Đề Cương Ôn Tập Môn Công Nghệ May Trang Phục 3

6 1.3K 18
Đề Cương Ôn Tập Môn Công Nghệ May Trang Phục 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề Cương Ôn Tập Môn Công Nghệ May Trang Phục 3 A.Lý Thuyết : 1.Phân loại sản phẩm may ? - Theo nguyên liệu - Theo giới tính –lứa tuổi -Theo khí hậu - Theo công dụng - Theo chức năng xã hội : mặc thường ngày,trong dịp lễ hội,trong lao động sản xuất 2.Trình bày và giải thích các nguyên tắc lắp ráp sản phẩm may ? 1. Hiểu rõ về bản chất các loại đường may vd : + máy 1 kim để tạo đường thắt nút,độ co giãn thấp,định hình cao + vắt sổ,móc xích,kansai 2. Hiểu rõ về vật liệu may : 1 chiều hay 2 chiều,độ co giãn,độ bền,độ cứng 3. Hiểu rõ về qui trình lắp ráp sản phẩm : cần phân tích lựa chọn qui trình may tối ưu về thời gian,công sức,NPL và sự đơn giản trong thao tác 4. Nắm kĩ các yêu cầu về lắp ráp 5. Hợp lý hóa các thao tác may dựa trên việc phân tích các qui trình may 6. Lựa chọn dụng cụ thiết bị và công nghệ phù hợp với mô hình sản xuất 7. Vận dụng kinh nghiệm,trình độ trong quá trình may để tìm ra những thao tác tiên tiến nhằm tiết kiệm thời gian,công sức,NPL 8. Chuẩn hóa về thao tác ,thời gian,định mức NPL 9. Kết hợp các phương pháp may đã nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng hơn về mặt kỹ thuật và mỹ thuật 3.So sánh sản phẩm may 1 lớp,sản phẩm may nhiều lớp(về cấu tạo,kỹ thuật may và công dụng của sản phẩm) ? 4.Sản Phẩm may 1 lớp ? kỹ thuật lắp ráp sản phẩm 1 lớp ? Khái niệm : là sp đơn giản,được kết hợp từ những mảnh may khác nhau,tạo nên một sp có những chi tiết chính đc cấu thành từ 1 lớp NL.Thường được sử dụng may trang phục mặc ngoài,trang phục lót,vùng có khí hậu nóng Kỹ thuật lắp ráp : 1. ủi định hình-may các bộ phận nhỏ-lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm 2. Đối với bộ phận cần có độ mo : xử lý bằng chiết ly,decoup 3. // độ phồng : xếp ly,tạo sóng vải 4. Đối với đường may can : vắt hoặc bọc mép để quá trình sử dụng không bị bung,sút 5. // lộn,ép : không cần vắt mép vì sẽ bị cộm,khó lộn,khó ủi 6. Đối với đường may cong lõm : bấm lộn cho êm,.Cong lồi : không bấm đối với vải mỏng,bấm chữ V đối với vải dày 7. Sử dụng công nghệ ủi ép,ghép dựng để làm sản phẩm cứng và bền đẹp hơn 8. Đối với một số sản phẩm 1 lớp,người ta còn sử dụng thêm keo symlatex có dạng cuộn,ép trực tiếp lên đường may can rẽ để tăng khả năng chống thấm trên đường may 9. Cần nghiện cứu kỹ về NPL như : màu sắc,chu kỳ sọc để lựa chọn phương pháp may phù hợp với sản phẩm. 5.Sản phẩm may nhiều lớp ? Kỹ thuật lắp ráp ? Khái niệm : là sản phẩm mang tính phức tạp,các chi tiếp có từ 2 lớp trở lên,dùng để mặc khoác,điều kiện khí hậu lạnh,tăng thêm tính trang trọng cho người mặc.giúp giảm độ mỏng,độ nhăn tăng tính định hình và thẩm mỹ cho sản phẩm Kỹ thuật lắp ráp : 1. Cần xử lý vật liệu trước khi may 2. May từng lớp rồi mới ráp các lớp lại với nhau 3. Chỉ lắp ráp khi đã kiểm tra kỹ thuật,mỹ thuật ở từng lớp 4. Cần đặt dây cố định để khi sử dụng không bị tách lớp 5. Cần chọn vị trí may lộn để đảm bảo thẩm mỹ 6. Sau khi ráp các lớp cần kiểm tra kĩ sản phẩm và may thêm một số đường may diễu,vắt,đột để cố định hình dạng sp 7. Cân nhắc độ bền của NPL giữa các lớp 8. Lớp trong không được ló ra khỏi lớp ngoài và thường có diện tích lớn hơn lớp ngoài để chống nhăn và tạo sự thoải mái cho người mặc 6.Nội dung tối ưu hóa công nghệ lắp ráp sản phẩm ? Tối ưu hóa công nghệ lắp ráp giúp tăng năng