Tiểu luận tìm hiểu Rối loạn phổ tự kỷ

9 3.3K 65
Tiểu luận tìm hiểu Rối loạn phổ tự kỷ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tìm hiểu: Rối loạn phổ tự kỷ  Nhóm 13: 1. Phùng Thu Huyền- K37C _GDTH 2. Phan Thị Thuận- K37C_GDTH 3.Nguyễn Hải Đăng- K37B_GDTH 4.Nguyễn Như Quỳnh- K37B_GDTH 5.Trần Thị Thủy- K37B_GDTH Mục lục: I. Cơ sở nghiên cứu II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Nội dung 1. Khái niệm 2. Nguyên nhân 3. Đặc điểm và biểu hiện: a. Đặc điểm b.Biểu hiện 4. Biện pháp V. Kết luận I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Ngược dòng lịch sử, dường như trẻ tự kỷ đã có mặt khá lâu trong xã hội loài người, dù rằng cho mãi đến năm 1943, sau công bố của BS Leo Kanner (Người Mỹ gốc Áo), người ta mới thực sự biết được sự hiện diện của những đứa trẻ như thế. Năm 1943, Kanner (ĐH John Hopkins – Hoa Kỳ) là người đầu tiên đã mô tả một nhóm trẻ đặc biệt này. Từ đó sự quan tâm của giới khoa học ngày càng gia tăng. Đã có nhiều học thuyết giải thích về căn nguyên của tự kỷ và hành vi thực sự của những trẻ bị tình trạng này mới ñược dần dần quan sát và mô tả thật chi tiết. Sau đó, nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ. Ở Việt Nam theo tính toán của các chuyên gia, với dân số 80 triệu nước ta có khoảng 160.000 người bị tự kỷ (tính tỷ lệ 1/7.000 dân số theo tài liệu nước ngoài). Trẻ tự kỷ ở Việt Nam thường được phát hiện muộn khi việc can thiệp đã kém hiệu quả. Theo bác sĩ Đỗ Thúy Lan, Hội Y tế công cộng, phần lớn trẻ tự kỷ là nam. Thực tế khám và điều trị tại Trung tâm Sao Mai (Hà Nội, thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) cho thấy, cứ 5 trẻ tự kỷ đến khám thì 4 là các bé trai. Chỉ 1/3 số trẻ tự kỷ đến khám trước 3 tuổi. Trong khi đó, theo tiến sĩ Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm để can thiệp tốt nhất là 18 - 36 tháng tuổi. Bác sĩ Thúy Lan cũng cho biết, lý do khiến tình trạng này bị phát hiện muộn là bố mẹ không biết đưa con đi khám ở đâu, hoặc vì mặc cảm, không muốn mọi người biết con mình bất thường về phát triển. Nhiều phụ huynh đã sớm nhận biết những bất thường trong hành vi và ngôn ngữ ở trẻ, đã đưa đi khám nhưng không chấp nhận chẩn đoán của bác sĩ hoặc có khi có những chẩn đoán mơ hồ, không chính xác. Họ đưa trẻ đi khám nhiều nơi khác mong có chẩn đoán "tích cực" hơn, và khi buộc phải chấp nhận thực tế thì đã muộn. Đối với trẻ tự kỷ, việc can thiệp sớm giúp hạn chế sự gia tăng những rối nhiễu của trẻ. Mục đích can thiệp là giúp trẻ tự chăm sóc bản thân, phát triển khả năng nói, giao tiếp để hòa nhập tốt hơn. Việc này cần sự phối hợp giữa các ngành như y tế 6 (chuyên khoa nhi, tâm thần) cùng với chuyên ngành tâm lý lâm sàng và giáo dục đặc biệt. Và nhất là với sự tận tâm của bố mẹ (họ cần được hướng dẫn kỹ năng dạy trẻ). Ở Việt Nam, việc phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ rất khó khăn vì ngành giáo dục chưa xây dựng mô hình hay chỉ đạo chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ. Các trung tâm ít ỏi cho những em này thường thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau như thuộc hội cứu trợ trẻ em tàn tật (như Sao Mai, Hy Vọng, Phúc Tuệ ở Hà Nội), hội phụ nữ (trường Hoa Phong Lan ở Đà Lạt), Bệnh viện Tâm Thần (các trường Tương Lai, tại một số quận thuộc TP HCM) sở Thương Binh & Xã Hội TP.HCM ( Trường Mầm Non 6 ) hay Giáo hội Công Giáo (trường Thánh Mẫu, TP HCM) hoặc một số trường chuyên biệt dân lập nên không thể có được những biện pháp và chủ trương thống nhất trên các quan điểm giáo dục cũng như trị liệu. Ở Đà Nẵng hiện có các trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật có tiếp nhận và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ như Nguyễn Đình Chiểu, Tương Lai và trung tâm phục hồi chức năng - bệnh viện C và bệnh viện tâm thần. Số lượng trẻ tự kỷ ở thành phố Đà Nẵng có khoảng 200 em, đó là một con số đáng quan tâm cho xã hội và các cơ quan chuyên môn (y tế, thương binh xã hội, tâm lý, giáo dục,…) II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ và đề xuất các biện pháp phòng tránh và chữa trị cho trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ lứa tuổi tiểu học. IV. NỘI DUNG 1. Các khái niệm _Rối loạn phổ tự kỷ là một tổ hợp những khuyết tật phát triển có thể dẫn đến những khó khăn đáng kể về mặt giao tiếp xã hội và hành vi. _Hội chứng rối loạn tự kỷ (tên tiếng anh là Asperger suyndrome viết tắt là AS hoặc Asperger disorder viết tắt là ASD) là một dạng hội chứng bệnh rối loạn về sự phát triển thường gặp ở trẻ em theo thể dạng rối loạn phát triển lan tỏa thuộc phổ nhẹ và có khả năng cao nhất dẫn đến tự kỷ. Kiến thức cơ bản về hội chứng tự kỷ +Người tự kỷ xử lí thông tin trong não theo một cách khác so với người khác, khuyết tật phát triển là một tổ hợp đa dạng những tình trạng mãn tính nghiêm trọng do khiếm khuyết về thần kinh hoặc thể chất gây ra. Người bị khuyết tật phát triển gặp phải khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như ngôn ngữ , khả năng vận động , học tập, tự chăm sóc bản thân và sống độc lập. +khuyết tật phát triển trong khoảng giai đoạn từ 0 đến 22 tuổi và thường tồn tại đến suốt cuộc đời của người đó. Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phổ có nghĩa là tự kỷ sẽ có ảnh hưởng đến mỗi người một khác nhauvaf có thể từ nhẹ đến nặng. người tự kỷ đều có chung một số triệu chứng giống nhau, ví dụ vấn đề giao tiếp xã hội, nhưng sẽ khác nhau về thời điểm triệu chứng thể hiện ra, mức độ nặng nhẹ và bản chất thực sự của triệu chứng. 2. Nguyên nhân - Tổn thương não thực thể :những tổn thương này có thể xảy ra ở thời kì bào thai như bà mẹ bị nhiễm virus, sản giật nhiễm độc thai nghén, suy dinh dưỡng bào thai, tổn thương xảy ra khi sinh non , trẻ ngạt khi sinh phải có sự can thiệp sản khoa như mổ, hoặc những tổn thương đối với trẻ sau khi sinh như vàng da bệnh lí, suy hô hấp phải thở máy. - Yếu tố di truyền: một số biểu hiện được cho là do một nhóm gen quy định như trẻ có thân nhân bị tâm thần phân liệt. - Yếu tố về môi trường như trường hợp trẻ bị nhiễm độc kim loại nặng như thủy ngân, chì… - Ngoài ra trẻ ít hoặc kém vận động khi 7 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh này vì góp phần làm giảm khả năng ngôn ngữ, sự phát triển về nhận thức và kĩ năng xã hội khi trẻ lớn lên. Trẻ sinh ra nhẹ cân có khả năng mắc bệnh cao gấp 5 lần so với những trẻ bình thường. 