1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm báo cáo khoa học rèn nề nếp cho học sinh lớp 1

10 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ thực tế nhiều năm dạy khối lớp 4, tôi vẫn không khỏi thắc mắc vì sao các em tuy đã lớn nhưng đa số khi bước vào năm học thì các em lại học tập ,sinh hoạt không theo một nề nếp nào hết. Đa số giáo viên khi nhận lớp trong thời gian đầu năm rất mất thời gian hướng dẫn các em học tập, sinh hoạt, cư xử với bạn bè, người lớn,….Năm nay, tôi được nhà trường phân giảng dạy lớp 1. Qua thời gian giảng dạy và quan sát học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi mới hiểu những điều mà các em chưa đạt được là phần nhiều giáo viên chưa chú trọng hình thành ngay từ những ngày đầu đến trường một cách đúng đắn. Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh không qua mẫu giáo, nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao, nhiều gia đình hoàn cảnh éo le dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường lạ lớp, bạn bè chưa quen… Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, sao cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui Muốn vậy các em cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội rất nhiều điều cần quan tâm mà mảng học tập là một mảng lớn trong giai đoạn các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì chưa có định hướng cụ thể nên các em còn rất nhiều sai sót. Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp một được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này – những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp 1 2. Ý nghĩa và tác dụng Hành vi nề nếp là sự thể hóa kiến thức tư tưởng, tình cảm đã đạt được hoặc mong muốn đạt được của con người trong nền văn hóa, nó quy định hành động của con người nhưng không phải bất cứ hành vi nào cũng là hành vi nề nếp văn hóa. Chẳng hạn sáng nào học sinh cũng thực hiện hành vi xếp hàng vào lớp, nhưng khi thực hiện hành vi đó học sinh chen lấn xô đẩy thì không thể gọi là hành vi hành vi nề nếp có văn hóa. Một hành vi nề nếp có văn hóa phải đạt những yêu cầu sau: Hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại tương đối theo một quy trình bởi nhiều người ,có tác dụng mẫu mực cho các thành viên trong nhóm chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống xã hội chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống. Do vậy hành vi nề nếp có văn hoá là hành vi của con người tự giác thực hiện có động cơ phù hợp với các chuẩn mực, quy tắt với nề nếp của lối sống xã hội. Vì vậy việc hình thành nề nếp cho mỗi người đặc biệt là cho học sinh lớp 1 có vai trò rất lớn trong đời sống. Nó góp phần hình thành những phẩm chất GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rốn n np cho hc sinh lp 1 quan trng v cn thit. 3. Phm vi nghiờn cu: - Hc sinh tiu hc trng núi chung v hc sinh lp 1c núi riờng. II/ THC TRNG CA VN NGHIấN CU. 2. C s lý lun v thc tin Nh chỳng ta ó bit mc tiờu giỏo dc tiu hc nhm giỳp hc sinh hỡnh thnh nhng c s ban u cho s phỏt trin ỳng n v lõu di v o c trớ tu phm cht , thm m v cỏc k nng c bn, gúp phn hỡnh thnh nhõn cỏch con ngi Vit Nam xó hi ch ngha, bc u xõy dng nhõn cỏch, trỏch nhim cụng dõn, chun b cho hc sinh tip tc hc cp TH. Nh vy trng hc l ni tr em hỡnh thnh v phỏt trin nhõn cỏch ton din nht. trng cỏc em c ún nhn s quan tõm dy bo ca thy cụ giỏo, s giỳp ca bn bố v c sng trong tp th lp, cỏc em cú iu kin phỏt trin trớ tu v nng khiu ca bn thõn. n trng cỏc em khụng ch c hc cỏc mụn hc m cũn c rốn luyn, c tham gia nhiu hot ng tp th phự hp vi la tui, vui v b ớch. Hot ng hc v hot ng giỏo dc l hai mt quan h cht ch nhau, hu c nhau, thỳc y ln nhau cựng phỏt trin trong quỏ trỡnh phỏt trin chung ca tr. Cú th núi trng hc l vn m cho nhng ti nng tng lai ca t nc. Mun nõng cao cht lng ton din nh trng Tiu hc thỡ mi k cng, n np phi cht ch, nghiờm tỳc. Cỏc hot ng trong nh trng phi ng b, to nờn b mỏy nhp nhng u tay, to c phong tro thi ua trong nh trng thc s cú hiu qu v cht lng cao. Hc sinh lp 1 l lp hc u tiờn ca cp hc u tiờn, lp hc to nờn nn múng tt cho nhng nm hc sau. Kinh nghim bn thõn tụi cho thy nu GVCN lm tt cụng tỏc xõy dng v rốn luyn ý thc t giỏc tớch cc, t giỏc thc hin tt cỏc n np tt v cú ý thc t qun tt thỡ s cú tỏc dng rt ln cho vic thc hin cỏc ch tiờu giỏo dc, gúp phn quan trng vo vic nõng cao cht lng giỏo dc ton din cho hc sinh. 2.Khảo sát thực tế a. Tình trạng thực tế khi cha thực hiện. Năm học 2014-2015, tôi đợc nhà trờng phân công chủ nhiệm lớp 1C với tổng số là 25 học sinh. Phần lớin các em đều cùng độ tuổi đã qua lớp mẫu giáo 5 tổi nên đa số các em đã nhận đợc mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vấn còn một số em tiếp thu chậm cha thuộc hết 24 chữ cái. Các em còn quá nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động cha ý thức đợc việc học tập của mình nên lớp học cha có nề nếp.C th nh sau: a. N np hc tp trờn lp. Khi mi bt u n trng lm quen vi vic hc tp kin thc, hu ht cỏc em cha cú GV : V Th Qunh Trang- Trng Tiu Hc Nam Li Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với ở lớp mẫu giáo, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học,ví dụ việc sử dụng đúng sách,vở, đồ dùng từng môn học;hoặc lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu nhiều sách vở, đồ dùng: giờ Toán quên vở bài tập; giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút gia đình quên nhắc nhở v.v Vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp.Do đó,cần hình thành nề nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được. Việc này cần có định hướng vì tâm lí lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong học tập nên khi cô hỏi,các em thường trả lời tự do lúc cô chưa cho phép hoặc có em đã biết giơ tay phát biểu nhưng chưa đúng cách. Chính vì vậy tôi suy nghỉ: Để dạy một tiết học đúng thời gian quy định có chất lượng và đảm bảo được không khíhọc tậpcủa lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học. b.Nề nếp học tập ở nhà: Rèn nề nếp học tập ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó mặc cho nhà trường hoặc chưa biết cách hướng dẫn con soạn sách vở, đồ dùng học tập dẫn đến ảnh hưởng chất lượng học tập. c. Nề nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em quyển sách còn chưa được bọc cẩn thận dẫn đến rách bìa, bong trang, vở quăn mép Đồ dùng học tập tuy có nhưng do chưa cẩn thận nên hỏng hoặc mất Như vậy việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học và nề nếp học tập. Thực tế học sinh lớp 1 ở độ tuổi này, các em còn non nớt, lần đầu tiên cắp sách tới trường còn nhiều bở ngỡ. Hơn nữa đa số các em được bố mẹ chiều chuộng như còn bế con đi học,dỗ dành con vào lớp Các em chưa có tính tự lập trong học tập. Việc đi học và học tập cơ bản phụ thuộc vào bố mẹ. Bố mẹ soạn đồ dùng, sách vở,thậm chí bài về nhà cũng làm hộ cho con. Còn với những gia đình không quan tâm thì: sách,vở đồ dùng của các em luôn bị thiếu.Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập trên lớp, kết quả kém, đồng thời làm nề nếp không khí học tập của lớp cũng lộn xộn Từ thực những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát nề nếp học tập của học sinh lớp1C. Kết quả thu được như sau: + Kết quả xếp loại các mặt: Học tập; Kỷ luật, vệ sinh ( Mới nhận lớp) Học tập Kỷ luật Vệ sinh Ghi chúTốt Chưa tốtTốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt 25( 1KT) 4 21 8 17 8 17 Học sinh chưa hình thành được nề nếp học tập GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 III/ Biện pháp giải quyết Từ cơ sở thực tế và những vấn đề cần thiết đã nêu để xây dựng cho học sinh lớp 1 có nề nếp học tập tốt. Tôi nhận thấy rằng giáo viên phải kết hợp với cha mẹ học sinh kiên trì và thường xuyên uốn nắn, nghiêm túc và thực hiện tốt các yêu cầu do giáo viên hay cha mẹ đưa ra khi hướng dẫn các em học tập từ đó tôi đã đề ra phương hướng giải quyết như sau: A. Các phương hướng thực hiện Rèn HS ý thức tự học trong giờ truy bài và tự giác học ở nhà Rèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay, HS đều được học 2 buổi/ngày nên toàn bộ bài học được giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn thành ngay trên lớp nhưng vẫn cần rèn cho các em có nền nếp buổi tối về nhà với sự hướng dẫn của bố mẹ, tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Đồng thời với việc buổi sáng trong giờ truy bài cán bộ lớp sẽ kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô giáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, thiếu đồ dùng học tập hay chưa chuẩn bị tốt bài. Lâu dần các em sẽ có thói quen về nền nếp học tập ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và đồ dùng học tập cho mình. Như vậy ý thức tự giác và nền nếp học ở nhà rất cần thiết và có lợi cho các em khi học ở các lớp sau này. Rèn nền nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Rèn cho học sinh thói quen vệ sinh cá nhân Để học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày, trước tiên giáo viên nên dẫn các em ra vòi nước rửa sạch sẽ và hướng dẫn cho từng em cụ thể, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hằng ngày rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh. Nếu em nào tay chân bẩn cần cho đi rửa ngay và nhắc nhở phê bình trước lớp. Đến cuối tuần có phần thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả tuần và phê bình những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh sẽ đi vào nền nếp và có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Để hình thành được các nền nếp và thói quen như trên, cần có sự giúp đõ từ phụ huynh và đồng nghiệp GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 B/Cách tiến hành a. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ càng tỉ mỉ ngay từ đầu. Bước vào học lớp một, các em chưa viết được nên đầu năm học tôi phát cho các em một thời khoá biểu, hướng dẫn các em mang về dán ở góc học tập. Tại lớp, trong từng môn học tôi hướng dẫn kỹ càng về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Các em có thể nhận biết các loại sách vở qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Đồ dùng học tập của các em tôi yêu cầu (trong học kỳ1) mỗi em có hai bút chì đã gọt đầu, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng Việt. Đồng thời qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu kết hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau. Ví dụ: Thứ hai có: Học vần; Đạo đức; Hướng dẫn tự học thì học sinh phải mang đủ:sách Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li, vở BT đạo đức. Những công việc này học sinh cần thực hiện một cách cụ thể và đều đặn. Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ tôi cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh). Hàng ngày các em đều qua sự kiểm tra của cán bộ lớp trong giờ truy bài về việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập, do đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể từng ngày thực hiện của các em. Như vậy việc đọc lại bài của các em đã trở thành việc nhắc nhở các em phải chuẩn bị sách vở cho hôm sau mà các em không quên được. - Việc học sinh ôn lại bài học ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, rất cần thiết cho việc xây dựng nề nếp học tập ở các em. Việc này cần trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy mới phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp trong học tập. Việc này giáo viên cũng cần kiểm tra thường xuyên (thông qua cán bộ lớp) để các em ý thức được việc học tập của mình. Đồng thời cô giáo cần luôn rèn luyện tác phong gương mẫu giờ nào việc nấy tạo ấn tượng tốt cho học sinh. Luôn trau dồi kiến thức, xây dựng các giờ học mẫu mực, vui vẻ nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm yêu việc học tập. - Giáo viên cũng cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. b. Đối với học sinh: - Thời gian đầu (một tháng) tôi kiểm tra hàng ngày từng em. Khi đã thành nề nếp rồi tôi giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp, cụ thể là các em tổ trưởng, sau báo cáo lại cho giáo viên. Phải có sự kiểm tra thường xuyên tất nhiên phải có em thực hiện tốt, có em chưa tốt. Tôi hướng dẫn các em tổ trưởng ghi lại sự kiểm tra của các em vào sổ thi đua của tổ. Cuối tuần tổng kết vào buổi sinh hoạt lớp. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương có phần thưởng ( khen hoặc thưởng có khi chỉ là một quyển vở, tẩy hoặc mỗi em một nhãn vở). Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp, nếu nhiều lần giáo viên sẽ ghi vào sổ liên lạc và kết hợp cùng phụ huynh học sinh để khắc phục. - Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ: b: lấy bảng; GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 sTV: sách Tiếng Việt… Em nào đã sắp xếp sách vở ở nhà một cách khoa học thì lấy vở nhanh, tôi cho các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn học trên bảng thì là lúc các em lấy sách vở của môn đó ra, và khi cô giáo giới thiệu bài học, viết tên bài học trên bảng thì các em phải mở đúng sách vở phần bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. - Trong tiết học khi cần phát biểu tôi hướng dẫn học sinh nếp giơ tay phát biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, bàn tay khép lại. Không nói leo, gây ồn ào trong giờ học. - Trong giờ học vần: Khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn mép, hướng dẫn tỉ mỉ cách đứng đọc, cách lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng. - Hoặc trong giờ tập viết: Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng, đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bút khi viết, không được ấn mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm quăn mép vở…Việc rèn nếp giữ vở sạch đẹp là vô cùng quan trọng trong nếp học tập của người học sinh. Như vậy việc rèn nếp giữ gìn sách vở ngay trong giờ học, học sinh được hướng dẫn thực tế và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói quen tốt. c. Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp: Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Ở đây tôi chỉ nói đến phạm vi hẹp: đó là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè… Vấn đề này giáo viên cần theo dõi và uốn nắn học sinh kịp thời cũng như để lựa chọn chính xác. - Sau đó, hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm ba tổ phó, ba tổ trưởng, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. Đầu buổi học : Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mới…rồi tổ trưởng báo cáo với giáo viên. Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng hay lớp phó ( nếu lớp trưởng vắng) và đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ… Trường hợp vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. Có như thế các em mới nhớ và tạo thói quen có nề nếp tốt trong học tập. d. Kết hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp , các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Hát, Mỹ thuật, Thể dục…nên việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu…Nếp này GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 phải được rèn thường xuyên trong học sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên. e. Kết hợp với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh. - Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con. - Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao - Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nếp học tập tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp lớp, đảm bảo thời gian học. Giáo viên là người gần gũi với các em ở trường, vì vậy trong các giờ học trên lớp, tôi uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay ngắn, không nằm bò ra bàn, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây không khí uể oải trong lớp học. Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Những biện pháp này góp phần hình thành cho học sinh lớp một có nề nếp trong học tập giúp các em học tập tốt hơn và từ đó các em cũng có hứng thú say mê trong học tập. C. KẾT LUẬN 1. Kết quả. Xuất phát từ đặc điểm tình hình của của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, sau một thời gian tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về nền nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh nhịp nhàng, các em đã chủ động tiếp thu bài, không khí học tập của lớp, sôi nổi, thực sự trở thành tiết học “ học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp 1 không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập và đã thu được kết quả. Tóm lại : Xây dựng nề nếp học tập tốt cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên . Muốn lớp học có nề nếp học tập tốt nâng cao được chất lượng học tập thì giáo viên phải thực sự yêu thương, gần gũi với các em, phải nhẫn nại, có tinh thần trách nhiệm cao. Muốn đạt được những thành quả như mong muốn trước hết chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu. 2. Kết luận. Qua quá trình thực hiện theo định hướng xây dựng nề nếp học tập cho học sinh và các biện pháp nêu trên , tôi nhận thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó chất GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên ,các em luôn chủ động trong học tập. Chính thói quen về nề nếp học tập của học sinh làm cho cô giáo thêm say sưa , hứng thú trong giảng dạy, luôn chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ lưỡng và sinh động trong các tiết học.Học sinh có điều kiện để học tập tốt và có được niềm vui khi đến trường, được bộc lộ những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn .Tình bạn, tính cộng đồng trong tập thể lớp được xây dựng và củng cố bền vững để các em có điều kiện nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp về mái trường, về thầy cô và bạn bè. Trên đây là một số định hướng để xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1C trường Tiểu học Nam Lợi .Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy ở lớp 1, tôi mong được Ban Giám Hiệu và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp của tôi ngày một tốt hơn, góp phần vào thành tích chung của nhà trường nói riêng cũng như hiệu quả giáo dục nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Nam Lợi, ngày 16 tháng 10 năm 2014 Xác nhận của Hiệu Trưởng Người viết Nguyễn Thị Nhị GV. Vũ Thị Quỳnh Trang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Vũ Thị Quỳnh Trang Sinh ngày: 17 - 02 - 1988 GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 Năm vào ngành: 2010 Chức vụ: Giáo viên Bộ môn giảng dạy: Giảng dạy văn hoá và chủ nhiệm lớp 1C Trình độ chuyên môn: CĐSP Hệ đào tạo: Chính quy GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi . kh học tậpcủa lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học tập ngay từ đầu năm học. b .Nề nếp học tập ở nhà: Rèn nề nếp học tập ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho. Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 III/ Biện pháp giải quyết Từ cơ sở thực tế và những vấn đề cần thiết đã nêu để xây dựng cho học sinh lớp 1 có nề nếp học tập tốt. Tôi. rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó chất GV : Vũ Thị Quỳnh Trang- Trường Tiểu Học Nam Lợi Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 lượng học

Ngày đăng: 13/07/2015, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w