1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vấn đề cần quan tâm khi thiết lập và đưa nhà máy sản xuất vào hoạt động

6 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62,49 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP Đề tài: Những vấn đề cần quan tâm khi thiết lập và đưa nhà máy sản xuất vào hoạt động Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hương Xuân Học viên: Lê Thị Hồng - Sinh ngày: 10/11/1988 Lớp: Chuyển đổi Quản trị kinh doanh 15A Thanh Hóa, tháng 01 năm 2014 Lời mở đầu Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản: Marketing, sản xuất và tài chính. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ ba chức năng trên. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình, đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động. Trong đó, không quản trị sản xuất tốt thì không có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó có thể nói rằng để thiết lập và đưa một nhà máy sản suất vào hoạt động khi được cung cấp 100 tỷ đồng có rất nhiều quyết định quản trị và tổ chức điều hành việc thực hiện các quyết định đó. Nội dung Những quyết định quan trọng nói trên là: Dự báo nhu cầu sản phẩm: Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Dùng các phương pháp định tính như lấy ý kiến của ban điều hành, của người bán hàng; dùng phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra người tiêu dùng hoặc dùng phương pháp định lượng bằng phương pháp dự báo ngắn hạn, dự báo dài hạn để tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản phẩm để trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? bao nhiêu? vào thời gian nào? những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? kết quả dự báo cho thấy số lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xác định các kế hoạch sản xuất sản phẩm và khả năng sản xuất cần có. Sau những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp tiến hành công tác thiết kế sản phẩm, lựa chọn quy trình công nghệ và hoạch định công suất. Làm 2 thế nào để thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị tường? Để sản xuất sản phẩm được thiết kế như trên, cần chọn loại công nghệ nào cho phù hợp? Với các loại công nghệ trên cần lựa chọn công suất như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong hiện tại cũng như tương lai, lại sử dụng hết công suất của nhà máy là một bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên việc tổ chức thiết kế sản phẩm, lựa chọn công nghệ và trình tự cũng như phương pháp hoạch định công suất doanh nghiệp cần chính xác và phù hợp. Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải pháp quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm. Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận; là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm; tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng như thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, nhân tố lao động, cơ sở hạ tầng kinh tế, điều kiện và môi trường văn hoá xã hội; lựa chọn địa điểm (cụ thể và chi tiết); xu hướng định vị các doanh nghiệp hiện nay trên thế giới bao gồm định vị ở nước ngoài, định vị trong khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, xu hướng chia nhỏ các doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm của doanh nghiệp Trên cơ sở đã xác định được vị trí, việc sắp xếp mặt bằng sản xuất, mặt bằng văn phòng hay nơi sản xuất cho hợp lý để giảm thiểu thời gian đi lại, vận chuyển đồng thời phù hợp với quy trình công nghệ. Khi đó, việc quyết định các nguồn lực là quyết định kết hợp việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào trong quá trình sản xuất bằng các mô hình toán và kỹ thuật phân tích sẽ tạo ra phương thức lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực để chi phí sản xuất là thấp nhất và việc sản xuất ổn định nhất. Với các bước trong hoạch định tổng hợp: Bắt đầu với doanh số bán dự báo cho từng sản phẩm với số lượng được bán trong từng thời kỳ (thường là tuần, tháng hay quí) và kế hoạch dự phòng (thường là 6 tháng hay 18 tháng); tổng hợp tất cả dự báo sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ thành nhu cầu tổng hợp; biến đổi nhu cầu tổng hợp của từng thời kỳ thành lao động, vật liệu, máy móc và các phần tử khác của năng lực sản xuất cần thiết; xây dựng sơ đồ nguồn lực chọn lựa cho việc cung cấp năng lực sản xuất cần thiết để hỗ trợ cho nhu cầu tổng hợp tăng dần; Lựa chọn một kế hoạch về năng lực sản xuất trong số những giải pháp đề ra phù hợp với nhu cầu tổng hợp và mục tiêu của tổ chức. Lập lịch trình sản xuất là những hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất trong từng đơn vị cơ sở, từng công việc cụ thể thậm chí từng người lao động trong hệ thống sản xuất. Cách lập lịch trình sản xuất và các phương pháp phân công điều độ công việc một cách cụ thể: Xem xét các đơn hàng, dự báo, báo cáo trình trạng tồn kho và thông tin về năng lực sản xuất, các nhà lập lịch trình đặt hầu hết các đơn hàng cấp bách vào vị trí “mở” sẵn có sớm nhất của lịch trình sản xuất. Nhà lập lịch trình phải ước tính tổng nhu cầu của sản phẩm từ mọi nguồn, phân các đơn hàng cho những bộ phận sản xuất, phân chia thời điểm hẹn giao hàng cho khách và lập tính toán chi tiết cho lịch trình sản xuất. Đây là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra. 4 Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng Hàng dự trữ trong hệ thống sản xuất và cung ứng nhằm mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và phân phối. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu của sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần áp dụng cung ứng đúng thời điểm. Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết giữ cho hệ thống sản xuất hoạt động bình thường. Với phương thức tổ chức cung ứng và dự trữ đúng thời điểm để đảm bảo lượng hàng hoá được đưa đến nơi có nhu cầu đúng lúc, kịp thời sao cho hoạt động của bất kỳ nơi nào cũng được liên tục (không sớm quá cũng không muộn quá). Để đạt được lượng dự trữ đúng thời điểm, các nhà quản trị sản xuất đúng thời điểm phải tìm cách giảm những biến đổi do các nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình sản xuất gây ra. Kết luận Với một số vốn nhất định 100 tỷ đồng; bản thân là một người được phân công thiết lập đưa nhà máy sản xuất vào hoạt động thì cần có một chuỗi các các công việc được thực hiện, trong đó có sự giúp đỡ phối hợp của nhiều cộng sự để làm tốt khâu dự báo nhu cầu sản phẩm cần đầu tư đưa vào sản xuất. Thực hiện tốt khâu này ta sẽ tìm được sản phẩm chủ lực cho thị trường vào thời gian này. Để từ đó, cùng với các chuyên gia thiết kế sản phẩm, lựa chọn công nghệ và hoạch định sản xuất. Khi bức tranh sản phẩm đã được thiết kế chu đáo, việc định vị doanh nghiệp cần được tiến hành. Trong khâu này sử dụng các phương pháp lựa chọn vị trí doanh nghiệp phù hợp để giảm bớt những rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh. Và là doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố nguyên vật liệu cũng như lao động là yếu tố rất quan trọng đến việc lựa chọn vị trí doanh nghiệp. Và việc bố trí mặt bằng sản xuất, văn phòng thuận tiện cho vận chuyển đi lại cũng là khâu nghiên cứu cụ thể để giảm thiểu chi phí, phù hợp quy trình công nghệ. Khi đã xác định được sản phẩm cũng như lựa chọn được vị trí mặt bằng doanh nghiệp, việc tiếp theo là quyết định sử dụng các nguồn lực bằng các mô 5 hình và kỹ thuật phân tích để giảm thiểu chi phí cũng như việc sản xuất đi vào ổn định. Khi đó lịch trình sản xuất sẽ được thiết lập để thực hiện với những phương pháp khoa học cụ thể của nhà quản trị, cùng với nó là xác định nhu cầu hàng tồn kho là bao nhiêu thì phù hợp đảm bảo sản xuất liên tục nhưng không bị ứ đọng. Để đưa nhà máy vào hoạt động và duy trì hoạt động của doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia sản xuất, marketing, tài chính cần được phối hợp chặt chẽ để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Lợi nhuận ngày càng cao, mô hình doanh nghiệp ngày càng mở rộng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới bước vào con đường tạo lập doanh nghiệp. Để có được điều đó, rất cần những nhà quản trị giỏi trên mọi lĩnh vực trong đó chắc chắn không thể thiếu những nhà quản trị sản xuất và tác nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trương Thị Hương Xuân đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này./. 6 . TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP Đề tài: Những vấn đề cần quan tâm khi thiết lập và đưa nhà máy sản xuất vào hoạt động Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hương. phù hợp đảm bảo sản xuất liên tục nhưng không bị ứ đọng. Để đưa nhà máy vào hoạt động và duy trì hoạt động của doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia sản xuất, marketing, tài chính cần được phối hợp. rằng để thiết lập và đưa một nhà máy sản suất vào hoạt động khi được cung cấp 100 tỷ đồng có rất nhiều quyết định quản trị và tổ chức điều hành việc thực hiện các quyết định đó. Nội dung Những

Ngày đăng: 10/07/2015, 06:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w