Đề cương môn học sinh thái môi trường

31 682 2
Đề cương môn học sinh thái môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1. Sinh thái học là gì? Ứng dụng của sinh thái học trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường?  Sinh thái học Có nhiều định nghĩa khác nhau về STH : - Theo định nghĩa cổ điển, Heckel E. (1869) : STH là khoa học nghiên cứu về ‘nhà ở’, về ‘nơi sinh sống’ của sinh vật hay STH là toàn bộ mối quan hệ giữa cơ thể với ngoại cảnh và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của chúng. - Theo Odum 1971 STH là khoa học về quan hệ của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật với môi trường xung quanh hoặc như là khoa học về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường sống của chúng. - Theo Ricklefs (1976) : STH nghiên cứu sinh vật ở mức độ cá thể, quần thể và quần xã trong mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với môi trường sống xung quanh và với các nhân tố lý, hóa, sinh vật của nó. - Theo A.M.Grodzinxki và D.M.Grodzinxki (1980) : STH là ngành sinh học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa cơ thể sinh vật với môi trường xung quanh.  STH là môn khoa học về cấu trúc và chức năng của thiên nhiên mà đối tượng của nó là tất cả mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường hay STH là 1 môn KH nghiên cứu và ứng dụng những quy luật hình thành và hoạt động của tất cả các hệ sinh học.  STH là một khoa học tổng hợp.  Ứng dụng STH trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường: - Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng trên cơ sở cải tạo đk sống của chúng. - Hạn chế và tiêu diệt dịch hại, bv đời sống vật nuôi, cây trồng, con người. - Thuần hóa và di giống các loài sv. - Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên , duy trì đa dạng sinh học phát triển tài nguyên cho sự khai thác bền vững… - Bảo vệ cải tạo mt sống của con người và các sv sống tốt hơn. - Phân vùng sinh thái nông nghiệp và bố trí hệ thống cây trồng hợp lý. - Tăng cường trả lại chất hữu cơ cho đất và lấy sinh vật để cải tạo môi trường. Câu 2. Tại sao nói sinh vật trong tự nhiên luôn tồn tại dưới dạng các hệ thống cấu trúc? Từ đó nói rõ quan điểm hệ thống trong nghiên cứu sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.  Sinh vật trong tự nhiên luôn tồn tại dưới dạng các hệ thống cấu trúc - hệ thống là 1 tập hợp các yếu tố, thành phần tồn tại trong mqh qua lại tác động lẫn nhau. Khi yếu tố tp này thay đổi dẫn tới sự thay đổi các yếu tố, tp khác thậm chí thay đổi cả hệ thống. - Cấu trúc là sự phân bố , sx các yếu tố, tp theo ko gian, thời gian trong hệ thống. - Mỗi hệ thống luôn là 1tp của hệ thống lớn hơn và bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn + quần thể sv gồm nhiều cá thể cùng loài sinh sống với nhau + quần xã sv là hệ thống cao hơn gồm nhiều quần thể sống với nhau - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh - Hệ thống luôn gắn liền với cấu trúc , cấu trúc quyết định chức năng , hđ của hệ thống. Khi cấu trúc thay đổi dẫn tới chức năng thay đổi hđ của hệ thống cũng thay đổi  Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu sinh thái và phái triển nông nghiệp - Tính hệ thống sự tồn lại sv ngoài tự nhiên được thể hiện ở 2 khía cạnh + thể hiện trong từng mức độ tổ chức + thể hiện ở mqh giữa mức độ tổ chức khác nhau theo thứ bậc từ thấp đến cao của sv ở mức độ thấp hơn luôn nằm trong sự tồn tại của sv ở mức độ tổ chức cao hơn. Khi con người khai thái thiên nhiên có thể đã làm thay đổi cấu trúc của hệ thống. Nếu sự thay đổi dẫn tới sự thay đổi chức năng của hệ thống mang lại nhiều lợi ích cho con người và bảo vệ môi trường -> nó luôn là những ý tưởng sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng STH. Câu 3. Thế nào là sự bù các yếu tố sinh thái và kiểu hình sinh thái? Hãy nêu lên ý nghĩa của các khái niệm này đối với việc cải tạo môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.  Sự bù các yếu tố sinh thái và ý nghĩa của nó đối với việc cải tạo môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. - Trong tự nhiên sv và mt luôn tác động qua lại với nhau tạo thành 1 thể thống nhất. Lúc đầu sv phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường nhưng cùng với sự sống và phát triển , thích nghi lâu dài với vùng sinh thái đó sv lại tác động làm thay đổi các yếu tố MT. Làm MT tốt hơn với sự phát triển của nó, làm tăng khả năng thích ứng của sv với MT . Hiện tượng sv làm thay đổi MT theo hướng trên gọi là sự bù các yếu tố sinh thái - Sự bù các yếu tố sinh thái khẳng định vai trò cải tạo MT của sv. sv ko chỉ là nô lệ ko phụ thuộc vào MT. - Con người có thể sử dụng sv như 1 công cụ , phương tiện để cải tạo MT 1 cách hiệu quả. - Dùng sv để cải tạo MT chỉ thành công với nguyên tắc phát huy cao độ tính thích ứng của sv với MT tránh tình trạng dùng ý muốn chủ quan của con người cải tạo MT trước mà bắt sv vốn ko thích ứng với MT đó sống. Làm như vậy dễ thất bại , nếu có thành công thì hiệu quả đem lại thấp.  Kiểu hình sinh thái và ý nghĩa của nó. - Đối với những loài sv có phạm vi chống chịu rộng với sự biến động của nhiều yếu tố sinh thái sẽ phân bố rộng trên bề mặt trái đất. Nó có thể sống và ptr được trong vùng sinh thái với đk mt khác nhau. Trong suốt quá trình sống phát triển,sinh vật thích nghi lâu dài với các vùng sinh thái hình thành nên những đặc trưng hình thái mang tính đặc thù cho từng vùng. VD : khoai lang phân bố rộng 35 độ bắc – 45 độ nam Phía bắc : lá mũi mác, củ dài, thân bò - Phía nam : lá tròn, củ tròn, thân nửa đứng nửa bò - Kiểu hình sinh thái tiếp tục dưới tác động của chọn lọc tự nhiên giữ lại. tiếp sau đó là chọn lọc nhân tạo được giữ lại. - Kq là các kiểu hình sinh thái hình thành nên các giống địa phương. đó là các giống có nhiều kiểu gen khác nhau. Có kn chống chịu tốt với sự biến động của các yếu tố sinh thái - Trong sx nông nghiệp hiện nay con người cần có những biện pháp lưu truyền và giữ các giống địa phương là nguồn gen quý giá phục vụ cho trồng trọt , chăn nuôi. Câu 4. Hiểu thế nào về qui luật lượng tối thiểu của Liebig (1840) và qui luật tính chống chịu của Shelford, từ đó nêu lên và phân tích một số ứng dụng trong phát triển nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên.  Quy luật lượng tối thiểu của Liebig 1840 Trên cơ sở các nghiên cứu mqh giữa dinh dưỡng khoáng của cây với năng suất cây trồng Liebig đã đưa ra quy luật lượng tối thiểu. - Chất giới hạn năng suất cây trồng là chất có hàm lượng trong đất mà cây có thể sử dụng được với lượng rất thấp gần với lượng tối thiểu cần thiết mà cây trồng đó yêu cầu. Về sau cùng với các công trình nghiên cứu khác người ta thấy quy luật này ko chỉ đúng với chất khoáng và cây trồng mà còn đúng với các yếu tố sinh thái khác và mọi sv. - Quy luật lượng tối thiểu khái quát : ngoài tv trong tự nhiên bất cứ 1 yếu tố sinh thái nào đều có thể trở thành 1 yếu tố hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của sv khi lượng tác động của nó lên cơ thể sv gần với lượng tối thiểu cần thiết mà sinh vật đó yêu cầu.  Ứng dụng trong phát triển nông nghiệp Để áp dụng có hiệu quả quy luật trên phải tuân theo 2 nguyên tắc + Nguyên tắc hạn chế : định luật chỉ đúng khi ứng dụng trong các điều kiện của ‘ trạng thái tĩnh’ nghĩa là khi dòng năng lượng và vật chất đi vào cân bằng với dòng đi ra. + Nguyên tắc bỏ sung : tất cả các yếu tố vô sinh ngoài mt đều ko tồn tại độc lập riêng rẽ mà tác động lên sv mà chúng luôn tồn tại trong mqh qua lại với nhau cùng tác động lên cơ thể sinh vật. Khi xác điịnh yếu tố hạn chế và giải pháp khắc phục yếu tố hạn chế thì con người phải đặt yếu tố hạn chế đó trong mqh qua lại với các yếu tố khác trong đk cụ thể.  Quy luật chống chịu của Shelford 1913 - Quy luật chống chịu của Shelford 1913 “Năng suất SV không chỉ liên hệ vs sức chịu đựng tối thiểu mà còn liên hệ vs mức chịu đựng tối đa đối vs 1 liều lượng quá mức của 1 nhân tố nào đó từ bên ngoài”. - Nghĩa là sự phát triển phồn thịnh của sv nào đó ở 1 nơi nào đó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố sinh thái tồn tại trong mqh lẫn nhau. Sự vắng mặt hay phát triển không phồn thịnh của sv nào đó ở 1 nơi nào đó là do sự thiếu hay thừa (lượng) 1 yếu tố sinh thái nào đó ở mức độ gần với mức mà sv có khả năng chống chịu được và yếu tố sinh thái đó được coi là yếu tố hạn chế đối vs sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Quy luật này được bổ sung bằng 4 bổ đề đó là: + Phản ứng của các loài sinh vật khác nhau trước sự biến động của 1 yếu tố sinh thái nào đấy là không giống nhau. Có những loài phản ứng rất chặt với sự biến động yếu tố sinh thái đó, những loài đó có phạm vi chống chịu với sự biến đổi sinh thái hẹp (gọi là loài phân bố hẹp và được gọi tên là loài hẹp. Bên cạnh đó những loại phản ứng không chặt với sự thay đổi của các yếu tố sinh thái thì có phạm vi chống chịu vs sự thay đổi của yếu tố sinh thái rộng (gọi là loài phân bố rộng, đặt tên: loài rộng + Trong 1 loài phản ứng của loài đó với các yếu tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Sv có thể có phạm vi chống chịu rộng nhưng cũng có thể có phạm vi chống chịu hẹp vs sự biến động của các yếu tố sinh thái khác. Yếu tố sinh thái nào sv có phạm vi chống chịu hẹp nhất vs sự biến động sẽ trở thành yếu tố hạn chế. + Khi sv đã bị yếu tố sinh thái nào đó hạn chế thì phạm vi chống chịu của nó vs sự biến động các yêú tố sinh thái khác sẽ bị thu hẹp lại. + Trong suốt thời gian sống của sinh vật thì thời kỳ sinh sản là thời kỳ mẫn cảm nhất, phản ứng chặt nhất vs sự biến động của các yếu tố sinh thái bởi vì thời kỳ sinh sản là thời kỳ có các hoạt động sinh lý sinh hóa trong cơ thể diễn ra mạnh nhất và rất nhạy cảm vs biến động của các yếu tố mt. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo năng suất cây trồng vật nuôi cao con ng phải chú ý gieo trồng, chăn thả để sv bước vào thời kỳ sinh sản gặp điều kiện thuận lợi nhất.  Ứng dụng trong phát triển nông nghiệp : xác định phạm vi chống chịu của sinh vật với các yếu tố sinh thái trong sx con người phải sắp xếp bố trí gieo trồng và chăn nuôi để thu xếp được thời kì sinh sản của sv gặp đúng lúc mt sống thuận lợi. Khi nguyên cứu kn sinh trưởng của sv : giá trị tối ưu của nhân tố vật lý trong phòng thí nghiệm thường khác với đk trong tự nhiên vì vậy khi cần áp dụng thực tế cần cẩn trọng Câu 5. Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động mật độ quần thể? Từ đó, nói lên những ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường? *Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động mật độ quần thể: sức mang môi trường, mqh qua lại giữa các loài, sự biến động điều kiện khí hậu, thời tiết theo chu kỳ và bất thường. - Sức mang môi trường (thức ăn): Là mật độ quần thể tối đa mà môi trường có khả năng cung cấp đủ nguồn thức ăn cho nó hay nói cách khác sức mang môi trường là khả năng cung cấp thức ăn của môi trường cho 1 số lượng tối đa số lượng cá thể trong quần thể. - Biến động của sức mang môi trường theo thời gian (theo mùa): Sự biến động của khí hậu thời tiết làm nguồn thức ăn bị biến động và dẫn đến sự thay đổi mật độ quần thể. Ở những vùng xa xích đạo sinh vật ôn đới xa xích đạo đều biến dộng mật độ quần thể theo chu kỳ 4 mùa còn sinh vât ở gần xích đạo thì biến động quần thể theo 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Nếu theo chu kỳ ngày đêm: biến động ánh sáng và nhiệt độ theo ngày và đêm sẽ quyết định đến biến động thời tiết theo chu kỳ ngày đêm ở mỗi vùng. Khi đó sv sẽ được chia làm 3 nhóm chính: hoạt động ban ngày, ban đêm và hoạt động trong những thời điểm có sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng lớn nhất, nhanh nhất. - Sự biến động sức mang môi trường sẽ quyết định đến sự biến động mật độ quần thể. Ứng dụng : Con người có thể làm thay đổi sức mang môi trường cho 1 số loài sâu bệnh nhất định, đủ làm biến đổi mật độ sâu bệnh hại theo thời gian đến mức chúng ít có cơ hội đạt đến đỉnh cao gây hại đối với cây trồng. Các biện pháp làm thay đổi sức mang mt: + Thay đổi giống cây trồng theo không gian và thời gian. + Chế độ làm đất: làm ải, làm dầm. + Luân canh cây trồng theo không gian và thời gian. + Bón phân, tưới nước, thời vụ có thể làm thay đổi sức mang môi trường. + Lợi dụng các mqh sinh học trên đồng ruộng để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại. Câu 6. Hiểu thế nào về cấu trúc quần thể? Ứng dụng của việc điều khiển cấu trúc quần thể ruộng cây trồng cho năng suất cao?  Cấu trúc quần thể chính là sự phân bố cá thể trong quần thể. - Sự phân bố không gian của quần thể Các cá thể trong quần thể có thể phân bố tuân theo các hình thức: + Sự phân bố đồng đều: gặp ở những nơi mà giữa các cá thể có sự cạnh tranh rất gay gắt hoặc có mâu thuẫn đối kháng hoặc các quần thể nhân tạo khi mà mật độ và khoảng cách do con người bố trí và chủ động điều khiển, giúp các cá thể tận dụng được các yêu cầu ngoại cảnh một cách thuận lợi nhất. + Sự phân bố theo nhóm: Dạng phân bố thường gặp. Nếu các cá thể trong quần thể có xu hướng có xu thế hình thành nhóm với kích thước nhất định thì sự phân bố của các nhóm lại có xu thế phân bố đều hoặc ngẫu nhiên. + Sự phân bố ngẫu nhiên: thấy trong các môi trường có tính đồng nhất cao và sinh vật không có xu thế sống tập trung. - Quy luật quần tụ (nguyên tắc Allee) + Độ quần tụ đem lại cực thuận cho khả năng sống và sự sinh trưởng của quần thể, nó thay đổi tùy theo loài và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. + Quần tụ có thể làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể vì chất dinh dưỡng, thức ăn hay không gian sống. Tuy nhiên những hậu quả không thuận lợi đó lại được điều hòa cân bằng là nhờ ở chỗ chính quần tụ đã tạo điều kiện sống sót cho cả nhóm nói chung. So với những cá thể sống đơn độc thì những cá thể sống tập hợp thành nhóm thường có tỷ lệ chết thấp hơn khi gặp điều kiện môi trường không thuận lợi hoặc khi bị các sinh vật khác tấn công. - Sự cách ly và chiếm cứ vùng sống + Hiện tượng các sinh vật tách ra khỏi chủng quần, di cư từ nơi này sang nơi khác cũng luôn luôn xảy ra, diễn ra mạnh khi quần tụ đẩy quần thể đến tình trạng khủng hoảng do mật độ cao. + Sự cách li là hiện tượng có một số cá thể trong quần thể tách ra khỏi quần thể. Sự cách li này thường đưa đến sự cách li về sinh thái, sự cách li địa lý. Sự cách li nói chung sẽ làm giảm tình trạng cạnh tranh, tạo điều kiện duy trì năng lượng. Trong các quần thể tự nhiên, chúng ta luôn luôn bắt gặp cả hai xu thế quần tụ và cách li.  Ứng dụng Có chế độ ánh sáng và hiệu suất sử dụng ánh sáng của quần thể ruộng cây trồng ảnh hưởng đến năng suất quần thể. Có thể nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng của cây trồng thông qua: Cải tiến cây (lá đứng, thấp cây, ) hay mật độ gieo trồng và cách bố trí hợp lí. Câu 7. Hiểu thế nào về khả năng tự điều chỉnh mật độ của các quần thể sinh vật trong tự nhiên? Từ đó nêu lên tính ổn định, bền vững của các quần thể sinh vật trong tự nhiên? Trong điều kiện tự nhiên tất cả các loài đều có khả năng điều tiết mật độ quần thể của mình dao động xung quanh mật độ cân bằng thông qua việc điều tiết tỉ lệ sinh và tỉ lệ chết. Trong thực tế mật độ cân bằng chỉ là lý tưởng còn mật độ thực của nó luôn biến động xung quanh mật độ lý tưởng đó. + Nếu mật độ quần thể < mật độ cân bằng thì tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ chết. Lúc đó mật độ quần thể tăng lên gần tới mức cân bằng. + Nếu mật độ quần thể tăng quá mật độ cân bằng thì tỉ lệ sinh < tỉ lệ chết, mật độ quần thể tự điều tiết giảm tới mật độ cân bằng. Ta có sơ đồ: Số lượng cá thể giảm tới mức cân bằng Cạnh tranh cá thể tăng, tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ chết tăng Nguồn thức ăn giảm Số lượng cá thể tăng quá mật độ cân bằng Mật độ cân bằng Như vậy trong đk tự nhiên cơ chế chính của quy luật tự điều tiết mật độ quần thể chính là phản hồi tiêu cực, tích cực diễn ra liên tiếp trong quần thể (phản hồi: là phản ứng của quẩn thể trước sự biến đổi thức ăn đối với nó). Câu 8. Hiểu thế nào về sự tăng trưởng quần thể và chỉ số tăng trưởng tiềm năng? Ứng dụng trong việc dự báo số lượng cá thể tối đa quần thể có thể đạt được sau khoảng thời gian t nào đó?  Sự tăng trưởng quần thể - Thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng hay số lượng cá thể biến động trong một đơn vị thời gian Câu 9. Phân tích vai trò, chức năng của các thành phần sinh vật trong quần xã; từ đó nói lên mối quan hệ hệ thống giữa các thành phần sinh vật đó với nhau.  Quần xã là tập hợp các quần thể cùng tồn tại trong mqh qua lại mật thiết với nhau trong 1 vùng lãnh thổ nhất định để tạo nên cấu trúc nhất định đảm bảo cho sự tồn tại ổn định và bền vững của các quần thể và quần xã, hình thành trong 1 quá trình lâu dài. - Trong tự nhiên 1 quần xã sv hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần:  Sinh vật sản xuất: là những sv tự tổng hợp đc chất hữu cơ và năng lượng cho bản thân mình mà không cần dinh dưỡng của sv khác (sv tự dưỡng). Sv sx bao gồm: + Thực vật: tiến hành quang hợp để biến năng lượng bức xạ mặt trời thành các hợp chất hữu cơ trong cây xanh. Đây là sv quan trọng nhất trong quần xã vì nó quyết định đến sự tồn tại của các sv khác trong quần xã. + Tảo: cung cấp ít năng lượng cho sv sống. + Vi khuẩn: (hóa dưỡng, hóa tổng hợp) là những vi khuẩn có khả năng sử dụng nguồn năng lượng hóa học sinh ra từ các phản ứng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ những chất vô cơ.  Sinh vật tiêu thụ: là sv không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể mà phải lấy từ thực vật. Đó chính là động vật. Dựa vào khả năng tiêu thụ ta có thể chia động vật thành những bậc dinh dưỡng khác nhau: + ĐV ăn trực tiếp thực vật: SV tiêu thụ bậc 1 + ĐV ăn Sv tiêu thụ bậc 1: SV tiêu thụ bậc 2 + ĐV ăn SV tiêu thụ bậc 2: SV tiêu thụ bậc 3… Trong quần xã càng đa dạng loài thì các SV tiêu thụ có thể tồn tại ở bậc dinh dưỡng càng cao. Từ đó trong tự nhiên có quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã tạo nên cấu trúc dinh dưỡng dẫn đến sự ổn định trong tự nhiên.  Sinh vật phân hủy: có khả năng phân giải xác hữu cơ từ động thực vật thành các chất vô cơ tạo sự quay tròn vật chất.  Mqh sinh học giữa các thành phần sinh vật trong quần xã: - Mặc dù 3 thành phần SV trên có vai trò và chức năng khác nhau nhưng chúng đều thống nhất Số lượng cá thể tăng Tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ chết giảm Nguồn thức ăn tăng Số lượng cá thể giảm quá mật độ cân bằng vs nhau trong hoạt động của mình đó là đảm bảo sự tồn tại ổn định, bền vững giữa các loài và cua cả quần xã thông qua 2 quá trình quan trọng của sự sống: Quá trình tổng hợp và đồng hóa chất hữu cơ từ chất vô cơ và quá trình phân giải xác hữu cơ thành chất vô cơ, khép kín vòng quay vật chất trong tự nhiên. Thiếu 1 trong 2 quy trình này quần xã sẽ hoàn toàn biến mất. - Một quần xã hoàn chỉnh phải có đủ 3 thành phần sinh vật trên và cùng tồn tại, phát triển. Mặc dù trong 1 quần xã sv ngoài tự nhiên, 3 tp đó có vai trò, chức năng khác nhau nhưng chúng đều thống nhất với nhau trong hđ của mình. Câu 10. Hiểu thế nào về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã? Cho ví dụ minh họa. Tại sao nói sự đa dạng loài lại quyết định tính ổn định của quần xã ? Con người cần làm gì để nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp?  Mqh dd giữa các loài sv trong QX đc hiểu qua 3 khái niệm: - Chuỗi thức ăn : là quá trình vận chuyển năng lượng dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ→SV phân hủy đc diễn ra bằng cách sv nọ sử dụng sv kia làm nguồn thức ăn cho mình. Có 2 dòng vận chuyển năng lượng dinh dưỡng: + Chuỗi thức ăn đồng cỏ: TV→ ĐV. Chuỗi t.ăn đồng cỏ dài hay ngắn tùy thuộc vào số loài tham gia vào dòng vận chuyển nhiều hay ít. Vd: cỏ → bò; cỏ→bò→chó sói,… + Chuỗi t.ăn phân hủy: xác hữu cơ → sv phân hủy (vsv). Chuỗi t.ăn phế thải thường phân nhánh → khép kín vòng quay vật chất. - Mạng lưới thức ăn : bao gồm các chuỗi t.ăn liên kết lại vs nhau qua 1 hay nhiều mắt xích. Nếu quần xã càng đa dạng về loài thì mạng lưới thức ăn càng dày đặc các mqh dd giữa các loài. Trong mạng lưới thức ăn xuất hiện những mắt xích quan trọng, có thể nối nhiều chuỗi TA với nhau, tham gia khống chế số lượng cá thể của nhiều loài . Đồng thời trong mạng lưới TA cũng xuất hiện những loài cũng đồng thời khống chế số lượng cá thể của 1 loài. - Bậc dd : trong QX các loài ĐV nào cũng nhận năng lượng dd từ thực vật thông qua 1 số bước giống nhau đc xét vào cùng 1 nhóm gọi là bậc dd. Mỗi loài đv trong QX trong suốt thời gian sống của mình không nhất thiết chỉ tồn tại ở 1 bậc dd duy nhất mà nó có thể tồn tại ở những bậc dd khác nhau vào những thời điểm dd nhất định.  Nói tính đa dạng về loài quyết định tính ổn định của của QX vì: - Sự đa đạng gắn liền với tính ổn định và bền vững của quần thể + Tính ổn định của 1 hệ thống sinh học được xác định khi hệ thống có hệ số biến động lớn nhất, tức là ko ổn định. + Tính bền vững được xác định bởi khả năng phục hồi năng suất sau tác động của yếu tố hạn chế. - Đa dạng loài đc đo bằng chỉ số đa dạng Shanoon Weiner và chỉ số phong phú. Đa dạng về loài phụ thuộc số lượng loài / đơn vị cá thể trong quần xã. Nếu QX càng đa dạng về loài thì mạng lưới thức ăn càng dày đặc các mqh dd giữa các loài → mqh dd giữa các loài vs nhau trong QX hết sức phức tạp và tạo nên 1 sự khống chế sinh học rất chặt chẽ đảm bảo cho QX tồn tại ổn định, bền vững. Khi quần xã càng đa dạng loài thì nó càng phát huy nguồn lực sống dẫn đến khép kín vòng tuần hoàn vật chất. Câu 11. Từ sự hiểu biết về cấu trúc của quần xã, hãy nêu và phân tích một số ứng dụng trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sinh thái bảo vệ môi trường?  Cấu trúc phân tầng trong quần xã: Trong tự nhiên, trong quá trình sống và phát triển lâu dài của các QX hiện tượng phân công nhau khoảng không gian sống theo chiều thẳng đứng gọi là hiện tượng phân tầng trong quần xã. Phân tầng giúp tận dụng tối đa được cái yếu tố MT, quay tròn vòng vật chất trong tự nhiên. Hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Phân tầng sẽ giảm bớt sự cạnh tranh về không gian và dinh dưỡng, đồng thời khai thác tốt nhất điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác của môi trường ngoài dẫn tới tồn tại bền vững.  Ta có thể áp dụng c.trúc phân tầng trong QX vào các ngành nông-lâm- ngư để tăng năng suất cây trồng và không lãng phí các nguồn tài nguyên, sử dụng đầy đủ và hiệu quả dinh dưỡng trong vòng quay vật chất: - Trong nông nghiệp: Vườn nhiều tầng ở Nam bộ: tầng cao nhất là dừa và cau,tầng tiếp theo là xoài, mít, chôm chôm,… tầng dưới nữa là chuối hoặc giàn bí bầu,… tầng cuối cùng là các loại rau, cây thuốc ưa ánh sáng tán xạ… - Trong lâm nghiệp: Khi trồng rừng phải trồng nhiều loài có nhu cầu sinh thái khác nhau, kết hợp loài cây bản địa với cây trồng mới tạo đa dạng loài, khi khai thác phải đảm bảo cấu trúc phân tầng… - Trong ngư nghiệp: ta có thể áp dụng cấu trúc phân tầng để thả các loại cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau. Như thế sẽ tận dụng được không gian trống và dinh dưỡng. Câu 12. Hiểu thế nào là khống chế sinh học và cân bằng sinh thái trong quần xã? Từ đó nêu lên một số ứng dụng trong phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường?  Khống chế sinh học: các loài quan hệ qua lại với nhau trong đó quan hệ dinh dưỡng là cơ bản, thông qua mqh đó các loài khống chế nhau về mặt số lượng. Sự bùng nổ số lượng cá thể của mỗi loài không thể vượt ra ngoài phạm vi khống chế và kiểm soát của các loài khác. Khống chế sinh học có ý nghĩa lớn trong đấu tranh sinh học nhằm bảo vệ cây trồng và nông sản khỏi sự phá hoại của côn trùng và bệnh lý gây hại. Hay nói cách khác Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể loài này bị kìm hãm bởi số lượng cá thể của loài khác. Số lượng cá thể mỗi quần thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học.  Cân bằng sinh thái là kết quả của khống chế sinh học trong quần xã tạo nên trạng thái tồn tại tương đối cân bằng về số lượng cá thể của các loài. Cân bằng sinh thái đảm bảo cân bằng tương đối về mặt số lượng cá thể giữa các loài dẫn tới tính ổn định của quần xã. Cân bằng sinh thái trong tự nhiên chỉ là tạm thời vì tất cả mọi sự thích nghi qua lại của sv chỉ là tương đối và có mâu thuẫn.  Ứng dụng trong đấu tranh sinh học, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên đồng ruộng: ta có thể phòng chống các loài gây hại bằng các loài khác như vật ăn thịt hay vật kí sinh. Vd: dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa. Như vậy ta đã ứng dụng đc khống chế sinh học trong nông nghiệp, đảm bảo sự đa dạng của các loài thiên địch, dẫn tới khống chế các loài sâu bệnh hại, lấy sv đấu tranh lại sv trên cơ sở lợi dụng các mqh cạnh tranh, kí sinh và ăn nhau Câu 13. Từ những hiểu biết về quần xã, hãy chứng tỏ tính ổn định và bền vững của các quần xã sinh vật trong tự nhiên? Câu 14. Hiểu thế nào về cấu trúc dinh dưỡng và quy luật hình tháp sinh thái trong quần xã?  Cấu trúc dinh dưỡng trong QX là sự phân bố năng lượng dd giữa các thành phần sv khác nhau trong quần xã.  Quy luật hình tháp sinh thái: Để biểu thị mối tương quan vể mặt liều lượng giữa các bậc dd ng ta thường dùng biểu đồ hình tháp, còn gọi là tháp sinh thái. Trong đó các trị số sinh thái của các bậc dd đc thể hiện bằng các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau vs chiều dài của hcn tỉ lệ vs dòng năng lượng hay năng suất của mỗi mức, chiều cao của tháp tương ứng vs độ dài của chuỗi dd. Trong tự nhiên có 3 kiểu hình tháp sinh thái chính: + Tháp số lượng: là hình biểu diễn cấu trúc năng lượng dd trong quần xã thông qua số lượng phân bố cá thể trong QX. Hình tháp số lượng không phản ánh đầy đủ nhất cấu trúc nlg dd trong quần xã: Đề cao quá mức vai trò cung cấp nlg dd của sv kích thước nhỏ làm lu mờ đi vai trò cung cấp nlg dd của sv có kích thước lớn. + Tháp sinh khối: là sự biểu diễn cấu trúc nlg dd trong quần xã thông qua sự phân bố về sinh khối giữa các thành phần sinh vật. Tuy nhiên hình tháp sinh khối đề cao quá mức vai trò sv có kích thước lớn làm lu mờ vai trò của sv có kích thước nhỏ. + Tháp nlg dd: Sự biểu diễn cấu trúc nlg dd trong quần xã thông qua sự phân bố nlg thực từng thành phần trong sv QX. Để xây dựng tháp nlg ng ta dựa vào hình tháp sinh khối sau đó nhân vs hệ số chuyển đổi của sv đó. Cấu trúc nlg dd trong QX đảm bảo tính ổn định và bền vững của QX. Câu 15. Hiểu thế nào về diễn thế quần xã? Cho ví dụ minh họa. Nêu và giải thích các đặc trưng của quần xã cao đỉnh và các quần xã đang phát triển. - Khái niệm: Là quá trình phát triển có thứ bậc diễn ra do những biến đổi nội tại của quần xã trong đó có sự thay thế một số loài này bằng một số loài khác thích nghi hơn với điều kiện sống. Diễn thế của quần xã cũng là một quá trình thay thế kế tiếp nhau quần xã này bằng một quần xã khác cho đến khi có quần xã ổn định và thường là chúng tiếp diễn theo hướng xác định. - Diễn thế sinh thái của QXSV đc chia làm 2 loại: Diễn thế sơ cấp và diễn thế thứ cấp Diễn thế sơ cấp là diễn thế Sinh thái xảy ra ở những nơi mà trước đó không có Sv sống. Diễn ra chậm chạp và kéo dài VD: Từ nham thạch qua quá trình phân hóa thành rêu, tảo → quyết, dương xỉ → hạt kín (cây bụi) → rừng thưa → rừng rậm. - Diễn thế thứ cấp: xảy ra ở nhưng nơi trước đó có SV sống nhưng vì lí do nào đó mà Sv bị hủy diệt gần như toàn bộ và nó lại bắt đầu sự sống. Diễn thế này diễn ra nhanh hơn diễn thế sơ cấp. VD: Từ rừng rậm qua khai thác biến đổi thành đồi trọc → cỏ → cây bụi (gỗ, tre, nứa) → rừng thưa → rừng rậm. Vì biết được trình tự thay thế của các QX SV đặc biệt là thực vật từ đó đề ra phương pháp phục hồi các QX Sinh thái. *Các đặc trưng của QX cao đỉnh và QX đang phát triển: Đặc trưng QX cao đỉnh QX đang phát triển Năng suất (tốc độ tích lũy năng lượng của SV) Thấp (=0) Cao Cấu trúc Đa dạng loài nhất và phân tầng rõ rệt Kém đa dạng loài và phân tầng không rõ Vòng quay vật chất Tốc độ vòng quay chậm, mức độ khép kín vòng quay: kín Tốc độ vòng quay nhanh, mức độ khép kín vòng quay: hở Nhận xét: QX cao đỉnh ổn định và bền vững, QX đang phát triển kém ổn định và kém bền vững bởi vì: ở QX ổn định biến động về năng suất theo thời gian là nhỏ và khả năng phục hồi năng suất của SV sau khi có tác động của các yếu tố hạn chế nhanh. Câu 16. Hãy nêu thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái, từ đó phân tích mối quan hệ giữa các thành phần hệ sinh thái? Cho 1 ví dụ về hệ sinh thái. - HST là 1 vùng lãnh thổ bất kỳ nào đó bao gồm tất cả các thành phần SV (QX) luôn tác động qua lại với MT vật lý, hóa học bên ngoài thông qua 2 quá trình: Trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất để tạo nên cấu trúc năng lượng dinh dưỡng nhất định và chu trình tuần hoàn vật chất. - Thành phần và cấu trúc của HST: Các hệ sinh thái xét về cấu trúc đều có 4 thành phần cơ bản: Vật sản xuất (P), Vật tiêu thụ(C), Vật phân hủy(D), Môi trường E (ngoại cảnh). HST = Quần xã sinh vật + Môi trường xung quanh + Môi trường (E): bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học (vô sinh) bao quanh sinh vật, cung cấp tất cả các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn tại. + Vật sx (P): bao gồm vi khuẩn và cây xanh, tức là các sinh vật có khả năng tổng hợp được tất cả các chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình. + Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật, sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ. + Vật phân hủy (D): là các vi khuẩn và nấm, chúng phân huỷcacs chất hữu cơ Vd. Hệ sinh thái hồ, môi trường gồm nước, ánh sáng, nhiẹt độ, các khí hòa tan, các muối hòa tan… - Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm đủ 4 thành phần cơ bản trên, tuy nhiên trong 1 số trường hợp hệ sinh thái không đủ 4 thành phần. MÔI TRƯỜNG (E) Sinh vật tiêu thụ Sinh vật tiêu thụ cấp 1 Sinh vật sản xuất (P) Sinh vật phân hủy (D) [...]... tố hóa học rắn tích lũy ngoài môi trường trong phạm vi cũng sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng P thực vật P động vật P xác hữu cơ Mỏ Apatit  Ứ ng dụng - Hạn chế năng lượng hóa thạch vào trong hệ sinh thái nông nghiệp thông qua + Hạn chế phân bón vô cơ + Hạn chế thuốc bảo vệ thực vật - Tạo ra N sinh học bằng việc sử dụng nhóm vi khuẩn kết hợp với cây họ đậu N sinh học tăng... nhiên, gọi là chu trình sinh địa hóa Môi trường ↔ Sinh vật → Vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên (chu trình SĐH của các nguyên tố hóa học) - Chu trình sinh địa hóa được thực hiện bởi 3 yếu tố: SV, đất (trung chuyển vật chất trong tất cả các vòng tuần hoàn), các phản ứng hóa học - Người ta căn cứ vào trạng thái tồn tại của các nguyên tố hóa học ngoài tự nhiên mà chia chu trình sinh địa hóa thành 2 chu... chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái tự nhiên? Cho ví dụ minh họa Từ đó nêu lên ứng dụng trong bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm - Khái niệm chung về các chu trình sinh địa hóa: Tất cả các nguyên tố hóa học trong tự nhiên đều luôn chuyển động theo 1 vòng tròn từ bên ngoài vào cơ thể sv, sau khi sv chết đi nó lại trả lại mt bên ngoài tạo nên các vòng tuần hoàn vật chất trong các hệ sinh thái tự nhiên,... ngắngiantrường gian đó vùng giúp vật chất ăn mọi cách kết nghiệp…) tạo nông đất, bảo vệ môi vàtục trong ko trình TĐCnghiệp,vùng ST quả, giúp duyvà độ trì nhiêu nhiêu nghiệp thảm những ngày thời đặc biệt giải đấtcủa 1 trọng tròn bảo vệ trì cây trồng nên gian => Gần giống tự nhiên Câu 20 Từ sự hiểu biết về hệ sinh thái , hãy chứng tỏ tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên Tại sao hệ sinh thái. .. định hơn so với các hệ sinh thái tự nhiên? Để cải thiện tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần phải làm gì?  Tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên: Như chúng ta đã biết các HST tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng, tức là khả năng tự lập lại cân bằng, cân bằng giữa các chủng, quần trong HST (vật ăn thịt – vật mồi, vật ký sinh – vật chủ), cân... chất hóa học vô cơ và hữu cơ); nước thải nông nghiệp (dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và các chất kích thích sinh trưởng); do nước thải sinh hoạt: nước tắm giặt, nước chế biến thực phẩm, nước cống rãnh, nước các công trình vệ sinh  Tác nhân của ô nhiễm nước: - Tác nhân hóa học: các chất hóa học vô cơ, hữu cơ trong nước thải - Tác nhân lý học: nhiệt... các chất khoáng vô cơ ra môi trường bên ngoài - Ví Dụ : Hệ sinh thái: Rừng nhiệt đới ; Sa mạc; Hoang mạc; Sa van đồng cỏ; Thảo nguyên; Rừng lá rộng ôn đới; Rừng thông phương Bắc; Đồng rêu hàn đới… Câu 17 Phân tích quá trình trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái và ý nghĩa của nó trong sản xuất nông nghiệp? - Khái niệm về TĐ năng lượng trong HST: Bao gồm 2 quy luật nhiệt động học + QL1: Khi năng lượng... + Tăng diện tích cây xanh, tăng hệ số sử dụng đất + Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng Câu 28 Từ thực trạng về tài nguyên sinh vật trên thế giới và Việt Nam, hãy phân tích nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và nêu các giải pháp chính trong bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật? Tài nguyên sinh vật đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối vs cuộc sống của con ng Bởi nó là... hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, nước tưới và cơ giới hóa đã làm nông nghiệp tỏ ra kém bền vững Đất đai bị suy thoái, sâu bệnh phát triển triền miên, khả năng chống chịu của cây trồng vs sự biến đổi môi trường kém, không giải quyết được vấn đề lương thực thế giới 1 cách bền vững Cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 vs công nghệ gen phát triển sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề này Sự suy giảm đa dạng sinh học. .. nghiệp - Tác nhân sinh học: VSV gây bệnh truyền qua đg nước như tả, ký sinh trùng sốt rét truyền qua muỗi, trứng giun sán…  Hậu quả của ô nhiễm nước: - Ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ phân giải + Trường hợp nồng độ các chất hữu cơ trong vùng nước thải không tiếp tục làm tăng nồng độ lên thì vi sinh vật hảo khí tiến hành phân giải hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thành CO và H O Trong trường hợp này, . Câu 1. Sinh thái học là gì? Ứng dụng của sinh thái học trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường?  Sinh thái học Có nhiều định nghĩa khác nhau về. hệ sinh thái xét về cấu trúc đều có 4 thành phần cơ bản: Vật sản xuất (P), Vật tiêu thụ(C), Vật phân hủy(D), Môi trường E (ngoại cảnh). HST = Quần xã sinh vật + Môi trường xung quanh + Môi trường. trường hợp hệ sinh thái không đủ 4 thành phần. MÔI TRƯỜNG (E) Sinh vật tiêu thụ Sinh vật tiêu thụ cấp 1 Sinh vật sản xuất (P) Sinh vật phân hủy (D) HÌNH: Cấu trúc hệ sinh thái  Phân tích

Ngày đăng: 10/07/2015, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan