1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam

126 825 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các nước Đông Nam á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu á Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Na

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -*** -

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -*** -

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 Công ty xuyên quốc gia (TNCs) và việc đầu tư trực tiếp

vào các nước đang phát triển

1.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của TNCs ở các nước trong khu vực 24

Chương 2 Thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc

gia (TNCs) vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra

33

2.1.Thực trạng FDI của TNCs vào các lĩnh vực của nền kinh tế Việt

Nam

33

2.3 Những vấn đề đặt ra đối với FDI của các TNCs 64

Chương 3 Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của

các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam

78

3.1 Một số nhận xét khái quát về xu hướng vận động của FDI của TNCs

tại Việt Nam

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do của Hiệp hội các nước Đông Nam á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu á Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam á

ASEM : Hội nghị thượng đỉnh á - âu

BOT : Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BT : Xây dựng - Chuyển giao

BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ BTO : Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CN : Công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

EU : Liên minh Châu âu

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

JETRO : Tổ chức ngoại thương Nhật Bản

KCN-KCX : Khu công nghiệp, khu chế xuất

M & A : Mua lại và sát nhập

NIEs : Các nền công nghiệp mới

Nxb : Nhà xuất bản

ODA : Viện trợ phát triển chính thức

OECF : Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế

TBNN : Tư bản nhà nước

TNCs : Các công ty xuyên quốc gia

USD : Đồng đô la Mỹ

VAT : Thuế giá trị gia tăng

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế Sự vận động của hàng hoá, dịch vụ, của các dòng vốn đầu tư đã vượt khỏi biên giới các quốc gia, được thực hiện trên phạm vi toàn cầu Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Coporations-TNCs) đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế Với tiềm lực kinh tế to lớn, hệ thống chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các công ty này đã gắn kết các bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, thực hiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông một cách sâu rộng, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh dưới những hình thức mới, phong phú, đa dạng

Đặc điểm đó vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước kém phát triển Những năm vừa qua, Đảng ta xác định một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm giữ một vai trò quan trọng Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: "Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục được cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế” Sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là sự lớn mạnh của TNCs là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình quốc tế hoá nền sản xuất xã hội trong giai đoạn hiện nay Từ năm 1988 đến hết năm

2005, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI đáng kể, tổng số vốn đăng

ký là 65,7 tỷ USD, trong đó tổng số vốn thực hiện đạt 33 tỷ USD Đến nay,

đã có trên 200 TNCs và 18 quốc gia đầu tư và hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: chế tạo thiết bị viễn thông, công nghệ máy tính, khai thác dầu khí, sản xuất ôtô và xe gắn máy, nước giải khát, xây dựng kết cấu

hạ tầng, chế tạo điện tử dân dụng, thương mại và dịch vụ Hoạt động của

Trang 6

TNCs đã đem lại những tác động to lớn đối với nền kinh tế như: cung cấp vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý Tuy nhiên, so với tiềm năng

và yêu cầu đặt ra đối với nước ta, đầu tư của TNCs vào Việt Nam vẫn chưa thật mạnh Hơn thế nữa, hoạt động của một số công ty còn gây ra các tác động tiêu cực: làm phá sản xí nghiệp vừa và nhỏ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, chuyển vào nước ta những công nghệ cũ lạc hậu, làm băng hoại truyền thống văn hoá…

Từ thực trạng tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam” Để góp phần vào việc nâng cao khả năng thu hút nhiều hơn với chất lượng tốt hơn của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà quản lý kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu, như:

* Ở ngoài nước: Có nhiều công trình sách báo đề cập đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của TNCs Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng về Việt Nam

* Ở trong nước:

- Mai Đức Lộc: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh

tế Việt Nam, luận án phó tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 1994

- Đề tài KHXH- 06- 05, Bản chất, đặc điểm và vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia trên thế giới - Chính sách của ta

- Nguyễn Xuân Thiện: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: vấn

đề và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, số1/2001

- Hoàng Thị Bích Loan: Về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004

Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đều đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của FDI nói chung và TNCs nói riêng cũng như các chính sách nhằm thu

Trang 7

hút và sử dụng nguồn vốn bên ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên những nghiên cứu nói trên chưa thật sự tổng kết đầy đủ về hoạt động đầu tư của TNCs tại Việt Nam như về số lượng, lĩnh vực hoạt động, xu hướng vận động của các TNCs

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu của Luận văn: từ sự phân tích đúng thực trạng FDI của TNCs vào Việt Nam, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của TNCs, khắc phục được mặt trái trong đầu tư trực tiếp của TNCs, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước

* Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn:

- Phân tích vai trò FDI của TNCs đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình FDI tại Viêt Nam thời kỳ

1988 đến nay và tác động của nó tới nền kinh tế

- Đề xuất phương hướng và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của TNCs vào Việt Nam để thực hiện đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nhằm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là TNCs đã đầu tư vào Việt Nam Luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của TNCs tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay Từ đó đưa ra phương hướng

và khuyến nghị một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn FDI của các TNCs vào Việt Nam trong những năm sắp tới

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử

- Phương pháp thống kê tổng hợp

- Phương pháp so sánh, phân tích

Trang 8

- Phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác

6 Những đóng góp của Luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm và vai trò của TNCs đối với phát triển kinh tế của các nước được đầu tư

- Đánh giá thực trạng và kết quả của việc đầu tư của các TNCs 1988 đến nay; đồng thời nêu lên những tồn tại và hạn chế

- Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp của TNCs trong những năm tới

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1: Vấn đề đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia

(TNCs) vào các nước đang phát triển

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia

(TNCs) vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư

trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) vào Việt Nam

Trang 9

Chương 1 VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY

XUYÊN QUỐC GIA (TNCS) VÀO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.1 Các công ty xuyên quốc gia

1.1.1 Khái niệm

Công ty xuyên quốc gia là hình thức tổ chức doanh nghiệp quốc tế trong nền kinh tế thị trường có tầm hoạt động vượt quá khuôn khổ biên giới của một quốc gia

Theo định nghĩa của UNCTAD, tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) là hệ thống bao gồm công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở chính quốc Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản

lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài Có

ba loại hình công ty con của TNC là:

+ Chi nhánh là công ty con hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ

+ Công ty con phụ thuộc: công ty mẹ sở hữu hơn 50% tổng tài sản công ty này và họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy

tổ chức và quản lý điều hành của công ty con này

+ Công ty con liên kết: công ty mẹ tuy chiếm trên 10% tài sản của công ty nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như công ty con phụ thuộc

1.1.2 Đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia

- Về quy mô: Các NTC có quy mô về tài chính rất lớn Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, thì Mỹ có 162 công ty, Nhật Bản có 126 công ty, các nước như Đức có 41 công ty, Pháp 42, Anh 34, Hà Lan 8, Thuỵ Sỹ 14, Italia 13, Nga 1 Công ty đứng số 1 thế giới về tài sản ở nước ngoài trong bảng danh sách của UNCTAD năm 2003 là General Electric (Mỹ) với tổng

Trang 10

số tài sản nước ngoài là 258.900 triệu USD, tổng doanh thu là 134.187 triệu USD, số lượng công nhân là 305.000 ngàn người Công ty đứng thứ 2 là Vodafone Group Plc (Anh), tiếp theo sau là 3 công ty Ford Motor, General Motors (Mỹ), British Petroleum Company của Anh Đứng thứ 7 mới là công

ty Royal Dutch – Shell Group (Anh – Hà Lan) có tổng tài sản nước ngoài là 112.587 triệu USD (tổng tài sản là 168.091 triệu USD), lợi nhuận 8.887,1 triệu USD, tổng doanh thu 201.728 triệu USD và có số công nhân là 119.000 người Các TNCs có phạm vi hoạt động rộng, không chỉ bó hẹp trong phạm

vi một quốc gia, mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu thông qua việc cắm nhánh

ra nước ngoài với số lượng lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh doanh, nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của các TNCs như tập trung vào các ngành có hàm lượng khoa học cao (công nghiệp chế biến, dịch vụ,…) và các nước tư bản phát triển Chúng nắm những phương tiện kỹ thuật hiện đại với những trung tâm nghiên cứu và phát triển đồ sộ, mà khoản chi ngân sách bằng với ngân sách nghiên cứu và phát triển của một nước lớn Ví dụ như công ty Philips Electric (Hà Lan) là một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới với 263 chi nhánh đặt ở hơn 70 nước, nếu tính cả nước mẹ thì có 378 chi nhánh công ty Heineken (Hà Lan) là một công ty sản xuất bia đã mua nhà máy bia của Italia, Hungary Hãng Renaul SA (Pháp) chuyển về lĩnh vực động cơ máy có 136 (trong số 207) chi nhánh ở nứơc ngoài như ở Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan,…

Tổ hợp dầu lửa Total (Pháp) với 602 chi nhánh có mặt ở hơn 80 nứơc trên thế giới và các trọng điểm dầu khí như Trung Đông, Biển Bắc, Mỹ – Latinh Trong đó, có 150 cơ sở sản xuất ở 35 nứơc, Total có cổ phần trong 17 cơ sở lọc dầu ngoài nước Pháp và Hà Lan, Đức, Mỹ và Châu Phi Mỗi năm Total khoan thăm dò hoặc khoan cho sản xuất ở 20 nước trên diện tích rộng 72 vạn m2 Khí đốt do Total sản xuất chủ yếu được khai thác ở Inđônêxia, Thái Lan, Mianma, Arhentina và Biển Bắc

Trang 11

- Đặc trưng cắm nhánh ngoại quốc – một đặc trưng cơ bản của các công ty xuyên quốc gia, là việc những xí nghiệp con, cháu và những liên hợp ở nước ngoài đặt dưới sự kiểm soát của công ty mẹ Ngày nay, các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia ít mang tính cổ truyền, thực chất nó là các công ty xuyên quốc gia mà công ty mẹ thực hiện phân công chuyên môn hoá đối với các chi nhánh Để thực hiện cắm nhánh ở nước ngoài, các TNCs cũng thực hiện một số hình thức cơ bản, như thiết lập các xí nghiệp 100% vốn của mình và hình thức liên doanh,… đối với hình thức 100% vốn, là hình thức mà các TNCs sử dụng sớm nhất với việc các xuyên quốc gia thực hiện mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà - thường là các xí nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và có nguy cơ phá sản, hoặc đầu tư xây dựng xí nghiệp mới Đây cũng là cách thức khá phổ biến trong thời đại ngày nay, khi mà các nước theo đuổi chính sách mở cửa và tạo ra nhiều ưu đãi về thuế nhằm thu hút FDI, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá đất nước Còn với hình thức liên doanh, cũng là hình thức phổ biến hiện nay mà TNCs sử dụng để thực hiện cắm nhánh và bành trướng quốc tế Các xí nghiệp liên doanh có thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, như mua cổ phần của một

xí nghiệp mới, xây dựng hoặc lập ra những xí nghiệp chi nhánh mà TNCs nắm giữ cổ phiếu khống chế theo chế độ tham dự

Trang 12

Hình 1.1: Biểu diễn đặc trƣng cắm nhánh của các TNCs

- Về cơ cấu tổ chức, quản lý: các TNCs là những hình thức liên kết của nhiều công ty hoạt động trong cùng một ngành, hay những ngành khác nhau dưới sự điều tiết chung của một công ty mẹ đối với hệ thống các chi nhánh ở nhiều nước Trong thực tế, các TNCs trên thế giới thường áp dụng những mô hình quản trị điều hành cơ bản sau:

+ Mô hình “kim tự tháp”, về thể chế quản lý tập trung quyền lực theo chiều dọc, trực tuyến

+ Mô hình “mạng lưới” (đa trung tâm), về thể chế quản lý phân tán quyền lực cho các bộ phận chi nhánh

+ Mô hình “hỗn hợp” (nhị nguyên), về thể chế quản lý phối hợp giữa tập trung và phân tán quyền lực

Tuy vậy, đối với từng nhòm nước lại áp dụng mô hình mang tính đặc thù riêng tuỳ theo trình độ phát triển, văn hoá, tập quán, đại lý,…

+ Đối với nhóm các TNCs Mỹ – Châu Âu: do chịu ảnh hửơng lâu dài của hệ thống kinh tế thị trường nên các nước này luôn lấy mô hình “tự do cạnh tranh” làm nội dung cơ bản của chế độ hoạt động của TNCs Các TNCs

Âu – Mỹ có đặc trưng chủ yếu là quyền sở hữu tách khỏi quyền kinh doanh Các cổ đông là người sở hữu không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh,

mà tác động vào các quyết định của công ty thông qua hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị thuê giám đốc chuyên nghiệp điều hành việc kinh doanh của công ty Giám đốc công ty là người làm thuê cho công ty, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty Quan hệ trong tổ chức nội bộ của các tập đoàn xí nghiệp nhà nứơc Âu – Mỹ nói chung là đơn giản Cầu nối cơ bản của sự liên kết giữa các xí nghiệp thành viên là quan hệ tư bản (vốn, tài sản) và đó là cơ sở để tập đoàn có đựơc sự quản lý thống nhất

+ Đối với Nhật Bản: cơ chế quản lý kinh doanh của TNCs Nhật Bản bắt nguồn từ nền văn hoá truyền thống, mang màu sắc Nhật Bản, có tiếp thu

Trang 13

các nhân tố tích cực trong cơ chế quản lý kinh doanh của các công ty hiện đại của phương Tây Nhật Bản là một xã hội đẳng cấp được xây dựng kết cấu theo chiều dọc, giữa các TNCs cũng phân biệt đẳng cấp rõ rệt Quan hệ giữa các TNCs ảnh hưởng trực tiếp đến địa vị xã hội của nhà kinh doanh và công nhân viên trong tập đoàn Với mục tiêu phát triển mạng lưới công ty của Nhật Bản trên khắp thế giới, các TNCs Nhật Bản luôn để cho những công ty vệ tinh của chúng có đựơc quyền tự do ở mức đáng kể ở Nhật Bản, các công ty, tập đoàn áp dụng “chế độ làm việc suốt đời” Quan hệ giữa công nhân viên với công ty là cố định, các nhà kinh doanh không tuỳ tiện sa thải công nhân, việc trả lương và nâng bậc cho công nhân căn cứ vào tuổi tác, học lực và thâm niên công tác liên tục Chính vì lẽ đó nên mọi người đều phải dốc sức phấn đấu cho sự sinh tồn và phát triển của công ty

1.1.3 Các loại hình công ty xuyên quốc gia

Các chuyên gia kinh tế đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để thực hiện hình thức tồn tại của các TNCs Chẳng hạn:

- Căn cứ theo quá trình vận động và lĩnh vực hoạt động của các TNCs: + Công ty xuyên quốc gia sơ khai: là loại hình đầu tiên có từ thời kỳ

tư bản tự do cạnh tranh thống trị Các công ty này thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng với mục đích khai thác nguyên liệu, bóc lột lao động làm thuê ở thuộc địa phục vụ cho quá trình tích luỹ tư bản để công nghiệp hoá Các công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh thế kỷ XVII – XVIII là những ví dụ điển hình về loại hình TNCs này

+ Công ty xuyên quốc gia thương mại: gồm những công ty mà chi nhánh ở nước ngoài là những chi nhánh chủ yếu thực hiện việc xuất nhập khảu hàng hoá Ngoài ra việc sản xuất cũng có thể được thực hiện tại chỗ ở các chi nhánh này khi việc thâm nhập thị trường trở nên khó khăn Song việc sản xuất tại chỗ thường có giới hạn, chỉ sản xuất một phần sản phảm theo mẫu của công ty mẹ, hoặc chỉ thực hiện việc lắp ráp một số bộ phận linh kiện để thực hiện xuất khẩu tại chỗ

+ Công ty xuyên quốc gia sản xuất: Với loại hình này, quy trình sản xuất một sản phẩm được phân chia theo những công đọan nhất định và mỗi

Trang 14

xí nghiệp chi nhánh sẽ đảm nhiệm sản xuất một bộ phận hoặc một số chi tiết sản phảm, hoặc lắp ráp sản phẩm cuối cùng Các bộ phận của sản phẩm đựơc lưu thông giữa các chi nhánh, trong nội bộ công ty, cuối cùng đến một chi nhánh, ở đó sản phẩm được lắp ráp và mang nhãn hiệu của nước mẹ hoặc nước chủ nhà Các TNC điển hình cho loại này như: Sony, IBM, Toyota, Honda,…

+ Công ty xuyên quốc gia tài chính, kỹ thuật: là những công ty có sức mạnh về tài chính, kỹ thuật, hoạt động trong những ngành có hàm lượng khoa học cao và làm nhiệm vụ cung cấp kỹ thuật, tài chính cho các công ty chi nhánh ở nứơc ngoài Qua con đường này, công ty mẹ kiểm soát, cho phối các hoạt động của các công ty nhánh Điển hình cho loại hình này: Exxon,

Mc Donal Douglas, Mobil Oil,…

- Tuỳ theo tính chất phức tạp của sản xuất và hình thức tổ chức công

ty

Theo Maicơn Z.Brucơ và H.Liremmơ có thể chia các công ty xuyên quốc gia thành các loại công ty A, B, C, D Trong đó công ty loại A chỉ sản xuất một loại sản phẩm cá biệt; công ty loại B sản xuất những nhóm sản phẩm trong nước và tổ chức việc tiêu thị ở nứơc ngoài theo sự phân chia các khu vực địa lý, với mục đích đẩy mạnh và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá; công ty loại C cũng sản xuất các nhóm sản phẩm nhưng việc sản xuất ở nước ngoài được đặt dười sự kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ; công ty loại D được hình thành từ sự phát triển hơn nữa của các loại công ty A, B, C

Mặc dù có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các TNC Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu thì cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo trình độ phát triển, biểu hiện ra là sự thay đổi về hình thức sở hữu tư bản của các TNCs

+ Cartel: loại hình liên kết giữa các công ty độc quyền trong cùng một ngành, có thể liên kết với nhau bằng cách cùng nhau ký kết một hiệp định lập ra thị trường tiêu thụ, xác định giá cả hàng hoá, số lượng sản phẩm bán

ra nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh, từ đó phân chia lợi ích cụ thể với

Trang 15

nhau Ví dụ OPEC là một Cartel có quy mô quốc tế, các thành viên của OPEC thường thoả thuận với nhau về số lượng dầu cung cấp, cũng như giá bán ra trên thế giới Mặc dù vậy các công ty này vẫn là những công ty độc lập về pháp lý trong sản xuất cũng như thương mại Tại Hồng Kông, các ngân hàng đã cấu kết với nhau thành một tổ chức Cartel, họ định lãi suất thấp cho các tài khoản gửi nhưng cao cho các khoản vay ngân hàng, nhờ đó các ngân hàng trong Cartel đã được lãi to: trên 645 triệu USD thu được trong năm 1991 (bằng 0,8% GDP của Hồng Kông)

+ Syndicate: cũng là loại hình liên kết giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, các bên cùng ký kết hiệp định có liên quan đến số lượng hàng hoá tiêu thụ chung, đến việc mua nguyên vật liệu, nhằm mua được nguyên vật liệu với giá thấp, bán được sản phẩm với giá cao Trong loại hình này, các xí nghiệp vẫn độc lập về sản xuất, pháp lý, nhưng không còn độc lập về thương mại nữa Một điều đáng chú ý lá rất nhiều Syndicate là do Cartel phát triển lên

+ Trust: loại hình công ty được hình thành nên do sự liên hiệp hoá theo chiều ngang, phát triển cao hơn về mặt tổ chức, trong đó nhiều xí nghiệp sản xuất cùng một loại hàng hoá hoặc các xí nghiệp ở các ngành kế cận nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hợp nhất lại thành một tổ chức (kinh tế) Các xí nghiệp khi đã đựơc hợp nhất vào tổ chức kinh tế này không còn độc lập về tất cả mọi mặt sản xuất, thương mại và luật pháp Có 2 loại Trust cơ bản, đó là công ty cổ phần đặc biệt (kiểm soát công ty thông qua việc nắm cổ phiếu khống chế của công ty) và công ty hợp nhất các xí nghiệp, đó là hợp nhất hoàn toàn các xí nghiệp với nhau, thông qua hợp nhất hay bị thông tính Việc điều hành sản xuất kinh doanh hoàn toàn do Ban quản trị đảm nhiệm Ví dụ, công ty General Motor (Mỹ) nguyên là một Trust quốc tế hùng mạnh, là một trong số 15 công ty xuyên quốc gia tầm cỡ nhất thế giới năm 1987, với doanh số 101,8 tỷ USD, với 876 ngàn nhân viên Đến năm 1988 doanh số bán của nó lên đến 121,085 tỷ USD, còn vào năm 1992 con số đó là 132 tỷ USD, năm 2002 là 186,76 tỷ USD và đến năm 2003 doanh số giảm nhẹ còn 185,5 tỷ USD , với 294 ngàn nhân viên Ngành chính

Trang 16

là sản xuất ôtô chiếm tới 80 – 90% tổng sản phảm của công ty Nó đã thành lập được một hệ thống chi nhánh gồm 297 nhà máy ở Mỹ, Canada và Tây

Âu, Austraylia, Mỹ – Latinh và một số nước châu Á [48] Tất cả các chi nhánh đều chịu sự điều hành của Ban quản trị công ty trụ sở đặt tại Detroit (Mỹ) Với sự phát triển hơn nữa, cho đến này, công ty này đã thâu tóm nhiều ngành nghề khác nhau như đồ điện dân dụng, môtơ, tuabin khí, đầu máy điện, máy giặt, máy hút bụi và một số mặt hàng khác, nên nó đã được coi là một Concern quốc tế Nhiều quốc gia đã cấm hình thức Trust, tại Mỹ, toà án

sẽ bắt buộc giải tán các Trust khi nó có khả năng lũng đoạn nền kinh tế do thị phần quá lớn của nó

+ Concern: hình thức tổ chức kiểu Concern là một trong những hình thức phổ biến của TNCs hiện đại Concern xuất hiện của yếu thông qua mối liên kết ngang giữa ít nhất là 2 công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật Mối liên hệ giữa các xí nghiệp trong Concern được thiết lập trên cơ sở lợi ích thống nhất thông qua các quan hệ hợp tác cùng sử dụng về phát minh sáng chế, cùng tham gia nghiên cứu trong những chương trình, đề án khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất; cùng hợp tác sản xuất kinh doanh và sử dụng một hệ thống tài chính, tín dụng Concern thể hiện ở tính pháp nhân độc lập của các công ty thành viên Tuy vậy, mối quan hệ bền vững của Concern được thiết lập trong sự liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau và với các thành viên của Chính phủ dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế Đặc điểm nổi bật của công ty xuyên quốc gia thuộc loại Concern là sự thống nhất giữa tư bản sở hữu và quyền kiểm soát Hình thức kiểm soát được xác lập từ công ty mẹ tới các công ty con, cháu bằng chế độ điều hành trong hội đồng quản trị Công ty mẹ chiếm một số cổ ohiếu khống chế trong các công ty nhánh Đứng đầu các công ty xuyên quốc gia thuộc loại Concern là một Hội đồng quản trị thường bao gồm những người có sở hữu cổ phiếu lớn nhất Dưới Hội đồng quản trị là Hội đồng các giám đốc (những người quản lý) trực thuộc Ban quản trị, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo sản xuất và kinh doanh khác nhau, Ngày nay, với sự phát triển

Trang 17

hơn nữa của tích tụ sản xuất, xu hướng đa dạn hoá sản phẩm, đa dạng hoá ngành đang trở thành xu hướng phổ biến và tổ chức Concern đã đáp ứng đòi hỏi đó Trong các Concern thường bao gồm các công ty hoạt động ở các ngành kinh tế khác nhau, như công nghiệp, vận tải, thương nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm,… Người ta thấy rằng trong số 500 công ty lớn nhất của Mỹ, thị phẩn của Concern đa ngành vào những năm 70 chiếm 94& so với 66% năm 1949 Trong số các Concern thì Daimler Chrysler AG (DC) của Cộng hoà Liên bang Đức và Mỹ là một Concern khá điển hình Nó bao gồm nhiều công ty thành viên trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có công ty Motorentua Binen Union (MTU) sản xuất các loại động cơ; công ty Doocnie sản xuất các mặt hàng thuộc ngành hàng không, còn công ty AEG sản xuất các mặt hàng thuộc ngành kỹ thuật điện,… Do đó sản phảm của DC hết sức

đa dạng, từ những động cơ thông dụng đến động cơ xe tăng, tàu biển, máy bay, tên lửa có điều khiển và những trang bị kỹ thuật khác Song các ngành sản xuất chủ yếu của Concern DC vẫn là các loại động cơ thông dụng Hiện nay, DC có số tài sản ở nước ngoài lên đến 41,7 tỷ USD và doanh thu hàng năm là 55,2 tỷ USD, chỉ tính riêng cho 281 chi nhánh ở nứơc ngoài Các Concern thường xây dựng một hệ thống dịch vụ kỹ thuật và thương mại tương đối hoàn chỉnh Trong hệ thống này có cả trung tâm khoa học, viện nghiên cứu, phòng thiết kế và bộ phận triển khai sản xuất thử, viện thăm dò

và nghiên cứu thị trường,… Tất cả nhằm bảo đảm cho Concern đổi mới kỹ thuật kịp thời và thích ứng nhanh chóng với điều kiện biến động của thị trường quốc tế, tăng sức mạnh cạnh tranh để thu lợi nhuận cao

+ Conglomerate: là kết quả của quá trình liên kết công ty theo chiều dọc, tức là công ty lớn thâm nhập vào công ty, xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có sự liên hệ ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là tài chính; điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm,… Hoạt động bành trướng và thâu tóm của Conglomerate cơ bản trên thị trường chứng khoán Công ty mẹ lựa chọn các công ty đang hoạt động tốt ở tất cả

Trang 18

các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và nuốt dần bằng cách mua cổ phiếu của chúng Do đó cơ cấu ngành kinh doanh trong tập đoàn luôn biến đổi nhanh chóng theo hướng đa dạng, hỗn hợp và cơ cấu quản lý, điều hành phải gọn nhẹ, linh hoạt

Công ty Điện tín, Điện thoại (ITT) của Mỹ vốn là một Trust đầu đàn của thế giới trong lĩnh vực điện thoại và viễn thông quốc tế Ngày nay, nó đã trở thành một Conglomerate khổng lồ bành trướng xâm nhập vào ngành ngân hàng, bảo hiểm, khai thác đáy biển, vũ trụ, dịch vụ, khách sạn,, kể cả những ngành công nghiệp thực phẩm và báo chí,…

