Như chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội , thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội
A. LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội , thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội . Để cho gia đình tồn tại và phát triển , cần phải có các điều kiện vật chất – cơ sở kinh tế của gia đình ,nuôi sống gia đình . Do đó, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản , quan trọng nhất củapháp luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập tính cộng đồng,sau khi kết hôn , hai vợ chồng ở vào tình trạng “ăn chung, đổ lộn’’,cùng chung sức,chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản,xây dựng gia đình hòa thuận,hạnh phúc vì sự ổn định và sự ổn định của xã hội. Tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một quy chế pháp lý đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng. Vì vậy, Nhà nước bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Một trong số những quy định đó là chế độ tài sản ước định. B.NỘI DUNG I> Cơ sở lí luận : 1. Khái niệm tài sản Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng thuộc về quyền của chủ thể ( theo từ điển học ) 2. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng : Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng,bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản ,quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung ,tài sản riêng , các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định. 3. Nguyên nhân hình thành chế độ tài sản của vợ chồng : Do tính chất , mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập – tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân . Mặt khác, để đảm bảo đời sống chung của gia đình ,đáp ứng được các nhu cầu về vật chất ,tinh thần của vợ chồng,nghĩa vụ chăm sóc ,giáo dục con cái,…. Pháp luật có dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời lỳ hôn nhân , như việc luật quy định các ,nguồn gốc ,phạm vi các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc tài sản chung của vợ , chồng . Khi vợ chồng sử dụng , định đoạt tài sản của mình nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình ,….luôn có liên quan đến quyền lợi của những người khác - người thứ ba ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản vợ chồng Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác. 4. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng : Xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tơ cách là vợ chồng của nhau. Quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm đảm bảo quyền lợi của gia đình , trong đó có lợi ích của cá nhân của vợ - chồng. Căn cứ xác lập , chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân Chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể II> Chế độ tài sản ước định ở một số nước trên thế giới: 1. Nội dung : Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực chất là một hợp đồng , một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận , xác lập trên nguyên tắc tự do , tự nguyện . Hôn ước ( hôn khế) là sự thỏa thuận bằng văn bản do vợ chồng lập trước khi kết hôn quy định chế độ tài sản của vợ chồng suốt thời kỳ hôn nhân. Xác định tài sản của vợ chồng dựa trên cơ sở hôn ước được xuất phát từ quan niệm của nhà làm luật ở các nước phương Tây. Hôn nhân khác ở tính chất “ long trọng ’’trong thiết lập ( việc kết hôn phải đăng kí tại cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một nghi thức đặc biệt được quy định trong pháp luật ) và trong việc chấm dứt (hôn nhân chỉ chấm dứt khi có sự kiện chết ,có tuyên bố của Tòa án một bên vợ , chồng đã chết hoặc khi có bản án hoặc quyết định của tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật , tất cả các trường hợp chấm dứt này phải tiến hành theo những thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại Tòa án được pháp luật quy định ) Bên cạnh đó, nhà làm luật các nước phương Tây cũng đề cao quyền tự do cá nhân , quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng . Với quan niệm trên , tự do lập hôn ước đã trở thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở hầu hết các nước phương Tây. Theo nguyên tắc trên, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đó. Cần phải tôn trọng các quyền tự do cá nhân của công dân ,của vợ chồng khi thiết lập quan hệ hôn nhân , trong đó có quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Điều 1465 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định : “Khi vợ chồng không có sự thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn ,thì quan hệ giữa họ về tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của chương này. Bất cứ điều khoản nào trong thỏa thuận trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng , với đạo đức , hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ được điều chỉnh bởi luật pháp nước ngoài thì vô hiệu” Điều 1387 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp cũng có nội dung như trên. Như vậy, tài sản của vợ chồng không nhất thiết do pháp luật quy định mà do chính bản thân vợ chồng tự thỏa thuận tài sản nào là tài sản chung , tài sản nào là tài sản riêng. Trong hôn ước này , vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chon một chế độ tài sản phù hợp để duy trì và đảm bảo thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân . Có thể lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo chế độ cộng đồng ( có tài sản chung ) hay chế độ phân sản ( không có tài sản chung giữa vợ và chồng). tùy theo chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn thỏa thuận trong hôn ước ,các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ cộng đồng hoặc theo chế độ phân sản. Nếu lựa chọn chế độ tài sản cộng đồng : vợ chồng thỏa thuận trong hôn ước về các vấn đề : thành phần tài sản chung của vợ chồng , các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung; tài sản riêng của mỗi bên vợ , chồng ( nếu có ); các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng và quyền lợi của mỗi bên vợ , chồng được hưởng từ việc chia tài sản chug đó; giải quyết các món nợ phát sinh từ đời sống chung của gia đình ; thỏa thuận để lại thừa kế cho một bên vợ ,chồng hưởng từ phần tài sản chung của bên kia,…. Nếu lựa chọn chế độ phân sản : giữa hai vợ chồng không có khối tài sản chung , vợ , chồng phải thỏa tuận tùy theo tư lực của mỗi bên đóng góp đảm bảo đời sống chung của gia đình , nghĩa vụ chu cấp lẫn nhau, giáo dưỡng các con,… Ngày nay, do các điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu từ cuộc sống chung giữa vợ chồng, pháp luât của một số nước đã quy định về vệc hạn chế tính “ bất di bất dịch ’’ của chế độ tài sản ước định. Do đó , các thỏa thuận của vợ chồng trong hôn ước mang tính ổn định cao . Điều 1395 Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 quy định : “ Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã kết hôn ’’. Tuy nhiên, nguyên tắc hôn ước không thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân có một hạn chế cơ bản là nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của gia đình, của bản thân vợ chồng hay của người thứ ba có quan hệ giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng đã chọn lầm một chế độ tài sản hoàn toàn không phù hợp với điều kiện , hoàn cảnh gia đình , nghề nghiệp , thu nhập hoặc chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn có thể chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu , còn sau đó các quy định trong chế độ tài sản đã lựa chọn lại cản trở việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cũng như lợi ích của gia đình . Vì vậy,sau một thời gian nhất định , vì lợi ích của vợ chồng , của gia đình mà hai vợ chồng có thể thỏa thuận về việc thay đổi chế độ tài sản theo hôn ước được kí kết trước khi kết hôn . Bên cạnh đó, luật cũng quy định các thủ tục và điều kiện pháp lý chặt chẽ cho việc thay đổi hôn ước vì quyền lợi của người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng. Đồng thời , để khắc phục hạn chế trên , hiện nay pháp luật một số nước đã thừa nhận các thỏa thuận trong hôn ước có thể được thay đổi trong thời kỳ hôn nhân với những điều kiện pháp lí chặt chẽ . Điều 1397 Bộ luật Dân sự Pháp ( Luật số 65 – 570 ngày 13/07/1965, luật số 89-18 ngày 13/1/1989 ) quy định : “ Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc theo luật định , hai vợ chồng có thể , vì lợi ích của gia đình , xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư có chứng thực của Công chứng viên và được Tòa án nơi cư trú phê chuẩn’’. Bên cạnh đó , Điều 758, 759 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định : “ Tài sản thuộc sở hữu chung có thể được thay đổi hoặc được phân chia trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận hoặc trong trường hợp vợ chồng quản lý tài sản của nhau , nhưng người đó thực hiện quản lí tài sản không tốt và người kia đã yêu cầu Tòa án Hôn nhân & Gia đình tước bỏ việc quản lý nói trên . Việc thay đổi hoặc phân chia tài sản chung không được sử dụng để chống lại người thừa kế hợp pháp của chồng hoặc vợ , trừ khi việc này đã được đăng ký ’’. Như vậy , theo pháp luật Nhật Bản , những căn cứ xác định tài sản của vợ chồng được quy định trong hôn ước cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo lập , chiếm hữu , sử dụng và định đoạt tài sản giữa vợ và chồng. Đồng thời , theo điều 1467 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cũng quy định : “ Sau khi kết hôn , bản thỏa thuận trước khi thành hôn không thể bị sửa đổi ,trừ trường hợp Tòa án cho phép . Khi có quyết định cuối cùng của Tòa án cho phép tiến hành sửa đổi hoặc hủy bỏ bản thỏa thuận trước khi thành hôn ,thì Tòa án phải thông báo cho viên chức đăng ký kết hôn nội dung quyết định đó để ghi nội dung đó vào sổ đăng ký kết hôn .’’ Hoặc điều 1469 của Bộ luật này quy định rõ : “ Bất cứ một thỏa thuận nào giữa vợ chồng trong thời gian hôn nhân cũng có thể bị vợ hoặc chồng bác bỏ vào bất cứ lúc nào trong thời gian hôn nhân đó hoặc trong vòng một năm kể từ ngày hủy bỏ cuộc hôn nhân với điều kiện là điều đó không ảnh hưởng gì đến quyền của người thứ ba hành động có thiện chí ’’. Với việc thừa nhận các thỏa thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân , pháp luật đã tạo cho vợ chồng quyền chủ động hơn trong việc quyết định chế độ tài sản của mình . 