SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐAN PHƯỢNG BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC • Địa chỉ: Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội • Điện thoại: • Tên tình huống: “Muốn hủy hoại sức khỏe- Hãy sống chung với rác” • Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống: Hoá Các môn học tích hợp: Hóa, Anh, Văn, Địa, Giáo dục công dân, Tin • Thông tin về học sinh: Họ và tên: Vũ Thanh Bình Ngày sinh: 26/04/1997 Lớp:12a10 1 I.TÊN TÌNH HUỐNG “Muốn hủy hoại sức khỏe - Hãy sống chung với rác” Mô tả: Trong 1 buổi thực hành tham quan ngoài thiên nhiên ở một môi trường đô thị, ngoài học sinh bắt gặp hình ảnh một ổ rác “công cộng” ngay gần khu dân cư. Khu vực này có mùi hôi thối, xuất hiện chuột, gián, ruồi, muỗi. Bằng những dụng cụ đã chuẩn bị sẵn cho buổi thực hành, các bạn đã tự bảo nhau bắt tay vào thu dọn sạch đống rác cho vào túi nilon. Sau giờ tham quan giáo viên cho học sinh thời gian viết báo cáo thuyết trình trước lớp kết quả điều tra về tình hình ô nhiễm môi trường tại địa phương và đề xuất các biện pháp khắc phục. Một tổ đã chọn thuyết minh về đề tài ô nhiễm môi trường bởi chất thải sinh hoạt. II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Rèn kĩ năng nói trước đám đông. - Phân tích được các tác động của việc xả các chất thải chưa qua xử lí khiến môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới cuộc sống con người. - Chỉ ra các biện pháp chính để xử lí các chất thải hợp lí. - Nâng cao nhận thức của mọi người về việc cần thiết bảo vệ môi trường sống và ý thức bảo vệ môi trường. III.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1.Hóa học 12: Bài 45:“Hoá học và vấn đề môi trường”: Sử dụng kiến thức hoá học để tìm hiểu tác hại do chất thải sinh hoạt - Gây ô nhiễm môi trường không khí:Các hợp chất hữu cơ do việc đốt rác thải và đốt các chất hữu cơ; các chất hữu cơ phân huỷ gây mùi khó chịu bởi vi khuẩn; bụi bởi việc đốt rác thải sinh hoạt. - Gây ô nhiễm môi trường nước: các chất hữu cơ lên men bởi vi khuẩn do việc xả rác thải chưa qua xử lí xuống sông; các chất vô cơ gây tắc nghẽn dòng chảy - Gây ô nhiễm môi trường đất: chất thải sinh hoạt do các hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày, từ phân và nước tiểu của hoạt động sinh lí tự nhiên đến thức ăn thừa, rác quét nhà cho đến xác ô tô hỏng, đồ gỗ cũ bị thay thế v.v Trong các chất thải này có những chất thải hữu cơ có thể lên men, là môi trường phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Đây là loại rác thải gây ô nhiễm nguy hiểm nhất. Các chất thải còn lại chỉ ảnh hưởng tới môi trường ở khía cạnh mĩ quan và lấn chiếm canh tác. Ngoài ra, các chất gây ô nhiễm khi gặp mưa còn gây ảnh hưởng rất nặng nề đến cả không khí, đất và nước. 2 2.Giáo dục công dân 10: Bài 13:“Công dân với cộng đồng”; mục 2.c “Hợp tác” Ngay từ trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với ban bè và mọi người xung quanh trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Bài 15:“Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”; mục 1”Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường” Là thanh niên học sinh chúng ta phải thực hiện tốt luật pháp và các chính sách của Nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Cụ thể phải: - Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, nơi ở và nơi công cộng; không vứt rác, xả nước thải bừa bãi. - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích cực tham gia trồng cây. - Có thái độ phê phán đối với các hành àm ảnh hưởng không tốtđến môi trường, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.Tin học 10: Bài 22:“Một số dịch vụ cơ bản của internet”: Vận dụng để tìm kiếm thông tin và hình ảnh để bài thuyết trình thêm thuyết phục. 4.Địa lí 12: Bài 16:“Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta”; bài 18:“Đô thị hóa”, mục 3 “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội” Sự ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt chủ yếu liên quan chủ đến các thành phố và khu công nghiệp đông dân cư, ở đó số dân đông, mật độ dân số cao, do đó lượng chất thải lớn và tập trung. Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các chất thải sinh hoạt có từ thời tiền sử. Nó là nguyên nhân của các bệnh từ trước tới nay. 5.Vận dụng kiến thức rút ra đc từ môn ngữ văn ở phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn: + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt-ngữ văn 10. + Tập làm văn thuyết minh-ngữ văn 11. + Luyện tập làm văn nghị luận-ngữ văn 10, 11,12. 6.Sử dụng vốn từ vựng dể dịch, hiểu các từ Tiếng Anh. 3 IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Áp dụng cách viết bài văn nghị luận, văn thuyết minh để viết bài thuyết trình chi tiết, khoa học. - Sử dụng kĩ năng giao tiếp, thuyết minh để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn của bài nói. - Dùng các kiến thức về bộ môn hoá làm cơ sở nhạn thức, đánh giá các hành vi nên và không nên để xử lí rác an toàn với môi trường - Cung cấp một số thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường: thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giải pháp. - Liên hệ trách nhiệm của học sinh từ những việc làm thiết thực trong khả năng của bản thân để góp phần bảo vệ môi trường. IV. THUYẾT MINH Hai chữ “môi trường” giờ đây đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Đó là những gì chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy, cảm nhận và ngửi thấy; là những vật thể sống và không sống. Chúng ta cũng là một thành phần của môi trường. Ta không thể không ăn, không uống hay không hít thở. Và tất cả điều đó chúng ta đều lấy từ môi trường. Chính vì vậy con người phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường và bất cứ một hành động dù lớn hay nhỏ của chúng ta đều gây ảnh hưởng tới nó. Nhưng Chúng ta có thể bắt gặp rác ở hầu khắp mọi nơi: trên đường phố, vỉa hè, ngoài công viên và cũng trông thấy không ít người thản nhiên vứt những thứ họ không dùng đến lên đó mà không quan tâm đến tác hại của những thứ mà mình vừa thải ra. Đã đến lúc cần cảnh tỉnh chính mình và những người xung quanh về tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường. 1. Ô nhiễm môi trường do chất thải của con người trong cuộc sống và hoạt động sản xuất: 1.1 Ô nhiễm môi trường là gì? - Được hiểu theo nghĩa đơn giản là sự làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống bằng các chất ô nhiễm. - Chất gây ô nhiễm do con người tạo ra trực tiếp hay gián tiếp đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người và sinh vật, gây hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. 1.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt: Để ý lại, đã bao giờ bạn quan tâm xem một ngày bản thân và gia đình đã thải ra bao nhiêu rác không? 4 Hãy tưởng tượng những thứ rác đó không được mang ra khỏi nhà hoặc ùn tắc nơi nơi phố mình ở liệu điều gì sẽ xảy ra? Trên thực tế, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con ngừời thải ra nhiều loại chất thải và chúng lại đưa trở lại môi trường. Đáng tiếc là phần lớn chúng lại chưa được xử lí hợp lí và đã gây ảnh hương không nhỏ tới môi trường sống ngay xung quanh ta. 2. Nhiều như rác! Hàng năm, mỗi gia đình có thể thải ra 1 tấn rác. Theo ước tính của các nhà môi trường đô thị chỉ tính riêng năm 2004, lượng rác thải sinh hoạt do các đô thị nước ta thải ra khoảng 6 triệu tấn. Các bãi rác là trung tâm của nguồn lây bệnh. Tuy nhiên số lượng rác lại không chỉ dừng lại tại đó. Theo dự báo của các nhà khoa học lượng rác sẽ còn tăng do nhu cầu sinh hoạt và dân số tăng nhất à ở đô thị và sẽ đạt tới 7 – 8 triệu tấn và hơn thế. Có lẽ đến lúc ấy, ta sẽ phải gọi là núi rác. 3. Phân loại rác thải sinh hoạt Nhìn vào thùng rác nhà mình và tự hỏi trong đó có những gì? Tất nhiên câu trả lời là rác rồi. Thùng đựng rác chức rất nhiều những thứ chúng ta bỏ đi. Đó có thể là nilon, chai nhựa, giấy, vỏ lon, hoa quả hỏng, v.v Để ý kĩ hơn ta sẽ thấy thực ra các loại rác không hề giống nhau, hẳn trong số những thứ ấy có thứ từng dùng để ăn, để mặc, để đựng, làm cảnh Chúng thường được ném cùng vào một chỗ và tới khi nào đầy sẽ có công nhân tới thu gom. Nhưng tựu chung lại, rác thải sinh hoạt được chia làm 2 loại: rác có khả năng phân hủy và không có khả năng phân hủy. 3.1 Rác có khả năng phân hủy Là những lọai rác có nguồn gốc từ các chất hữu cơ: thức ăn thừa, vỏ hoa quả, rau, lá, Chúng ta có thể chứa trong thùng, đậy kín nắp, sau thời gian chúng bị phân hủy tạo thành phân dùng để bón cây. Ngoài ra loại rác này còn được phân loại để đưa vào nhà máy sản xuất phân vi sinh. 3.2 Rác không có khả năng phân hủy Là những loại rác khi đem chôn xuống đất trong nhiều năm vẫn tồn tại, không thể thối rữa, gây nguy hiểm cho môi trường, vì vậy có nhiều nước trên thế giới tận dụng chúng đem tái chế nhằm giảm ô nhiễm và tiết kiệm tài nguyên. 5 4. Xử lí rác Để xử lí rác, người ta đã có nhiều phương pháp, phổ biến nhất là một số cách sau: 4.1 Đổ rác ra bãi trống: sông, biển, Đơn giản, tiện, đỡ tốn kém nhưng tạo thành các bãi rác lớn, biến chúng thành nhiều ổ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. 4.2 Chôn rác Cách này cũng gây ô nhiễm đất, nước ngầm nên đòi hỏi phải có bãi đất rộng, nằm xa khu dân cư và thiết kế để không gây ô nhiễm khí và nước ngầm. 4.3 Đốt rác Dùng cách này nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt rác có thể dùng để chạy máy phát điện và cung cấp cho dân vùng xung quanh. Có những nơi do không đảm bảo yêu cầu vô hình trung đã thành nguồn gây ô nhiễm. 4.4 Ủ rác tạo khí đốt Rác hữu cơ được ủ trong bể kín, lên men sinh ra khí đốt gọi là bioga. Khí bioga cung cấp nguồn năng lượng cho dân, đồng thời cung cấp phân bón cho nông nghiệp. Ngoài ra rác còn có thể tạo thành những viên năng lượng. 5. Trách nhiệm học sinh 5.1 Tiết kiệm - Mua đồ vừa đủ. - Chỉ bỏ đồ khi không còn sử dụng được nữa. 5.2 Tận dụng Cân nhắc khi vứt bỏ một thứ gì vì bạn có thể dùng chúng vào những việc khác hoặc cho ai đó đang cần. Chẳng hạn quần áo cũ lành lặn có thể cho người nghèo, quần áo rách làm giẻ lau, giấy viết một mặt có thể dùng làm nháp, Nếu gần nhà bạn có người thu gom thức ăn thừa cho gia súc, hãy để riêng chúng và mang cho họ. Dùng túi nilon cũ để đựng rác trước khi vứt bỏ để giảm bớt thải vào môi trường. 6 5.3 Phân loại rác theo các tiêu chí: - Cho gia súc. - Cuộc vận động 3R: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế). 5.4 Bảo vệ sự trong sạch của sông, hồ, ao, biển bằng cách không vứt rác xuống thủy vực ấy; không vứt rác nơi công cộng. 5.5 Thường xuyên đọc sách báo, xem ti vi về nội dung bảo vệ môi trường và góp phần phổ biến kiến thức đến nhiều người khác bằng những hiểu biết mà mình thu nhận được. 5.6 Chọn sử dụng các sản phẩm trên bao bì có ghi “Nhãn hiệu xanh” và “Nhãn sinh thái” không gây hại cho môi trường. Nhãn hiệu xanh Nhãn sinh thái 7 VI.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Xã hội ngày càng phát triển, ngoài những nhu cầu về giá trị vật chất, con người đang hướng đến việc tận hưởng những giá trị về tinh thần, việc giữ gìn môi trường từ những việc nhỏ nhất là biết phân loại rác để có cách xử trí đúng đắn với chúng sẽ giúp ta nâng cao chất lương cuộc sống. - Biết sử dụng các kiến thức các môn học vào đời sống thực tiễn, phục vụ vào cuộc sống của mình và không mắc phải những hành vi sai lầm do chỉ có “lí thuyết suông” hay thiếu hiểu biết. Như vậy, kiến thức liên môn giúp cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giúp học sinh có ý thức hơn trong việc học đi đôi với hành, rèn luyện các kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đan Phượng, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Vũ Thanh Bình 8 . HỌC • Địa chỉ: Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội • Điện thoại: • Tên tình huống: Muốn hủy hoại sức khỏe- Hãy sống chung với rác • Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết. TÌNH HUỐNG Muốn hủy hoại sức khỏe - Hãy sống chung với rác Mô tả: Trong 1 buổi thực hành tham quan ngoài thiên nhiên ở một môi trường đô thị, ngoài học sinh bắt gặp hình ảnh một ổ rác “công. thu gom. Nhưng tựu chung lại, rác thải sinh hoạt được chia làm 2 loại: rác có khả năng phân hủy và không có khả năng phân hủy. 3.1 Rác có khả năng phân hủy Là những lọai rác có nguồn gốc từ