Việc phân loại các công ty xuyên quốc gia theo các hình thức từ Cartel đến Conglomerate là những nấc thang phản ánh sự giảm dần tính chất

sở hữu tư nhân thuần tuý và sự tăng lên của nhân tố “tập thể” trong sở hữu

tư bản – xét trong giới hạn quan hệ sản xuất TBCN Mặt khác, việc phân loại như trên đảm bảo tính logic trong nghiên cứu và cũng phù hợp với hiện thực TBNC ở chỗ các công ty tư bản độc quyền vốn đã tồn tại trong những loại hình cơ bản này ở phạm vi quốc gia, nhưng do quá trình phát triển buộc chúng phải vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc

tế mà thội Trên thực tế dù hoạt động quốc tế nhưng nó vẫn mang những dấu

ấn quốc gia và chịu sự kiểm soát của công ty gốc ở chính quốc

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của TNCs và vai trò của nó

ở các nước đang phát triển

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mặc dù còn nhiều khác biệt về quan niệm, nhìn chung ở các nước trên thế giới, FDI được hiểu là một hoạt động kinh doanh mà trong đó có sự tách biệt ở tầm vĩ mô về mặt chủ thể, nhưng lại có sự kết hợp ở tầm vi mô trong

sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại một quốc gia là việc nhà đầu tư

ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó

Trang 19

để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh

tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…)

Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài (chủ đầu tư, vốn đầu tư và địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau) Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên giới một quốc gia Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản

lý đối tượng đầu tư

1.2.2 Vai trò FDI của TNCs đối với những nền kinh tế đang phát triển

Hiện nay trên thế giới xu thế xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra ngày càng mạnh, nó gây ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều có sự gắn liền với các quốc gia trong và ngoài khu vực Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các lĩnh vực đời sống xã hội trong nền kinh tế thế giới đó là sự hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNC) Các TNC đã trở thành lực lượng thao túng chủ yếu đối với sự vận động tư bản quốc tế trên phạm vi toàn cầu và có vai trò rất to lớn góp phần thúc đẩy các lĩnh vực như: thúc đẩy phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn cầu, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm, phát triển nguồn

Trang 20

nhân lực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và chuyển dich cơ cấu kinh tế, tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế thế giới v.v - các lĩnh vực này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của từng quôc gia và trên phạm vi toàn cầu

Thứ nhất, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội

Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới, mà lực lượng chủ yếu tác động tới kinh tế toàn cầu đó là các TNC Sự hoạt động của các TNC thúc đẩy sự chuyên môn hoá ngày càng sâu, rộng, biểu hiện ở chỗ các công ty mẹ và các công ty chi nhánh ở các nước TBCN phát triển đảm nhiệm những khâu đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, phức tạp của dây chuyền sản xuất Còn các chi nhánh cắm ở các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện của mình có thể đảm nhận các khâu ít phức tạp hơn, những khâu mà lao động giản đơn cũng

có thể thao tác được Chẳng hạn, Việc sản xuất máy tính điện tử hiện nay của các TNC Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên Bang Đức thì việc sản xuất

“phần mềm” “phần cứng” và việc lắp đặt các bộ phận đầu, cuối được thực hiện theo sự phân công chuyên môn hoá theo cách thức công nghiệp hoá Việc thực hiện phân công chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu là một bước tiến có tính chất lịch sử, nó cho phép khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng nước, từng khu vực, tạo được các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và phản ánh quá trình tất yếu kinh tê- kỹ thuật Thực hiện sự phân công chuyên môn hoá tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế thì các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã khai thác được tiềm năng của các nước đang phát triển về tài nguyên và sức lao động để làm tăng hiệu suất của

tư bản Còn về phía các nước đang phát triển cũng có những lợi ích kinh tế nhất định khi tham gia vào sự phân công lao động quốc tế như: giải quyết

Trang 21

được một phần lao động thất nghiệp, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Chủ nghĩa tư bản với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên sự hoạt động của các TNC không thể tránh khỏi những hậu quả mà chúng đưa đến cho các nước chủ nhà cần phải khắc phục như: làm què quặt sự phát triển kinh tế của một số nước, tạo ra sự phụ thuộc nặng nề của các nước này vào các nước

tư bản phát triển.v.v Do đó, vấn đề đặt ra là các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế phải có đường lối chiến lược đúng đắn của mình, phải biết chấp nhận sự phân công này ở mức độ nào, khả năng nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến đến dâu thì mới có thể khắc phục được những tiêu cực do các TNC gây nên

Thứ hai, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ

Cùng với việc phân công chuyên môn hoá các TNC đã khai thác được thị trường tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá trành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Cùng với những sản phẩm hàng hoá thông thường mang tính truyền thống, dưới tác động của các TNC thế giới hàng hoá được bổ sung hàng loạt các mặt hàng mới Chẳng hạn, những tri thức của con người được thể hiện trong các phát minh sáng chế cũng được đem trao đổi dưới hình thức hàng hoá và phương thức trao đổi cũng được đa dạng hoá; trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm sự hoạt động của các TNC

đã góp phần rất lón thúc đẩy thị trường này ở các nước đang phát triển.v.v Các TNC đang trở thành một lực lượng đông đảo nắm giữ nguồn hàng hoá và thị trường thế giới Hiện chúng đã kiểm soát 60% buôn bán quốc tế

và trong nhiều ngành hàng đã kiểm soát hầu như toàn bộ thị trường Chẳng hạn, một số ngành hàng nông sản như: chè, cà phê, ca cao, chuối, các TNC

đã kiểm soát tới 80 - 90% thị phần (1) Đồng thời các TNC đã thúc đẩy và

Trang 22

phát triển mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, gây ra những hiện tượng tiêu cực trên thị trường ở phạm vi toàn cầu như: tranh chấp thương mại, thâu tóm thị trường v.v

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ

Để chiến thắng trong cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, các TNC đã đi đầu trong việc nghiên cứu thử nghiệm những dây chuyền công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, nghiên cứu thiết lập hệ thống điều khiển tự động hoá, phương pháp điều khiển từ xa trong quản lý Vì vậy nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu Theo tính toán của các chuyên gia Liên hợp quốc các TNC kiểm soát tới 80% các phát minh sáng chế của thế giới Các TNC khi đã nắm được lực lượng khoa học - công nghệ của thế giới, chúng buộc phải thực hiện sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sang các nước khác, mà chủ yếu là sang các nước đang phát triển Đối với các nước kém phát triển, các TNC đã thực hiện chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty chi nhánh cũng như từ nước mẹ sang nước chủ nhà, thực hiện đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề

Do đó, các TNC trở thành lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới Đồng thời chúng chiếm giữ một vị tri to lớn trong việc thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển Điều

đó đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có chiến lược kinh tế đúng đắn mới

có thể tận dụng được cơ hội để ứng dụng được các thành tựu khoa học - công nghệ tiến tiến trên thế giới (các thành tựu khoa học - công nghệ mới phần lớn nằm trong tay các TNC), mới có khả năng tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế

Trang 23

Thứ tư, tăng nguồn vốn ngoại lực cho các nước đang phát triển, là lực lượng chủ yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Cần hiểu thêm rằng, nguồn vốn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là bằng tiền mà nó còn bao hàm cả công nghệ, trình độ quản lý, cổ phiếu, trái phiếu v.v vốn không phải chỉ của riêng một nhà kinh doanh hay một nước mà là vốn quốc tế nói chung - quốc tế hoá nguồn vốn Hiện nay, thương mại nội bộ các TNC và thương mại giữa các TNC với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới, trên 4/5 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới là do TNCs tiến hành, hơn 9/10 thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật trên thế giới nằm trong tay các TNC (2)

Lực lượng chủ yếu thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các TNC (hiện tại các TNC chiếm khoảng 90% lượng vốn FDI) Nguồn vốn FDI không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thành quả về các mặt như: chuyển giao công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển các dịch vụ và các nguồn phụ thêm khác cho các nước chủ nhà mà nguồn vốn này còn có tác động rất lớn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà qua sự biến đổi

cơ cấu đầu tư ở chính các nước này, tạo nên sự biến đổi cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng trong các công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp Cùng với sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu vùng cũng có sự biến đổi theo, trong đó có sự hình thành các trung tâm thương mại, trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao, đồng thời cũng làm biến đổi cơ cấu lao động và cơ cấu nghề nghiệp

Thực tế cho thấy sự chuyển biến nền kinh tế của Việt Nam trong những năm đổi mới là một minh chứng khẳng định sự đóng góp vô cùng quan trọng của vốn đầu nước nước ngoài Sáu tháng đầu năm 2006 vốn đầu tư trực tiếp

Trang 24

nước ngoài tăng khá nhanh, tổng vốn của các dự án cấp phép mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động ước đạt 2.845 triệu USD (3) Các quốc gia đang phát triển nếu có chiến lượng sử dụng được lợi thế của mình sẽ thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, Chính sự biến đối cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực sẽ có tác động rất lớn tới quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước chủ nhà và góp phần tăng trưởng kinh

tế trên phạm vi toàn cầu

Thứ năm, các TNC đã góp phần quan trọng tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ, do đó thúc đẩy quá trình cải cách về mọi mặt ở các nước đang phát triển để phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo cơ hội, nhưng cũng vừa là sức ép lớn thúc đẩy các quốc gia phải đẩy mạnh cải cách về mọi mặt để phát triển trong

xu thế toàn cầu hoá Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã tận dụng tốt các cơ hội để phát triển và sự có mặt của các TNC đã buộc các quốc gia phải tham gia vào xu thế cạnh tranh toàn cầu, do đó đã thúc đẩy quá trình cải cách để cùng phát triển

Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nhờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế

mà Trung Quốc đã tiến hành thực hiện cải cách một cách tích cực Tính đến cuối năm 2004 đã có 3000 văn bản pháp quy ở cấp Trung ương đã bị huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung thêm, trên 200000 văn bản của chính quyền địa phưong cũng bị huỷ bỏ Do vậy, nền kinh tế Trung quốc tiếp tục được tạo những hành lang mới pháp lý để phát triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn (4)

Thứ sáu, sự hoạt động của TNCs đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động ở các nước đang phát triển, qua đó góp phần làm tăng thu nhập tăng trưởng kinh tế

Trang 25

Mục tiêu hoạt động phổ biến của các TNC trên phạm vi toàn cầu là tranh thủ giá cả sức lao động rẻ ở các quốc gia đang phát triển Do đó với số lượng các TNC ngày càng lớn và sự có mặt của các TNC ở khắp các quốc gia trên thế giới cho thấy quy mô và khả năng tạo việc làm của các TNC trên phạm vi toàn cầu

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, năm 1995 với 100 TNC hàng đầu thế giới và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển đã tạo ra được 5.800.000 và 470.000 việc làm ở các nước phát triển và đang phát triển Trong 100 TNC hàng đầu thế giới, bình quân mức tăng việc làm ở nước ngoài đạt 4% giữa các năm 1993 - 1995 (5) Các TNC còn tạo việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động liên kết, cung cấp dịch vụ cho các công ty nội địa Đầu những năm 1990, nếu tính cả số việc làm được tạo ra một cách trực tiếp và gián tiếp thì TNCs đã tạo việc làm cho khoảng 150 triệu người lao động, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động thế giới Trong đó số có việc làm trực tiếp là 73 triệu người và có gần 60% nhân viên làm việc ở các TNC

mẹ, còn 40 % là làm việc ở các tổ chức khác nhau ở nước ngoài Tính đến năm 1996, 500 công ty hàng đầu thế giới đã tạo việc làm cho hơn 35,5 triệu lao động Chẳng hạn, năm 1996 GMC có số lao động lớn nhất 647.000 người; Ford Motor là 371.000 người, Uniliver là 306.000 người và US Postal Service là 88.000 người (6)

Thứ bẩy, các TNC đã và đang có vai trò quan trọng về đào tạo nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám ngày càng cao

Chúng ta biết rằng sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung được tạo bới nguồn nhân lực có chất lượng cao Nguồn nhân lực là động lực tạo nên khả năng tăng trưởng kinh tế Thông qua sự phát triển của chính bản thân mình các TNC đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực về mọi mặt Dưới các hình thức tài trợ tài chính khác nhau

Trang 26

các TNC đã đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề ở các nước chủ nhà thông qua: tài trợ phát triển giáo dục, khuyến khích học tập v.v

Một hình thức phổ cập giáo dục có hiệu quả mà các TNC thường áp dụng đó là sử dụng hệ thống đào tạo qua mạng Internet, dưới hình thức này nguồn nhân lực ở các quốc gia có thể nâng cao trình độ một cách cập nhật Hơn nữa, xu thế toàn cầu hoá đã tạo động lực mạnh mẽ trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nó đòi hỏi các TNC phải có chiến lược đào tạo cán bộ, nâng cao kỹ năng quản lý của các TNC Chính yếu tố này sẽ góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh lớn cho các TNC Vì vậy, hàng năm chi phí cho giáo dục nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên của TNC thường không dưới 80 tỷ USD Các TNC đã tích cực áp dụng các công nghệ và hệ thống dạy học hiện đại và các khoá học khác nhau để nâng cao chất lượng dạy học Chẳng hạn, ở tập đoàn IBM tỷ trọng các chương trình dạy học trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã tăng trong thời gian từ 1998 – 2000 từ 10% lên 37% (7)

Mặt khác thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài các TNC đã trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu, đào tạo nghề và đào tạo

kỹ năng quản lý, qua đó người lao động được nâng cao trình độ về mọi mặt:

kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý, hiểu biết pháp luật, tác phong làm việc theo lối công nghiệp.v.v từ đó tạo nên hiệu ứng lan toả các kỹ năng này ở các quốc gia có sự hoạt động của các TNC

1.3 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của TNCs ở các nước trong khu vực

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc(phụ lục số 1), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển như sau:

Trang 27

- Cần mạnh dạn phát triển các hình thức FDI phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt, trong giai đoạn đầu, bên cạnh các hình thức đầu tư thông thường nên khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hình thức BOT nhằm phát triển nhanh cơ sở hạ tầng để tạo lợi thế vị trí thu hút FDI

- Để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI, Chính phủ nước sở tại phải nỗ lực tạo dựng các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển các hình thức FDI ở nước mình cụ thể là phải tạo hành lang pháp lý cho các hình thức FDI, hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kinh

tế - xã hội, phát triển thị trường vốn trong nước…

- Để thu hút FDI của TNCs, các chính sách ưu đãi về tài chính không

đủ hấp dẫn đầu tư mà cần phải mạnh dạn phát triển các hình thức FDI phù hợp với cơ cấu tổ chức của TNCs như cho phép thành lập chi nhánh Công

ty, thành lập Công ty holding (mô hình Công ty mẹ - con) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Đồng thời, cần chuẩn bị hành lang pháp lý để thực hiện lộ trình mở cửa cho đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ

- Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chính sách minh bạch, rõ ràng,

ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút FDI Các nước đang phát triển cần tiếp thu kinh nghiệm này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt là khi xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động FDI

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1 Thực trạng FDI của TNCs vào các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam

2.1.1 Lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng

Hiện nay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 1/3 giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh ở

cả thị trường trong nước và xuất khẩu tímh đến hết năm 2005, trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (CN - XD) đã có 4,053 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng kí Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực

CN – XD không đồng đều qua các năm Nếu như trong giai đoạn 1988 –

1995 FDI đã tăng liên tục và đạt đỉnh cao vào năm 1995 với 3,8 tỷ USD đăng kí thì trong giai đoạn 1996 – 1999 đã suy giảm và từ 2001 đến nay dòng vốn này đã có dấu hiệu phục hồi

Thời điểm 1988 – 1990, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thể chế kinh tế thị trường bắt đầu được hình thành , cơ sở

hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật chính sách chưa hoàn thiện Do vậy trong 3 năm đầu tư cả nước mới thu hút ddược 213 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng kí 561 triệu USD, chiếm 40,1% tổng số vốn dầu tư

Giai đoạn 1991 – 1995, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh, trong

5 năm đã có 1.416 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 17,01

tỷ USD Trong xu hướng chung đó, FDI vào lĩnh vực CN – XD cũng tăng liên tục, từ 685,5 triệu USD năm 1991 đã đạt 3,8 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký vào năm 1995 Tính chung trong 5 năm, lĩnh vực CN – XD đã thu hút được 9,02 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tập chung chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng (36,3%), công nghiệp nhẹ (21,4%), xây dựng (17%), công nghiệp thực phẩm và dầu khí (25,3%)

Giai đoạn 1996 – 1999 khủng hoảng tài chính khu vực đã dẫn tới sụt giảm đầu tư ra nước ngoài của các nứơc đối tác hàng đầu của Việt Nam như:

Trang 29

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, … Vốn FDI vào lĩnh vực CN –

XD giai đoạn này đã sụt giảm trong 4 năm liên tiếp xuống mức thấp nhất vào năm 1999 với 1,58 tỷ USD vốn đăng ký Tuy nhiên tình hình chung cả 5 năm, nguồn FDI vào lĩnh vực CN – XD đạt 11,25 tỷ USD tăng 25% so với 5 năm trước Trong đó, ngành công nghiệp nặng chiếm 36,5%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 16%, xây dựng chiếm 20,1%, công nghiệp thực phẩm chiếm 13,5%, công nghiệp dầu khí chiếm 13,4%

BiÓu 2.2 C¬ cÊu FDI theo ngµnh trong lÜnh vùc CN - XD (1988 - 2005)

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Từ năm 2000 dòng FDI vào lĩnh vực

CN – XD đã bắt đầu phục hồi tuy chưa vững chắc Năm 2001 đạt 2,4 tỷ USD, tuy nhiên đã giảm xuống mức 1,97 tỷ USD trong năm 2002 và tiếp tục tăng nhẹ từ năm 2003 Năm 2004, có một số dự án quy mô lớn như: Công ty liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Canada) với tổng vốn đầu tư 147 triệu USD; Công ty đầu tư và phát triển Thành Công (Trung Quốc) 114,58 triệu USD Nhờ đó đã tạo đà khởi động cho một loại đầu tư của TNCs năm 2005 Năm 2005, có những dự án tăng vốn như: Công ty TNHH Canon, vốn 160 triệu USD; Công ty chế tạo công nghiệp VMEP vốn đầu tư tăng thêm 70,2 triệu USD; Công ty liên doanh Larkhanll, vốn bổ sung 62,5 triệu USD; Công ty Honda Việt Nam,vốn đầu tư tăng thêm 58 triệu USD; Công ty Toto Việt Nam, vốn đầu từ tăng thêm 52 triệu USD,… Tính chung trong 5 năm, FDI vào lĩnh vực CN – XD đã thu hút thêm 10,21 tỷ USD vốn đăng ký Trong đó, công nghiệp nặng chiếm 43%, công nghiệp nhẹ chiếm 34,3%, công nghiệp dầu khí chiêm 12,1%, ngành công nghiệp

Trang 30

thực phẩm và ngành xây dựng giảm đáng kể, công nghiệp thực phẩm chiếm 4,3%, xây dựng chiếm 6,3%

Trong lĩnh vực CN – XD nhóm các TNCs hàng đầu của Mỹ với 145 dự

án và vốn đăng ký đạt trên 785,47 triệu USD, điển hình là dự án lắp ráp ô tô Ford với vốn đăng lý 102 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive với 40 triệu USD, Cocacola trong lĩnh vực nước giải khát với 358,6ud tại thành phố Hồ Chí Minh… Phần lớn các TNCs

Mỹ chọn hình thức đầu tư vốn 100% với 113 dự án (chiếm 65%), tổng vốn đăng ký là 680,52 triệu USD (chiếm 60%); 47 dự án liên doanh (chiếm 27%), tổng vốn đầu tư đăng ký là 340,26 triệu USD (chiếm 30%); và 14 dự

án hợp doanh (chiếm 8%) với vốn đăng ký là 113,42 triệu USD (chiếm 10%)

Cho đến nay, Việt Nam đã cấp 26 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới ở cả 4 Châu lục là Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc và châu Á theo các hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam Theo đó, không kể số vốn của Liên doanh Việt Xô Petro và các TNCs đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến dầu khí, chỉ riêng tổng số vốn đầu tư vào thăm dò trong lĩnh vực liên quan đến dầu khí

đã lên tới xấp xỉ 1,9 tỷ USD Ngay từ những năm 70, các công ty Agip (Italia), Deminex (Đức), Companie Generale de Geophysique (Pháp) đã có những hợp đồng thăm dò dầu khí thềm lục địa phía Nam Sau đó là những tập đoàn có tên tuổi và tầm cỡ quốc tế của Tây Âu, khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Anh ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực dầu khí Trong số 7 công

ty dầu khí lớn của Anh đang hoạt động ở Việt Nam thì đều là những tập đoàn lớn như: BP, Enterprise Oil, Castrol, British Gas, BBL, Shell,… Đáng

kể là dự án hợp doanh giữa tập đoàn BP và Statoil (Nauy), có tổng vốn đầu

tư 1,8 tỷ USD, trong đó Anh đóng góp 1 tỷ USD Hay liên doanh giữa tập đoàn Total (Pháp) vứi Shell (Anh – Hà Lan) dành được hợp đồng thăm dò lô

số 10, 11 ở phía Tây Nam mỏ Đại Hùng, tổng vốn đầu tư cho hợp đồng này lên đến 80 triệu USD Bên cạnh đó, Total còn xíc tiến hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, hoá chất, xây dựng, mạng lưới bán xăng dầu, hơi đốt hoá

Trang 31

lỏng Vừa qua Chớnh phủ Việt Nam mới cấp giấy phộp cho dự ỏn liờn doanh nhựa đường Total với vốn đầu tư 198 triệu USD

Bảng 2.1: Một số tiờu chớ của cỏc TNC trong lĩnh vực CN – XD

Stt Khu vực và quốc gia Số TNCs Vốn đầu tư

(triệu USD )

Lao động (người)

32.750 44.021 7.544 7.601

5.069 3.933 2.019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu t-

Trong số 240 TNC đ-ợc khảo sát trong lĩnh vực CN – XD, có 52 TNCs của Nhật với tổng vốn đầu từ là 2,377 tỷ USD chiếm 21,67% về số TNC và 16,79% về vốn đầu t- Các TNC Nhật Bản cũng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà n-ớc ta còn yếu nhe: sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, xe máy; hàng điện tử và các mặt hàng cơ khí cao cấp Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm 65,4% tổng số dự án

và 81,5% tổng số vốn đầu t- của Nhật Bản đang hoạt động Đối với ngành

điện và điện tử, các TNC Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cung cấp chủ yếu là ti vi và các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt,… Ngoài ra các công ty này còn cung cấp một số thiết bị âm thanh Hifi stereo, đầu DVD Riêng lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, các công ty Nhật tham gia đông dảo nhất với 7 dự án có tổng vốn đầu t- trong giai đoạn đầu 384 triệu USD.Các TNCs Nhật Bản hoạt động trên khắp cả n-ớc Việt Nam Nếu khu vực phía

Trang 32

Nam tập trung các dự án về sản xuất thiết bị điện tử nh-: Sony, Sanyo, Toshiba,… thì khu vực phía Bắc là địa điểm đầu tư của Nhật về lĩnh vực

động cơ như: Toyota, Honda, Suziki,… Ti vi là thiết bị gia dụng là những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt cao trong thời kỳ đầu của qúa trình phát triển kinh

tế do nguyện vọng nâng cao mức sống của đại đa số quần hcúng TNCs th-ờng xây dựng các nhà máy tại thị tr-ờng tiêu thụ để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Ngoài ra, các sản phẩm này th-ờng có khối l-ợng và kích cỡ cồng kềnh, do vật các nhà máy cẩn xây dựng gần địa điểm tiêu thụ để giảm chi chí vận chuyển Canon là ví dụ điển hình, trong năm 2005 Canon tiến hành đầu t- 100 triệu USD để nâng công suất hàng năm từ 600.000 bộ sản phẩm lên 1.200.000 bộ sản phẩm Nhà máy mới đ-ợc xây dựng ngay sát cơ

sở cũ (KCN Thăng Long) cho ra đời các sản phẩm chức năng nh- máy in có tính năng phôtô và scan Canon cam kết sẽ nâng tỷ lệ nội địa hoá từ 5% lên 15% theo quy mô sản xuất

Các TNC Nhật Bản đóng tại Việt Nam nh-ng h-ớng vào thị tr-ờng quốc

tế th-ờng sản xuất các thiết bị máy tính ngoại vi và các thiết bị âm thanh So với việc sản xuất ti vi và đồ gia dụng, các công ty thuộc lĩnh vực kể trên th-ờng có xu h-ớng xây dựng nhà máy cách xa thị tr-ờng tiêu thụ Rất nhiều công ty sản xuất các thiết bị âm thanh và điện tử, máy tính ngoại vi đóng tại

Đông Á, nhưng xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mỡnh sang thị trường Hoa

Kỳ, EU và Nhật Bản

Mặc dự ban đầu cỏc nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam cũn rất dố dặt

và mang tớnh chất thăm dũ, tuy nhiờn cho tới nay Nhật Bản đang và sẽ trở thành đối tỏc hàng đầu của Việt Nam Xột về quy mụ dự ỏn, tớnh đến hết 31/ 12/ 2005 Nhật Bản cú 600 dự ỏn với vốn đăng ký 6,28 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 4,67 tỷ USD, bỡnh quõn mỗi dự ỏn là 10,48 triệu USD, cao hơn nhiều so với bỡnh quan chung của cỏc dự ỏn đầu tư tại Việt Nam (8,46 triệu USD /dự ỏn) Trong đú, Nhật Bản đó đầu tư 4,87 tỷ USD vào lĩnh vực CN –

XD Đến nay hầu hết TNCs hựng mạnh của Nhật Bản như: Sony, Mitsushita, Toyota, Honda,… đều đó cú mặt ở Việt Nam với những dự ỏn đầu tư quy

mụ lớn

Trang 33

Bảng 2.2: Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng do

TNCs đầu tƣ tại Việt Nam

(Đơn vị: triệu USD, người)

g

1 Cocacola Đồ uống có ga TP.Hồ Chí Minh 358.6 957

2 Chrysler Động cơ và ô tô TP Hồ Chí

Minh

109.4 -

4 P&G Mỹ phẩm, hoá chất Bình Dương 83 -

5 Mobil E Khai thác dầu khí Bà Rịa-Vũng

Tàu

6 American Home Sản xuất gạch men Bình Dương 46.423 -

7 American Stand Đồ sứ vệ sinh Bình Dương 25 30

8 Colgate Palmolive Kem đánh răng TP.Hồ Chí Minh 40 493

9 Kidweld Dự án điện 40MW Bà Rịa-Vũng

Tàu

39.585 35

6

8

16 Sony Sản phẩm điển tử TP.Hồ Chí Minh 16.6 500

17 Matsushita Điện tử, điện lạnh TP.Hồ Chí Minh 8 224

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư

FDI vào lĩnh vực CN – XD phân bố không đều giữa các địa phương Trừ dầu khí, các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CN – XD tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Bà Rịa –