2.Hạn chế của chế độ tài sản ước định : Mặc dù chế độ tài sản này có những ưu điểm , nhưng bên cạnh đó có hạn chế ở chỗ : Chế độ tài sản ước định quá chú trọng đến lợi ích cá nhân của vợ chồng , lợi ích của gia đình bị xem nhẹ , hoặc lợi ích gia đình được xem xét theo ý thức chủ quan “ thuần túy ” của vợ chồng . Điều đó đã dẫn tới những “xung đột ’’ giữa tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân với trách nhiệm ,nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình. III.Chế độ tài sản ước định ở Việt Nam ( phần liên hệ ) Do có một số hạn chế nhất định , cho nên nhiều nước trên thế giới , trong đó có Việt Nam , thường không dự liệu chế độ tài sản ước định , trừ các văn bản luật dưới chế độ cũ đã dựa vào Bộ luật Dân sự Pháp mà dự liệu tài sản ước định của vợ chồng . 1, Trước thời kì năm 1975. Trong thời kì Pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của BLDS Napoleon. Trong ba bộ dân luật được áp dụng ở ba miền Bắc, Trung, Nam, Bộ dân luật Bắc và Bộ dân luật Trung đã ghi chép những nguyên tắc cơ bản của BLDS Pháp như: quyền tự do lập hôn ước và tính chất không thay đổi của chế đọ hôn sản. Khác với BLDS Pháp, hai bộ dân luật này chỉ dự liệu một chế độ chung để áp dụng cho những vợ chồng không lập hôn ước, mà không đề xuất những chế độ vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn. Thực tế, những qui định này đã được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm. Trong giai đoạn nước ta bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc pháp luật về vấn đề này ở hai miền thực hiện những nội dung trái chiều. Luật hôn nhân và gia đình ngày 29/12/1959 ở miền Bắc chỉ qui định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định, và vì thế không có qui định nào về quyền lập hôn ước của vợ chồng. Trong khi ở miền Nam, có ba đạo luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, gia đình ( luật gia đình ngày 2/1/1959, Luật 15/64 ngày 23/7/1964 và bộ dân luật ngày 20/12/1972) đều thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Chẳng hạn, Bộ luật năm 1972 qui định: “Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mĩ tục” (Điều 145) và “Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước” (Điều 144). 2, Thời kì đất nước thống nhất. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình 2000 đều chỉ tập trung qui định về một chế độ tài sản pháp định. Nhà lập pháp không dự liệu bất kì một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những qui định cấm thỏa thuận. Vậy chúng ta có thể đưa ra một giả thuyết rằng chính người soạn thảo văn bản Luật đã muốn có một sự mềm dẻo trong việc thừa nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong những trường hợp cần thiết. Nếu giả thuyết này đúng thì đây quả thực sẽ là một bước đệm quan trọng cho việc thiết lập những qui định về hôn ước trong Luật hôn nhân và gia đình tương lai. Mặt khác, vì Nghị định 70 vẫn đang còn hiệu lực, chắc chắn sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có thể thực hiện một chế độ tài sản tách riêng tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc đóng góp của các bên vợ vò đời sống chung của gia đình cần được các văn bản pháp luật dự liệu cụ thể. C. PHẦN KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng , cùng với chế độ tài sản pháp định thì chế độ tài sản ước định có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng , tạo điều kiện để vợ chồng có những cách thức xử sự theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, ts Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiến sỹ luật học , trường Đại học Luật Hà Nội, 2005. 2. Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp năm 2005 3. Bộ luật dân sự của Nhật Bản ( phần các quy định về hôn nhân và gia đình) 4. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan ( phần các quy định về hôn nhân và gia đình ) 5. www.http://gov.vn 6. www.http://tapchiluathocquocte.com.vn MỤC LỤC A.Lời mở đầu B.Phần nội dung I > Cơ sở lý luận 1. Khái niệm tài sản 2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 3. Nguyên nhân hình thành chế độ tài sản của vợ chồng 4. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng II > Chế độ tài sản ước định ở một số nước trên thế giới 1.Nội dung 2.Hạn chế III > Chế độ tài sản ước định ở Việt Nam- Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. 1.Thời kì trước năm 1975. 2.Thời kì đất nước thống nhất. C. Phần kết luận [...]... LỤC A.Lời mở đầu B.Phần nội dung I > Cơ sở lý luận 1 Khái niệm tài sản 2 Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 3 Nguyên nhân hình thành chế độ tài sản của vợ chồng 4 Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng II > Chế độ tài sản ước định ở một số nước trên thế giới 1.Nội dung 2.Hạn chế III > Chế độ tài sản ước định ở Việt Nam- Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 1.Thời kì trước năm 1975 2.Thời kì . Khái niệm tài sản 2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 3. Nguyên nhân hình thành chế độ tài sản của vợ chồng 4. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng. Khái niệm tài sản 2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 3. Nguyên nhân hình thành chế độ tài sản của vợ chồng 4. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng