1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học Chữ hội âm chính phụ trong bản Giải âm “Truyền kỳ mạn lục”

13 330 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHỮ HỘI ÂM CHÍNH PHỤ TRONG BẢN GIẢI ÂM “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Nhiếp Tân 1 Chữ hội âm là những chữ Nôm tự tạo ghép hai thành tố biểu âm lại thành một chữ mới. Đây là những chữ Nôm được tạo ra theo phép âm+âm, chưa hề có mặt trong các phép tạo chữ theo “Lục thư” Trung Quốc, thể hiện rõ ràng tính sáng tạo của chữ Nôm. Số lượng các chữ Nôm hội âm tuy không nhiều nhưng đã xuất hiện từ rất sớm trong tác phẩm Nôm Việt Nam, và được các học giả nhắc tới trong công trình nghiên cứu của họ, chỉ có điều các học giả thường gọi những chữ này là chữ Nôm ghép hai thành tố âm+âm, hoặc chữ Nôm biểu âm đơn thuần. Mới đây trong cuốn Khái luận văn tự học chữ Nôm (2008), Nguyễn Quang Hồng mới chính thức đặt tên cho loại chữ này là chữ hội âm, và dựa vào vai trò của các thành tố tạo chữ trong chức năng biểu âm, chia chữ hội âm thành hai loại nhỏ là chữ hội âm đẳng lập (D1) và chữ hội âm chính phụ (D2). 2 Trong đó, chữ hội âm đẳng lập là những chữ Nôm ghép hai thành tố biểu âm có vai trò biểu âm ngang nhau thành một chữ mới; còn chữ hội âm chính phụ thì là những chữ Nôm ghép một thành tố biểu âm phụ với một thành tố biểu âm chính để tạo ra một chữ mới. Thành tố biểu âm phụ đóng vai trò ghi phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu vốn có trong tiếng Việt cổ, chỉnh âm cho thành tố biểu âm chính và phân biệt chữ Nôm với chữ Hán. Những thành tố biểu âm phụ này thường do các chữ Hán quen thuộc như个“cá”, 巨“cự”, 巴“ba”, 司“tư”, 車“cư”, 多“đa”, 古“cổ”, 麻“ma”, 阿“a” đảm nhiệm. Những chữ Hán này vốn được tách riêng ra để ghi tiền âm tiết cho một số từ tiếng Việt thời sơ thủy với cấu trúc ngữ âm là Cv-CVC, đây chính là những trường hợp “dùng hai mã chữ tách rời để ghi một tiếng” được Hoàng Thị Ngọ đưa ra khảo sát tỉ mỉ qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (viết tắt là bản giải âm Phật thuyết). 3 Về sau, những chữ này được ghi nhập vào ký tự chính thành một chữ Nôm “một mã”, trở thành thành tố phụ để biểu âm (thể hiện phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu cho một số âm tiếng Việt với cấu trúc ngữ âm là CCVC), chỉnh âm và phân biệt chữ Nôm với chữ Hán. Theo thống kê của chúng tôi, trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục (viết tắt là bản giải âm TKML), loại chữ hội âm chính phụ gồm 78 đơn vị chữ với tần số xuất hiện 687 lần. Những chữ hội âm chính phụ này đã sử dụng 6 thành tố phụ khác nhau là 个“cá”, 車“cư”, 巨“cự”, 多“đa”, 麻“ma” và 司“tư”. 1. PHÂN LOẠI CHỮ HỘI ÂM CHÍNH PHỤ VỚI THÀNH TỐ PHỤ KHÁC NHAU 1.1 Dùng“cá” làm thành tố phụ 个“cá” có thể nói là thành tố phụ được người Việt sử dụng nhiều nhất để tạo ra loại chữ hội âm chính phụ, vì vậy cũng được nhiều học giả lưu ý và đưa ra khảo sát. Ví dụ trong cuốn Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt, Nguyễn Tá Nhí có khảo sát tỉ mỉ về 1 PGS. ThS. Đại học Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Bắc Kinh, Trung Quốc nb8ljh@sina.com 2 Xem Nguyễn Quang Hồng: Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nxb. Giáo dục, H, 2008, tr.229; Nguyễn Quang Hồng: Phép hội âm trong cấu tạo chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 1 năm 2010, tr. 3-16. 3 Xem Hoàng Thị Ngọ: Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Nxb. Khoa học Xã hội, H, 1999, tr.54-66. thành tố phụ này, và nêu ra 5 tác dụng của nó được thể hiện trong các trường hợp khác nhau. 4 Trong cuốn Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Hoàng Thị Ngọ đã chứng minh thành tố phụ 个“cá” được dùng để ghi phụ âm thứ nhất *[k-] trong các tổ hợp phụ âm đầu *[kb-], *[km-], *[kd-], *[kn-]. 5 Trong cuốn Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng cho rằng个“cá” có thể dùng để thể hiện phụ âm thứ nhất *[k-] trong các tổ hợp phụ âm đầu như *[kj-], *[kl-], v.v., cũng có thể dùng để điều chỉnh cách đọc âm Hán Việt của thành tố biểu âm. 6 Trong bản giải âm TKML, 个“cá” cũng là thành tố phụ được người Việt sử dụng nhiều nhất để tạo ra loại chữ hội âm chính phụ, có tới 64 đơn vị chữ dùng个“cá” làm thành tố phụ, chiếm 82,05% tổng số đơn vị chữ hội âm chính phụ. Tuy nhiên, về tần số thì 64 đơn vị chữ này chỉ xuất hiện 187 lần, chiếm 27,22%. Cụ thể được thể hiện như sau: Bảng 1 Những chữ hội âm chính phụ dùng个“cá” làm thành tố phụ 4 Xem Nguyễn Tá Nhí: Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt, Nxb. Khoa học Xã hội, H, 1997, tr.93-99. 5 Xem Hoàng Thị Ngọ, sđd, tr.89-96. 6 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.236-243. Trong 64 chữ này, có 35 chữ có xuất hiện trong bộ Tự điển chữ Nôm do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, được xếp vào loại chữ hội âm (xin lưu ý trong sách không phân biệt chữ hội âm đẳng lập với chữ hội âm chính phụ, đều gọi là chữ hội âm), còn 29 chữ nữa (những chữ được đánh dấu *) thì chưa được thu vào cuốn tự điển đó. Chúng tôi cho rằng, 64 chữ này đều là dùng một chữ Hán làm thành tố biểu âm chính, dùng个“cá” làm thành tố biểu âm phụ, vì vậy đều là chữ hội âm chính phụ. Trong những chữ này đã thể hiện một số hiện tượng thường xuất hiện trong chữ Nôm. Ví dụ hiện tượng dùng một dạng chữ ghi nhiều âm: dùng chữ  để ghi âm rắp với rập, dùng chữ  để ghi âm lộn với trộn, dùng chữ  để ghi âm rỗi với sỏi, dùng chữ để ghi âm vay với vơ; hiện tượng chuyển dụng chữ Nôm: trong chữ  rấp {垃lấp 个“cá”}, thành tổ biểu âm垃lấp là một chữ Nôm, được chuyển dụng làm thành tố biểu âm của chữ Nôm  rấp; hiện tượng viết tắt: chữ  个gở {舉“cử”vt>  个“cá”}, chữ 彔个 lóc{祿“lộc”vt>彔 个“cá”}; hiện tượng biến thể: ngữ tố gở được ghi với hai dạng biến thể   và  . 1.2 Dùng 車 車車 車“cư” làm thành tố phụ Trong tiếng Hán, 車có thể là một đơn tự, cũng có thể là một bộ thủ, trỏ những đồ đạc hoặc những động tác có liên quan đến xe cộ. Chữ Hán車 có hai âm Hán Việt, một là “xa”, một là “cư”. Bằng âm Hán Việt “xa”, chữ Hán này được mượn dùng làm thành tố biểu âm hoặc thành tố biểu âm kiêm biểu ý trong chữ Nôm. Ví dụ chữ 車xa (mượn dùng chữ Hán車 làm thành tố biểu âm, nghĩa là ‘có một khoảng cách lớn trong không gian, thời gian hoặc quan hệ’), chữ  xa {bộ“tâm” biểu ý 車“xa” biểu âm}(trong xót xa, nghĩa là ‘thương đến đau đớn’), chữ 車xe (mượn dùng chữ Hán車làm thành tố biểu âm kiêm biểu ý, nghĩa là ‘phương tiện chuyển chở có bánh lăn’), chữ xe{bộ糸“mịch” biểu ý 車“xa”biểu âm}(nghĩa là ‘làm cho xoắn lại thành sợi, quấn chặt với nhau’). Bằng âm Hán Việt “cư”, chữ Hán 車 được mượn dùng làm thành tố phụ để ghi phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu trong một số ngữ tố Việt, chủ yếu thể hiện âm *[k-] trong tổ hợp phụ âm đầu *[kl-]. Ví dụ chữ {畧“lược” 車“cư”} *[klak]>trước, chữ 婁車 {婁“lâu” 車“cư”}*[klau]>sau. Trong các thành tố phụ của chữ Nôm hội âm chính phụ, 車 “cư” cũng là thành tố phụ duy nhất được dùng làm bộ thủ trong chữ Hán. Trong bản giải âm TKML, có 4 đơn vị chữ dùng 車 “cư” làm thành tố phụ, xuất hiện 224 lần, chiếm 5,13% đơn vị chữ và 32,61% lượt chữ hội âm chính phụ. Cụ thể như sau: Bảng 2 Những chữ hội âm chính phụ dùng 車 “cư” làm thành tố phụ TT Chữ Nôm Âm đọc Cấu tạo Tần số Xuất xứ 1. 婁車 sau {婁“lâu” 車“cư”} 84 QI, Hạng, 5a 2. 娄車 sau {娄“lâu” 車“cư”} 5 QI, Trà, 52b 3.  so {車“cư” 卢“lô”} 12 QI, Hạng, 6a 4.  trước {畧“lược” 車“cư”} 123 QI, Hạng, 3a 4 đơn vị chữ dùng車“cư” làm thành tố phụ trong bản giải âm TKML đều là những chữ Nôm quen thuộc thường xuất hiện trong văn bản Nôm thời trung đại, bởi vậy cũng được các học giả nhắc đến và được thể hiện trong chuyên khảo, bài viết của họ. Về phương thức cấu tạo, Vũ Văn Kính xếp chữ 婁車 sau, chữ  trước vào loại chữ hình thanh (còn hai chữ 娄車 sau và so thì không thấy xuất hiện trong cuốn Đại tự điển chữ Nôm của ông ); 7 Nguyễn Quang Hồng xếp mấy chữ này vào loại chữ hội âm chính phụ; 8 Nguyễn Tá Nhí cũng cho rằng mấy chữ này được cấu tạo theo quan hệ âm+âm, ký hiệu phụ 車 “cư” chủ yếu là để ghi tổ hợp phụ âm đầu *[kl-]. 9 Xét về tình hình sử dụng thành tố 車 “cư” trong chữ Nôm, dựa vào cấu trúc của bốn chữ Nôm này, chúng tôi cho rằng bốn chữ Nôm này được cấu tạo theo quan hệ âm+âm, nên xếp vào loại chữ hội âm chính phụ là điều không có nghi ngờ gì. 1.3 Dùng 巨 巨巨 巨 “cự” làm thành tố phụ 巨 “cự” là một thành tố phụ được người Việt sử dụng rộng rãi từ rất sớm, có xuất hiện trong nhiều văn bản Nôm, nên cũng được các học giả lưu ý tới và đưa ra khảo sát. Vương Lực cho rằng thành tố này miễn cưỡng có thể được coi như là một bộ thủ đặc biệt chỉ riêng trong chữ Nôm của Việt Nam mới có, ông đưa ra 3 chữ lớn, giàu và sang làm ví dụ. 10 Đào Duy Anh cũng cho rằng thành tố巨 “cự” là bộ thủ, ông nêu ra 8 chữ làm ví dụ: giàu, sang, lớn(chữ này khác với chữ lớn được ông Vương Lực đưa ra làm ví dụ về dạng chữ, thành tố biểu ý 懶 “lãn”vt>賴), to, lắm, sửa, lặng, vâng. Theo ông, dùng bộ 巨 “cự” biểu ý cho hai chữ lặng và vâng không hiểu vì sao, ông đoán rằng là do dấu cá viết lộn thành. 11 Nguyễn Tá Nhí cho rằng巨 “cự” là một ký hiệu phụ, nêu ra 50 trường hợp sử dụng ký hiệu phụ 巨 “cự”, và quan niệm rằng ký hiệu phụ này ban đầu là dùng để ghi những từ có tổ hợp phụ âm 7 Xem Vũ Văn Kính: Đại tự điển chữ Nôm (tái bản có sử chữa và bổ sung), Nxb. Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Quốc Học, TP. HCM, 2010, tr.1201, 1439. 8 Xem Nguyễn Quang Hồng: Tự điển chữ Nôm, Nxb. Giáo dục, H, 2006, tr. 999, 1013, 1190; Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.237, 239. 9 Xem Nguyễn Tá Nhí, sđd, tr.109-110. 10 Xem Vương Lực: Nghiên cứu tiếng Hán Việt. 1948 81 11 Xem Đào Duy Anh: Chữ Nôm: Nguồn gốc-cấu tạo-diễn biến, Nxb. Khoa học Xã hội, H, 1975, tr.93. đầu *[kl-], về sau, do sử dụng phổ biến, lại thêm vai trò mách bảo chuyển đổi âm thanh. 12 Hoàng Thị Ngọ cho rằng巨 “cự” là một thành tố phụ được dùng để ghi yếu tố thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu *[kb-], *[kr-]. 13 Nguyễn Quang Hồng cho rằng巨 “cự” thường được dùng làm thành tố phụ với vai trò thể hiện âm *[k-] trong một số tổ hợp phụ âm đầu như *[kl-](có thể cả *[ks-], *[kr-], *[sl-]), *[kj-], *[kb-], hoặc để điều chỉnh âm đọc cho ngữ tố Việt, nhưng cũng có những trường hợp “lưỡng khả” như trong chữ lớn, 巨“cự” có thể được coi như là thành tố phụ biểu âm hoặc được coi như là thành tố biểu ý. 14 Trong bản giải âm TKML, có 6 đơn vị chữ dùng巨“cự” làm thành tố phụ, xuất hiện 87 lần, chiếm 7,69% đơn vị chữ và 12,66% lượt chữ hội âm chính phụ. Cụ thể như sau: Bảng 3 Những chữ hội âm chính phụ dùng巨“cự” làm thành tố phụ Trong 6 chữ trên, 4 chữ giàu, sang, sửa, vâng đều có xuất hiện trong bộ Tự điển chữ Nôm do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, được xếp vào loại chữ hội âm; cũng được thu vào bộ Đại tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, được xếp vào chữ hình thanh (xin lưu ý trong sách không có loại chữ hội âm). Còn hai chữ giúp và 户 họ thì không thấy. Chúng tôi cho rằng trong 6 chữ này, 巨 “cự” đều được dùng làm một thành tố phụ biểu âm, chứ không phải là một thành tố biểu ý, vì vậy những chữ này nên được xếp vào loại chữ hội âm chính phụ. Chỉ với một số ít trường hợp như chữ lớn, to, vì 巨 “cự” đã thể hiện nghĩa “xác chỉ” của các ngữ tố lớn, to, cho nên có thể coi巨“cự” là thành tố biểu ý (xin lưu ý không phải là một bộ thủ mà là một đơn tự) , và xếp vào loại chữ hình thanh đẳng lập. 1.4. Dùng多 多多 多“đa” làm thành tố phụ 多“đa” cũng là một thành tố phụ được người Việt sử dụng từ rất sớm để ghi phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu. Ví dụ trong bản giải âm Phật thuyết, có chữ 闷 {闷“muộn” 多“đa”}*[dmun]>buồn, chữ  {覔“mịch” 多“đa”}*[dmic]>bực, chữ {多“đa” 迷“mê”}*[dme]>về, trong mấy chữ này, thành tố phụ 多“đa” được dùng để thể hiện âm *[d-] trong *[dm-]. 15 Về sau, thành tố phụ 多“đa” dần dần mất đi vai trò “biểu âm” thật sự, chỉ có tác dụng “chỉnh âm” mà thôi. 12 Xem Nguyễn Tá Nhí, sđd, tr.99-106. 13 Xem Hoàng Thị Ngọ, sđd, tr.72-73. 14 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.236-243. 15 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.236; Hoàng Thị Ngọ, sđd, tr.73. Trong bản giải âm TKML, có 2 đơn vị chữ dùng多“đa” làm thành tố phụ, xuất hiện 13 lần, chiếm 2,56% đơn vị chữ và 1,89% lượt chữ hội âm chính phụ. Cụ thể như sau: Bảng 4 Những chữ hội âm chính phụ dùng多“đa” làm thành tố phụ TT Chữ Nôm Âm đọc Cấu tạo Tần số Xuất xứ 1.  gây {箕“ky” 多“đa”} 1 QI, Hạng, 5a 2.  ghi {箕“ky” 多“đa”} 12 QI, Hạng, 13b Hai chữ này đều có xuất hiện trong bộ Tự điển chữ Nôm do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, được xếp vào loại chữ hội âm. Chúng tôi cho rằng, trong hai chữ này, 多“đa” là thành tố biểu âm phụ, nên xếp chúng vào loại chữ hội âm chính phụ là điều tất nhiên. Nhưng cần phải lưu ý rằng chúng có cấu tạo hoàn toàn giống nhau, nhưng lại được dùng để ghi hai ngữ tố Việt gây với ghi. vì vậy là hai chữ chứ không phải một chữ. Đây chính là hiện tượng dùng một dạng chữ ghi nhiều âm. Muốn xác định chữ  là dùng để ghi ngữ tố Việt gây hay ghi, vẫn phải đặt nó vào văn cảnh cụ thể. Vì vậy, chúng tôi xin dẫn hai câu trong Văn bản để cho rõ hơn: - 德義爫麻拯固蒸渃 羅拯特鄧. Đức nghĩa làm mà chẳng có chưng nước nào là chẳng được gây dựng. [QI, Hạng, 5a]. Trong câu trên, chữ gây là dùng trong từ tiếng Việt gây dựng để dịch ngữ tố Hán 樹“thụ”(nghĩa là ‘gây dựng’). - 眉所蔕. Mày thửa ghi đấy. [QI, Hạng, 13b]. Trong câu trên, chữ ghi là dùng để dịch ngữ tố Hán識“chí” (nghĩa là ‘ghi’). 