suất,giảm chi phí,hạ giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp -được phân tích dưới các khía cạnh : 1. Tính định mức thời gian may cho 1 sản phẩm sao cho phù hợp với tay nghề công nhân và quy trình lắp ráp 2. Thiết kế qui trình may chuẩn cho các sản phẩm 3. Lập sơ đồ nhánh cây nhằm phân tích qui trình và tìm ra cách ghép bước công việc cho thiết kế chuyền sau này hợp lý hơn 4. Lập qui trình công nghệ may 1 sản phẩm chính xác và đầy đủ 5. Cải tiến thao tác,hợp lý hóa khoa học công nghệ may 6. Lập bảng thiết kế chuyền 7. Bố trí nơi làm việc hợp lí và khoa học 7.Mục đích và các bước tiến hành của công tác chế thử mẫu trong may công nghiệp ? mẫy chuẩn và mẫu đối có giống nhau hoàn toàn không ?giải thích ? Mục đích : 1. Phát hiện những sai sót bất hợp lí,kịp thời chỉnh lí và đảm bảo an toàn trong sản xuất 2. Nghiên cứu về qui cách lắp ráp 3. Khảo sát được định mức NPL và định mức thời gian hoàn tất 4. Mẫu may xong sẽ đưa cho ban lãnh đạo và khách hàng duyệt sau đó mới đưa vào sản xuất. Các bước tiến hành : 1. Nhận kế hoạch may mẫu,nhận và nghiên cứu TLKT,nhận và kiểm tra nguyên phụ liệu cần thiết 2. Nhận bộ mẫu mỏng,kiểm tra toàn bộ về thông số kích thước,qui cách lắp ráp sản phẩm,số lượng 3. Đặt các chi tiết lên bàn vải ,tiến hành giác các chi tiết lên vải 4. Dùng kéo cắt lần lượt các chi tiết có trên sơ đồ 5. Tiến hành may mẫu theo đúng tài liệu kỹ thuật 6. Khi phát hiện có điều bất hợp lý trong quá trình may,phải báo ngay với người thiết kế để học trực tiếp xem xét và chỉnh mẫu,không được tùy tiện chỉnh sửa mẫu. 7. Khi may mẫu xong,kiểm tra lại thông số kích thước 8. Trong suốt quá trình may mẫu,cần ghi lại quy trình may để làm tài liệu tham khảo cho các mã hàng có kết cấu tương tự 9. Lâp bảng thống kê về số lượng chi tiết sản phẩm cùng các yêu cầu kỹ thuật của chúng và kí tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu đã may. 8.Định mức nguyên phụ liệu là gì ? lượng tiêu hao NPL được phép cấp thêm cho quá trình sản xuất (theo thỏa thuận của khách hàng và của xí nghiệp ) thường là bao nhiêu ? Khái niệm : là số lượng NPL tiêu hao cần thiết cho 1 sản phẩm trung bình của mã hàng. lượng tiêu hao NPL được phép cấp thêm cho quá trình sản xuất (theo thỏa thuận của khách hàng và của xí nghiệp ) thường dao động từ 2-3% 9.Các phương pháp tính định mức nguyên liệu ? Doanh nghiệp may thường sử dụng phương pháp nào nhiều nhất ,giải thích ? Các phương pháp tính định mức NL : 1. Phương pháp thống kê 2. Tính theo chiều dài bàn vải 3. Bình quân gia quyền 4. Tính theo diện tích bộ mẫu 10.trình bày cách tính đinh mức nguyên liệu theo phương pháp tính diện tích bộ mẫu ? phương pháp này có chính xác không ? để kết quả tính định mức có thể chấp nhận được,ta nên lưu ý những gì ? Bước 1: trải từng chi tiết lên bàn vải,lấy thước dây đo chiều dài,chiều rộng của hình chữ nhật tưởng tượng ngoại tiếp chi tiết (bao gồm cả phần vải đã gấp vào và phần vải phải chừa đường may) Bước 2 : ghi lần lượt các thông tin thu nhận được vào trong bảng tính diện tích bộ mẫu (bảng chuẩn bao gồm thông tin : stt,tên chi tiết,số lượng,dài,rộng,diện tích) Bước 3 : Tổng diện tích của tất cả các chi tiết có trong 1 sản phẩm chính là diện tích bộ mẫu Bước 4: giả sử khảo sát định mức trên khổ vải 1,6m,độ rộng biên mỗi bên 1,5cm vậy lượng vải cần sử dụng cho sản phẩm được tính như sau : - 1m chiều dài của tấm vải có khổ 1,6m ta sử dụng được 15.700cm 2 - Số m vải cần cho 1 sản phẩm là x : x = Kết quả của phương pháp này chỉ mang tính gần đúng 11.các phương pháp tính định mức chỉ trên sản phẩm may ? phương pháp nào thường được sử dụng trong doanh nghiệp nhiều nhất,giải thích ? 1. Tính theo chiều dài thực tế 2. Tính theo độ dài đường may chuẩn 12.Phương pháp tính định mức chỉ theo hệ số đường may chuẩn ? Trình bày một số hệ số chỉ lý thuyết mà bạn biết ? - Lấy 1 miếng vải có chiều dài 1 mét - May nhiều đường may song song suốt chiều dài cho 1 dạng đường may của từng loại máy - Gỡ cẩn thận từng đường may,đo lại cả chỉ trên và chỉ dưới xem cần bao nhiêu mét chỉ cho 1 mét đường may - Lấy tổng số mét chỉ cho các đường chia cho số đường may để tính được số mét chỉ trung bình cần có cho 1 mét đường may của từng loại máy. - Ghi số đã có vào bảng hệ số chỉ cho từng loại đường may của từng loại máy. Trình dám đốc duyệt bảng hệ số và sử dụng lại khi cần thiết. 13.Trong sản xuất may công nghiệp,đinh mức chỉ thực tế thường lớn hơn định mức chỉ lý thuyết khá nhiều và không giống nhau ở mọi doanh nghiệp.Hãy giải thích điều này và đề xuất biện pháp khắc phục 14.Cách tính định mức mex,thun,dây luồn,dây viền Trong sản xuất may công nghiệp. 15.Định mức thời gian ?các phương pháp tính định mức thời gian ? trong thức tế người ta thường sử dụng phương pháp tính định mức thời gian nào nhiều nhất ? vì sao. Khái niệm : là lượng thời gian được quy định tối đa để sản xuất một sản phẩm,một chi tiết hay một nguyên công,với khả năng áp dụng đầy đủ nhất các thiết bị sản xuất tiên tiến,nó được qui định trên cơ sở áp dụng các công nghệ gia công hợp lí,sử dụng các công cụ và đối tượng lao động với hiệu suất kinh tế cao,tổ chức lao động hợp lý,và công việc do công nhân đảm nhiệm phải phù hợp với cấp bậc kỹ thuật của công nhân Các phương pháp tính định mức thời gian : +sử dụng bảng tiêu chuẩn hóa thời gian +Sử dụng bảng tập hợp thời gian +Tính theo công thức +Sử dụng đồng hồ bấm giờ 16.giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc ? 1. Chất lượng nguyên vật liệu vd : chỉ kém chất lượng,dễ đứt,vải có độ co giãn,vải có canh sọc thì may lâu hơn vải trơn,vải mỏng may khó hơn vải dày,vải bóng khó may hơn 2. Cấp chất lượng sản phẩm : những sản phẩm yêu cầu chất lượng cao thì khi may ta may kỹ hơn,chăm chút hơn  mất thời gian nhiều hơn 3. Độ phức tạp của các chi tiết sản phẩm : ví dụ ráp tay vào thân thì sẽ nhanh hơn ta may môn đường thẳng như ráp sườn, v v 4. Điều kiện trang thiết bị nhà xưởng : thiết bị tốt,hiện đại và có nhiều công cụ hỗ trợ thì tiết kiệm thời gian may hơn 5. Tâm sinh lí của công nhân trong quá trình là việc : khi có hứng thú thì hoàn thành công việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. 6. Cách bố trí điều hành,tổ chức trong xí nghiệp : bố trí nơi làm việc không hợp lí hoặc đồ đạc lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc 7. Tay nghề của công nhân trong chuyền : cùng một công đoạn,nếu công nhân có tay nghề cao hơn thì thời gian hoàn thành công đoạn nhanh hơn 17.đề xuất các phương án nhằm loại bỏ thao tác thừa trong sản xuất may ? cho ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm của chính bạn ? 18. Trình bày phương pháp tính định mức thời gian theo công thức ? đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất định mức nghành may ? 19.phương pháp bấm giờ ? các lưu ý để bấm giờ có hiệu quả ?qui trinhg bấm giờ 20.giới thiệu các văn bản có trong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dạng đầy đủ (tên gọi,công dụng,các lưu ý khi lập văn bản ) ? 