Trang 34

Vũng Tàu, Hải Phòng Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành Phố

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu) đã thu hút được 2.236 dự án với số vốn 15,75 triệu USD, chiếm 56,7% số dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư nước ngaòi vào lĩnh vực CN – XD của cả nước Vùng kinh tế trọng điểm phí Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương) thu hút được 515 dự án với số vốn đăng ký 4,12 tỷ USD, chiếm 13,06% số dự án và 13,55% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CN – XD cả nước Các dự án FDI vào lĩnh vực CN – XD có xu hướng trong lĩnh vực tập trung vào các khu công nghiệp ,khu chế xuất Tính đến nay, các KCX-KCn đã thu hút được 1.416 dự án đầu tư nước ngaòi thuộc lĩnh vực CN – XD với tổng số vông đầu tư đăng ký trong ngành

2.2.2 Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

Những năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã tác động đáng kể cho

sự phát triển lĩnh vực nông – lâm – ngu nghiệp Tính đến hết tháng 12/ 2005, lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có 789 dự án còn hiệulực đã đầu tư với tông số vốn là 3,775 tỷ USD, chiếm 13,08% số dự án và 7,4% vốn đầu tư đăng ký của khu vực đầu tư nước ngoài cả nước và phân vào các ngành chính như sau: trồng trọt chiếm 8,2%; chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 49,2%; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 11,6%; trồng rừng và chế biến lâm sản chiếm 22,6%; nuôi trồng thuỷ sản và chế biến lâm sản chiếm 8,4% vốn đầu tư đăng ký Trong số các dự án còn hiệu lực nói trên có

585 dự án đã góp vốn triển khai, với số vốn đầu tư thực hiện là 1,775 tỷ USD Bình quan hàng năm, toàn ngành thu hút khoảng 49,3 dự án với 235,9 triệu USD

Bảng 2.3: Một số tiêu chí của các TNCs trong lĩnh vực

nông – lâm – ngƣ nghiệp

Stt Khu vực và quốc gia Số TNCs Vốn đầu tư

(triệu USD )

Lao động (người)

Trang 35

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp trên cơ sở số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã thu hút 47 TNCs với vốn đầu tư 1.069 triệu USD và 11.615 lao động trực tiếp, chưa kể đến số lượng lớn các lao động thời vụ cũng như các lao động khác trong khu vự nông nghiệp chăn nuôi trồng trọt để cung cấp các sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc Trong đó, nhóm các TNCs của Châu Á chiếm phần lớn về số TNCs và lao động với các số liệu tương ứng là 27 TNCs và 5.504 lao động Các TNC Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 106,64 triệu USD và tạo ra

417 việc làm Điển hình là công ty Cargiel chuyên chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Đồng Nai đã đầu tư 4,2 triệu USD vào thu mua, xuất khẩu cafe tại Lâm Đồng Trong khi, lĩnh vực này vẫn đang được coi là “sở trường” của các nhà đầu tư Pháp Trong số 8 TNCs của Châu Âu với số vốn 273,4 triệu USD, Pháp chỉ có 3 TNCs nhưng số vốn lại chiếm tới 86,9% với 237,7 triệu USD Có thể điểm tên các dự án quan trọng như: Tập đoàn Buorbon xây dựng nhà máy đường tại Tây Ninh với vốn đầu tư 113 triệu USD, nâng cấp nhà máy đường Yuanpa ở Gia Lai vơi 25,55 triệu USD Tập đoàn Sivex, đầu

tư 2 dự án liên doanh về sản xuất phân bón và cung cấp hạt giống tại Bà Rịa – Vũng Tàu, với 30,3 triệu USD và một dự án sản xuất thức ăn bột cá tại Đồng Nai với 50 triệu USD; France Hybrides Crop đầu tư 1,858 triệu USD vào xst heo giống tại Đồng Nai,… Bên cạnh đó một số TNCs của Đài Loan, Xingapore, Thái Lan, Hà Lan,… cũng có những dự án lên đến trên 20 triệu USD trong lĩnh vực nông nghiệp (Xem chi tiết Phụ lục 5)

Cơ cấu vốn đầu tư của TNCs trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

đã thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Trong những năm đầu, nguồn vốn đầu tư của TNCs của yếu

Trang 36

hướng vào lĩnh vực chế biến gỗ và các loại lâm sản Từ năm 1994, nguồn vốn đầu tư từ TNCs được thu hút khá đồng đều vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến thuỷ sản, sxr đường mía, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cẩm, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Đa số các chủ đầu tư chú trọng vào việc lựa chọn địa bàn đầu tư và cùng nguyên liệu truyền thống, phù hợp và thuận lợi với thổ nhưỡng, khí hậu cho việc phát triển nguồn nguyên liệu cho nhà máy (như các dự án mía đường tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ, các dự án trồng chè, trồng rau và hoa tại

cá tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng,…) Trừ một số dự án sản xuất đường mía, thức ăn chăn nuôi, các dự án trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng trục triệu USD, phần lớn các dự án đầu tư của TNCs vào ngành nông – lâm – thuỷ sản có quy mô nhỏ (dưới 10 triệu USD) và gần với nguồn nguyên liệu địa phương Đây là đặc điểm riêng của ngành vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tính năng động cao, thích ứng nhanh với biến động thị trường, phù hợp vơi điều kiẹn Việt Nam có khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khia thác tốt tiềm năng trong nông nghiệp – nông thôn, tạo được nhiều việc làm mới

Phần lớn các ngành trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, nên có đến 13 TNCs (trong số 47 TNCs) là doanh nghiệp theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 76,6%

và số vốn đầu tư là 781,68 triệu USD (trong số 1.069 triệu USD), chiếm 73%, Hình thức này phù hợp với yêu cầu vốn điều hành hoạt động của doanh nghiệp cũng như những rủi ro cao của lĩnh vực này Trong đó hình thức liên doanh chiếm 26,7% vốn đàu tư, 21,28% số lưọng dự án Trong số các dự án 100% vốn nước ngoài, đa số thuộc các nước Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Xingapore, Mỹ và B.V.Islands, còn trong hinng thức liên doanh có khoảng 81% dự án của Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản

Theo báo cáo từ các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu hàng năm bình quân đạt 312 triệu USD và tăng dần trong các năm liên tiếp theo (năm 1999 tăng 37% so với năm 1998, năm 2000 tăng gần 2 lần năm 1999, năm 2002 tăng 52% so với năm 2001) Từ năm 1998 cho

Trang 37

tớinay, doanh thu luỹ kế của lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt trên 5 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu từ năm 2001 đến nay tăng gấp 2 lần so với giai đoạn

1991 – 1995 Trong vài năm gần đây giá trị xuất khẩu đã tăng lên, năm 2001 tăng 16% so với năm 2000, năm 2002 tăng 31% so với năm 2001 Từ năm

1998 đến any, doanh thu xuất khẩu luỹ kế của lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt trên 1,5 tỷ USD (chiếm 31% tổng doanh thu)

Nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp tuy mới đạt mức khiêm tốn khoảng 200 triệu USD (từ năm

1998 đến nay), nhưng đã tăng dần qua các năm (giai đoạn 1996 – 2000 tăng gấp 10 lân so với giai đoạn 1991 – 1995) Nguyên nhân do phần lớn các dự

án thuộc lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu từ đang được hưởng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu

2.2.3 Lĩnh vực dịch vụ

Theo bản thống kê đầu tư nước ngoài hiện nay lĩnh vực dịch vụ bao gồm: xây dựng và vận hành tổ họp khách sạn; khu du lịch; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; phát triển các khu đô thị mới; xây dựng và vận hành các khu văn phòng, căn hộ, nhà ở, văn hoá, y tế, giáo dục; tài chính – ngân hàng và các ngành dịch vụ khác

Tính đến 12/ 2005, trong lĩnh vực dịch vụ có 1.142 dự án còn hiệu lực, chiếm 19,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực ở Việt Nam Vốn đầu tư đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ là 16,054 tỷ USD, chiém 32% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam, trong đó 6,386 tỷ USD đã được thực hiện, chiếm 24,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài đã được thực hiện Nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của dòng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

có xu hướng ít thay đổi Trong giai đoạn trứơc năm 1999, sự biến động của dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ảnh hưởng lớn tới sự biến động của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam Từ năm 2000 vai trò của khu vực dịch

Trang 38

vụ có xu hướng giảm đi, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực CN – XD giờ đây có tác động mạnh mẽ tới sự biến động của dòng vốn đầu tư nứơc ngoài

Xét về giá trị, dòng vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn tăng nhanh liên tục từ năm 1988 đến năm 1996, tiếp đó là giai đoạn suy giảm mạnh lên tiếp từ năm 1997 – 2000 (do khủng hoảng kinh

tế châu Á) giai đoạn từ năm 2001 đến nay là giai đoạn phục hồi, tuy chưa mạnh mẽ và rõ rệt:

Giai đoạn 1988 - 1996, giai đoạn đầu thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do cơ sở hạ tâng của Việt Nam ở trình độ thấp, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất

ổn, rủi ro cao nên các nhà đầu tư có khuynh hướng đầu tư vào các lĩnh vực thu hôi vốn nhanh Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vào các công trình hạ tầng phục hồi trực tiếp cho việc phát triển hạ tầng kinh doanh cho các giai đoạn sau như hạ tâng khu công nghiệp, khách sạn, viễn thông, hạ tâng giao thông,… là rất bức thiết, trong khi nguồn vốn và công nghệ trong nước trong các lĩnh vực này còn rất hạn chế Các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm bắt được cơ hội này nên vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng liên tục cho đến trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính khu vực, đạt đỉnh cao vào năm

1996 với tổn g vốn đăng ký lên tới 5,4 tỷ USD, chiếm tới 59,9% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam của cả năm này

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 dẫn tới sự sụt giảm đầu

tư ra nước ngoài của các nước đối tác chính của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN Việc đầu tư quá lớn vào lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn trước trong bối cảnh diễn ra khủng hoảng tài chính khu vực làm cho hàng loạt các dự án dịch vụ, đặc biệt là các khách sạn, văn phòng và khu du lịch,… rơi vào tình trạng thua lỗ Các nguyên nhân này dẫn tới vốn đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ đã giảm sút liên tục trong 4 năm liền từ năm 1997 và xuống thấp nhất vào năm 2000, với 133 triệu USD vốn đăng ký (bằng 2,5% của năm cao nhất) và chỉ chiếm tới 6,4% tổng vốn đăng ký Tuy nhiên, năm 2000 cũng đánh dấu sự gia tăng trở lại của dòng vốn đăng ký vào

Trang 39

Việt Nam, chủ yếu là đầu tư vào ngành CN – XD (chiếm 88,8% tổng dòng vốn đăng ký của năm này)

Tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã thu hút được 128 TNCs đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư 11.135 triệu USD Trong lĩnh vực này, 15 TNCs của Xingapore đầu tư 4.122 triệu USD, chiếm 50,37% trong tổng vốn đầu tư 8.183,5 triệu USD của 69 TNCs đến từ châu Á Hầu hết các TNCs của Xingapore đều đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, khu vui choi giả trí và các trung tâm thương mại Điển hình như: Tập đoàn PID Investment Private xây dựng khu liên hợp gồm khách sạn, cửa hàng bán thực phẩm tại Hà Nội với số vốn 69,9 triệu USD, giải quyết cho 360 lao động; tập đoàn Antara Koh Development V Pte.,Ltd xây dựng một quần thể nhà ở,văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại với tổng vốn đầu tư lên tới 240 triệu USD; …

Tài chính – ngân hàng: TNCs về lĩnh vực này của Châu Âu vào Việt Nam tương đối sớm (1991 – 1992) như Credit Lyonnais (Pháp), Amono (Hà Lan), ANZ ( Ôxtrâylia), HongKong and Shanghai Banking Corporation – HSBC (Anh); Deutsch Bank (Đức), United Overseas Bank, Chase Manhattan Bank (Mỹ) Các dự án này có số vốn trung bình 15 triệu USD Đây là những ngân hàng tầm cỡ trong giới ngân hàng – tài chính thế giới Phạm vi hoạt động tại Việt Nam của các ngân hàng này rất rộng như tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với các dự án lớn, chuyển tiền, tư vấn đầu tư, … Về dịch vụ bảo hiểm cũng đã có mặt một số công ty như: Prudential bảo hiểm nhân thọ với số vốn đầu tư 60 triệu USD, Prudential & AGF bảo hiểm phi nhân thọ AIA bảo hiểm y tế Ngoài ra còn

có sự tham gia của một số tập đoàn khác như Commercial Union và Citi Group,…

Bên cạnh đó, lĩnh vực bưu chính – viễn thông ở Việt Nam hiện nay cũng đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm Đến giữa năm 1999, Việt Nam đã tiếp nhận được 14 dự án của TNCs với tổng số vốn đầu tư là 1,545 tỷ USD và 25% trong số đó đã thực hiện (vào khoảng 388 triệu USD).Giai đoạn 1991-1995, vốn đầu tư cam kết là 413 triệu USD, nhưng

Trang 40

giai đoạn 1996 – 1998, mặc dù khu vực lâm vào khủng hoảng kinh tế, mức cam kết đầu tư vào lĩnh vực này vẫn đạt 845 triệu USD Trong vòng 10 năm (từ 1991), doanh thu của ngành hàng năm tăng gấp 2 lần so với năm trước, tốc độ công nghệ đổi mới nhanh, đã hiện đại hoá cả sản xuất và dịch vụ Sự hiện diện của các TNCs trong lĩnh vực này chủ yếu đến từ các nước châu

Âu, Mỹ và châu Úc như: Erisson (Thuỷ Điển), Motorola (Mỹ), Telstra ( Ôxtrâylia),… TNCs của Pháp đã sớm có quan hệ hợp tác với Việt Nam với thiện chí chuyển giao công nghệ cao Các TNCs tên tuổi như: Alcatel, France Telecom, Philips TRT, SAT, Siemens,… đã và đang có các sản phẩm tại Việt Nam Tiên phong trong hợp tác kinh doanh là Alcatel Kể từ năm

1990, Alcatel đã triển khai hàng loạt dự án cung cấp thiết bị viễn thông như tổng đài E10B cho các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nứơc, thiết bị chuyển mạch gói, truyền dữ liệu,… Tập đoàn Siemens (Đức) đầu tư vào lĩnh vực cáp quang trị giá 2,83 triệu USD Hay dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa tổng công ty bưu chính – viễn thông và tập đoàn France Telecom phát triển mạng viễn thông ở khu vực TP Hồ Chí Minh, trị giá 615 triệu USD Một điểm sáng khác của lĩnh vực viễn thông là dự án BCC về thông tin di động giữa tổng công ty bưu chính – viễn thông với Comvik – một công ty viễn thông của Thuỵ Điển với tổng vốn đầu tư phía Thuỵ Điển góp là 341 triệu USD Dự án này đã thành lập lên mạng viễn thông di động Mobil Fone Đây là một trong những mạng di động hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này Ngoài ra là các dự án như xây dựng nhà máy điện với sự tham gia của một số công ty Đức (110 triệu USD); dự án xây dựng nhà máy nứơc Thủ Đức (120 triệu USD) với sự tham gia của Lyonaise des Eaux (Pháp)5

Trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, Pháp cũng là đối tác châu Âu đi tiên phong đầu tư vào Việt Nam Khởi đầu là dự án khách sạn Metropole trị giá 49 triệu USD, liên doanh giữa Công ty Du lịch Hà Nội với Feal International và Societede Devel thuộc tập đoàn kinh doanh khách sạn phong cách Pháp nổi tiếng thế giới Đây được xem là một khách sạn đang hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam Ngoài ra, phải kể đến các dự án

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo khung định hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khung định hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2004
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002 và những giải pháp chính năm 2003, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư, họp tại Hà Nội từ ngày 20 - 30/12/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002 và những giải pháp chính năm 2003
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2002
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo so sánh pháp luật về đầu tư nước ngoài ở một số nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo so sánh pháp luật về đầu tư nước ngoài ở một số nước
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2004
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Các văn bản hướng dẫn hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản hướng dẫn hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2000
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Namvà nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Namvà nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành năm 2003
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam, Công ty in Lao động - Xã hội, tr.257 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2002
8. Vũ Quốc Bình (5/2001), “Về lãi lỗ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về lãi lỗ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”
9. Vũ Xuân Bình (6/2002), “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nguồn tiềm năng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nguồn tiềm năng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”
10. Công nghiệp hoá và tăng chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu (1997), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá và tăng chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu
Tác giả: Công nghiệp hoá và tăng chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
11. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
12. Đề tài KHXH. 06. 05 (1998), Số liệu thống kê về các công ty xuyên quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê về các công ty xuyên quốc gia
Tác giả: Đề tài KHXH. 06. 05
Năm: 1998
13. Giáo trình Kinh tế chính trị học (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị học
Tác giả: Giáo trình Kinh tế chính trị học
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1999
14. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
15. Lưu Tiền Hải (2003), “Tạo bước đột phá trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, Thời báo Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo bước đột phá trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài”
Tác giả: Lưu Tiền Hải
Năm: 2003
16. Học viện Quan hệ quôc tế (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển
Tác giả: Học viện Quan hệ quôc tế
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
17. “Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài - Thành tựu và kinh nghiệm”, Tạp chí Thông tin tài chính, (5/2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài - Thành tựu và kinh nghiệm”, "Tạp chí Thông tin tài chính
18. Trần Lãm (1994), “Đầu tư nước ngoài tại các nước ASEAN”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư nước ngoài tại các nước ASEAN”, "Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Trần Lãm
Năm: 1994
20. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, luận án Phó tiến sĩ Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam
Tác giả: Mai Đức Lộc
Năm: 1994
21. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), NXB. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà XB: NXB. Thống kê
Năm: 1987
22. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1990), NXB. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhà XB: NXB. Thống kê
Năm: 1990

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w