1.5 Dùng麻 麻麻 麻“ma” làm thành tố phụ 麻“ma” cũng như các thành tố phụ trên, là một thành tố phụ được người Việt sử dụng từ rất sớm để ghi phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu. Nhưng thành tố này lại có đặc điểm của riêng mình: Một là khi được ghép vào mã chính, trở thành thành tố phụ biểu âm trong một chữ Nôm hội âm chính phụ, 麻“ma” thường được viết tắt thành亠, điều này từng làm cho nhiều người thấy khó hiểu và hiểu nhầm. Ví dụ học giả Paul Schneider cho rằng chữ  lời có đầy đủ hai yếu tố ngữ âm và ngữ nghĩa, 亠 là thành tố biểu ý, 例“lệ” là thành tố biểu âm. 16 Nhưng xét về tình hình dùng 麻“ma” ghi tiền âm tiết cho một số từ tiếng Việt thời sơ thủy với cấu trúc ngữ âm là Cv-CVC như được thể hiện trong bản giải âm Phật thuyết, bây giờ giới học thuật đã có nhật xét thống nhất: trong chữ  lời, 亠là dạng viết tắt của thành tố phụ biểu âm麻“ma”. Về nguyên do viết 麻 thành亠, chúng tôi đoán có thể là vì dạng chữ 麻 quá phức tạp, nếu ghép với một thành tố khác như chữ 例, thì khó để khuôn vào một ô vuông, không đẹp mắt, vì vậy cần phải viết giảm nét. Hai là sau khi được ghép vào mã chính, trở thành một thành tố phụ, 麻 “ma” chỉ được sử dụng để tạo ra một ít chữ thôi, nổi bật và phổ biến nhất chính là chữ  lời. Trong bản giải âm TKML, cũng chỉ thấy riêng một chữ lời dùng麻“ma” làm thành tố biểu âm phụ, với cấu trúc{  “ma”vt>亠 “lệ”}, nhưng vì ngữ tố lời là một ngữ tố thường dùng 16 Bài của Paul Schneider được đăng trên Táp chí Hán Nôm, số 1 năm 1995. Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.238. trong tiếng nói và ngôn ngữ viết của người Việt, nên chữ này có tần số xuất hiện khá nhiều trong Văn bản, có tới 171 lần, chiếm 1,28% đơn vị chữ và 24,89% lượt chữ hội âm chính phụ. Xin dẫn hai câu dưới đây: - 遣特爫. Khiến lời vạy được làm. [QII, Long, 14a]. - 仍拯固蔑呐典事代丕. Nhưng chẳng có một lời nói đến sự đời vậy. [QIII, Na, 25b]. 1.6. Dùng司 司司 司“tư” làm thành tố phụ 司“tư” cũng là một thành tố biểu âm phụ thường gặp trong các văn bản Nôm. Ở thời trung đại, thành tố phụ 司“tư” từng được dùng để ghi phụ âm thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu. Ví dụ trong bản giải âm Phật thuyết, có chữ  {盃“bôi” 司“tư”}(trong văn bản cũng có chỗ viết là {司“tư” 盃“bôi”}) *[psui]>vui, thành tố phụ 司“tư” dùng để thể hiện âm *[s-] trong *[ps- ]. 17 Nhưng về sau, vai trò “biểu âm” thật sự của nó cũng dần dần mất đi, chỉ có tác dụng “chỉnh âm” mà thôi. Trong bản giải âm TKML, chỉ thấy chữ gương dùng司“tư” làm thành tố biểu âm phụ, xuất hiện 5 lần, chiếm 1,28% đơn vị chữ và 0,73% lượt chữ hội âm chính phụ. Xin dẫn hai câu dưới đây: - 羣分. Còn phân bóng soi gương. [QII, Đào, 23a]. - 噤 泊. Ngậm núi dường gương bạc mẻ. [QII, Đào, 27b]. Chữ  gương đã được nhiều học giả chú ý tới và được thể hiện trong các chuyên khảo, bài viết của họ. Về cấu trúc của chữ này, các học giả vẫn có ý kiến bất đồng. Văn Hựu xếp chữ này vào loại chữ hình thanh, và cho rằng chữ này đã thể hiện quan hệ ngữ âm dùng thành tố biểu âm có phụ âm đầu kh để ghi ngữ tố Việt có phụ âm đầu g; 18 Vương Lực cũng xếp chữ này vào loại chữ hình thanh, nhưng cho rằng dùng司“tư” làm thành tố biểu ý hơi khó hiểu, không biết vì sao; 19 Vũ Văn Kính cũng xếp chữ này vào loại chữ hình thanh. 20 Nhưng cần phải chú ý một điều là trong cách phân loại chữ Nôm của ba học giả này đều không có loại chữ hội âm. Nguyễn Tá Nhí cho rằng trong chữ này, 姜“khương” là thành tố biểu âm, 司“tư” là một ký hiệu phụ, nhưng đồng thời cũng thể hiện nghĩa của ngữ tố Việt gương: “Khả năng lớn nhất của Tư vẫn là dùng để khẳng định chữ vuông đó là chữ Nôm, và mách bảo đọc khác âm đọc của thành tố biểu âm”, nhưng “ở giai đoạn sau, các ký hiệu Tư hoàn toàn thay thế bằng thành tố biểu nghĩa, riêng có trường hợp Gương, ký hiệu Tư với nghĩa là trông coi đã thỏa mãn với yêu cầu là thành tố biểu nghĩa, do vậy nó tiếp tục tồn tại”[Nguyễn Tá Nhí, 1997, tr.108]; Hoàng Thị Ngọ cho rằng chữ này được cấu tạo theo quan hệ âm+âm, nhưng chưa nói rõ thành tố phụ 司“tư” có vai trò biểu âm, chỉnh âm hay chỉ là để phân biệt chữ Nôm với chữ Hán. 21 Nguyễn Quang Hồng cho rằng đây là một trường hợp “lưỡng khả”, ông xếp chữ này vào loại chữ hội âm trong bộ Tự điển chữ Nôm, nhưng lại xếp chữ này vào loại chữ hình thanh trong cuốn Khái luận văn tự học chữ Nôm. 22 Tổng hợp lại quan điểm của các học giả, chúng tôi xin đưa ra nhận xét của mình: chúng 17 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.237. 18 Xem Văn Hựu: Khảo về kết cấu chữ Nôm và mối quan hệ của nó với chữ Hán. Chữ Nôm 1933 218 19 Xem Vương Lực, sđd, tr.86. 20 Xem Vũ Văn Kính, sđd, tr.540. 21 Xem Hoàng Thị Ngọ, sđd, tr.73. 22 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2006, tr.453; Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.242. tôi cho rằng chữ này có cấu trúc {姜“khương” 司“tư”}, trong các từ điển cổ của Trung Quốc như Thuyết văn giải tự, Khang Hy tự điển, chữ Hán司“tư” chủ yếu được giải nghĩa là ‘quan lại, nắm giữ, dò xét’, vì vậy thành tố 司“tư” không thể hiện nghĩa “xác chỉ” của ngữ tố Việt gương, vả lại, 司“tư” lại là một thành tố phụ thường gặp trong chữ Nôm đóng vai trò biểu âm hoặc chỉnh âm, cho nên chúng tôi thiên về xếp chữ này vào loại hội âm chính phụ. 2. CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH TỐ PHỤ Tuy 6 thành tố 个“cá”, 車“cư”, 巨“cự”, 多“đa”, 麻“ma”, 司“tư” kể trên đều làm thành tố biểu âm phụ trong các chữ hội âm chính phụ, nhưng chức năng cụ thể của chúng lại khác nhau. Chủ yếu đảm nhận mấy chức năng như sau: 2.1 Chức năng thực sự biểu âm Trong thời kỳ ban đầu, khi 6 thành tố này mới được sử dụng để tạo ra chữ Nôm hội âm chính phụ, chúng thực sự đã đóng vai trò biểu âm, dùng để ghi phụ âm thứ nhất của các tổ hợp phụ âm đầu vốn có trong tiếng Việt cổ. Tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp về ngữ âm lịch sử, đối với thời gian xuất hiện, quá trình tồn tại, diễn biến của các tổ hợp phụ âm đầu hình như mãi tới bây giờ vẫn chưa có được một ý kiến thống nhất và khẳng định trong giới học thuật. Nhưng theo quan điểm của các học giả, các tổ hợp phụ âm đầu như *[kb- ],*[kd-], *[km-], *[kn-], *[kl-], *[kt-], *[kz-], *[kj-], v.v. thật sự tồn tại trong tiếng Việt cổ, và muộn nhất là đến giữa thế kỷ XVII thì những tổ hợp phụ âm đầu này đã không còn tồn tại trong tiếng Việt nữa. 23 Riêng ba trường hợp *[ml-], *[bl-], *[tl-] vẫn tồn tại vào giữa thế kỷ XVII như được chứng tỏ trong bộ Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum, et Latinum, 1651) của Alexandre de Rhodes, nhưng sang đầu thế kỷ XVIII, với bản thảo Từ điển Việt-La (Dictionarium Anamittico Latinum, 1722) của Piere Pigneux de Béhain thì chúng hoàn toàn vắng bóng. Bản giải âm TKML lại là một văn bản Nôm ra đời vào cuối thế kỷ XVII, 24 vì vậy chúng tôi cho rằng, chỉ có những thành tố phụ dùng để thể hiện âm *[m-], *[b-], *[t-] trong các tổ hợp phụ âm đầu *[ml-], *[bl-], *[tl-] mới có chức năng thực sự biểu âm. Xem xét lại 6 thành tố kể trên, chỉ có thành tố 麻“ma” thỏa mãn yêu cầu. 