Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại. Đó là nhà nước lấy nhân
Trang 2
Lời mở đầu 3
I-CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 4
1.Khái niệm về nền hành chính quốc gia 4
2.Mục tiêu tiến trình cải cách hành chính 4
3.Những nội dung chủ yếu của pháp luật cải cách hành chính 5
3.1.Cải cách thể chế 5
3.2.Cải cách tổ chức bộ máy hành chính 6
3.3.Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 8
3.4.Cải cách tài chính công 9
4 Kết luận 10
II-CẢI CÁCH TƯ PHÁP 11
1.Mục tiêu của cải cách tư pháp 11
2.Phương thức thực hiện cải cách 12
3.Phương pháp tiến hành 12
4 Kết luận 16
III-CẢI CÁCH LẬP PHÁP 16
1.Sự vận động của hệ thống pháp luật Việt Nam 16
2 Tổ chức hoạt động của Quốc hội và nhiệm vụ lập pháp 17
3 Những vấn đề đặt ra đối với cải cách lập pháp 18
4 Kết luận 20
Trang 3Lời mở đầu
Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại
Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể, lấy pháp luật làm tiêu chí để quản lý xã hội Cốt lõicủa tư tưởng, quan điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN chính là Nhà nước của dân, do dân và
vì dân; quản lý xã hội và quản lý chính bản thân mình bằng pháp luật Không một thể chế nhànước và xã hội nào có thể đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật Mọi cơ quan, tổ chức vàcông dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp Mọi quyết định của cơ quancông quyền phải hợp pháp Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải lấy pháp luật làmchuẩn mực
Do đặc thù của thể chế chính trị, do đặc điểm truyền thống của các dân tộc và do nhữngnguyên nhân khác nhau, Nhà nước pháp quyền không có khuôn mẫu chung cho mọi quốc gia Đểtránh nguy cơ độc đoán, chuyên quyền, nhiều nước phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánhquyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, với phương châm dùng quyền lực kiểm tra, giám sátquyền lực Trong quá trình hoạt động, các cơ quan này kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm sự cân bằngquyền lực, tránh tình trạng lạm quyền, lấn át của quyền này đối với quyền khác Ở nước ta, tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam không độc lập, càng không đối lập, mà thống nhất với nhautrên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Về tính chất, mối quan hệ và hoạtđộng của ba quyền này là sự phân công, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung Vì vậy, cần có
sự phân định rành mạch, khoa học để các cơ quan thực hiện các quyền phát huy tính năng động,sáng tạo, hoạt động đúng thẩm quyền, và tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ Đồng thời, có
sự phối hợp, kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện các quyền để phát huy hiệu lực chungcủa quyền lực nhà nước thống nhất Cải cách hành chính (CCHC) do đó cần được tổ chức triểnkhai toàn diện, đồng bộ, gắn kết với cải cách lập pháp và cải cách tư pháp
Trang 4I- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Nền hành chính có chức năng thực thi quyền hành pháp - tổ chức thi hành pháp luật và quản
lý, điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hoá chủ trương,đường lối của lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luậtthực hiện nghiêm chỉnh, chính xác luật pháp Vì nền hành chính ra đời, tồn tại và thay đổi theo
sự hình thành, phát triển của Nhà nước nên CCHC phải xuất phát từ tính chất riêng biệt của hệthống chính trị, từ hoàn cảnh lịch sử và thực tế đời sống chính trị – kinh tế - xã hội mỗi nước Bản thân nền hành chính nhà nước của Việt Nam đựơc hình thành và vận hành qua nhiềuthời kỳ lịch sử khác nhau, tuy đã có nhiều đóng góp cho việc quản lý đất nước, nhưng thực tếcũng cho thấy, khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và trước đòi hỏi quản lý nền kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường, nó ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật có tính cố hữu, ngày càng bộc
lộ sự xa dân, quan liêu Đặc biệt bộ máy rất cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, thủtục điều hành rất nặng nề, gây phiền hà cho dân Chế độ và trách nhiệm công vụ không rõ ràng,thiếu minh bạch Cán bộ, công chức có nhiều người sách nhiễu dân, lãng phí và tham nhũngngày càng nên phổ biến, có tổ chức và trở thành quốc nạn Như vậy, Việt Nam muốn phát triểnkhông thể nào không tiến hành cải cách để đổi mới nền hành chính nhà nước Trong nhiều vănkiện chính thức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam nhận định rằng, nếu không cải cách nềnhành chính thì sự tồn vong của chế độ sẽ bị ảnh hưởng là điều chắc chắn
1 Khái niệm về nền hành chính quốc gia
Nền hành chính nhà nước (hay gọi là nền hành chính công, nền hành chính quốc gia) là tổngthể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp, có trách nhiệm quản lí công việccông hàng ngày của nhà nước; do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằngcác văn bản dưới luật, nhằm thực thi chức năng quản lí của nhà nước, giữ gìn, bảo vệ quyền lợicông và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong quan hệ giữa công dân với nhà nước
Về mặt quản lí, nền hành chính nhà nước gồm ba bộ phận chính: 1) Thể chế nền hành chính;2) Tổ chức bộ máy hành chính; 3) Nền công vụ
2 Mục tiêu tiến trình cải cách hành chính:
Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng,nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra với những mụctiêu như sau:
Trang 5Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đạihoá, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân, một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao.
- Tới năm 2010 có một đội ngũ công chức cơ bản hội đủ các yêu cầu về chức danh
- Cải cách tiền lương (2005); xây dựng một cơ chế tài chính thích hợp; áp dụng điện tử hoá,tin học hoá nền hành chính nhà nước
- Xây dựng một cơ cấu Chính phủ gọn nhẹ với các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tậptrung thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Thực hiện từng bước sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa cácngành rõ ràng hơn
3 Những nội dung chủ yếu của pháp luật cải cách hành chính
3.1.Cải cách thể chế
a Khái niệm
Thể chế hành chính là mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính.Các cơ quantrong bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam có mối quan hệ một cách hệ thông theo nhiềuchiều và chủ yếu là theo nguyên tắc tập quyền
b Nội dung cải cách
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộcông chức
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
c Phương hướng cải cách chủ yếu
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ trực tiếp cho cải cách hànhchính Chú trọng xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành số lượng lớn nghị định hướng dẫn thihành luật, pháp lệnh Tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến hết tháng 4-2005, Chính phủ
đã trình Quốc hội 49 dự án luật, qua đó đã tạo cơ sở vững chắc cho cải cách thể chế, kết hợp giữa
Trang 6cải cách lập pháp và cải cách hành chính Các luật đã thể hiện rõ các quan điểm, các chủ trươngcủa Đảng về phát triển kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, sắp xếp và đổi mớidoanh nghiệp nhà nước, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhànước vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và hoạt động của các doanh nghiệp, giảm bớt
cơ chế xin - cho
- Chính quyền các địa phương tăng cường công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bảntheo thẩm quyền để thi hành các thể chế do Trung ương quy định và cụ thể hóa việc thực hiệnvào điều kiện cụ thể của từng địa phương trong thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, giảiphóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, phân cấp, ủy quyền cho các sở và cấphuyện trên nhiều lĩnh vực Tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệmcủa từng cơ quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ dần sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng,nhiệm vụ và bước đầu phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp, dịch vụ công
- Thể chế quan hệ giữa nhà nước với nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện Nổi bật
là việc lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng Tăngcường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước Tăng thẩm quyền,trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân Thực hiện Quy chếDân chủ ở cơ sở, cơ chế "một cửa", công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhândân
- Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi trách nhiệmcủa Chính phủ bước đầu được đổi mới, góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế của nước ta
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn bộc lộ các hạn chế sau:
-Số lượng văn bản được ban hành nhiều, nhưng còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ Tính cục
bộ ngành, lĩnh vực theo phương thức truyền thống giao cho bộ chủ trì xây dựng luật chậm đượckhắc phục Tình trạng có luật, nhưng chưa thi hành được ngay vì còn thiếu nghị định, thiếu thông
tư hướng dẫn vẫn còn khá phổ biến
-Một số thể chế cơ bản về hoạt động công vụ, về trách nhiệm thực thi công vụ của từng cơquan hành chính, chức trách của từng vị trí cán bộ, công chức chưa đủ rõ và cụ thể Đặc biệtthiếu những quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính,của từng cán bộ, công chức trong thực thi công vụ Thủ tục hành chính được cải cách từ nhiềunăm nay, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp Việc tổchức thực hiện thể chế còn nhiều yếu kém, chưa tiến hành tổng kết, sửa đổi, bổ sung kịp thời
Trang 7quan trong bộ máy hành chính có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng phối hợp thực hiện cóhiệu quả chức năng quản lý nhà nước.
b Nội dung cải cách
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý cán bộ côngchức trong thời kì mới
- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục những chống chéo, trùnglắp về chức năng, nhiệm vụ Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanhnghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nướctrực tiếp thực hiện
- Về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp Trung ương - địaphương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệmcủa chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhândân địa phương Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ Định rõnhững loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết địnhphải có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của của Trungương
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp
- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính
c Phương hướng cải cách chủ yếu
- Quá trình xây dựng và ban hành đầy đủ các nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổchức của các bộ, ngành trung ương đã mang lại kết quả quan trọng, khắc phục những chồngchéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quanthực hiện và phân cấp cho chính quyền địa phương
- Xu hướng lựa chọn đúng việc để phân cấp và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm một
số việc như thẩm quyền giao đất, cấp đất, thu hồi đất
- Bước đầu phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của đơn vị
sự nghiệp, dịch vụ công Thông qua các thể chế về nhân sự, tổ chức, tài chính công, đã tạo lậpđược những cơ sở để tiếp tục quá trình tách hành chính với doanh nghiệp, hành chính với sựnghiệp theo quan điểm của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng
Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp, việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý mới và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trang 8- Chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước chưa được phân định thật rõ ràng và phùhợp, còn chồng chéo về thẩm quyền và nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Tổ chức của các sở ở cấp tỉnh và phòng ở cấp huyện đều tăng, đặc biệt tổ chức bên trongcác bộ, ngành trung ương và các sở đều tăng
- Việc chia tách các đơn vị hành chính kéo theo phần tăng tương ứng số lượng các sở vàphòng chuyên môn và biên chế hành chính sự nghiệp cũng tăng theo
- Xu hướng nâng cấp tổ chức còn khá phổ biến như phòng lên vụ, vụ lên cục, cục lên tổngcục; cục, tổng cục lên loại I; trường trung cấp lên cao đẳng, trường cao đẳng lên đại học dẫnđến gia tăng tổ chức bên trong, tăng biên chế, khiến cho bộ máy cồng kềnh thêm
3.3.Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
a Nội dung
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
+ Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức; thông qua việcđánh giá, phân loại cán bộ, công chức Trong tiêu chuẩn quy hoạch phải xác định rõ như thế nào
là đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức không có
đủ tiêu chuẩn theo quy hoạch ra khỏi bộ máy nhà nước
+ Đổi mới nội dung chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức, đảm bảo việc sử dụngcán bộ, công chức luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thực tế Cần duy trì thường xuyên việc thituyển, sát hạch, kiểm tra năng lực cán bộ, công chức, những cán bộ, công chức nào đủ phẩm chất
và năng lực mới được vào và giữ lại làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước
+ Tiêu chuẩn đánh giá, phân loại từng cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao với những tiêu chí rõ ràng là hiệu quả, sáng tạo, thân thiện và tiết kiệm v.v
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Nghiên cứu tổng thể các nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước để thựchiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Gắn việc sử dụng với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đặc biệt là phải đổimới phương thức và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảm bảophương thức và nội dung chương trình đào tạo phải sát với thực tế của công việc Hướng đào tạophải tập trung vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng hànhchính Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính cho cán bộ,công chức cần bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là tronggiải quyết các yêu cầu thiết yếu của nhân dân, của doanh nghiệp trong các thủ tục hành chính
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
Trang 9+ Công tác đào tạo cũng cần phải thực hiện phối hợp với biện pháp giáo dục đạo đức vàphẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức để củng cố tinh thần trách nhiệm, thái độphục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức
+ Tăng cường trí tuệ tập thể trong công tác lãnh đạo nhưng cũng cần phải phân định rõ tráchnhiệm của tập thể và người đứng đầu cơ quan Từ đó, cắt giảm hợp lý các chức danh không cầnthiết trong cơ quan hành chính nhà nước
b Phương hướng cải cách chủ yếu
- Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 đã tiếp tục phân loại rõ hơn đội ngũ cán bộ,công chức trong hệ thống chính trị: cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sựnghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và côngchức cấp xã
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có, kịp thờiđiều chỉnh, ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viênchức Bước đầu có sự phân biệt đối với công chức hành chính bắt buộc qua thi tuyển, còn viênchức sự nghiệp được áp dụng cả hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển theo chế độ hợp đồng
- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được đổi mới theo hướngphù hợp với các đối tượng
- Phân công giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các bộ, ngành trung ươngtập trung vào bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch cán sự, chuyên viên
- Chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội đã có những cải cách bước đầu, góp phần ổnđịnh cuộc sống của cán bộ, công chức
Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý nhà nước trong điều kiện mới
- Một bộ phận không nhỏ suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống, tham nhũng, cửaquyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân
- Những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý cán bộ,công chức chậm được triển khai, dẫn đến các cơ quan hành chính vẫn ôm đồm và cản trở, canthiệp sâu vào hoạt động của các đơn vị cơ sở, ảnh hưởng đến sự chủ động, sáng tạo ở đó
- Công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, luân chuyển,
đề bạt cán bộ, công chức chậm đổi mới Phương pháp đánh giá cán bộ, công chức còn có lúc, cónơi thiếu công tâm khách quan, khoa học
3.4 Cải cách tài chính công:
a Nội dung
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệthống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tínhchủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hànhtài chính và ngân sách
Trang 10- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điềukiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết địnhcủa các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động củacác đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụcông, trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hànhchính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phícăn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theomục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăngquyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới như: + Cho thuê đơn vị, sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện, chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập sangdân lập
+ Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đàotạo dạy nghề, đại học, trên đại học, khám chữa bệnh có chất lượng cao v v
+ Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước,cây xanh công viên, nước phục vụ nông nghiệp…
+ Thực hiện cơ chế hợp động một dịch vụ công trong cơ quan hành chính
- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nângcao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầumối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Thực hiệndân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả chỉ tiêu tài chính được công bố công
b Phương hướng cải cách chủ yếu
- Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi xác định phân cấp theo hướng tăng tính chủ động, tăngthẩm quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương Quyền và trách nhiệm quyết địnhngân sách địa phương của hội đồng nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm Quyền quyết định ngânsách và phân bổ ngân sách hằng năm được Quốc hội thực hiện dần đi vào nền nếp
- Tiếp tục đổi mới quản lý và điều hành ngân sách Nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng vàđược tập trung kịp thời Việc cấp phát vốn đầu tư và hạn mức kinh phí cho các đơn vị dự toán vàcác tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ đã cải tiến, tạo chủ động cho các đơn vị giảm nhiềuthủ tục không cần thiết
- Qua việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính giao quyền tự chủ và tự chịu tráchnhiệm cho các cơ quan trong tổ chức, sắp xếp bộ máy đã thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho cán bộ, côngchức tham gia giám sát quá trình thực hiện cơ chế khoán theo đề án đã được duyệt, thúc đẩy sửdụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả thông qua xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng tiêu