Trong thực tế, ngành mầm non hiện nay đã thu hút 61% trẻ độ tuổi mẫu giáo vào trường. Trẻ được chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non chiếm tỷ lệ khá cao.
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG . TÀO THỊ HỒNG VÂN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.73.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI, 2009 Công trình được hoàn thành tại VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn 2. GS.TS. Phùng Đắc Cam Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Công Khanh Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh Phản biện 3: PGS.TS. Lê Bạch Mai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước Tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Vào hồ i giờ .ngày tháng .năm 2009 Có thể tìm luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tào Thị Hồng Vân (2007), “Bàn về cách đánh giá chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Quan niệm và nội dung”, Tạp chí giáo dục, số 8, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xuất bản. 2. Tào Thị Hồng Vân (2008), “Thực trạng việc đảm bảo môi trường chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nông thôn, đáp ứng yêu c ầu đổi mới”. Tạp chí y học thực hành, số 8 , Bộ Y Tế xuất Bản. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của luận án Trong thực tế, ngành mầm non hiện nay đã thu hút 61% trẻ độ tuổi mẫu giáo vào trường. Trẻ được chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non chiếm tỷ lệ khá cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non, mặc dầu đã được quan tâm nhưng việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của trẻ vẫn còn nhiều khó khă n. Hầu hết các trường không có cán bộ y tế nên việc quản lý và theo dõi sức khoẻ, xử trí bệnh thường gặp ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ còn nhiều hạn chế. Tiền ăn đóng góp của gia đình cho trẻ còn thấp, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (2000đ- 2500đ/cháu/ngày). Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng nh− viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi trong trường mầm non chiếm tỷ lệ gần 20%. Việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, thực hành chăm sóc sức khoẻ của giáo viên có được ở các trường sư phạm mầm non, qua bồi dưỡng chuyên đề, qua ph ối hợp với y tế địa phương. Như vậy, thiết kế, đề xuất các biện pháp cụ thể về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo nãi riªng là rất cần thiết. Từ những lý do trên đề tài luận án tiến sỹ : “ Chăm sóc sức khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất giải pháp can thiệp” nhằm các mục tiêu cụ thể sau: 1. Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non nông thôn. 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. 3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo, áp dụng thí điểm ở một số trường mầm non nông thôn. 2. Ý nghĩ a thực tiễn và những đóng góp mới của luận án 1. Bằng phương pháp tiếp cận tổng thể, toàn diện về mục tiêu chăm sóc sức khỏe luận án đã chỉ ra thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập: Bệnh về hô hấp, sâu răng, giun sán chiếm tỷ lệ cao: hô hấp (10-40%), răng (20% -26%), giun sán (10,0% - 35,4%). Chỉ có 19,6 % trường mầm non có phòng y tế , 2% trường mầm non có cán bộ y tế chuyên trách. Số trường đưa hoạt động y tế học đường vào công tác thi đua, khen thưởng chưa cao (45%). 80% trường chưa có kế hoạch chi tiêu cho y tế trường học. Cấu trúc nhóm lớp chủ yếu là bán kiên cố ( 60%), vẫn còn 8% trường mầm non phải học nhờ nhà kho, trường tiểu học. Công trình phụ chưa bố trí liên hoàn giữa các nhóm lớp. Phương tiên dạy học cho giáo dục sức khoẻ chỉ đáp ứng 50% so với yêu cầu. Trẻ chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng sống, chưa tạo được thói quen tốt để tự mình biết bảo vệ sức khoẻ. Kiến thức, thực hành của giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ đa số vẫn còn ở mức trung bình (75%), mức tốt (2%). 2 2. Để khắc phục tình trạng trên, luận án đã đề xuất và triển khai thực nghiệm các biện pháp chính có tính khả thi cao gồm: (1) Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên về theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đề phòng trẻ suy dinh dưỡng.(2) Phối hợp các biện pháp giáo dục sức khoẻ theo hướng tích hợp các chủ đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới. (3) Nâng cao ki ến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của cán bộ, giáo viên và cha mẹ. (4) Nâng cao năng lực quản lý chăm sóc sức khoẻ của cán bộ kiêm nhiệm về y tế học đường. Kết quả thử nghiệm các biện pháp đã tạo nên chuyển biến rõ rệt đến tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng, kiến thức và thực hành về giáo dục sức khoẻ cho trẻ 3-5 tu ổi cũng như kiến thức, thực hành của giáo viên mầm non và cha mẹ ở nhóm can thiệp. Kiến thức trẻ 3-<4 tuổi, 4-<5 tuổi tăng lên ở các nội dung: từ 54%- 70% (3-<4 tuổi), từ 8%-88% (4-<5 tuổi). Kỹ năng thực hành của trẻ 3-<4 tuổi và 4-<5 tuổi: trẻ xếp loại tốt tăng 80% ( 3-<4 tuổi); tăng 98% (trẻ 4-<5 tuổi). Tình trạng sức khoẻ : số trẻ bị viêm đườ ng hô hấp giảm 16% (3-<4 tuổi) và 12% ( 4-<5 tuổi); số trẻ bị bệnh răng giảm 6% ở cả hai độ tuổi; số trẻ bệnh viêm tai/viêm da giảm 4% ở cả hai độ tuổi. Tình trạng dinh dưỡng ( trẻ kênh B ở nhóm can thiệp đã giảm 8% (3-<4 tuổi) và 10% (4-<5 tuổi). Kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên và cha mẹ: Tỷ lệ xếp loại tốt v ề kiến thức chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên tăng 33,3%, của cha mẹ tăng 46%. Tỷ lệ xếp loại tốt về thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ của giáo viên tăng 50,7%, của cha mẹ tăng 44% 3. Bố cục luận án Luận án gồm 164 trang không kể phần phụ lục. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, khuyến nghị, luận án gồm 4 chươ ng : Tổng quan (35 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (27 trang), kết quả nghiên cứu (55 trang), bàn luận (30 trang), có 47 bảng, 19 biểu đồ và 2 sơ đồ .145 tài liệu tham khảo (89 tài liệu tiếng việt, 56 tài liệu tiếng Anh). Phụ lục gồm: bảng mối tương quan, biểu đồ tăng trưởng, bộ câu hỏi, 2 bảng số liệu liên quan đề tài, 2 bảng cách xếp loại mức độ. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎ E TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.1.1. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em trong nhà trường trên thế giới 1.1.2. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam 1.1.2.1 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em cộng đồng Về phát triển thể hình Thể chất của trẻ em Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã được cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng trẻ em nước ta còn kém quá xa so với chỉ số Tổ chứ c Y tế thế giới đưa ra (1980). Chiều cao cân nặng ở lứa tuổi 5-6 tuổi của trẻ em Hà Nội tương đương với trẻ em Băng -cốc nhưng kém xa trẻ em Tokyo, trẻ em Stockholm ở các lứa tuổi. Trình độ phát triển các tố chất thể lực của trẻ em nước ta cũng thua kém nhiều nước. 3 Về sức khoẻ tâm thần Trẻ em Việt Nam gia tăng rõ rệt về chiều cao, cân nặng, tuổi dậy thì còng đến sớm hơn trẻ cùng lứa tuổi ở thập kỷ trước. Trong xã hội hiện đại, trẻ em đã tăng trưởng cả về tâm lý và sinh lý. Tuổi trưởng thành về sinh lý và sự phong phú về phương diện tâm lý có xu hướng sớm lên trong khi sự trưởng thành về mặt xã hội (thời điểm trẻ em đủ tư cách làm một thành viên lao động trong xã hội) có chiều hướng kéo dài. Tri thức của trẻ em ở đô thị được nâng cao nhiều so với trẻ em ở nông thôn.Tri thức và sự phát triển trí tuệ của trẻ em tốt hơn hẳn 20 năm trước . Về sức khoẻ xã hội Còn thiếu những nghiên cứu có tính hệ thống để làm rõ khái niệm sức khoẻ xã hội vµ đ ánh giá thực trạng sức khoẻ xã hội của trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, qua ý kiến của một số nhà nghiên cứu, có thể đưa ra nhận định sơ bộ là trẻ em Việt Nam còn chưa được quan tâm rèn luyện đầy đủ về sức khoẻ xã hội, do đó khả năng hoà nhập cộng đồng, tính tự chủ, lòng tự tin và khả năng tập hợp, chỉ huy cộng đồng còn hạn chế. Về tình hình bệnh tật và tử vong Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, bệnh tật của trẻ em nước ta vẫn mang đặc điểm bệnh tật trẻ em các nước đang phát triển, đặc điểm chủ yếu của mô hình bệnh tật là các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trẻ dưới 5 tuổi bệnh mắ c chủ yếu vẫn là suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy cấp. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do 6 bệnh lây: lao, uốn ván, ho gà, thương hàn, bại liệt, sởi, giảm rõ rệt. Béo phì, tai nạn, rối loạn tâm thần, ung thư là những biến đổi đáng chú ý trong bệnh tật của trẻ. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ngoài cộng đồng Tỷ lệ SDD chung (cân nặ ng theo tuổi) giảm từ 51,5% năm 1985 xuống còn 44,9% vào năm 1994, còn 39% năm 1998 và còn 25,2% năm 2005.Trung bình hàng năm giảm 2,04% (1994-2005). 1.1.2.2 Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non Giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi . Trong đó trẻ 3 tháng đến 3 tuổi ở tuổi nhà trẻ, trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở tuổi mẫu giáo. M ẫu giáo chia 3 độ tuổi: 3-<4 tuổi (mẫu giáo bé), 4-<5 tuổi (mẫu giáo nhỡ), 5-<6 tuổi (mẫu giáo lớn). Cán bộ y tế trường học. Theo quy chế Bộ Giáo dục và đào tạo, mỗi trường mầm non phải có nhân viên làm công tác y tế và có trình độ chuyên môn từ trung cấp y trở lên; mỗi trường mầm non phải có phòng y tế với diện tích từ 12 mét vuông trở lên, có các dụng cụ y tế sơ cứu ban đầu, một số thuốc thông thườ ng do y tế địa phương hướng dẫn. Nhưng thực tế ngành mầm non, sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp thì không có biên chế cho cán bộ y tế trường học mà giao cho y tế địa phương, giáo viên MN. Cơ sở vật chất đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non Qua kết quả một số nghiên cứu cho thấy nhìn trên toàn cục, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành học mầm non hiện nay thiếu về số lượng, xuống cấp về 4 chất lượng, đặc biệt khu vực nông thôn, vùng cao, vùng khó khăn. Rất nhiều cơ sở giáo dục mầm non còn phải gắn với tiểu học để có phòng học. Bàn ghế và các điều kiện học tập chưa đáp ứng theo yêu cầu của ngành. Diện tích phòng nhóm còn chật hẹp, toàn bộ hoạt động trong ngày của trẻ chỉ trong một phòng duy nhất, công trình phụ chưa liên hoàn tại nhóm lớp, nguồn nước sạch ch ưa thật đảm bảo về chất lượng, thiếu trang thiết bị và nơi vui chơi giải trí cho trẻ Sức khoẻ trẻ trong trường mầm non Tình trạng dinh dưỡng chung Bảng 1.5: Cân nặng / tuổi Thành phố (%) Nông thôn (%) Miền núi (%) Tuổi/kênh A B C A B C A B C 3-4 tuổi 98,26 1,74 0 93,00 6,10 0,90 96,80 3,20 0 4-5 tuổi 91,00 7,40 1,60 84,20 14,20 1,60 75,00 24,20 0,80 5-6 tuổi 97,50 2,50 0 86,00 11,60 2,40 87,20 12,00 0,80 Chung 95,58 3,88 0,54 87,73 10,63 1,63 86,33 13,13 0,54 ( Nguồn: Báo cáo đề tài Trung Tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm Non. 2005), Tỷ lệ SDD của trẻ ở khu vực nông thôn và miền núi cao hơn hẳn trẻ ở khu vực thành phố, mức độ SDD chủ yếu là ở mức độ nhẹ (Kênh B - SDD độ I). Trẻ mẫu giáo nhỡ có tỷ lệ SDD cao hơn trẻ MG bé và MG lớn . Nhìn chung tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở nông thôn và miền núi cao hơn hẳn ở thành phố, dù mức độ suy dinh dưỡng chủ yếu ở độ nhẹ (Kênh B - SDD độ I). Trẻ miền núi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Tình trạng bênh tật của trẻ: trẻ hay mắc bệnh viêm đường hô hấp, bệnh về răng, giun sán. 1.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM 1.2.1. Khái niệm về sức khoẻ, phân loại sức khoẻ 1.2.1.1. Định nghĩa sức khoẻ Sỏ đồ 1.1. Sơ đồ không gian 3 chiều của sức khỏe Nghiên cứu hiện đại đã nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ: + Di truyền + Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí… ) + Môi trường xã hội (chế độ chính trị, sự phát triển kinh tế, điều kiện lao động sản xuất, sinh hoạt, nhà ở, tiện nghi đ i lại…). Các yếu tố như tập quán, lối sống (ăn uống, vui chơi, giải trí, tôn giáo…) đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tinh thần Thể chất Xã hội Sức khỏe 5 1.2.1.2. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em Chăm sóc sức khoẻ trẻ em là nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của trẻ để đảm bảo trẻ em luôn luôn được khoẻ mạnh 1.2.1.3. Phân loại sức khỏe ( 5 loại): dựa vào trạng thái bên ngoài của cơ thể, chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan, mức độ mắc bệnh mãn tính mà phân sức kh ỏe thành 5 loại (loại I, II,III,IV,V) 1.2.1.4. Đánh giá sức khỏe Đánh giá sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng Mỗi trẻ phải có một biểu đồ cân nặng. Trên biều đồ, cột ngang ghi tháng tuổi, cột dọc ghi số cân nặng của trẻ được tính bằng” kg”. Một mặt của biều đồ vẽ 4 đường cong. Tương ứng với 4 đường cong là 4 vùng miền. Phân loại sứ c khỏe theo WHO (2006): nằm trong vùng từ -2SD đến +2SD (phần biểu đồ in đậm màu xanh) là trẻ phát triển bình thường. Nếu nằm ngoài vùng qui định có thể trẻ ở tình trạng suy dinh dưỡng hoặc trẻ béo phì. 1.2.2. Khái niệm về giáo dục sức khỏe và quá trình giáo dục sức khỏe Giáo dục sức khoẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người, nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ có hạ i thành hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân và tập thể trong cộng đồng Cơ sở của quá trình giáo dục sức khoẻ Khi thực hiện giáo dục hành vi sức khoẻ cần luu ý đến 3 lĩnh vực luôn có sự tác động hai chiều, liên quan khăng khít với nhau trong mục tiêu giáo dục, luôn hỗ trợ và thúc đẩy bổ sung cho nhau. Kiến thức Kỹ năng Thái độ Nội dung giáo dục sức khoẻ trẻ mẫu giáo V ệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, an toàn. ; 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ trẻ em 1.2.3.1. Di truyền Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sự phát triển cơ thể của trẻ (phát triển thể chất) là hết sức rõ ràng . Kích thước cơ thể trẻ và tỷ lệ phát triển liên quan đế n kích thước và tỷ lệ tương ứng của cha mẹ trẻ. Các gen tác động đến sự phát triển bằng cách kiểm soát việc sản xuất các hormone của cơ thể đặc biệt là hormone được giải phóng bởi tuyến yên nằm ở phía dưới não. Đó là hormon tăng trưởng cần thiết cho sự phát triển cơ thể ngay từ khi mới sinh. 1.2.3.2. Môi trường tự nhiên Khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, rời kh ỏi cái nôi, trẻ bắt đầu di chuyển ra xung quanh, khám phá thế giới, tiếp xúc với vi trùng, vi rút, kí sinh trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái (đất, nước, không khí), vệ sinh gia đình cũng như trường học như thiếu nước sạch, hố xí không hợp vệ sinh, hệ thống cống rãnh mất vệ sinh…và các đặc điểm dịch tễ học ở địa phương, nhất là các đợt d ịch bệnh xảy ra tại địa phương liên quan đến trẻ em như sởi, quai bị, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ đang trên đà hoàn thiện 6 và phát triển nên sức đề kháng còn yếu, trẻ bị nhiễm bệnh do các yếu tố môi trường hơn so với người trưởng thành. 1.2.3.3. Môi trường xã hội Đối với trẻ em, đặc biệt trẻ từ 0- 6 tuổi, điều quan trọng nhất là cần được nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt. Sức khỏe của trẻ em chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó điều kiện dinh dưỡng, trình độ văn hóa, hiểu biết của cha mẹ cũng như những người chăm sóc trẻ về cách nuôi trẻ có ảnh hưởng rất lớn. Ở nước ta, nhiều tác giả nghiên cứu về sức khỏe trẻ em đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố môi trường - xã hội (sự thiếu ăn, thiếu điều kiện sống , thiếu hiểu biết của gia đình) có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi - Người chăm sóc trẻ :giáo viên, cán bộ quản lý, c« nu«i, cha mÑ 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng được tiến hành t ại 50 trường MN nông thôn ở 5 tỉnh phía Bắc (Hà Tây cũ, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Ninh). - Nghiên cứu can thiệp tại 2 trường mầm non huyện Hoài Đức- Hà tây cũ. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành từ 7/2007-9/2007 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Điều tra cắt ngang để xác định thực trạng chăm sóc sức khỏe cho tr ẻ mẫu giáo ở các trường mầm non nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng. Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nông thôn. 2.2.2. Khung lý thuyết và các biến số về hệ thống CSSK cho trẻ MG trong trường MN 2.2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 2.2.2.2. Nhóm biến số: Dựa trên khung lý thuyết trên, các nhóm biến bao gồm: Nhóm biến phụ thuộc: Là thể lực, sức khoẻ của trẻ mẫu giáo (cân nặng, chiều cao, tỷ lệ bệnh tât) và kiến thức, thực hành về tự chăm sóc sức khoẻ của trẻ. Nhóm biến độc lập: Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại trường MN bao gồm: Hoạt động chăm sóc sức khỏe: Theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ, tiêm chủng, sơ cứu ban đầu những trường hợp cấp cứu. Khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh. Chăm sóc và theo dõi một số bệnh thường gặp. Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng, béo phì., tai nạn trong trường mầm non, vệ sinh môi trường. Tạo được một ngân qũi thích hợp cho CSSK. Có kế hoạch cụ thể và kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động y tế. Đưa công tác y tế học đường vào thi đua, khen thưởng. Làm t ốt công tác tham mưu, phối hợp với các ngành y tế địa phương, gia đình. Thực hiện hoạt động giáo dục sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo. 7 Kiến thức, thực hành về SK trẻ MN ( Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ) người trực tiếp CS trẻ): Kinh nghiệm nghề nghiệp của giáo viên MN, kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khoẻ của giáo viên. Được đào tạo và bồi đưỡng thường xuyên. Kiến thức, thực hành về chăm sức khỏe của cha mẹ. Các nguồn cung cấp thông tin, chăm sóc khi trẻ tại gia đình Cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ Cở sở vật chất , thiết bị trường lớp: các phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ cho ăn uống, vệ sinh, chăm sóc giấc ngủ. Cở sở vậ t chất , trang thiết bị cho y tế học đường: tủ thuốc, các dụng cụ sơ cứu ban đầu, các sách truyên truyền, các đồ dùng phục vụ cho phát hiện, xử trí ban đầu Cở sở vật chất phục vụ cho giáo dục sức khoẻ: tài liệu, phương tiện, đồ dùng, học liệu… 2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu từng giai đoạn 2.2.3.1. Phương pháp điều tra mô tả cắt ngang Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả • Cỡ mẫu đối với cha mẹ, giáo viên áp dụng công thức sau p .(1-p) . DE n = Z 2 (1- α /2) ___________ d 2 Kết quả tính toán tìm ra n=322. để tránh sự thiếu hụt đối tượng, cỡ mẫu được lấy thêm và làm tròn 500 cha mẹ trẻ và 500 giáo viên ở 50 trường thuộc 5 tỉnh 2.2.3.2. Phương pháp can thiệp Bước 1. Chọn địa điểm can thiệp/đối chứng, cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Cỡ mẫu chọn cho nghiên cứu can thiệp Căn cứ vào mục đích nghiên cứu can thiệp thí đi ểm, chúng tôi chọn cỡ mẫu theo chủ đích để can thiệp. Chọn 2 trường MN nông thôn ( Đức Giang- Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức ( Hà tây cũ) trong số các trường đã điều tra thực trạng ban đầu để can thiệp thí điểm và làm đối chứng. Thời gian tiến hành ( 9/2006-9/2007). Cỡ mẫu cho giáo viên và cán bộ: Lấy toàn bộ giáo viên và cán bộ nhân viên trong 2 trường mầm non đã chọn. Tổng số mẫu là 60 giáo viên. Cỡ mẫu đối trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi: Mỗi trường chúng tôi chọn 2 nhóm ở mỗi một độ tuổi ( 3-<4 tuổi; 4<-5 tuổi). Như vậy tổng số trẻ 3-<4 tuổi ở hai trường là 100 trẻ (can thiệp là 50, đối chứng 50 trẻ). Độ tuổi 4-<5 tuổi ở hai trường 100 trẻ ( can thiệp 50; đối chứng 50) Cỡ mẫu cho cha mẹ : Lấy toàn bộ phụ huynh của các trẻ làm thực nghiệm và làm đố i chứng ở các lớp mẫu giáo. Tương ứng với 200 trẻ đã chọn ở trên thì số cha mẹ là 200 cha mẹ. Bước 2. Đánh giá trước can thiệp: Tiến hành mô tả cắt ngang về KAP chăm sóc sức khoẻ của giáo viên, cha mẹ trẻ, trẻ mẫu giáo độ tuổi 3-<5tuổi. Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Khám sức khoẻ cho trẻ và quan sát hoạt động của trẻ trong ngày 2 trường đối chứng và thực nghiệm ( Đức Giang- Sơn Đồng) . [...]... môi trường và an toàn 14 76 74 80 70 60 50 40 30 20 10 0 68 Trẻ CT trước can thiệp 56 Trẻ CT sau can thiệp 24 2 32 24 28 Trẻ ĐC trước can thiệp 12 4 0 Tốt Trung bình Trẻ ĐC sau can thiệp Kém Biểu đồ 3.7 Kết quả xếp loại nhận thức của trẻ về cách mặc quần áo theo mùa 120 100 100 100 100 Trẻ CT trước can thiệp 68 80 Trẻ CT sau can thiệp 60 Trẻ ĐC trước can thiệp 32 40 20 0 0 0 0 0 0 Trẻ ĐC sau can thiệp. .. dung can thiệp Biện pháp can thiệp: dựa vào kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng đề tài đã đưa ra 6 biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo 3- . VÂN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế. khoẻ trẻ mẫu giáo trong trường mầm non và đề xuất giải pháp can thiệp nhằm các mục tiêu cụ thể sau: 1. Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mẫu