麻“ma” được dùng để tạo ra mỗi một chữ hội âm chính phụ  lời trong Văn bản. Chữ  lời này đã dùng thành tố 例 “lệ” làm thành tố biểu âm chính, dùng thành tố 麻“ma” làm thành tố biểu âm phụ, thể hiện âm *[m-] trong tổ hợp phụ âm đầu *[ml-]: {麻“ma”vt>亠 例“lệ”}*[mlei]>lời. 2.2 Chức năng chỉnh âm Ngoài thành tố 麻“ma” ra, tất cả các thành tố 个“cá”, 車“cư”, 巨“cự”, 多“đa”, 司“tư” đều đã mất đi vai trò biểu âm thực sự trong các chữ hội âm chính phụ của Văn bản, chủ yếu được dùng để điều chỉnh âm đọc cho ngữ tố Việt được ghi, báo hiệu cho người ta biết ngữ tố Việt này không đọc theo âm Hán Việt của thành tố biểu âm chính. Tức là nói, chức năng chỉnh âm đã trở thành chức năng chính của các thành tố phụ trong chữ hội âm chính phụ của bản giải âm TKML. 23 Xem Nguyễn Quang Hồng, sđd, 2008, tr.244; Hoàng Thị Ngọ, sđd, tr.89. 24 Về niên đại sáng tác bản giải âm TKML, theo kết quả nghiên cứu của các học giả thì vẫn có những đoán định khác nhau: có người cho rằng là vào thế kỷ XVII-XVIII, cũng có người cho rằng là vào thế kỷ XVI-XVII, thậm chí sớm hơn là vào thế kỷ XV-XVI. Nhưng vì nguyên bản Hán văn của Nguyễn Dữ do Hà Thiện Hán viết lời Tựa lần đầu tiên vào năm 1547, đã là giữa thế kỷ XVI, nếu Nguyễn Thế Nghi thực sự là dịch giả của bản giải âm Nôm thì ông sống đến tận cuối thế kỷ XVII, vả lại, Tân biên TKML in lần đầu vào năm Vĩnh Thịnh thập niên (1714), đã là đầu thế kỷ XVIII, cho nên chúng tôi quan niệm rằng bản giải âm được sáng tác vào cuối thế kỷ XVII là hợp lý hơn. [...]... Hán, báo hi u cho ngư i ta bi t ây là nh ng ch Nôm t t o, ch không ph i là ch Hán mư n dùng Và tuy r ng thành t chính c a nh ng ch này có vai trò bi u âm kiêm bi u ý, nhưng个“cá” l i không có tác d ng bi u ý, mà là m t thành t bi u âm ph thư ng g p trong ch Nôm h i âm chính ph , ã t ng óng vai trò bi u âm th c s trong th i c (xin lưu ý ch là bi u âm ph tr thôi, ch không ph i là thành t bi u âm chính, .. .Trong m t s trư ng h p, vai trò ch nh âm c a các thành t ph ư c th hi n n i b t hơn, ví d khi hai ch Nôm i li n nhau ho c ng g n nhau dùng chung m t ch Hán làm thành t bi u âm, trong ó m t ch là ch Nôm mư n Hán, c theo âm Hán Vi t c a ch Hán (ho c c theo âm ã chuy n theo quy lu t bi n âm c a ti ng Vi t), còn ch kia là ch h i âm chính ph g m các thành t ph , c theo âm thu n Vi t, thì... không ph i là thành t bi u âm chính, không th m t mình m nh n ch c năng bi u âm cho c ch ), vì v y chúng tôi v n x p chúng vào lo i ch h i âm chính ph ch không ph i ch hình thanh hay ch h i ý Qua kh o sát nh ng ch h i âm chính ph trong b n gi i âm TKML, chúng tôi xin ưa ra m y i u nh n xét như sau: a Nh ng ch h i âm chính ph trong Văn b n ã s d ng 6 thành t ph là 个“cá”, 車“cư”, 巨“c ”, 多“ a”, 麻“ma”, 司“tư”... t, thì các thành t ph phát huy y tác d ng ch nh âm Xin d n ba câu trong Văn b n làm ví d : - 潘 衞典茹 張呐意 Ngươi Phan ã v , Nam, 12a] Trong câu trên, ch 意 ý và ch n nhà ngươi Trương nói ý y [QIV, y i li n nhau, ch 意ý mư n dùng ba m t hình, âm, nghĩa c a ch Hán意 “ý”; còn ch y thì dùng ch Hán意 “ý” làm thành t bi u âm chính, dùng thành t ph 个“cá” ch nh âm, báo hi u cho ngư i ta bi t ch này là ghi ng t Vi... s bi u âm, ch ư c th hi n trong ch l i dùng麻“ma” làm thành t ph Hai là ch c năng ch nh âm, dùng i u ch nh âm Hán Vi t cho thành t bi u âm chính c a các ng t Vi t, ây cũng là vai trò chính c a 5 thành t ph 个“cá”, 車“cư”, 巨“c ”, 多“ a”,司“tư” 立 立 立 Ba là ch c năng phân bi t ch Nôm v i ch Hán, ư c th hi n m y ch 假 gi , 賂 l , 某 立 立 立 m , 媒 môi, 接 ti p, 損 t n dùng个“cá” làm thành t ph b Các thành t chính ch... ph b Các thành t chính ch y u óng vai trò bi u âm, nhưng trong m t s trư ng h p ngoài 立 立 vai trò bi u âm ra, cũng th hi n nghĩa “xác ch ” c a ng t Vi t, ví d các ch 假 gi , 賂 l , 某 m , 媒 môi, 接 ti p, 損 t n k trên 立 立 立 立 c Nh ng ch h i âm chính ph trong Văn b n ã th hi n m t s hi n tư ng thư ng g p trong ch Nôm, như hi n tư ng dùng m t d ng ch ghi nhi u âm, hi n tư ng chuy n d ng ch Nôm, hi n tư ng... 特輸局个 姅局江山 ư c thua cư c n a cu c giang sơn [QIII, Na, 22b] 立 Trong câu trên, ch 局 cư c và ch 局cu c xu t hi n g n nhau, ch 局cu c mư n dùng hai m t hình và nghĩa c a ch Hán 局“c c”, c là cu c- m t âm ã chuy n theo quy lu t bi n âm 立 c a ti ng Vi t; còn ch 局 cư c thì dùng ch Hán局“c c” làm thành t bi u âm chính, dùng thành t ph 个“cá” ch nh âm, báo hi u cho ngư i ta bi t ch này là ghi ng t Vi t cư c - 部將茹... vào lo i h i âm chính ph 箇 个 25 个 个 个 个 箇 某 个 某 立 giao d ch ph tá’); ch 損 t n là dùng d ch ng t Hán 毁“h y”(nghĩa là ‘h y ho i, t n h i’) T c là nói, thành t chính “gi ”, 賂“l ”, 某“m ”, 媒“môi”, 接“ti p”, 損“t n” c a các ch này ngoài bi u âm ra, còn ã th hi n nghĩa “xác ch ” c a ng t Vi t ư c ghi Chúng tôi cho r ng ây là nh ng trư ng h p khá c bi t, các thành t chính trong nh ng ch này v a bi u âm v a bi... o mư n ch Hán v i Riêng 立 c âm và nghĩa l i kèm theo m t thành t ph là个“cá” ó là nh ng ch Nôm như: ch 假 gi 25 立 立 立 {假“gi ” 个“cá”}, ch 賂 l {賂“l ” 个“cá”}, ch 某 m {某“m ” 个“cá”}, ch 媒 立 立 môi{媒“môi” 个“cá”}, ch 接 ti p{接“ti p” 个“cá”}, ch 損 t n {損“t n” 个“cá”} Trong m y ch này, âm Hán Vi t c a thành t chính hoàn toàn gi ng v i âm c c a ng t Vi t ư c ghi, vì v y không c n ch nh âm n a Th t i sao l i thêm m... 蒸准廟意 B tư ng nhà ngươi M c Th nh có quan Bách h h Thôi ph i tr n, m t chưng ch n mi u y [QII, T n, 39a] Trong câu trên, ch 户h và ch 户巨 h i li n nhau, ch 户h mư n dùng ba m t hình, âm, nghĩa c a ch Hán户“h ”; còn ch 户巨 h thì dùng ch Hán户“h ” làm thành t bi u âm chính, dùng thành t ph 巨“c ” ch nh âm, báo hi u cho ngư i ta bi t ch này là ghi ng t Vi t h 2.3 Ch c năng phân bi t ch Nôm v i ch Hán Có th nói . CHỮ HỘI ÂM CHÍNH PHỤ TRONG BẢN GIẢI ÂM “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Nhiếp Tân 1 Chữ hội âm là những chữ Nôm tự tạo ghép hai thành tố biểu âm lại thành một chữ mới. Đây là những chữ Nôm. của chúng tôi, trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục (viết tắt là bản giải âm TKML), loại chữ hội âm chính phụ gồm 78 đơn vị chữ với tần số xuất hiện 687 lần. Những chữ hội âm chính phụ này đã sử. biểu âm cho cả chữ) , vì vậy chúng tôi vẫn xếp chúng vào loại chữ hội âm chính phụ chứ không phải chữ hình thanh hay chữ hội ý. Qua khảo sát những chữ hội âm chính phụ trong bản giải âm TKML,

Ngày đăng: 11/07/2015, 10:12

Xem thêm: Báo cáo khoa học Chữ hội âm chính phụ trong bản Giải âm “Truyền kỳ mạn lục”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN