Điều 7- Trong công tác điều độ HTĐ, nhân viên vận hành trực ban cấp dưới trực tiếp của KSĐH HTĐ Quốc gia đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển gồm: 1- KSĐH HTĐ Miền.. Điều 9- Tron
Trang 1NHIỆM VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN
Trạm biến áp giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền truyền tải điện năng
từ các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ Công tác điều hành trạm biến áp có các nội dung và đặc điểm sau :
- Việc thực hiện các thao tác thiết bị phải đảm bảo an toàn, không để xẩy ra sự cố chủ quan
- Xử lý nhanh, chính xác các sự cố nhằm đảm bảo giảm thời gian mất điện, không để sự cố lan rộng
- Theo dõi và phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bị để chủ động đưa thiết bị ra sửa chữa
- Bảo đảm các thông số vận hành, ghi nhận chính xác và kịp thời phát hiện, báo cáo các trường hợp thiết bị vận hành vượt quá thông số dịnh mức Giữ vững chất lượng điện áp Vận hành tối ưu hệ thống, tiết kiệm điện năng, góp phần giảm giá thành và tổn thất trong khâu truyền tải điện năng
II Những yêu cầu đối với nhân viên trực trạm
a Đức tính :
- Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quýet , đối phó được tình huống phức tạp trong từng thời điểm nhất định
- Có tinh thần kỷ luật , tác phong gương mẫu
- Có tinh thần trách nhiẹm trong lao động sản xuất
- Có tinh thần học hỏi tích luỹ kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn để sẵn sàng giải quyết các sự cố và trở ngại trong vận hành
Trang 2III Nhiệm vụ của nhân viên vận hành
( Theo quy trình nhiệm vụ của cán bộ nhân viên vận hành trạm 110kV)
Khi vận hành bình thường
Khi xẩy ra sự cố
Chế độ báo cáo
Các quy định về trực ca
IV Một số kiến thực cơ bản trong vận hành
1 Thế nào là trào lưu công suất :
Trào lưu công suất là sự phân bố công suất ( tác dụng , phản kháng) giữa các điểm nút trong mạng điện Sự phân bổ công suất dựa váo các yếu tố sau :
- Tổng trở của đường dây
- Điện áp các điểm nút
Tại một điểm nút , sự phận bổ công suất phải thoả mãn định luất Kirchoff 1
2 Thế nào là mất ổn định hệ thống
tĩnh Nểu dao động nhỏ HTĐ không trở về trạng thái ổn định ban đầu
thái ổn định : HT ổn định động Nếu sau dao động lớn HTĐ không trở về trạng thải ổn định :HT mất ổn định động
3 Tại sao tần số dòng điện thay đổi khi hệ thống mất ổn định
Khi HTĐ ổn định , các máy phát điện vẫn giữ tốc độ làm việc không thay đối
mất ổn định
4 Phân biệt chế độ vận hành : Bình thường, bất thường, sự cố đối với thiết bị, trạm
a Đối với thiết bị :
- Trạng thái v/h bình thường : Các thông số thiết bị không vượt quá trị
số cho phép
- Trạng thái bất thường : Là trạng thái thiết bị vận hành đã vi phạm chế
độ định mức của thiết bị hoặc giảm chức năng nhưng chưa ngừng thiết bị
- Trạng thái sự cố : Tình trạng vi phạm nghiêm trọng các giá trị định
Trang 3b Đối với trạm :
- Tình trạng vận hành bình thường của trạm : Khi các thiết bị , các
phương thức vận hành cơ bản đều hoạt động được trong chế độ định mức
- Trạng thái bất thường của trạm : Một số thiết bị của trạm đang ở trạng thái bất thường hay sự cố nhưng trạm vẫn chữ bị ngửng hẳn chức năng chính ( cung cấp điện cho phụ tải ) dù có thể giảm bớt năng lực
Trạng thái sự cố :Trạm ngừng chức năng chính do sự cố các thiết bị ( Không còn cung cấp điện cho phụ tải mặc dụ còn điện tự dùng
AC,DC )
5 Ảnh hưởng điện áp đối với lưới điện :
Điện áp giảm làm giảm vô công phát, điện áp tăng làm tăng tổn thất không tải MBA, tăng tổn thất công suất trên đường dây
6 Biện pháp điều chỉnh điện áp :
- Tăng nguồn công suất vô công đối với MFĐ
- Đ/C đầu phân thế của MBA
- Đưa tụ bù vào làm việc
- Thay đổi kết cấu lưới để thay đổi trào lưu công suất vô công
- Cắt tải
7 So sánh hai tiêu chuẩn chất lượng điện năng : Tần số f và điện áp U
nhiều điểm cùng 1 cấp)
cục bộ
- Thực hiện tập trung tại bất kỳ nhà máy nào
- Đủ Q trong hệ thống
- Thực hiện tại chỗ
thiếu Q
V Phân loại sơ đồ
1 Sơ đồ kết cấu : Dùng ở giai đoạn đầu của thiết kế cho khai niệm chung về kết cấu lưới
2 Sơ đồ chức năng : Là sơ đồ chi tiết hơn sơ đồ kết cấu, cho biết các thông số phổ cập và toàn diện các phần tử Sơ đồ này để tính toán ngắn mạch lựa chọn thiết bị
Trang 43 Sơ đồ nguyên lý :Vẽ tất cả các phần tử cần thiết để thiết bị làm việc bình thường ( MC điện, khí cụ điện,MBA ) các đường liên lạc điện giữa chúng
- Sơ đồ 1 sợi : ( 1 dây )
- Sơ đồ nhiều dây : Mỗi mạch ( pha ) vẽ thành đường riêng
- Tuỳ theo nhiệm vụ sơ đồ nguyên lý được phân ra: Sơ đồ nhất thứ , sơ
đồ nhị thứ, sơ đồ tổng hợp
4 Sơ đồ nhất thứ :Còn gọi là sơ đồ mạch động lực
5 Sơ đồ nhị thứ : Còn gọi là sơ đồ mạch thứ cấp : Bao gồm sơ đồ mạch đo lường, bảo vệ , điều khiển thiết bị điện, sơ đồ tín hiệu , tự động hoá
6 Sơ đồ hỗn hợp : Là sơ đồ đầy đủ mô tả cùng trong một bản vẽ
7 Sơ đồ bảo vệ
8 Sơ đồ đo lường :
9 Sơ đồ tín hiệu :
10 : Sơ đồ tự động hoá :Gồm rơle và thiết bị tự động
11 Sơ đồ điều khiển : Gồm các thiết bị điều khiển từ xa
VI Phân tích một số sơ đồ nối điện chính ở các trạm 110kV
1 Sơ đồ đường dây và máy biến áp
2 Sơ đồ một thanh cái :
- Ưu điểm : Đơn giản , giá rẻ, cầu dao làm đúng nhiệm vụ an toàn khi công tác
- Khuyết điểm : Ngừng điện khi sửa chữa thanh cái, Ngưng cung cấp cho phụ tải khi sửa chữa MC đường dây ngắn mạch TC mất toàn bộ
- Ap dụng cho trạm nhỏ chỉ có 1 nguồn
3 Sơ đồ hệ thống thanh cái phân đoạn : Dao cách ly phân đoạn ( CDPD và MCPĐ ) , MC phân đoạn
4 Sơ đồ hệ thống 1 thanh cái đường vòng :
- Ưu điểm : Không mất điện khi sửa chữa MC đường dây
- Khuyết điểm : Khi sự cố thanh cai
- Áp dụng : trạm nhỏ
5 Sơ đồ hai thanh cái :
6 Sơ đồ thanh cái có phân đoạn :
- Phân đoạn 1 thanh cái
- Phân đoạn 2 thanh cái
7 Sơ đồ 2 thanh cái và 1 thanh cái đường vòng
8 Sơ đồ 2 hệ thống thanh cái với hai MC trên mỗi mạch
9 Sơ đồ cầu đối với trạm bién áp :
- Cầu ngoài : MCC đặt phía ngoài MC, MBA
- Cầu trong : MCC đặt phía trong MC và MBA
Trang 510 Sơ đồ cầu đa giác : Thanh cái khép kín thành 1 vòng Phân đoạn bằng máy cắt thaeo số mạch, nhánh từ thanh cái ra không đặt MC chỉ dùng DCL Một MC dùng cho 2 mạch Tổng MC bằng tổng số mạch
Trang 6chương I: giới thiệu chung:
.1: Giới thiệu về hệ thống điện việt nam:
Hệ thống điện (HTĐ) thể hiện sự thống nhất của quá trình sản xuất, truyền