3. Đặc điểm biểu hiện a. Đặc điểm - Hội chứng rối loạn tự kỷ được bác sĩ nhi khoa người áo là Hans Asperger mô tả vào năm 1944 trong nghiên cứu của mình ông mô tả nhiều người có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ và dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội. - Những nghiên cứu sau đó đã chỉ ra những người mắc bệnh rối loạn tự kỷ nằm ở trung gian giữa khoảng trẻ em tự kỷ và trẻ em bình thường nhưng gần với mức bình thường. Những trẻ mắc hội chứng này thường dễ can thiệp tác động nhất là được phát hiện sớm và có thể trở thành trẻ gần như bình thường. a 1. Kĩ năng sinh hoạt kém Khác với trẻ em tự kỷ thường chậm nói và kém phát triển trí tuệ các em bị mắc hội chứng rối loạn tự kỷ phần lớn vẫn nói bình thường, thậm chí nói khá nhiều, và có trí tuệ trung bình khá. Tuy vậy những em mắc chứng này lại có nhiều biểu hiện của sự vụng về hậu đậu và kém về những kĩ năng cần có ở một đứa trẻ bình thường. - Những trẻ em bị bệnh này thường có vốn từ vựng nhiều nhưng lại hay nói năng rườm rà không đúng hoàn cảnh hay nói lan man - Kĩ năng xã hội, khả năng giao tiếp xã hội kém, không biết chủ động giao tiếp và gặp khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ điệu bộ nét mặt ngôn ngữ cơ thể. Giao tiếp bằng ánh mắt kém nhìn đờ đẫn vô cảm, những trẻ này thường có khuynh hướng thích sống cô đơn. - Khả năng phố hợp vận động tay chân của các em không tốt ngay cả những vận động đơn giản điều này khiến trẻ rất vụng về lóng ngóng hậu đậu, một số trẻ chân tay lóng ngóng đến mức không thể tự đi vệ sinh. a 2. Lập dị - Theo một số nghiên cứu thì những người bị hội chứng rối loạn tự kỷ ngoài việc có thể rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng thích đơn độc và đặc biệt là có thay đổi về tính cách, ví dụ như nhiều người thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng thí quá về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống. - Khả năng mất ngôn ngữ do mắc phải tâm lí kích động đến tinh thần, mất khả năng học tập. - Bên cạnh đó thính giác, vị giác, khứu giác của người bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh ánh sáng gây kích động, họ có cảm nhận về thế giới quanh mình rất khác biệt vì thế cách xử sự có vẻ kì quặc lập dị do sự khác biệt về hệ thần kinh mà không phải là do bất lịch sụ hay do hậu quả của nèn giáo dục. chính lối sống như vậy nên trẻ mắc bệnh này thường bị bạn bè xa lánh trêu chọc… a 3. Khả năng bất thường Tuy có những biểu hiện của những đứa trẻ vụng về hậu đậu lóng ngóng và lập dị nhưng bên cạnh đó một số trẻ em bị mắc hội chứng rối loạn tự kỷ lại có tư duy tốt, một số trẻ có khả năng vượt trội so với các trẻ em bình thường. những biểu hiện thường thấy như: đứa trẻ 2-3 tuổi biết đọc sách làm toán, say mê máy móc tin học… - Trẻ cũng có thể có trí nhớ phi thường khả năng tự học nghững gì mình yêu thích và thường được cho là khả năng bất thường thậm chí được gọi là thần đồng. Tuy nhiên sự thông minh kì lạ này chỉ biểu hiện ở một vài khía cạnh còn xét về tổng thể trẻ vẫn bị rối loạn phát triển. Mặt khác nhiều bé tuy có khả năng đọc sách vanh vách nhưng lại không hiểu gì. - Có ý kiến cho rằng đôi khi nhưng đưa trẻ bị rối loạn tự kỷ lại co chỉ số IQ đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực. b. Biểu hiện - Trẻ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp như gật đầu, chỉ tay. - Trẻ không chơi với ai chỉ một mình không quan tâm biểu lộ tình cảm với người khác, nhìn người như nhìn đồ vật. - Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lôn cấu trúc câu hoặc ngôn ngữ rập khuôn trùng lặp - Không biết chơi đồ chơi hay chỉ cầm lên rồi ném đi - Một số trẻ lại có sự quan tâm dai dẳng đến các chi tiết của đò vật một cách say mê. - Một số trẻ có sự ham thích kì lạ với đồ vật như đèn pin quạt trần xem quảng cáo trên ti vi - Một số trẻ có những cử chỉ chân tay bất thường như vặn tay, không bắt chước như mọi trẻ em khác, không thích nghi với thay đổi. - Thính giác vị giác khứu giác cũng bất thường, một số trẻ rất hiếu động nhưng số khác lại lầm lì đờ đẫn. - Một số biểu hiện sớm khác từ sau 18 tháng tuổi: khó nhiều không biết lạ quen, mắt nhìn xa xăm. • Một số biểu hiên khác - Có dấu hiệu thiếu kĩ năng xã hội trầm trọng khó chơi với trẻ khác cùng tuổi - Có xu hướng kém cỏi trong kĩ năng vận động tinh tế, trẻ có trục trặc về giác quan - Kĩ năng ngôn ngữ có vấn đề có thể nhận diện các từ nhưng không hiểu - Tinh thần và các biểu hiện về thể chất không bình thường, trẻ hay lo lắng trầm cảm. - Trẻ có những sở thích đặc biệt, quan tâm tới một đồ vật nào đó, trẻ có những hành vi khác thường. 4. Biện pháp - Quan tâm chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ một cách ân cần thân mật nhất để trẻ có cảm giác mình đươc quan tâm yêu thương. - Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được gần gũi giao tiếp với bạn bè, gia đình nhiều hơn. - Giáo dục trẻ bằng cách thân thiện nhất để trẻ tự mở lòng mình, biết hòa đòng chia sẻ. - Sử dụng phương pháp trị liệu bao gồm thuôc chông trầm cảm chống loạn… - Tăng cường hoạt động giao lưu tiếp xúc vui chơi để trẻ có nhiều cơ hội được giao tiếp xã hội. - Sự can thiệp của các tổ chức gia đinh phối hợp nhà trường và trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ để tích cực giáo dục trẻ giúp trẻ trở về với cuộc sống bình thường. V. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận, chúng tôi mong muốn giúp cho mọi người có thêm phần hiểu biết về hội chứng Rối loạn phổ tự kỉ, để từ đó cảm thông, chia sẻ khó khăn với các bệnh nhân, biết cách phòng tránh hội chứng xảy ra với người thân hay những người xung quanh. . NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ và đề xuất các biện pháp phòng tránh và chữa trị cho trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ lứa tuổi tiểu học. IV bệnh rối loạn về sự phát triển thường gặp ở trẻ em theo thể dạng rối loạn phát triển lan tỏa thuộc phổ nhẹ và có khả năng cao nhất dẫn đến tự kỷ. Kiến thức cơ bản về hội chứng tự kỷ +Người tự kỷ. DUNG 1. Các khái niệm _Rối loạn phổ tự kỷ là một tổ hợp những khuyết tật phát triển có thể dẫn đến những khó khăn đáng kể về mặt giao tiếp xã hội và hành vi. _Hội chứng rối loạn tự kỷ (tên tiếng anh

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan