Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được: - Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi - Một số nét đặc sắc về nghệ th
Trang 1Tiết 38: Đọc văn
Cảnh ngày hè
(Bảo kính cảnh giới - bài 43)
Nguyễn Trãi
A Mục tiêu bài học
1 Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi
- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: Bình dị, tư nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn
2 Kĩ năng: Giúp HS có kĩ năng:
Phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi: câu lục ngôn, cách ngắt nhịp, từ ngữ,
3 Thái độ: Bồi dưỡng cho HS:
- Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
- Biết sống có lí tưởng, có khát vọng cao đẹp; mong muốn được cống hiến cho đất nước, nhân dân
4 Nội dung tích hợp: Tích hợp kiến thức liên môn: lịch sử, địa lí, giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống vào bài học
+ Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học xác định được tác phẩm ra đời vào thế kỉ XV - thời kì phong kiến nhà Lê ở nước ta; nắm được một số sự kiện lịch sử dân tộc thế kỉ XV, hiểu rõ tình hình kinh tế, chính trị đất nước thế kỉ XV- thời Nguyễn Trãi + Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí vùng núi Côn Sơn - tỉnh Hải Dương, nơi Nguyễn Trãi xưa lui về ở ẩn trong
những năm tháng ông viết Quốc âm thi tập, trong đó có Bảo kính cảnh giới số 43 trên bản đồ và khu vực địa lí.
+ Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Nguyễn Trãi - nhà quân sự, nhà chính trị, danh nhân văn hóa thế giới, một công dân của nước Việt: yêu nước, thương dân Từ đó, giáo dục cho thanh niên tình yêu thiên nhiên, quê hương; trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân: yêu nước, thương dân, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+ Kĩ năng sống: Biết sống có lí tưởng, có khát vọng cao đẹp; mong muốn được cống hiến cho đất nước, nhân dân.
Ngoài ra còn tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ những điểm tương đồng giữa hai tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Trãi - Hồ Chí Minh: Yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; yêu nước, thương dân tha thiết trọn đời
B Chuẩn bị phương tiện dạy học
1 Chuẩn bị của giáo viên (GV): Soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học.
Trang 22 Chuẩn bị của HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi định hướng; sưu tầm tư liệu, hình ảnh phục vụ nội dung bài học; vẽ tranh cảnh ngày hè
qua cảm nhận bài thơ, chuẩn bị phương tiện học tập: phiếu học tập, bút dạ, giấy khổ A3,
C Phương pháp dạy học:
- Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, thuyết trình,
- Hoạt động cá nhân: theo sơ đồ KWL.
- Hoạt động nhóm theo phương pháp khăn phủ bàn.
D Nội dung và tiến trình tiết dạy:
I Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
II Kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế vào bài mới (3 phút)
* Câu hỏi: Trước khi bước vào tiết học, em đã biết được những kiến thức gì liên quan đến nội dung bài học và em mong muốn được tìm hiểu
thêm những vấn đề gì?
* 1, 2 học sinh trả lời
* GV nhận xét, cho điểm, dẫn vào bài mới
III Bài mới (1 phút)
* Chiếu một số hình ảnh về Côn Sơn, Nguyễn Trãi.
* Vào bài: Bác Hồ của chúng ta, trong những tháng ngày lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian lao của dân tộc, Người vẫn dành thời gian về thăm Nguyễn Trãi, xúc động đọc bia Côn Sơn, tưởng nhớ người anh hùng dân tộc cách mình 5 thế kỉ cùng chung tâm nguyện một đời:
Độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân Người anh hùng ấy đã để lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ trong đó có tập Bảo kính cảnh
giới mà hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ trong đó.
10'
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
về "Quốc âm thi tập" và bài thơ.
? Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy
nêu những hiểu biết khái quát về tập thơ Quốc
âm thi tập?
- 1 HS trả lời
I Tìm hiểu chung
1 Quốc âm thi tập
- Là tập thơ Nôm, gồm 254 bài
- Nội dung: phản ánh vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn
Trãi
+ Lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Trang 3+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương, cuộc sống, con người
- Nghệ thuật: Sử dụng thuần thục và sáng tạo
thể thất ngôn Đường luật của Trung Quốc
- GV lưu ý: Phần Vô đề được xếp thành một số
mục, trong đó có mục "Bảo kính cảnh giới"
(Gương báu răn mình) gồm 61 bài.
- Bố cục: 4 phần
+ Vô đề (những bài thơ không có tựa đề) + Môn thì lệnh (Thời tiết)
+ Môn hoa mộc (Cỏ cây) + Môn cầm thú (Thú vật)
? Cho biết xuất xứ của bài thơ? 2 Bài thơ
- Xuất xứ: Là bài số 43/61 bài mục Bảo kính
cảnh giới - phần Vô đề.
* Lịch sử:: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Thời gian Nguyễn Trãi không còn được tin dùng, phải lui về Côn Sơn ở
ẩn (1437-1438)
* GDCD: "BKCG" tức gương báu răn mình: Giáo dục cho HS ý thức tự hoàn thiện bản thân mình
* Lịch sử: Liên hệ với một số tấm gương trong lịch sử: ý thức, thái độ nghiêm khắc với bản thân, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng VD:
Hồ Chí Minh: "Tự khuyên mình",
"Nghe tiếng giã gạo"
- GV hướng dẫn đọc:
+ Giọng đọc: Hồ hởi, thanh thản, tươi vui
+ Lưu ý cách ngắt nhịp ở một số câu
- Gọi một HS đọc
- GV nhận xét
Trang 4? Bài thơ được viết theo thể gì? Ta có thể tìm
hiểu bài thơ theo bố cục nào?
- Tìm hiểu từ khó.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật có xen
câu lục ngôn
- Bố cục:
+ 6 câu đầu: Bức tranh ngày hè
+ 2 câu sau: Khát vọng của nhà thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Dẫn: Trên báo Văn Nghệ tháng 8 năm 1957, nhà
thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết: " Nguyễn Trãi
thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh"
Ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh:
II Đọc hiểu văn bản
1 Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè
Thời chiến cũng như thời bình, lúc buồn cũng
20' như khi vui, lúc bận rộn cũng như khi thư nhàn
? Nhà thơ đón nhận cảnh ngày hè với một tâm
thế như thế nào?
(Đọc nhẩm câu thơ số 1, chú ý từ ngữ, nhịp
điệu, )
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý.
a Tâm thế của người ngắm cảnh
- Rồi: rỗi rãi, nhàn nhã
- Ngày trường: ngày dài
- Nhịp thơ: 1/2/3 chậm rãi như kéo dãn thời gian của một ngày
-> Câu thơ lục ngôn, nhịp tự do vẽ ra tâm thế ung dung, nhàn nhã, thảnh thơi của nhà thơ khi đến với thiên nhiên
? Theo em, những giây phút như thế trong
cuộc đời Nguyễn Trãi có nhiều không? -> Những giây phút hiếm hoi trong cuộc đờiNguyễn Trãi -> Hoàn cảnh lí tưởng để Nguyễn
Trãi đến với thiên nhiên
Lịch sử: Cả cuộc đời Nguyễn Trãi dốc sức cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, thiết lập triều đại mới, củng cố triều cương
- GV hướng dẫn HS khám phá vẻ đẹp của bức
tranh ngày hè qua ngòi bút nghệ thuật miêu tả
đặc sắc của Nguyễn Trãi?
b Cảnh ngày hè
- GV giảng thêm: Trong khi người ta nói nhiều
đến tùng, cúc, trúc, mai, thì Nguyễn Trãi đưa
- Hình ảnh thiên nhiên: hoè, lựu, sen -> gần gũi, bình dị, tiêu biểu cho cảnh sắc mùa hè của nông
Địa lí: Thiên nhiên, cảnh sắc nông thôn Việt Nam mùa hè: thiên
Trang 5vào thơ những loại cây: hoè, lựu, sen, Nó vô
cùng quen thuộc, gần gũi, mến yêu đối với mỗi
con người Việt Nam
hoa lá đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ Việt Nam Vẻ đẹp đó đi vào các tác phẩm của Nguyễn Trãi phần : Môn hoa mộc
Màu sắc, hương vị của bức tranh ngày hè? - Màu sắc, hương vị:
+ Xanh, đỏ, hồng (tính từ) -> khắc hoạ nét tươi
tắn, rực rỡ của thiên nhiên
+ Ngát (tính từ) -> hương thơm ngào ngạt
=> Rực rỡ sắc hương
Sức sống của bức tranh ngày hè?
- GV nhấn mạnh: Những động từ tình thái đã
diễn tả chính xác, sinh động cái sức sống bừng
bừng, trẻ trung của cảnh Cảnh vật dường như
như có cái gì đó thôi thúc từ bên trong không thể
kìm lại được, phải giương lên, phun ra, tuôn trào,
lan toả hết lớp này đến lớp khác
(GV có thể so sánh câu thơ tả cảnh mùa hè của
Nguyễn Trãi: "Thạch lựu hiên " với câu thơ tả
cảnh mùa hè của Nguyễn Du: "Đầu tường lửa lựu
lập loè đâm bông" để khắc sâu kiến thức)
- Sức sống:
+ Đùn đùn, giương, phun, (động từ tình thái)
-> diễn tả sức sống căng đầy sung mãn của sự vật
+ Thạch lựu hiên >< Hồng liên trì (nghệ thuật
đôi) + nhịp thơ 3/4 -> nhấn mạnh vẻ rộn ràng, hài hoà, cân xứng của cảnh
=> Căng trào nhựa sống
? Điểm vào bức tranh ngày hè là những thanh
âm nào của thiên nhiên và cuộc sống? - Âm thanh: + Lao xao (từ láy, đảo): Âm thanh ồn ào, sôi
động từ xa vọng lại
-> Gợi cảnh đông đúc, nhộn nhịp của phiên chợ
cá làng chài
-> Gợi cuộc sống bình yên, no đủ của người
Lịch sử: Tình hình đời sống kinh
tế, chính trị của nước Đại Việt thế
kỉ XV: Tương đối ổn định, đời sống nhân dân thanh bình, yên ấm
Trang 6+ Dắng dỏi (từ láy tượng thanh,đảo): Âm thanh inh ỏi, ồn ã của tiếng ve như tiếng đàn lảnh lót dội lên
-> Gợi không khí rộn rã, tươi vui, náo nhiệt của cảnh vật
-> Gợi khung cảnh thanh bình, êm ả của làng quê
=> Dân dã, đời thường
- Gv bình sâu: Hai thanh âm, một của thiên nhiên,
một của cuộc sống đều là hai nét nhạc đồng quê
dân dã Nó hoàn toàn bước ra khỏi lâu đài ước lệ,
tượng trưng của thơ ca truyền thống bao thế kỉ Nó
đi về phía cuộc đời bình dị, lắng nghe hơi thở của
chính sự sống thường nhật hàng ngày
=> Sống động, tươi vui
* Thế giới quan tươi sáng, khoẻ
khoắn đầy tinh thần lạc quan cải tạo hoàn cảnh của người tù cộng sản Hồ Chí Minh: Trong cách nhìn đầy khoẻ khoắn của Nguyễn Trãi,
ta như bắt gặp nhãn quan cách mạng tươi sáng của người tù cộng sản Hồ Chí Minh Đây thực sự là cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn vĩ đại, có điểm xuất phát là niềm yêu đời, khát sống dào dạt,
? Khái quát vẻ đẹp của bức tranh ngày hè
trong sáu câu thơ đầu? * Tiểu kết: Bằng hệ thống ngôn từ giàu sứcgợi, một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc, 6
câu thơ đã khắc hoạ được:
- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày
Trang 7hè: sinh động, đầy sức sống; bình dị, gần gũi.
? Từ bức tranh ngày hè, em có cảm nhận gì về
vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ Ức Trai?
? Em tìm thấy điểm gặp gỡ nào giữa tâm hồn
Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh?
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên; gắn bó tha thiết với cuộc sống thôn quê
* Tâm hồn nghệ sĩ trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* GDCD: Tình yêu thiên nhiên gắn
bó tha thiết với cuộc sống bình dị, dân dã, là một phần của tình yêu đất nước quê hương.
*Thảo luận:
? Hai câu kết bộc lộ khát vọng gì của nhà thơ?
2 Hai câu kết: Khát vọng của nhà thơ.
Hoạt động nhóm: Theo phương pháp khăn
phủ bàn.
- HS đọc 2 câu kết
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm:
`
- GV nhận xét chung và định hướng cách hiểu
dựa trên một số cơ sở:
+ Cách hiểu có bám sát vào ngôn từ văn bản
không?
+ Có phù hợp với cảm hứng chủ đạo của Quốc
âm thi tập và thơ văn Nguyễn Trãi nói chung?
+ Có phù hợp với tư tưởng, tình cảm và khát
vọng của Nguyễn Trãi
Lịch sử: Tháng 2 năm 1437 , vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với hoạn quan Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triều đình Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu tâu rằng: Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm
là văn của nhạc Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hoà Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy
Trang 8GV chốt:
- Điển tích Ngu cầm: khát vọng về cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
? Suy nghĩ của em về khát vọng ấy của Nguyễn
Trãi?
- HS phát biểu
- GV nhấn mạnh: Khát vọng hoà bình hạnh phúc
và no ấm cho nhân dân là khát khao mãnh liệt, là
tâm nguyện suốt một đời Nguyễn Trãi:
"Sách một hai phiên làm bầu bạn
Rượu năm ba chén đổi công danh
Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa
Cầu một: Ngồi xem đời thái bình"
(Tự thán - bài 10)
-> Khát vọng lớn lao, cháy bỏng suốt một đời
Nguyễn Trãi
* Trong những thao thức, trăn trở
ấy của Nguyễn Trãi, ta như bắt gặp những đêm không ngủ của Bác
Hồ "Nếu một ngày Tổ quốc chưa được độc lập, nhân dân còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Cả cuộc đời Người: "Chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc
? Em có nhận xét gì về hiệu quả nghệ thuật của
câu lục ngôn nhịp 3/3 kết thúc bài thơ trong
việc diễn tả tâm sự của Ức Trai ?
- Câu kết: 6 chữ, nhịp 3/3 ngắn gọn, dứt khoát -> thể hiện sự dồn nén cảm xúc
-> nhấn mạnh điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai
là hướng về người dân
? Qua hai câu kết, em thấy được vẻ đẹp nào
trong con người Nguyễn Trãi ? => Tấm lòng yêu nước thương dân, tha thiếttrọn đời Lịch sử: Với Nguyễn Trãi, đó là một tư tưởng lớn, từng sục sôi
trong hành động, khắc khoải trong tâm tưởng suốt một đời
Trang 92' ? Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời
GV chốt
III Tổng kết
1 Nội dung
- Vẻ đẹp bức tranh ngày hè: chân thực, gần gũi, sinh động và tràn đầy sức sống
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; yêu nước, thương dân
* GDCD: Tình yêu nhân dân, đất nước, ý thức trách nhiệm với những con người xung quanh.
Trắc nghiệm: Theo em, sự sáng tạo của
Nguyễn Trãi trên thể thơ thất ngôn, bát cú
Đường luật thể hiện trong bài thơ: "Cảnh ngày
hè" ở những phương diện nào?
A Xen những câu 6 chữ
B Kết cấu, bố cục linh hoạt
C Ngắt nhịp tự do
D Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, tinh tế
E Tất cả các đáp án trên
2 Nghệ thuật
- Sử dụng thuần thục, sáng tạo thể thơ Đường luật (xen câu lục ngôn, bố cục linh hoạt, nhịp điệu tự do, )
- Ngôn ngữ đạt đến trình độ kết tinh nghệ thuật thơ Tiếng Việt: giản dị, chân thực mà chính xác, tinh tế, gợi cảm
Bài 1: Theo em, khát vọng hạnh phúc, no ấm
cho nhân dân của Nguyễn Trãi trong bài thơ
có cội rễ sâu xa từ tư tưởng nào?
Tư tưởng ấy sau này được thế hệ sau tiếp thu
và nhân lên như thế nào?
* Lịch sử: Truyền thống yêu nước, tư tưởng thân dân của biết bao tấm gương yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Đáp án: Xuất phát từ tư tưởng "Thân dân" (dĩ dân vi bản - lấy dân làm gốc) * Tư tưởng coi trọng sức dân, luôn đề cao nhân dân, tất cả vì dân của
Nguyễn Trãi sau này đã được Chủ
thu và nhân lên một cách xuất sắc Người tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của dân: "Còn dân là còn nước"
HS có thể rút ra một số bài học, GV củng cố,
khắc sâu.
Bài 2: Qua bài thơ, em rút ra cho mình bài
học gì về lẽ sống của tuổi trẻ?
GDCD: Giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân với cộng đồng, công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: trách nhiệm của tuổi trẻ ra sức học tập,
Trang 10rèn luyện, lao động để đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước.
* Lời kết và phần ngâm thơ của GV (1 phút)
E Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (1 phút)
1 Học bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ
- Hoàn thiện sơ đồ KWL phần L - Những kiến thức đã học được (về tác giả, tác phẩm và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh) - tiết sau nộp.
2 Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài Tiết 41: "Đọc Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) theo hệ thống câu hỏi phần Hướng dẫn học bài - SGK
- Cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Điểm sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: quan tâm đến thân phận những người nghệ sĩ sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho
xã hội
+ Mạch cảm xúc đặc biệt của bài thơ
+ Qua bài thơ, tìm điểm gặp gỡ giữa tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du và Hồ Chí Minh