21 có thể sử dụng ảnh chụp người mẫu mặc trang phục (tương tự tạp chí ảnh thời trang ) để thay thế cho văn bản hình vẽ-mô tả mẫu được không ? giải thích ? 22.Các thông số có trong tài liệu kỹ thuật do khách hàng gửi đến và thông số mà doanh nghiệp sử dụng có giống nhau không ? giải thích ? 23.khi lập bảng định mức nguyên phụ liệu,ta có thể lấy kết quả tính định mức của 1 sản phẩm size trung bình để đưa vào bảng được không ? giải thích? 24.Khi lập bản cân đối nguyên phụ liệu,số liệu trong cột số lượng được lấy từ đâu ? lưu ý khi sử dụng số liệu này ? 25.so sánh bản định mức và cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất may công nghiệp ? 26.các lưu ý khi lập bảng quy cách đánh số,ép keo ? cho các ví dụ minh họa ? 27.so sánh bảng quy cách và quy trình lắp ráp sản phẩm may ? có khi nào,2 bảng này được kết hợp thành một bảng hay không ? giải thích và nêu ví dụ ? 28.Mục đích,các ký hiệu sử dụng và các lưu ý khi vẽ sơ đồ nhánh cây ? 29.thiết kế chuyền ? các lưu ý khi lập bảng thiết kế chuyền cho một mã hàng ? đinh dạng bảng thiết kế chuyền ? 30.cân đối các vị trí làm việc ? các điểm chuẩn của cân đối và các vị trí làm việc ? cân đối lý tưởng là gì ? 31.các dạng dây chuyền sản xuất,ưu và nhược điểm của các dạng dây chuyền thông dụng ? 32.cách ghi tấm mẫu ký hiệu thiết bị trong thiết kế mặt bằng phân xưởng ? B.Ứng Dụng 1.Làm các dạng bài tập về công tác định mức kỹ thuật nghành may (định mức NPL,đinh mức thời gian ) 34.Làm các dạng bài tập liên quan đến quy cách lắp ráp sản phẩm may (vẽ hình minh họa) 35.Dịch các tài liệu kỹ thuật (Anh-Việt) 35.giải thích các nội dung liệ quan đến công nghệ (xem lại công nghệ may 1,2 và thiết kế tp5) trong tài liệu kỹ thuật cho trước. 37.điền thông tin vào chỗ trống của các tài liệu từ những dữ kiên cho trước (bảng định mức NPL,cân đối NPL,quy cách may,quy trình may,sơ đồ nhánh cây,thiết kế chuyền,bố trí mặt bằng phân xưởng) 38.lập các tài liệu kỹ thuật từ các dữ kiện cho trước 39.ôn lại các phương pháp ghép cỡ vóc đã học (thiết kế tp5) 40.phân biệt mặt phải,trái của các dạng đường may thông dụng từ những hình vẽ cho trước 41.làm các dạng bài tập tổng hợp về ghép cỡ vóc,tính toàn năng xuất,số công nhân,khả năng sản xuất của chuyền… 42.thực hiện bảng quy trình may và sơ đồ nhánh cây cho 1 cụm chi tiết cho trước. 43.thực hiện lập bảng thiết kế chuyền cho một nhóm công việc được trích ra từ bảng quy trình công nghệ cho trước 44.đề xuất biện pháp cải tiến về công nghệ hoặc qui trình lắp ráp từ tài liệu kỹ thuật cho trước. 45.đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề nhân sự thông qua bảng quy trình công nghê,bảng thiết kế chuyền và bảng bố trí mặt bằng phân xưởng cho trước. . Đề Cương Ôn Tập Môn Công Nghệ May Trang Phục 3 A.Lý Thuyết : 1.Phân loại sản phẩm may ? - Theo nguyên liệu - Theo giới tính –lứa tuổi -Theo khí hậu - Theo công dụng - Theo chức. dạng bài tập liên quan đến quy cách lắp ráp sản phẩm may (vẽ hình minh họa) 35 .Dịch các tài liệu kỹ thuật (Anh-Việt) 35 .giải thích các nội dung liệ quan đến công nghệ (xem lại công nghệ may 1,2. cách ghép bước công việc cho thiết kế chuyền sau này hợp lý hơn 4. Lập qui trình công nghệ may 1 sản phẩm chính xác và đầy đủ 5. Cải tiến thao tác,hợp lý hóa khoa học công nghệ may 6. Lập bảng

Ngày đăng: 09/07/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan