Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường TPCP ở Việt Nam đãkhẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc huy động vốn cho Ngân Sách NhàNước NSNN và cho đầu t
Trang 1Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
THỊ TRƯỜNG TÍN PHIẾU KHO BẠC VÀ TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường Trái Phiếu Chính Phủ (TPCP) là một bộ phận quan trọng của thị trườngtài chính Thị trường TPCP bao gồm thị trường Tín Phiếu Kho Bạc (thị trường TPCPngắn han) và thị trường Trái Phiếu Chính Phủ (thị trường TPCP dài hạn) Nó có chứcnăng thu hút, di chuyển các nguồn vốn từ nơi có khả năng sinh lợi thấp đến nơi có khảnăng sinh lợi cao hơn và từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng các yêu cầu về vốn
để phát triển kinh tế và là công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành vĩ
mô nền kinh tế
Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường TPCP ở Việt Nam đãkhẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc huy động vốn cho Ngân Sách NhàNước (NSNN) và cho đầu tư phát triển, ổn định nền tài chính quốc gia, kiểm soát đượclạm phát, thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường tài chính Tuy nhiên, trong quá trìnhhoạt động thị trường TPCP còn bộc lộ không ít nhược điểm, thị trường sơ cấp và thịtrường thứ cấp còn những hạn chế nhất định Để khai thác có hiệu quả các nguồn vốnthông qua thị trường TPCP thì đòi hỏi thị trường này phải càng được củng cố, phát triển
và hoàn thiện hơn nữa Vì thế, nhóm chọn đề tài “Hoạt động Tín phiếu Kho bạc và Trái
phiếu Chính Phủ ở Việt Nam” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trình bày lý luận cơ bản, tổng quan về Trái Phiếu Chính Phủ, làm rõ chức năng vàvai trò của thị trường Trái Phiếu Chính Phủ trong nền kinh tế Nghiên cứu thực trạng hoạtđộng thị trường TPKB và TPCP của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2014, đánhgiá những kết quả đạt được, những điểm hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến nhữnghạn chế của thị trường TPCP ở Việt Nam Trên cơ sở đó, nêu ra quan điểm, định hướng
và đề xuất các giải pháp, lộ trình phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP ở Việt Namtrong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 4Đối tượng nghiên cứu là thị trường TPKB và TPCP ở Việt Nam, bao gồm thị trường
sơ cấp và thứ cấp
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào thị trường TPKB và TPCP, thực trạng thị trườngTPKB và TPCP ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển và hoàn thiện thịtrường TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã áp dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các số liệu lịch sử,
so sánh đối chiếu trong quá trình nghiên cứu Các phương pháp này dựa trên nền tảng củaphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
5 Những đóng góp
Phương diện lý luận: Hệ thống hóa, tổng quan những lý luận cơ bản về TPKB vàTPCP, thị trường TPKB và thị trường TPCP Phân tích và đánh giá về thực trạng thịtrường Việt Nam trong những năm gần đây
Phương diện thực tiễn: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện thịtrường TPCP trong thời gian tới
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về thị trường Tín Phiếu Kho Bạc và thị trường Trái PhiếuChính Phủ
Chương 2: Thực trạng thị trường Tín Phiếu Kho Bạc và Trái Phiếu Chính Phủ ở ViệtNam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường Tín Phiếu Kho Bạc và Trái Phiếu ChínhPhủ ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN PHIẾU KHO BẠC VÀ
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1.1 Thị trường Tín Phiếu Kho Bạc và Trái Phiếu Chính Phủ
1.1.1 Khái niệm - đặc điểm
Trái phiếu Chính phủ (TPCP) là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huyđộng vốn cho Ngân sách Nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụthể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước Chủ thể phát hành TPCP là Bộ Tài chính Đốitượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài TPCPđược phát hành cho các mục đích sau:
- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ươngtheo quy định của Luật NSNN;
- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN từ vay trái phiếu ngắn hạn
- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ
- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theoquy định của pháp luật
- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia
Tín phiếu Kho bạc Nhà nước là TPCP có kỳ hạn dưới một năm, các loại TPCP khác
có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên
TPCP được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử,được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết tại sở giao dịchchứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính; được giao dịch trên thị trường tiền tệ và tại
sở giao dịch chứng khoán nơi niêm yết trái phiếu Trái phiếu được phát hành theo lãi suất
cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp có thẩmquyền phê duyệt
TPKB là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát hành để bù đắpcho những thiếu hụt tạm thời của NSNN và là một công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhànước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ TPKB thuộc loại chứng khoán chiết khấu, là
Trang 6loại chứng khoán không được nhà phát hành trả lãi, được bán với giá chiết khấu tức là giáthấp hơn mệnh giá Khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ mệnh giá, vì vậy phầnchênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng khoán chính là lãi của nhà đầu
tư TPKB được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ bởi
vì hầu như không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành Tuy nhiên mức lãi suất của nóthường thấp hơn các công cụ khác lưu thông trên thị trường tiền tệ TPKB thường đượcphát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu giá Người mua chủ yếu là các ngân hàng,ngoài ra còn có các công ty và các trung gian tài chính khác TPKB được xem là công cụ
có tính lỏng cao nhất trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất
Về phương thức phát hành trái phiếu:
- TPKB được phát hành theo phương thức đấu thầu qua sở giao dịch NHNN ViệtNam hoặc phát hành trực tiếp cho NHNN Việt Nam Bộ Tài chính và NHNN Việt Namhướng dẫn về trình tự thủ tục phát hành TPKB Trường hợp phát hành trực tiếp TPKBcho NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính thống nhất với NHNN Việt Nam để trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định đối với từng đợt phát hành
- TPCP được phát hành theo các phương thức sau:
+ Đấu thầu phát hành trái phiếu
+ Bảo lãnh phát hành trái phiếu
+ Đại lý phát hành trái phiếu
+ Bán lẻ trái phiếu
Đối tượng tham gia đấu thầu TPKB là các Ngân hàng Thương mại (NHTM), công tychứng khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác Trường hợp các đối tượngnày không mua hết khối lượng TPKB của đợt phát hành thì NHNN Việt Nam được quyềnmua một phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn lại phù hợp với mục tiêu điều hànhchính sách tiền tệ trong từng thời kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính Đối với tráiphiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc, đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh, đại
lý phát hành là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt
Trang 71.1.2 Phân loại Trái Phiếu Chính Phủ
Trái Phiếu Chính Phủ gồm các loại hình như sau:
Thứ nhất, TPKB là loại TPCP có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền
phát hành là đồng Việt Nam Các kỳ hạn khác của TPKB do Bộ Tài chính quyết định tùytheo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần
Thứ hai, trái phiếu kho bạc là loại TPCP có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng
tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi
Cuối cùng là công trái xây dựng Tổ quốc là loại TPCP có kỳ hạn từ một (01) năm
trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồnvốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếukhác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động
Các nhân tố khách quan:
- Nhân tố về kinh tế: từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nềnkinh tế đã tăng trưởng rõ rệt Tuy nhiên nền kinh tế vẫn mất cân đối, lạc hậu, nguồn thucho NSNN còn thấp ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của KBNN
- Nhân tố về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngươi trong cả nước còn thấp, tỷ lệ
hộ đói nghèo còn cao, tích luỹ trong dân cư chưa lớn, chưa đồng đều mà chỉ tập trung vàomột số hộ, một số doanh nghiệp tư nhân Trình độ dân trí thấp nên việc phát hành TPCPcủa Kho Bạc để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư chưa đạt hiệu quả cao
- Nhân tố lạm phát: Do tình hình lạm phát còn lớn, đồng tiền vẫn bị mất giá, do vậyrủi ro là không tránh khỏi Dù lãi suất cao nhưng tiền mất giá thì lãi suất không bù đượcvốn gốc, người dân mua TPKB phải chịu lãi suất âm Đó là lý do khiến người dân khôngdám mạo hiểm bỏ tiền vào mua Trái Phiếu Chính Phủ Do đó, lạm phát cũng là một nhân
tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của KBNN
Trang 8- Nhân tố thông tin, tuyên truyền: Do thông tin, tuyên truyền còn hạn chế, chưa tổchức được mạng lưới tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn cả nước, chưa có hoạt độngMarketing chuyên sâu nên người dân chưa quen với Trái Phiếu Chính Phủ Tập quán choNhà nước vay dài hạn chưa hình thành vững chắc trong dân cư nên họ chưa tin vào tươnglai của việc mua trái phiếu.
- Nhân tố về tổ chức công tác huy động vốn: Việc tổ chức phát hành trái phiếuChính phủ tại các địa bàn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việchuy động vốn
1.2 Khái quát quá trình phát triển
1.2.1 Giai đoạn kháng chiến
Trong thời kỳ đầu lập nước và giữ nước, Chính phủ cũng đã áp dụng các hình thứccông phiếu để huy động sự đóng góp và vay của dân để tăng cường nguồn lực tài chínhphục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và phát triển kinh tế đất nước trong từng thời
kỳ Sau khi giành được chính quyền, để giải quyết những khó khăn về mặt tài chính, ngày
Trang 916/7/1946 Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ra sắc lệnh số 122 cho phép Uỷban hành chính Nam bộ phát hành công trái vay của dân 5 triệu đồng, lãi suất thường niênkhông quá 5% để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ.
Năm 1948, Bác Hồ ký sắc lệnh số 160-SL ngày 14/4/1948 cho phép phát hành trongtoàn quốc “Công trái kháng chiến” Nhằm một là: Huy động số tiền nhàn rỗi trong dân đểphục vụ sản xuất và chiến đấu; hai là: Dùng công phiếu kháng chiến như một thứ tiền dựtrữ với lãi suất 3%, thời hạn trả lãi 5 năm Đến năm 1950, trên tinh thần tổng động viên,Chính phủ cho phép phát hành loại Công trái quốc gia ghi bằng thóc để đảm bảo giá trị sốtiền vay lãi suất 3% thời hạn 5 năm (Sắc lệnh số 139-SL ngày 19/9/1950)
1.2.2 Thời kỳ xây dựng đất nước
Thời kỳ xây dựng đất nước, để tăng cường huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu
tư phát triển, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng hội nhập cộngđồng quốc tế Ngày 25/11/1983 Chính phủ ban hành pháp lệnh về việc phát hành Côngtrái xây dựng Tổ Quốc bằng đồng Việt Nam, bằng thóc, bằng ngoại tệ thời hạn công trái
là 10 năm, 5 năm, đảm bảo bằng một số mặt hàng chiến lược Với mục đích cải thiện tìnhhình tài chính - ngân sách góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3 Giai đoạn thành lập hệ thống Kho Bạc Nhà Nước
Khi hệ thống Kho bạc Nhà nước mới được thành lập, với chức năng và nhiệm vụchủ yếu là quản lý quỹ NSNN Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu
tư phát triển, phát hành các hình thức tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ với nhiều hìnhthức, các loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau, nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xãhội, mà chủ yếu là nguồn vốn trong dân cư để bù đắp thiếu hụt NSNN và tăng cườngnguồn vốn cho đầu tư phát triển Cụ thể là: các loại Tín Phiếu Kho Bạc thời hạn dưới 12tháng thường được phát hành để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách tạm thời khi nguồn thu
Trang 10chưa đến hạn, các loại trái phiếu KBNN có thời hạn dài hơn được dùng để bù đắp bội chiNSNN hàng năm Công trái Nhà nước được phát hành theo đợt, nhằm thu hút vốn thựchiện các chương trình kinh tế - xã hội lớn của đất nước.
Từ giữa năm 1995, KBNN đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thành lập và đưavào hoạt động thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, tạo thêm một kênh huy động vốnmới cho NSNN, thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp hơn hình thức bán lẻ tráiphiếu, thuận lợi cho người phát hành và nhà đầu tư Ngoài ra, KBNN còn phối hợp vàhướng dẫn UBND các tỉnh, các Bộ, ngành xây dựng đề án huy động vốn đầu tư cho cáccông trình thuộc các ngành: Xi măng, thuỷ điện; cơ sở hạ tầng tỉnh Bình Thuận, TiềnGiang, Cà Mau, Khánh Hoà, Lào Cai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với số vốn huy độnghàng nghìn tỷ đồng
1.2.4 Khi sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội vận hành hệ thống giao
dịch Trái Phiếu Chính Phủ chuyên biệt
Kể từ khi Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội chính thức đưa vào vận hành hệthống giao dịch TPCP chuyên biệt (24/9/2009), thị trường đã rất thành công trong việchuy động vốn cho NSNN thông qua hình thức đấu thầu TPCP Trong giai đoạn từngày 24/9/2009 đến 31/8/2014, thị trường TPCP chuyên biệt đã huy động thành cônghơn 648.000 tỷ đồng cho NSNN thông qua đấu thầu Trên thị trường sơ cấp đã hìnhthành rõ một thị trường đấu thầu có xu hướng cạnh tranh, minh bạch về giá Hìnhthức đấu thầu công khai qua Sở đã trở thành kênh phát hành chính của các tổ chứcphát hành, theo đó tỷ trọng đấu thầu tăng từ mức 49% năm 2009 lên gần 100% năm
2014
Điểm thành công nổi bật thứ hai là thanh khoản của thị trường đã được cải thiện
rõ rệt từ sau năm 2009 Quy mô giao dịch tăng rất mạnh qua các năm: Tính đến cuốinăm 2013, tổng giá trị giao dịch đạt 404.993 tỷ đồng, tăng 4,37 lần so với năm 2010
Trang 11Điểm thành công nổi bật thứ ba là hạ tầng công nghệ đã được hiện đại hóa kịpthời để phục vụ tối đa cho thị trường Từ năm 2012 trở lại đây, thị trường TPCP đã
có bước phát triển đột phá về công nghệ với việc xây dựng và vận hành thành công
Hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và Hệ thống đấu thầu điện tử Cả hai hệ thốngnày đều được xây dựng trên nền công nghệ mới, cho phép áp dụng các kỹ thuật giaodịch và quản lý hiện đại, tiệm cận với tiêu chuẩn của các thị trường chứng khoánphát triển trên thế giới
Tháng 6/2012, SGDCK Hà Nội đã đưa Hệ thống đấu thầu điện tử vào vận hànhchính thức Hệ thống đã kết nối trực tiếp giữa SGDCK Hà Nội, thành viên thị trường
và cơ quan quản lý; góp phần liên kết thị trường sơ cấp và thứ cấp; rút ngắn thời gian
từ khi phát hành đến khi niêm yết, giao dịch cũng như cung cấp thông tin kịp thờiphục vụ công tác điều hành của cơ quan quản lý
Trên thị trường thứ cấp, ngày 18/3/2013, SGDCK Hà Nội đã chính thức đưa vàovận hành hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 hỗ trợ đa thị trường, đa tiền tệ Đây
là hệ thống hiện đại tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu
và công bố thông tin, tạo được sự liên thông giữa đấu thầu với giao dịch công cụ nợngắn hạn và dài hạn
TPKB Nhà nước được đưa vào lưu ký tập trung và giao dịch trên thị trường thứ cấp
kể từ ngày 24/8/2012 Trong thời gian đó, hoạt động giao dịch tín phiếu đã có sự tăngtrưởng mạnh mẽ về quy mô giao dịch Việc đưa tín phiếu vào giao dịch trên cùng sàn giaodịch TPCP thứ cấp đã khắc phục sự phân đoạn giữa thị trường ngắn hạn và dài hạn, tạo sựliên thông chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÍN PHIẾU KHO BẠC VÀ
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM
2.1 Diễn biến thị trường trái phiếu giai đoạn 2006 - 2014
2.1.1 Thực trạng thị trường Trái Phiếu Chính Phủ
Về tổ chức thị trường
Trên thị trường sơ cấp: TPCP phát hành theo 3 phương thức: (1) Đấu thầu phát hành
trái phiếu tại HNX; (2) Bán lẻ trái phiếu; (3) Bảo lãnh phát hành TPKB được phát hànhthông qua Sở Giao dịch NHNN dưới 2 phương thức: (1) Phương thức đấu thầu; (2) Pháthành TPKB trực tiếp cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Trên thị trường thứ cấp: Trái phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh
phát hành được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam(VSD), được niêm yết và giao dịch trên HNX
Về quy mô của thị trường
Từ năm 2012, đấu thầu TPCP qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã trởthành kênh chủ đạo, huy động vốn cho NSNN và đã huy động được 654.493 tỷ đồng.Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị TPCP đang lưu hành đạt 680.000 tỷ đồng, tănghơn 4 lần so với năm 2009 (tương đương 18% GDP) Quy mô thị trường TPCP ViệtNam phát triển trong 5 năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm, dẫn đầucác nền kinh tế mới nổi ở Đông Á và ASEAN + 3
2009 Sau đó, khối lượng đã tăng trở lại trong giai đoạn 2010 - 2014
Trang 13 Về lãi suất phát hành
Bộ Tài chính thực hiện điều hành lãi suất phát hành phù hợp với lãi suất của thị
trường Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, lãi suất phát hành TPCP và TPCPBL đã giảmhoàn toàn tương ứng với điều hành giảm lãi suất của NHNN
Cụ thể, phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành (5/3/2015)
có tổng khối lượng gọi thầu 7.000 tỷ đồng, các kỳ hạn 5 năm (5.000 tỷ đồng), 10 năm(1.000 tỷ đồng) và 15 năm (1.000 tỷ đồng), đã huy động được 6.149 tỷ đồng với các mứclãi suất đấu thầu giảm từ 0,1%-0,25% tại các kỳ hạn dài 10 năm và 15 năm
Ngày 2/3/2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng phát hành 1.500 tỷ đồng kỳ hạn
3 năm (400 tỷ đồng), 5 năm (600 tỷ đồng), 10 năm (200 tỷ đồng) và 15 năm (300 tỷ đồng)
và huy động được 751,6 tỷ đồng Kết quả lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 3 năm là5%/năm, kỳ hạn 5 là 5,65%/năm, kỳ hạn 15 năm là 7,69%/năm và cùng thấp hơn từ0,1%-0,31% so với các phiên liền trước đó
Trang 14 Về phương thức phát hành
Phương thức phát hành TPCP đã chuyển dịch dần từ bảo lãnh sang đấu thầu Trướcnăm 2010, TPCP được phát hành chủ yếu qua phương thức bảo lãnh (chiếm trên 80%khối lượng phát hành) Từ năm 2011 đến nay, TPCP được phát hành chủ yếu bằngphương thức đấu thầu (chiếm đến 95% khối lượng phát hành)
Về cơ cấu nhà đầu tư
Cơ cấu nhà đầu tư TPCP và TPCPBL chưa có chuyển biến, tập trung chủ yếu vàocác NHTM (chiếm đến 86,7% khối lượng trái phiếu đang niêm yết) TTTP trong nướcvẫn chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (chỉ chiếm 13,33% khối lượngtrái phiếu đang niêm yết)
Về thị trường thứ cấp
Thanh khoản của thị trường TPCP cũng đã tăng gấp 7,5 lần từ 365 tỷ đồng/phiênnăm 2009 lên 2.734 tỷ đồng/phiên cuối năm 2014 Tỷ lệ doanh số giao dịch thứ cấp sovới giá trị TPCP đang lưu hành tăng gấp 2,6 lần trong vòng 5 năm vừa qua Các chươngtrình hoán đổi trái phiếu, phát hành bổ sung vào các mã hiện có đã được thực hiện, giúptăng quy mô niêm yết trái phiếu bình quân toàn thị trường cuối năm 2014 đạt gần 1.254 tỷđồng/mã, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2009
2.1.2 Thực trạng thị trường Tín Phiếu Kho Bạc
Theo báo cáo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sau 2năm TPKB Nhà nước được đưa lên HNX, tổng giá trị giao dịch đã đạt gần 21.000 tỷđồng, chiếm gần 2% tổng giá trị giao dịch TPCP toàn thị trường TPKB Nhà nước đượcđưa vào lưu ký tập trung và giao dịch trên thị trường thứ cấp kể từ ngày 24/8/2012 Trongthời gian đó, hoạt động giao dịch tín phiếu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô giaodịch
Cụ thể, năm 2012 tổng giá trị giao dịch tín phiếu đạt hơn 909 tỷ đồng, năm 2013 đạt11.695 tỷ đồng và 7 tháng đầu năm 2014 đạt 8.103 tỷ đồng, đồng thời chiếm hơn 69% sovới cả năm 2013 Theo báo cáo, giá trị giao dịch tự doanh của các NHTM chiếm trên 75%
Trang 15khoán chiếm khoảng 20% và giá trị giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoánkhoảng 5%.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia tích cực vào việc giao dịchtrên thị trường tín phiếu Cụ thể, 4 tháng cuối năm 2012, giá trị giao dịch bán thôngthường của khối ngoại đạt hơn 342 tỷ đồng, giá trị giao dịch mua đạt hơn 587 tỷ đồng.Năm 2013, giá trị giao dịch bán thông thường của khối này đạt hơn 6.760 tỷ đồng, giá trịgiao dịch mua đạt hơn 2.848 tỷ đồng 7 tháng đầu năm 2014, giá trị giao dịch bán thôngthường của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 2.142 tỷ đồng, giá trị giao dịch mua đạt hơn2.188 tỷ đồng
Ngoài ra, hệ thống giao dịch TPCP với hệ thống Bloomberg được kết nối vào tháng9/2015 giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin, đặt lệnh và giaodịch trái phiếu cũng như tín phiếu Điều này được xem như là điều kiện thuận lợi để cácnhà đầu tư nước ngoài tiếp cận gần hơn và nhiều hơn với TTTP nói chung và tín phiếunói riêng, hứa hẹn tạo ra những chuyển biến mới về giá trị giao dịch
2.2 Đánh giá thực trạng thị trường Tín Phiếu Kho Bạc và Trái Phiếu Chính Phủ ở
Việt Nam
2.2.1 Một số cải cách về chính sách phát triển thị trường trái phiếu
Về thị trường sơ cấp: Bộ Tài chính đã công bố lịch biểu đấu thầu TPCP và tín phiếuKBNN Ngoài ra, kể từ tháng 8/2012, tín phiếu KBNN đã chính thức được niêm yết vàgiao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quy định tại Thông tư106/2012/ TTLT-BTC-NHNN Trong năm 2013, KBNN đã thực hiện phát hành đều đặntrái phiếu kỳ hạn 10 năm vào tuần cuối cùng mỗi tháng và trái phiếu kỳ hạn dài 15 nămtheo phương thức bảo lãnh phát hành Trước đó, lần cuối cùng KBNN phát hành tráiphiếu kỳ hạn 15 năm là vào năm 2006
Về thị trường thứ cấp: Kể từ năm 2012, KBNN đã thực hiện 3 đợt hoán đổi TPCPnăm 2012 và 4 đợt hoán đổi TPCP trong năm 2013 Các đợt hoán đổi TPCP đã giảm số
mã trái phiếu và tăng quy mô niêm yết của mỗi mã trái phiếu Theo đó, tính thanh khoản