi xịt thông thường bằng vòi xịt áp lực để vệ sinh nền xưởng nhằm giảm lượng nước sử dụng.

Mô tả: Đây là một trong những biện pháp tiết kiệm nước có hiệu quả cao. Thay bằng sử

tạo áp lực mạnh hơn trong quá trình phun rửa. Việc sử dụng đầu phun áp khiến cho việc vệ sinh trở nên nhanh chóng và ít tốn thời gian đồng thời sẽ tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước.

Lợi ích kinh tế của giải pháp thay vòi xịt nước áp lực

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Lượng nước sạch tiết kiệm m3/ngày 3 4.000 12.000

Lượng nước thải tiết kiệm m3 /ngày 3 6.500 19.500

Tiết kiệm đồng/năm 31.500 x 348 = 10.962.000

Vốn đầu tư mua vòi xịt nước áp lực

cái 10 500.000 5.000.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 5,5 tháng

Giải pháp 7: Thay mới lưới thu gom chất thải rắn.

Mô tả: Lưới thu gom chất thải rắn một số nơi đã quá cũ, hiệu suất thu gom không cao

làm lãng phí phụ phế phẩm, cần thay mới để tăng nguồn thu từ việc bán phụ phế phẩm cho các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc…

Kích thước lưới thu gom phụ thụ vào kích thước hố thu gom: 40cm x 60cm Lợi ích kinh tế của giải pháp thay lưới thu gom chất thải rắn

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Phụ phế phẩm tiết kiệm kg/ngày 150 3.000 450.000

Hóa chất xử lý nước thải tiết kiệm

đồng/m3 nước thải/ngày

350 100 35.000

Tiết kiệm đồng/năm 485.000 x 348 = 168.780.000

Vốn đầu tư thay mới lưới thu gom

cái/năm 50 500.000 25.000.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 02 tháng

Mô tả: Thay chổi thông thường bằng chổi cao su sẽ thu gom chất thải rắn hiệu quả hơn

nhằm giảm lượng nước vệ sinh đồng thời giảm nồng độ và tải lượng ô nhiễm trong nước thải. Ngoài ra, chổi cao su có thời gian sử dụng cao hơn so với chổi thông thường.

Lợi ích kinh tế của giải pháp sử dụng chổi cao su

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đồng)

Thành tiền (đồng)

Phụ phế phẩm tiết kiệm kg/ngày 85 3.000 255.000

Hóa chất xử lý nước thải tiết kiệm

đồng/m3 nước thải/ngày

350 100 35.000

Tiết kiệm đồng/năm 290.000 x 348 = 100.920.000

Vốn đầu tư mua chổi cao su cái 80 75.000 6.000.000

Thời gian hoàn vốn = (Vốn đầu tư/ tiết kiệm) = 01 tháng

Giải pháp 9: Lắp đặt máy tách máu, mỡ cá trong nước thải trước khi vận chuyển vào hệ thống xử lý nước thải

Mô tả: Trong quá trình sản xuất, một lượng lớn máu và mỡ cá lẫn trong nước thải, dẫn

đến chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tăng cao. Lắp đặt máy ly tâm trước khi dẫn nước thải vào hệ thống xử lý có thể tách máu và mỡ cá ra vừa có thể bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc vừa tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN 69 Dung dịch máu loãng Kết tủa Lọc Sấy Hệ thống năng lượng mặt trời Nhiệt

Hình 5: Sơ đồ tách máu và sản xuất thành phẩm bột máu cá

Các lợi ích đạt được khi áp dụng phương pháp tách máu

- Tiết kiệm nước

- Giảm chi phí xử lý nước thải

- Nguồn lợi do sản phẩm thu hồi từ cá

Tiết kiệm nước

Trước nay, công đoạn cắt tiết cá được thực hiện trên bàn và sau đó chuyển vào bồn ngâm; do đó, lượng máu cá chảy tràn lan trên sàn và cần một lượng lớn nước để dội rửa sàn.

Khi áp dụng tách máu, công đoạn cắt tiết và ngâm rửa phải được điều chỉnh sao cho lấy được hết máu trong một lượng nước nhỏ nhất định. Công ty phải lắp đặt đường ống thu nước máu này tách riêng khỏi hệ thống thoát nước chung của khu vực sản xuất và chứa vào bồn.

Từ đó cho thấy, việc tách máu khỏi dòng thải chung đã giúp tiết kiệm được một lượng nước đáng kể.

Giảm chi phí xử lý nước thải

Với hệ thống xử lý nước thải đã đầu tư, công ty tiếp nhận xử lý lượng nước thải khoảng 600m3/ngày đêm và hiện phải trả một chi phí không nhỏ cho việc vận hành hệ thống.

Việc tách máu cá khỏi dòng thải đã làm giảm đáng kể hàm lượng chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý (lưu lượng giảm không đáng kể), và do đó sẽ giảm chi phí điện năng và chi phí hóa chất sử dụng.

Ước tính nếu nồng độ chất ô nhiễm giảm ½ (BOD, COD, TSS) thì sẽ giảm được điện năng tiêu hao cho việc thổi khí sinh học và giảm lượng hóa chất sử dụng cho quá trinh tuyển nổi.

Giảm chi phí điện năng sau khi tách máu

Chi phí điện năng cho hệ thống xử lý nước thải sau khi tách máu

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất (Kw)

Thời gian hoạt động

Điện năng tiêu hao (Kwh)

1 Motor thiết bị tách rác 1 0,37 24 8,88

2 Bơm nước thải Bể tuyển nổi 2 4 12 96 3 Máy nén khítạo áp bể tuyển nổi 2 5,5 12 132 4 Bơm bùn Bểsinh học 2 0,75 12 18 5 Bơm bùn Bể chứa bùn 1 0,75 2 1,5

6 Máy thổi khí Bể sinh học 2 5,5 12 132 7 Motor giảm tốc Bể lắng 2 1,5 12 36 8 Bơm nước thải Bể khử trùng 2 0,75 12 18

9 Bơm định lượng hóa

chất 2 0,045 24 2,16

Chi phí điện trung bình cho 1 ngày: 444,54 x 1.000 = 444.540 đồng Trước khi tách máu: 578,7 x 1.000 = 578.700 đồng

Giảm chi phí xử lý hóa chất

Chi phí sử dụng hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải sau tách máu

STT Tên hóa

chất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Javen lít 100 4.000 400.000

2 Polymer kg 0,3 120.000 36.000

Tổng 436.000

Chi phí hóa chất trung bình trong một ngày: 436.000 đồng

 Chi phí tiết kiệm được

= (578.700 + 831.000) – (444.540 + 436.000) = 529.160 đồng/ngày

Nguồn lợi do sản phẩm thu hồi từ máu cá

Tùy theo nhu cầu hiện tại của vùng cũng như các điều kiện sẵn có mà máu cá thu hồi được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau như dùng làm phân bón, chế biến thành bột làm thức ăn cho gia súc, bột màu trong công nghiệp thực phẩm…

Trung bình tính lượng máu cá sẽ chiếm 0,9 – 1,1% trọng lượng cơ thể cá thì với công suất sản xuất 30 tấn cá/ngày sẽ thu được 300 kg máu cá/ngày. Số lượng máu cá này sẽ đem về một nguồn lợi đáng kể cho công ty thay vì phải thải bỏ.

Giải pháp 10: Thiết kế, cải tạo lại khay/mâm cấp đông phù hợp với kích thước của tủ cấp đông đảm bảo thời gian cấp đông hiệu quả nhất.

Mô tả: Khay cấp đông với kích thước không phù hợp vừa làm giảm diện tích sắp xếp cá

vừa giảm hiệu suất cấp đông của máy, làm thời gian cấp đông kéo dài. Thiết kế, cải tạo lại khay/mâm cấp đông phù hợp với kích thước của tủ cấp đông đảm bảo thời gian cấp đông hiệu quả nhất là cần thiết. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy cũng như chất lượng thành phẩm.

Giải pháp 11: Thay các bóng đèn cũ bằng bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao như bóng đèn huỳnh quanh compact.

Mô tả: Hệ thống đèn chiếu ở khu vực văn phòng và các phòng trong nhà xưởng đã cũ và

có mức tiêu thụ điện cao. Cần thay bằng các bóng đèn mới có hiệu suất chiếu sáng cao nhằm tiết kiệm lượng điện đáng kể.

Đầu tư: thay mới 40 bóng x 64.800 đồng/cái = 2.592.000 đồng

Tiết kiệm:

Một bóng đèn huỳnh quang compact sẽ tiết kiệm được: 40đèn x 28W x 8h/ngày x 348ngày/năm x 1.100đồng/kWh = 3.429.800 đồng/năm

 Tổng tiền tiết kiệm: 2.956.800 đồng/năm

 Thời gian hoàn vốn: 09 tháng

Giải pháp 12: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như biến tần cho các động cơ thường hoạt động non tải hay tải thường xuyên thay đổi như: quạt lò hơi, bơm nước lạnh, bơm nước giải nhiệt, máy nén khí…

Mô tả: Việc hoạt động của nhà máy chế biến thủy sản phụ thuộc vào nguồn cung cấp

nguyên liệu là cá tra, cá basa. Tùy theo mùa vụ mà nguồn cung cấp này biến động nên công suất hoạt động của nhà máy thường xuyên không đạt công suất tốt đa. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như biến tần cho các động cơ thường hoạt động non tải hay tải thường xuyên thay đổi như: quạt lò hơi, bơm nước lạnh, bơm nước giải nhiệt, máy nén khí…

Giải pháp 13: Xây dựng và áp dụng định mức tiêu thụ điện, nước chuẩn phù hợp với từng bộ phận, khoán định mức về cho các tổ sản xuất tự quản và để làm cơ sở đánh giá, nhận xét định kỳ.

Mô tả: Việc xây dựng và áp dụng định mức tiêu thụ chỉ rõ bộ phận nào tiêu thụ nhiều tài

nguyên, bộ phận nào tiết kiệm nhiều tài nguyên. Từ đó sẽ đề ra những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với từng bộ phận.

Đầu tư: 6.000.000 đồng

Tiết kiệm: ước tính giải pháp này sẽ tiết kiệm được 2% tổng lượng nước, 1% tổng lượng điện sử dụng và 2% lượng nước thải của quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NAM PHƯƠNG (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w