tải và tiêu thụ điện năng Một HTĐ là sự tập hợp và kết nối có tổ chức các nhà máy
điện (NMĐ), trạm biến áp (TBA), đường dây truyền tải, lưới điện phân phối và các
hộ tiêu thụ điện năng
Các NMĐ gồm : nhiệt điện (NĐ) (than, dầu, khí ), thủy điện (TĐ), Diesel
TBA truyền tải : Nâng điện áp đầu cực MF lên cấp điện áp truyền tải 500,
220, 110 kV ( hạ áp ) hoặc kết nối giữa các HTĐ có các cấp điện áp khác nhau
trong các mạch vòng truyền tải
Các đường dây truyền tải chủ lực thường được nối thành các mạch vòng khép
kín Sơ đồ hình tia thường được sử dụng trong lưới điện phân phối
TBA phân phối: Làm nhiệm vụ hạ áp, từ cấp điện áp truyền tải xuống cấp
trung áp, hạ áp
HTĐ Việt nam bao gồm 3 HTĐ Bắc, Trung, Nam được liên kết với nhau bởi
mạch kép đường dây truyền tải 500 kV :
+ Hoà Bình (HB) –Nho quan (NQ) - Hà Tĩnh (HT)- Đà Nẵng (ĐN)- Plâycu (PLC)
(L = 1083.27 km)
+ Thường Tín (TT) – Nho quan (NQ) – Hà Tĩnh (HT)- Đà Nẵng (ĐN)- Plâycu
(PLC) (L = 1012.56 km)
Tổng chiều dài đường dây 500 kV là 3282.17 km , với 11 trạm biến áp 500 kV:
Hoà Bình, Nho Quan, Thường Tín, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Plâycu, Yali, Tân Bình, Phú
Lâm, Nhà Bè, Phú Mỹ
Hiện tại HTĐ VN có 24 NMĐ cỡ lớn và trung bình, một số nhà máy, trạm
diesel và thủy điện nhỏ Tổng công suất đặt hơn 11176 MW :
Thuỷ điện Σ= 4192 MW Nhiệt điện Σ = 1533 MW
Trang 8I.2: Giới thiệu về hệ thống điện Miền Bắc :
3 19 TBA 220/110 kV : do Công ty Truyền tải Điện 1 quản lý
E2.1, E3.7, E6.2, E9.2, E15.1, E23.1,
E1.19, E2.9, E5.8, E5.9, E7.6, E9.10,
Tổng công suất đặt các MBA 220 kV = 4500 MVA
4 148 trạm 110 kV : Do các CTĐL và các Điện lực Tỉnh, Thành phố quản lý
5 Các đường dây truyền tải 220 kV/110 kV:
o Tổng chiều dài các đường dây 220 kV ( 41 đ/d): 2080.2 km
o Tổng chiều dài các đường dây 110 kV ( 145 đ/d): 5129.9 km
Trang 9I.3: Mô hình tổ chức và phân cấp quản lý:
1.Mô hình tổ chức ngành điện Việt nam : (Xem sơ đồ tổ chức phụ lục - Trình Điều Độ HTĐ Quốc Gia )
2 Phân cấp quản lý :
EVN : Là cơ quan đầu não của ngành Điện Việt nam, chỉ đạo toàn bộ các hoạt
động liên quan đến lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng trên phạm vi cả nước
Các NMĐ : Giữ vai trò sản xuất điện năng theo kế hoạch của Tổng công ty
giao, quản lý vận hành đối với các thiết bị của nhà máy
CTTTĐ1 : Làm nhiệm vụ quản lý vận hành các trạm biến áp và các đường dây
truyền tải có cấp điện áp 220 kV ( trên đĩa bàn các tỉnh miền Bắc) và đường dây
CTĐL TNHH MTV Hải dương : Làm nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh
bán điện trên địa bàn Hải dương
CTĐL TNHH MTV Ninh bình : Làm nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh
bán điện trên địa bàn Ninh bình
CTĐL1 : Là cơ quan chỉ đạo công tác quản lý vận hành, kinh doanh bán điện
trên địa bàn miền Bắc, bao gồm 25 Điện lực Tỉnh
Các Điện lực thuộc CTĐL1 : Làm nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán
điện trên địa bàn các tỉnh, thành phố ở miền Bắc, bao gồm các trạm biến áp và
đường dây có cấp điện áp từ 110 kV trở xuống thuộc Điện lực
2-Nhiệm vụ :
MBA chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hay phân phối năng lượng (chứ không phải chuyển hoá năng lượng )
a - Các thông số cơ bản của MBA :
Trang 10- Công suất định mức (Sđm): Là công suất toàn phần ( biểu kiến ) đưa ra ở phía thứ cấp của mba ( đơn vị tính VA, kVA, MVA )
- U1đm : Là điện áp dây định mức của cuộn sơ cấp (V, kV)
- U2đm : Là điện áp dây phía thứ cấp khi mba không tải và điện áp phía sơ cấp là
định mức (V, kV )
- I1đm, I2đm : Là dòng điện dây định mức của cuộn sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất định mức và điện áp định mức
Đối với mba 1pha : Iđm = Sđm/Uđm
Đối với mba 3pha : Iđm = Sđm/Uđm 3
- Tần số định mức : Thường là 50 Hz
- Điện áp ngắn mạch Un% : Là đại lượng đặc trưng cho điện trở và điện kháng tản của dây quấn MBA, thường được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm so với điện
áp định mức :
Un% =Un/Uđm 100 = Iđm Zn /Uđm 100
b - Cấu tạo của MBA : Gồm các bộ phận chính sau đây :
Cách đấu dây : thường theo sơ đồ Y/
Các điều kiện của mba làm việc song song :
1 Tổ nối dây giống nhau
2 Tỷ số biến điện áp (k) bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%
3 Điện áp ngắn mạch ( Un%) chênh lệch không quá ± 10%
4 Hoàn toàn đồng vị pha
II.2: Dao cách ly (DCL)
1-Nhiệm vụ và công dụng :
- Tạo nên khoảng hở không khí cánh điện trông thấy được giữa bộ phận đã được cắt điện và bộ phận đang mang điện để đảm bảo an toàn cho người sửa chữa các thiết bị điện
- Nhờ có DCL, khi sửa chữa một thiết bị điện này có thể không phải ngừng các thiết bị bên cạnh
a) DCL 1 pha không có bộ truyền động : Dùng sào cách điện có móc ở
đầu để thao tác (chậm, nguy hiểm ) b) DCL 3 pha có bộ truyền động :
- BTĐ bằng tay : đơn giản, đảm bảo rẻ tiền
- BTĐ bằng động cơ : Dùng cho các DCL có Iđm 3 kA ở các nhà máy
Trang 113- Nguyên tắc vận hành :
- Không được dùng để đóng cắt các dòng điện lớn
- Dùng để đóng cắt không điện
- Đóng cắt các mạch vòng con ( Điện áp giữa 2 đầu tiếp xúc như nhau )
- Đóng cắt dòng điện nạp thanh cái
II.3: Máy cắt điện (MCĐ)
1-Nhiệm vụ và yêu cầu :
- MCĐ dùng để đóng cắt các mạch điện áp khi có phụ tải và cắt dòng điện ngắn mạch
- MCĐ cần có đủ khả năng cắt dòng điện ngắn mạch, thời gian cắt ngắn mạch ngắn, an toàn khi đóng cắt, có thể đóng cắt một số lần nhất định mới phải sửa chữa
2-Phân loại :
Căn cứ vào phương pháp dập hồ quanh và biện pháp cách điện giữa các bộ phận có thể phân loại MCĐ như sau:
- MCĐ nhiều dầu : Dùng dầu để cách điện và sinh khí khi đập tắt hồ quang
- MCĐ ít dầu : Cách điện là chất rắn, dầu chỉ dùng để sinh khí dập tắt hồ quang
- MCĐ tự sinh khí : Sử dụng vật liệu cách điện rắn sinh khí dưới tác dụng của nhiệt độ cao và của hồ quang Cách điện trong MCĐ cũng là vật liệu cách điện rắn
- MCĐ không khí: Dập hồ quang bằng không khí nén, cách điện giữa các bộ phận
là vật liệu cách điện rắn
- MCĐ khí : Dập hồ quang bằng khí ( khí trơ ) có độ bền về điện từ và khả năng dập tắt hồ quang cao
- MCĐ từ : Hồ quang được dập tắt trong khe hở hẹp làm bằng vật liệu rắn Hồ quang được kéo vào khe hở nhờ lực điện từ
- MCĐ chân không: Hồ quang được dập tắt trong môi trường chân không
- MCĐ phụ tải : Không dùng để cắt dòng ngắn mạch, mà chỉ dùng để cắt dòng phụ tải, dập hồ quang bằng khí sinh ra dưới tác dụng nhiệt độ cao của hồ quang
Máy cắt điện SF6 -331
Trang 122-Cấu tạo :
Máy cắt được cấu tạo từ các bộ phận chính là : 3pha, bộ truyền động và khung
Mỗi pha của máy cắt gồm một trụ có buồng dập hồ quang cho một khoảng cắt
Ba pha của máy cắt được điều khiển chung bằng một bộ chuyền động kiểu lò xo lên dây cót bằng động cơ
Máy cắt có khả năng thực hiện chu trình thao tác :
C - 0.3s - Đ/C - 3phút - Đ/C
Có đồng hồ giám sát áp lực khí SF6 Khi áp lực khí giảm sẽ có tín hiệu báo,
đồng thời gửi tiếp điểm khoá mạch điều khiển thao tác máy cắt
Bộ sấy đặt trong tủ truyền động để ngăn sự ngưng đọng hơi nước bên trong tủ
II.4: Máy biến điện áp (TU)
1- Công dụng :
Là MBA có điện áp thứ cấp bằng 100V hay 1003 V dùng để cung cấp nguồn cho các mạch BVRL, tự động, đo lường
2-Phân loại và cấu tạo :
a) Theo số pha : Chia thành TU 1pha ,TU 3pha
b) Theo phương pháp làm mát :
- TU khô : Làm mát bằng không khí
- TU dầu : Làm mát bằng dầu
c) Cấu tạo của TU : Tương tự như cấu tạo MBA
Với điện áp sơ cấp lớn hơn 500V, cuộn dây thứ cấp được nối đất để đề phòng hư hỏng giữa cao và hạ áp
3-Nguyên lý làm việc :
- Tương tự như MBA nhưng TU có công suất nhỏ, chỉ vài chục đến vài trăm VA
- Do tổng trở mạch ngoài rất lớn nên có thể coi TU luôn làm việc ở chế độ không tải
4-Sơ đố đấu dây :
a) Hai biến điện áp 1pha nối theo sơ đồ V/V
b) Biến điện áp ba pha ba trụ nối Y/Y
c) BĐA ba pha năm trụ nối Y/Y/ : phổ biến nhất
Trang 13II.5: Máy biến dòng điện (TI)
1- Công dụng :
Là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện sơ cấp lớn xuống dòng điện thứ cấp
bé (thường = 1A;5A) để cung cấp cho các thiết bị đo lường, RLBV, tự động hoá
2-Đặc điểm :
a) Cuộn sơ cấp được nối trực tiếp với mạng điện và có số vòng rất ít (khi dòng sơ cấp lớn hơn 600A, cuộn sơ cấp chỉ có 1 vòng ), còn cuộn thứ cấp lại có số vòng nhiều hơn (ngược với TU)
b) Phụ tải phía thứ cấp của TI rất nhỏ nên có thể coi như TI luôn làm việc ỏ tình trạng ngắn mạch phía thứ cấp
Trang 14chương III:Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
( Trích Quy Trình Điều Độ HTĐ Quốc Gia - Ban hành kèm theo Quyết định số
56/2001/QĐ-BCN ngày 26/11/2001 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp )
III.1: phân cấp điều độ HTĐ Quốc gia
Điều 1- Quy trình này quy định phân cấp điều độ, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm
vụ của các cấp điều độ thuộc Hệ thống điện Quốc gia, đồng thời quy định trách
nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam có hoạt động
liên quan đến công tác điều độ Hệ thốngđiện Quốc gia
Điều 2- Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động điện
lực và sử dụng điện trên lãnh trên lãnh thổ Việt Nam, có đấu nối với Hệ thống điện
Quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Quy trình này
Điều 5 - Điều độ HTĐ Việt Nam được phân thành 3 cấp:
1 Cấp điều độ HTĐ Quốc gia: là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ
HTĐ Quốc gia Cấp điều độ HTĐ Quốc gia do cơ quan Trung tâm điều độ HTĐ
Quốc gia (gọi tắt là Ao) đảm nhiệm
2 Cấp điều độ HTĐ miền: là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ huy
trực tiếp của cấp điều độ HTĐ Quốc gia Cấp điều độ HTĐ miền do các Trung tâm
điều độ HTĐ miền (Điều độ miền Bắc, Điều độ miền Nam, Điều độ miền Trung
gọi tắt là A1, A2, A3) đảm nhiệm
3 Cấp điều độ lưới điện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân
phối, chịu sự chỉ huy trực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng
Cấp điều độ lưới điện phân phối do các Trung tâm hoặc phòng điều độ của các
Công ty Điện lực độc lập, các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc Công ty Điện lực 1, 2,
3 đảm nhiệm
Điều 6- Người trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia là Kỹ sư điều hành HTĐ
Quốc gia trực ban ( sau đây gọi là KSĐH HTĐ Quốc gia)
Điều 7- Trong công tác điều độ HTĐ, nhân viên vận hành trực ban cấp dưới trực
tiếp của KSĐH HTĐ Quốc gia (đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) gồm:
1- KSĐH HTĐ Miền
2- Trưởng ca các NMĐ
3- Trưởng kíp các trạm 500KV
Điều 8- Người trực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ miền là KSĐH HTĐ miền trực ban
Điều 9- Trong công tác điều độ HTĐ, nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của
KSĐH HTĐ miền (đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) gồm :
1- Trưởng ca NMĐ trong miền
2- Trưởng kíp trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV, 66kV trong miền
3- Điều độ viên lưới điện phân phối trong miền
4- Trưởng kíp trạm Diezen, trạm bù, trạm thuỷ điện nhỏ trong miền
Điều 10- Người trực tiếp chỉ huy vận hành lưới điện phân phối là ĐĐV lưới điện
phân phối trực ban
Trang 15Điều 11- Trong công tác vận hành lưới điện phân phối, nhân viên vận hành cấp
dưới trực tiếp của ĐĐV lưới điện phân phối (đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) gồm:
1- Trưởng kíp các trạm biếp áp phân phối, trạm trung gian, trạm bù, trạm diezen và thuỷ điện nhỏ trong lưới điện phân phối
2- Trực ban các đơn vị cơ sở trực thuộc
3- Trưởng kíp các trạm biến áp 220kV, 110kV, 66kV
4- Trưởng ca các NMĐ (đối với các NMĐ có cấp điện cho khu vực địa phương ở cấp điện áp 35kV)
Điều 12- Mô hình tổ chức, phân cấp quyền điều khiển và kiểm tra của các cấp điều
độ được quy định ở Phụ lục 1 của Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia
III.2: nhiệm vụ của các đơn vị
tham gia công tác điều độ HTĐ Quốc gia
Điều 13- Nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều độ HTĐ Quốc gia:
1- Cung cấp điện an toàn, liên tục;
2- Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ Quốc gia;
3- Đảm bảo chất lượng điện năng;
4- Đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành kinh tế nhất
Điều 15 - Nhiệm vụ chủ yếu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia:
( Trích một số điểm chính trong Quy trình Điều độ HTĐ Quốc gia)
1 Chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia nhằm đảm bảo cho HTĐ Quốc gia vận hành an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế
2 Lập phương thức vận hành cơ bản cho toàn HTĐ Quốc gia
3 Lập phương thức vận hành ngày
4 Tính toán chế độ vận hành HTĐ Việt Nam ứng với các thời kỳ
5 Chỉ huy điều chỉnh tần số, điện áp (tại nút chính) của HTĐ Việt Nam Chỉ huy vận hành các NMĐ
6 Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố hệ thống 500kV
7 Tính toán sa thải phụ tải theo tần số
2- Nhiệm vụ của cấp điều độ HTĐ miền: (Chương III, Mục 3, Điều 16 - bao gồm
Lập sơ đồ kết dây cơ bản của HTĐ miền
Căn cứ vào phương thức huy động nguồn của cấp điều độ Quốc gia lập phương thức vận hành HTĐ miền hàng ngày
Huy động các nguồn điện thuộc quyền điều khiển
Trang 16 Điều chỉnh các nguồn công suất phản kháng (bao gồm các NMĐ, nguồn công suất phản kháng của khách hàng) Điều chỉnh nấc MBA 220, 110, 66kV đảm bảo điện áp tại các nút
Xác định nơi đặt các bộ phận tự động sa thải phụ tải theo tần số
Trực tiếp chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong HTĐ miền
3- Nhiệm vụ chủ yếu của cấp điều độ lưới điện phân phối: (Chương III, Mục 4,
Điều 17 - bao gồm 21 nhiệm vụ)
- Chấp hành sự chỉ huy của cấp điều độ HTĐ miền trong vận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển
- Chỉ huy vận hành lưới điện phân phối nhằm cung cấp điện an toàn liên tục, tin cậy và kinh tế
- Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới điện phân phối
- Lập phương thức vận hành ngày
- Điều chỉnh nguồn vô công (kể cả KH), điều chỉnh nấc MBA
- Huy đồng nguồn điện nhỏ
- Theo dõi kiểm tra nắm tình hình nguồn điện của KH có nối lưới để sẵn sàng thảo luận với KH huy động khi có yêu cầu
- Theo dõi kiểm tra sự hoạt động của bộ tự động sa thải theo tần số
- Chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển
4- Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia công tác điều độ: (Chương III, Mục 5)
a- Nhiệm vụ của NMĐ: (Điều 18 - 10 nhiệm vụ)
1 Tổ chức công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo cho thiết bị của
NM vận hành ổn định và dự phòng ở mức độ sẵn sàng vận hành cao nhất
2 Thực hiện phương thức vận hành ngày, tuần, tháng, năm do các cấp điều độ giao
3 Lập phương thức kết dây cơ bản của hệ thống tự dùng của NM, đảm bảo các phương thức vận hành cơ bản của các sơ đồ công nghệ trong dây chuyền vận hành thiết bị sao cho NMĐ vận hành an toàn và kinh tế
4 Quản lý công tác sửa chữa định kỳ các thiết bị thuộc quyền quản lý Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành Thực hiện công tác sửa chữa thiết bị theo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ
5 Tổ chức thực hiện công tác khắc phục sự cố trong MNĐ, nhanh chóng bàn giao thiết bị vào vận hành trong thời gian ngắn nhất sau sự cố Chủ động phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố
6 Báo cáo tình hình sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho các cấp điều độ
có liên quan để phối hợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố
7 Cung cấp tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành thiết bị của nhà máy cho các cấp điều độ để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên toàn HTĐ Quốc gia khi có yêu cầu
8 Đảm bảo phương thức, thiết bị sẵn sàng khởi động đen của nhà máy ( nếu có)
9 Tổ chức điễn tập xử lý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa cháy theo kế hoạch đề
ra của nhà máy, tham gia diễn tập xử lý sự cố toàn HTĐ Quốc gia
Trang 1710 Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo trình độ theo chức danh vận hành
b- Nhiệm vụ của trưởng kíp trạm điện: ( Điều 23 - 5 nhiệm vụ)
- Chấp hành lệnh của các cấp điều độ (theo quyền điều khiển)
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của trạm
đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục không xảy ra các sự cố chủ quan, xử lý kịp thời và đúng quy trình các sự cố
- Trưởng kíp vận hành trạm chịu trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo và các cấp
điều độ tương ứng về các vấn đề vận hành thiết bị trong trạm
- Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật chế độ vận hành của thiết bị trong trạm
- Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của các cấp điều độ theo phân cấp
c- Nhiệm vụ của trưởng ca vận hành NMĐ (Điều 19 - 3 nhiệm vụ)
1 Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ ( theo quyền điều khiển – xem điều 25 – Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia )
2 Thức hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ công tác với các cấp điều độ quy định trong Quy trình điều độ HTĐ Quốc gia và quy định riêng của từng nhà máy
3 Khi được sự uỷ quyền của cấp điều độ hoặc khi sự cố dẫn đến nhà máy tách lưới phát độc lập, Trưởng ca NMĐ được quyền áp dụng các biện pháp điều chỉnh tần
số để đảm bảo sự vận hành ổn định của tổ máy và phải báo cao ngay với điều độ cấp trên
d- Nhiệm vụ của các Công ty Truyền tải điện (Điều 20 - 9 nhiệm vụ)
e- Nhiệm vụ của trực ban CTTTĐ (Điều 21 - 5 nhiệm vụ)
f- Nhiệm vụ của các công ty điện lực (Điều 22 - 10 nhiệm vụ)
1.Tổ chức công tác quản lý phục tải, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo các đường dây, trạm điện vận hành an toàn và liên tục
2 Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm thuộc quyền quản lý theo đúng quy định hiện hành Thực hiện công tác sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm theo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ
3 Cung cấp tình hình phụ tải, tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, quy trình vận hành đường dây, thiết bị thuộc quyền quản lý cho cấp điều độ HTĐ Quốc gia và cấp điều độ HTĐ miền để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trên toàn HTĐ khi có yêu cầu
4 Đảm bảo sự hoạt động tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý
5 Đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý theo phiếu chỉnh định của các cấp điều độ theo phân cấp
6 Cung cấp cho các cấp điều độ tương ứng dự kiến thời gian đưa thêm các phụ tải lớn do Công ty quản lý và thời gian chính thức khi phụ tải đã vào làm việc
7 Liên hệ lấy danh sách thứ tự ưu tiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện trên
địa bàn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định
Trang 18Phối hợp với các cấp điều độ tương ứng phân bổ công suất và sản lượng cho các
đơn vị điện lực trong Công ty khi có yêu cầu và gửi cho các cấp điều độ để thực hiện
8 Chủ động tuyên truyền, giải thích, phối hợp với các tổ chức, cá nhân sử dụng
điện trong công tác điều hoà nhu cầu sử dụng điện
9 Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo trình độ theo chức danh vận hành
10 Tổ chức Hội đồng kiểm tra ĐĐV lưới điện phân phối, nhân viên vận hành các trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ thuộc quyền quản lý có sự tham gia của các cấp điều độ HTĐ miền tương ứng
Điều 23 - Nhiệm vụ của Trưởng kíp trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ:
1.Chấp hành lệnh chỉ huy điều độ của các cấp điều độ (theo quyền điều khiển) 2.Thường xuyên theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của trạm, đảm bảo việc vận hành an toàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố chủ quan, xỷ lý các
sự cố kịp thời và đúng quy trình
3.Trưởng kíp vận hành trạm điện chịu trách nhiệm báo cáo với Lãnh đạo Trạm, Lãnh đạo CTTTĐ, Lãnh đạo CTĐL và các cấp điều độ tương ứng về các vấn đề vận hành thiết bị trong trạm
4 Nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của thiết bị trong trạm
5 Cung cấp số liệu theo yêu cầu của các cấp điều độ theo phân cấp
Điều 24- Nhiệm vụ của Công ty Thông tin - Viễn thông Điền lực:
1.Tổ chức công tác quản lý (quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành) đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ công tác điều độ HTĐ Quốc gia giữa cấp điều độ HTĐ Quốc gia và các đơn vị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ Quốc gia
2.Đảm bảo sự hoạt động ổn định và tin cậy của các kênh thông tin phục vụ hệ thống bảo vệ, tự động và truyền số liệu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia
3.Phối hợp với các bộ phận thông tin của các ĐĐM, các NMĐ và các CTTTĐ để
đảm bảo thông tin phục vụ điều độ HTĐ Quốc gia
4.Lập lịch theo dõi, đăng ký sửa chữa các kênh viễn thông điện lực thuộc quyền quản lý theo đúng quy định hiện hành Thực hiện công tác sửa chữa theo lịch đã
được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ
III.3: công tác điều độ HTĐ Quốc Gia
Mục 1- Quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị
Điều 25- Quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị
1/ Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị ( thay đổi công suất phát P/Q, khởi động, ngừng tổ máy, đóng, cắt máy cắt và dao cách ly )
2/ Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh chỉ huy
điều độ trực tiếp của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27
Trang 19Điều 26- Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ
1/Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy
điều độ thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ này
2/ Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được sự cho phép của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27, và sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải báo cáo kết quả cho cấp điều độ có quyền kiểm tra
Điều 27- Quy định điều khiển trong các trường hợp vận hành không bình thường:
1/ Trường hợp xử lý sự cố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ làm việc các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước, báo cáo sau cho cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị này
2/Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị) ở NMĐ hoặc trạm điện cho phép Trưởng
ca (hoặc Trưởng kíp) tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải xin phép nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này
Mục II Chế độ chỉ huy điều độ hệ thống điện Quốc gia
Điều 29-Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia:
1/Là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của HTĐ Quốc gia, là nơi phát đi các lệnh chỉ huy điều độ tới cấp điều độ HTĐ miền, NMĐ thuộc quyền điều khiển, CTTTĐ, trạm 500kV và những đơn vị khác có chức năng quản lý vận hành trong HTĐ Quốc gia
2/Có nhiệm vụ truyền đạt chỉ thị, lệnh của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt nam tới các đơn vị liên quan đến công tác điều độ HTĐ Quốc gia
Điều 30- Trung tâm Điều độ HTĐ miền:
1/ Là nơi phát đi các lệnh chỉ huy điều độ tới cấp điều độ lưới điện phân phối, NMĐ thuộc quyền điều khiển, CTTTĐ, trạm điện và các đơn vị khác có chức năng quản lý vận hành trong HTĐ miền
2/ Có nhiệm vụ truyền đạt chỉ thị, lệnh của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt nam hoặc của Giám đốc ĐĐQG tới các đơn vị và báo cáo của các đơn vị lên Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc ĐĐQG về các vấn đề liên quan đến công tác điều
độ HTĐ miền
Điều 31-Điều độ lưới điện phân phối:
1/ Là nơi phát đi các lệnh chỉ huy điều độ tới trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ thuộc quyền điều khiển và các đơn vị có chức năng quản lý vận hành trực thuộc CTĐL, Điện lực tỉnh, thành phố……
Trang 20Điều 32- Nhân viên vận hành gồm có KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền,
ĐĐV lưới điện phân phối, Trưởng ca NMĐ và nhân viên vận hành trạm điện, trạm
bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ
Nhân viên vận hành làm việc theo chế độ ca, kíp theo lịch phân ca đã được
đơn vị duyệt Những trường hợp đặc biệt, nếu được sự đồng ý của người xếp lịch hoặc Trưởng, phó phòng trực tiếp thì nhân viên vận hành có thể thay đổi ca cho nhau
Điều 33- Lệnh chỉ huy điều độ bằng lời nói phải do nhân viên vận hành cấp trên truyền đạt trực tiếp tới nhân viên vận hành cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên lạc Lệnh chỉ huy điều độ phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác bao gồm:
1/ Thông báo phương thức vận hành ngày
2/Cho phép ngừng dự phòng, ngừng sửa chữa, tiến hành kiểm tra, thử nghiệm và cho phép đưa vào vận hành (bao gồm cả thiết bị sau kỳ sửa chữa, thiết bị mới) các thiết bị thuộc quyền điều khiển
3/Điều chỉnh biểu độ phụ tải, phân bổ cân bằng công suất để đáp ứng tình hình thực
6/ Hạn chế công suất, sa thải hoặc khôi phục phụ tải
7/Chuẩn y các kiến nghị về vận hành thiết bị của nhân viên vận hành cấp dưới
Điều 34-Nhân viên vận hành cấp dưới
1/ Có nhiệm vụ thi hành chính xác, không chậm trễ và không bàn cãi lệnh chỉ huy
điều độ của nhân viên vận hành cấp trên, trừ những lệnh nguy hại đến người hoặc thiết bị thì được phép chưa thực hiện
2/Nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh chỉ huy
điều độ của nhân viên vận hành cấp trên thì nhân viên vận hành cấp dưới và Lãnh
đạo đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả xảy ra
Điều 35- Trong thời gian trực ban, nhân viên vận hành phải:
1/ Thực hiện so và chỉnh giờ thống nhất
2/Nêu rõ tên và chức danh trong mọi liên hệ Nội dung liên hệ phải được ghi chép
đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự thời gian
3/Ghi âm mọi liên hệ khi thao tác và xử lý sự cố tại điều độ và tại các đơn vị thao tác, xử lý sự cố
4/Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình, nhân viên vận hành phải thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc gia hiện hành và báo cáo những thông tin cần thiết cho Lãnh đạo đơn vị và điều độ cấp trên biết (theo phân cấp)
5/Đối với sự cố nghiêm trọng xảy ra với HTĐmiền, NMĐ, trạm điện thì ngay sau khi xử lý xong sự cố nhân viên vận hành, trực ban CTTTĐ phải có bản báo cáo
Trang 21nhanh gửi về điều độ cấp trên trực tiếp.Mục II - Chế độ báo cáo đối với các đơn vị
tham gia Công tác vận hành HTĐ
Hàng ngày các NMĐ, Trạm điện phải báo cáo với các cấp điều độ theo phân cấp các thông tin vận hành thực tế của ngày gồm :
Biểu đồ phát của nhà máy từ 0 giờ đến 24 giờ
- Tổng điện năng phát trong ngày của nhà máy
- Tình hình nhiên liệu (đối với các nhà máy nhiệt điện), mức nước hồ chứa (đối với các nhà máy thủy điện)
- Thông số vận hành đường dây, MBA
- Tình trạng vận hành các thiết bị
- Các sự cố trong ngày
Thời gian và các biểu mẫu báo cáo do các cấp điều độ quy định
Các cấp điều độ cấp dưới phải báo cáo với các cấp điều độ cấp trên các thông tin vận hành thực tế của ngày gồm:
- Biểu đồ phụ tải từ 0 giờ đến 24 giờ
- Tổng điện năng tiêu thụ trong ngày
- Biểu đồ phát của nhà máy từ 0 giờ đến 24 giờ, sản lượng phát ra của các NMĐ thuộc quyền điều khiển
- Tình hình nhiên liệu (đối với các nhà máy nhiệt điện), mức nước các hồ chứa (đối với các nhà máy thủy điện) thuộc quyền điều khiển
- Tình hình vận hành của HTĐ thuộc quyền điều khiển
- Những sự cố xảy ra trong HTĐ thuộc quyền điều khiển (bao gồm cả việc
xử lý và khắc phục hậu quả)
Thời gian và các biểu mẫu báo cáo do các cấp điều độ quy định
Khi cần thiết, các cấp điều độ có quyền nắm tình hình vận hành, kiểm tra thông số vận hành của các thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ cấp dưới, của NMĐ và trạm điện có liên quan đến việc chỉ huy vận hành HTĐ
Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình, thông số vận hành của các thiết bị thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của các cấp điều độ
Sau các sự cố, ngoài các báo cáo của nhân viên vận hành, các cấp điều độ, các đơn vị quản lý vận hành thiết bị phải làm báo cáo bằng văn bản gửi về các cấp
điền độ tương ứng và các đơn vị cấp trên Báo cáo phải tường trình diễn biến sự cố, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp đề phòng
Trang 22Mục III - Chế độ giao nhận ca
Nhân viên vận hành cần có mặt trước lúc nhận ca ít nhất l5 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại để nắm được rõ ràng tình trạng vận hành của các thiết bị, HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra
Trước khi nhận ca nhân viên vận hành phải tìm hiểu :
l Phương thức vận hành trong ngày
2 Sơ đồ nối dây của HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị
3 Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca
4 Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca
5 Những điều lệnh mới trong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các đơn vị;
6 Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của Lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những
điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ;
7 Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA/EMS/DMS\ và thông tin liên lạc
8 Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca;
9 Các nội dung cụ thể khác theo quy định riêng của từng đơn vị
10 Ký tên vào sổ giao nhận ca
Trước khi giao ca nhân viên vận hành cần phải:
1 Hoàn thành các công việc sự vụ trong ca gồm: Ghi sổ giao ca, tính toán thông số, các tài liệu vận hành khác theo quy định của từng đơn vị, vệ sinh công nghiệp
2 Thông báo một cách ngắn gọn chính xác và đầy đủ cho người nhận ca những thay đổi của HTĐ, của các thiết bị cùng những lệnh, chỉ thị mới có liên quan
đến vận hành trong ca mình;
3 Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọạ đến chế độ làm việc bình thường của HTĐ, của thiết bị;
4 Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ;
5 Ký tên vào sổ giao ca sau khi người nhận ca đã ký
Thủ tục giao ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành giao và nhận
đều đã ký tên vào sổ giao ca Kể từ khi ký nhận ca nhân viên vận hành nhận ca có dầy đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực
Sau khi nhận ca KSĐH HTĐ miền phải báo cáo với KSĐH HTĐ Quốc gia:
l Tên của KSĐH HTĐ miền;
2 Sơ đồ kết dây HTĐ miền và những lưu ý;
3 Tình trạng và khả năng huy động công suất tác dụng, phản kháng của nguồn điện thuộc quyền điều khiển;
4 Tình hình vận hành của HTĐ miền, những thao tác chính sẽ thực hiện trong ca;
Trang 235 Những kiến nghị với KSĐH HTĐ Quốc gia về phương thức huy động nguồn trong miền
6 Tình hình thông tin liên lạc giữa cấp điều độ HTĐ miền với cấp điều độ HTĐ Quốc gia
Sau khi nhận ca, ĐĐV lưới điện phân phối phải báo cáo cho KSĐH HTĐ miền những vấn đề sau :
4 Tình hình phụ tải, các biện pháp điều hòa, hạn chế phụ tải trong ca Thứ tự
ưu tiên các đường dây cung cấp điện cho phụ tải (kể cả các nhu cầu đặc biệt cần ưu tiên cung cấp)
5 Kế hoạch sửa chữa có liên quan đến HTĐ miền
6 Tình hình thông tin liên lạc giữa cấp diều độ lưới điện phân phối với cấp
điều độ HTĐ miền
7 Những kiến nghị về vận hành HTĐ miền đối với cấp điều độ HTĐ miền
Sau khi nhận ca, Trưởng ca các NMĐ báo cáo cho KSĐH HTĐ Quốc gia KSĐH HTD miền và ĐĐV lưới điện phân phối theo phân cấp quyền điều khiển:
4 Sơ đồ nối dây chính của NMĐ
5 Phương thức tách lưới giữ tự dùng, trạng thái đặt của các bộ tự động chống sự cố, phương thức sẵn sàng của thiết bị cho 'khởi động đen" của nhà máy (nếu có)
6 Tình hình nhiên liệu đối với nhà máy nhiệt điện, các số liệu thủy văn (mức nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng nước về hò, lưn lượng nước dùng để phát điện )
đối với nhà máy thủy điện
7 Tình hình thông tin liên lạc giữa NMĐ với cấp điều độ có quyền điều khiển
8 Những kiến nghị về vận hành thiết bị của nhà máy
Sau khi nhận ca, nhân viên vận hành trạm điện phải báo cáo với các cấp
điều độ (theo phân cấp) những vấn đề sau :
l Tên của nhân viên vận hành
2 Sơ đồ kết dây của trạm
3 Tình trạng vận hành của MBA lực và thiết bị chính trong trạm
4 Điện áp thanh cái và dòng điện, công suất tác dụng công suất phản kháng truyền tải trên các đường dây
5 Công suất, dòng điện qua MBA và các thông số khác
6 Tình trạng vận hành bất thường và tình hình thông tin liên lạc
7 Những kiến nghị về vận hành thiết bị đối với các cấp điều độ (theo phân cấp)
Trang 24Sau khi nhận ca, Trưởng kíp trạm bù, trạm Diesel, trạm thuỷ điện nhỏ báo cáo cho KSĐH HTĐ miền và ĐĐV lưới điện phân phối theo phân cấp quyền
điều khiển:
l Tên của Trưởng kíp
2 Tình trạng máy và thiết bị Số máy đang vận hành, dự phòng
3 Dự kiến khả năng phát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu đồ công suất
4 Sơ đồ nối dây chính của trạm
5 Tình hình nhiên liệu đối với trạm Diezel, các số liệu thuỷ văn đối với trạm thủy điện nhỏ
l Tên của KSĐHHTĐ Quốc gia KSĐH HTĐ miền ĐĐV lưới điện phân phối
2 Sơ đồ nối dây liên quan của HTĐ, HTĐ miền, lưới diện phân phối và những khó khăn thuận lợi trong ca
3 Các yêu cầu về vận hành HTĐ đối với nhân viên vận hành cấp dưới
4 Trả lời các kiến nghị của nhân viên vận hành cấp dưới
Nhân viên vận hành không được giao ca khi chưa hoàn thành các công việc
sự vụ hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca
Trường hợp sau sự cố đã đến giờ giao ca mà chưa hoàn thành các công việc
sự vụ trong ca, nếu được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng trực tiếp thì nhân viên vận hành được phép giao ca trước và ở lại hoàn chỉnh các công việc sự
cử người khác thay thế
Nghiêm cấm nhân viên vận hành bỏ vị trí trong lúc trực ca hoặc hết giờ trực
ca nhưng chưa có người đến nhận ca
Khi không có người đến thay ca, nhân viên vận hành phải báo cáo với người xếp lịch, Trưởng phòng trực tiếp biết để bố trí người khác thay thế đảm bảo thời gian kéo dài ca trực không quá 4 giờ
Không cho phép nhân viên vận hành giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc
đang tiến hành những thao tác phức tạp trừ trường hợp khi đang tiến hành các thao tác phức tạp, nếu được sự đồng ý của nhân viên vận hành trực ban cấp trên và hoặc Lãnh đạo đơn vị trực tiếp thì có quyền giao nhận ca
Nghiêm cấm nhân viên vận hành làm việc riêng trong giờ trực ca và tuyệt đối không cho người không có nhiệm vụ vào phòng trực ca nếu không được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng hoặc Quản đốc phân xưởng trực tiếp
Trang 25Mục IV- Chế độ quản lý sửa chữa thiết bị
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa năm và quí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ vào tình hình thực tế của thiết bị, các đơn vị quản lý vận hành đăng
ký với cấp điều độ có quyền điều khiển kế hoạch sửa chữa thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ đó trong tháng sau (thời gian gửi đăng ký thực hiện theo
đúng chế độc lập và thực hiện phương thức vận hành) Nội dung đăng ký gồm :
l Tên thiết bị cần sửa chữa
2 Nội dung công việc chính
3 Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công việc sửa chữa
4 Các yêu cầu khác có liên quan đến công việc
Đăng ký đưa thiết bị đang vận hành hay dự phòng ra sửa chữa được phân loại như sau :
1 Sửa chữa theo kế hoạch
2 Sửa chữa ngoài kế hoạch
3 Sửa chữa sự cố
Đăng ký sửa chữa thiết bị trên cơ sở lịch sửa chữa hàng tháng, hàng quí, năm
đã được duyệt là đăng ký sửa chữa theo kế hoạch
Đăng ký sửa chữa thiết bị không có lịch sửa chữa của tháng, quí, năm gọi là
đăng ký sửa chữa ngoài kế hoạch Khi giải quyết sửa chữa ngoài kế hoạch các cấp
điều độ phải thảo luận với các đơn vị liên quan khác
Đăng ký sửa chữa thiết bị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến
sự cố gọi là đăng ký sửa chữa sự cố
Đối với thiết bị đã bị sự cố, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm đăng ký thời gian dự kiến khắc phục sự cố
Chỉ có đơn vị quản lý vận hành thiết bị mới có quyền đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc đưa vào dự phòng Các bên thi công hoặc các đơn vị khác khi cần tách thiết bị do đơn vị nào quản lý vận hành thì phải đăng ký vói đơn vị đó Các cấp điều độ chỉ nhận, giải quyết đăng ký và giao, nhận thiết bị với đơn vị quản lý vận hành
Thời gian sửa chữa được tính từ khi đã tách xong thiết bị ra khỏi vận hành hoặc dự phòng đến khi được bàn giao trở lại để đưa vào vận hành hoặc dự phòng
Khi đăng ký tách thiết bị ra sửa chữa, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm dự kiến thời gian sửa chữa, thời gian tiến hành công việc nghiệm thu, chạy thử thiết bị và phối hợp với cấp điều độ ra lệnh thao tác, dự kiến thời gian thao tác tách thiết bị, thao tác đưa thiết bị vào vận hành để đăng ký với các cấp điều độ tổng toàn bộ các thời gian trên trong phiếu đăng ký công tác
Một ngày trước khi đưa thiết bị ra khỏi vận hành hay dự phòng để sửa chữa hoặc/và thí nghiệm, đơn vị quản lý vận hành phải chính thức đăng ký lại với các cấp điều độ tương ứng để lập phương thức vận hành , không kể sửa chữa đó là trong hay ngoài kế hoạch
Mặc dù đã có đăng ký và đã được duyệt phương thức sửa chữa, trước khi đưa thiết bị ra khỏi vận hành hay dự phòng phải được sự dồng ý của nhân viên vận hành
có quyền điều khiển mới được tiến hành thao tác
Đối với những trường hợp thiết bị đang vận hành ở trạng thái đe dọa sự cố
đòi hỏi phải khẩn trương sửa chữa, nhân viên vận hành thiết bị có quyền tách thiết
Trang 26bị đó ra sửa chữa và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm Sau khi tách xong nhân viên vận hành thiết bị phải báo cáo ngay với cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị đó
Đối với những trường hợp cần thiết để thiết bị vận hành trong khi có những
vi phạm điều kiện kỹ thuật, KSĐH hoặc Trưởng ca NMĐ, Trưởng kíp trạm điện báo cáo với Phó Giám đốc kỹ thuật nhà máy hoặc Công ty quản lý vận hành thiết bị
để họ có quyết định hoặc báo cáo Phó tổng Giám đốc sản xuất EVN quyết định
Đối với những công việc sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn không dẫn đến vi phạm biểu đồ phụ tải, không làm giảm độ tin cậy của sơ đồ nối dây HTĐ, không
ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng thì trực ban các cấp điều độ có quyền giải quyết trong phạm vi ca trực của mình và phải báo cho Lãnh đạo trực tiếp Nếu công việc sửa chữa kéo dài sang ca sau phải xin ý kiến Trưởng phòng
Điều độ và phải được sự đồng ý của Trưởng phòng Điều độ mới được phép thực hiện
Đối với những công việc sửa chữa nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thiết bị trong quá trình vận hành, đơn vị quản lý vận hành phải đăng ký yêu cầu với cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị đó trước ít nhất một ngày để sắp xếp và phải chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành công việc vào giờ thấp điểm
Đối với các thiết bị, công trình sửa chữa lớn (đại tu, trung tu), trước khi đăng
ký đưa vào vận hành phải dảm bảo các yêu cầu về nghiệm thu và chạy thử theo
đúng "Hướng dẫn nghiệm thu và bảo hành sửa chữa lớn tài sản cố định" thuộc quy chế sửa chữa lớn tài sản cố định của EVN
Các đơn vị thực hiện công tác sửa chữa có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch sửa chữa đúng thời hạn đăng ký và bảo đảm chất lượng cao
Trong quá trình sửa chữa nếu phát hiện thêm những hư hỏng ngoài dự kiến dẫn đến kéo dài thời gian sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành phải kịp thời đăng
ký gia hạn thời gian trước khi kết thúc thời gian sửa chữa theo đăng ký và phải báo cáo nguyên nhân với cấp điều độ tương ứng
Tất cả những trường hợp sửa chữa quá thời hạn, không có lý do chính đáng gây khó khăn cho việc vận hành HTĐ đều tính như thiết bị bị sự cố trong vận hành Trường hợp này, đơn vị thực hiện công tác sửa chữa phải báo cáo nguyên nhân và
tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm
Thiết bị đang ở trạng thái dự phòng nhưng không huy động được khi cần, sẽ tính là thiết bị bị sự cố kể từ khi phát hiện hư hỏng
Mục V - Chế độ đưa thiết bị mới, công trình mới vào vận hành
Việc đưa thiết bị mới, công trình mới vào vận hành phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành và các văn bản pháp luật hiện hành Phần này của quy trình chỉ quy định một số thủ tục cần thiết liên quan đến công tác vận hành HTĐ
Dựa vào kế hoạch đưa công trình mới thuộc quyền điều khiển vào vận hành hàng năm, các cấp điều độ tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết cho việc khởi
động, vận hành thử và đưa vào vận hành chính thức
Để đưa thiết bị mới, công trình mới vào vận hành, Ban quản lý dự án phải gửi
về các cấp điều độ liên quan tài liệu kỹ thuật cần thiết (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và bản sao tài liệu nguyên bản có xác nhận của Ban quản lý dự án) gồm:
1 Sơ đồ nối dây nhất thứ phần điện, sơ đồ phần nhiệt và các sơ đồ có liên quan
Trang 272 Thông số kỹ thuật của thiết bị chính
3 Sơ đồ nguyên lý của rơ le bảo vệ và tự động
4 Quy trình vận hành và quản lý thiết bị của nhà chế tạo
5 Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến rơ le bảo vệ và tự động, MBA, máy cắt
Đối với các công trình như NMĐ, thời gian yêu cầu ít nhất là 2 tháng trước ngày đưa NMĐ vào vận hành thử
Đối với các công trình như đường dây, trạm điện thời gian yêu cầu ít nhất là l tháng trước ngày đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử
Chậm nhất 15 ngày kể từ khi nhận đủ các tài liệu cần thiết như Điều 85, các cấp điều độ phải có trách nhiệm chuyển cho đơn vị quản lý vận hành:
1 Sơ đồ đánh, số thiết bị;
2 Quy trình nhiệm vụ và phân cấp điều độ HTĐ hiện hành;
3 Phiếu chỉnh định rơle bảo vệ và tự động;
4 Vị trí đầu phân áp và chế độ nối đất trung tính máy biến áp thuộc quyền
điều khiển;
5 Quy trình thao tác và quy trình xử lý sự cố HTĐ;
6 Phương thức khởi động;
7 Các yêu cầu thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các cấp điều độ;
8 Danh sách các cán bộ liên quan và nhân viên vận hành kèm theo số điện thoại, fax
Chậm nhất là 10 ngày trước khi đưa công trình mới vào vận hành, Ban quản
lý dự án phải cung cấp cho đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành, cấp điều độ có quyền điều khiển sơ đồ hoàn công phần điện (nhất thứ và nhị thứ) và những thay
đổi (nếu có) so với thiết kế ban đầu, sơ đồ thực tế khi đưa vào vận hành chính thức; thông qua đơn vị quản lý vận hành đăng ký chính thức với các cấp điều độ lịch chạy thử và vận hành thiết bị theo quy định quyền điều khiển và kiểm tra, thông báo danh sách cán bộ Lãnh đạo và danh sách nhân viên vận hành, số điện thoại, fax
Đối với những công trình, thiết bị không thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của các cấp điều độ nhưng việc đưa các thiết bị đó vào chạy thử, vận hành có ảnh hưởng tới HTĐ hoặc có một số yêu cầu đối với HTĐ thì đơn vị quản lý vận hành phải báo cáo cho cấp điều độ liên quan biết trước khi đưa vào vận hành ít nhất là 10 ngày để bố trí phương thức
Việc thao tác đưa thiết bị mới vào chạy thử, vận hành chỉ được cấp điều độ
có quyền điều khiển thực hiện khi Chủ tịch hội đồng nghiệm thu có thẩm quyền (hoặc Chủ tịch hội đồng nghiệm thu có thẩm quyền có văn bản ủy quyền cho đơn
vị quản lý vận hành tiến hành các thủ tục đóng điện) đảm bảo:
1 Đủ các thủ tục về pháp lý
2 Đủ điều kiện đóng điện
3 Chính thức đăng ký đưa thiết bị, công trình mới vào vận hành
Thời gian đóng điện nghiệm thu, chạy thử thực hiện theo các quy định hiện hành
Trong thời gian chạy thử thiết bị mới, công trình mới, Ban quản lý dự án phải
cử cán bộ có thẩm quyền trực 24/24 giờ và thông báo danh sách cán bộ trực, số
điện thoại, fax để liên hệ với các cấp điều độ khi cần thiết
Trang 28Trong giai đoạn chạy thử và chạy nghiệm thu thiết bị, công trình mới, mọi yêu cầu thay đổi trình tự, thời gian thử nghiệm so với chương trình đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án phải thông báo với cấp điều độ có quyền điều khiển, trình cấp có thẩm quyền của EVN quyết định
Nếu hết thời gian nghiệm thu mà thiết bị mới đưa vào vận hành chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành thì cấp điều độ có quyền điều khiển được phép tách thiết bị đó ra khỏi vận hành nếu xét thấy không đảm bảo an toàn cho HTĐ, giao lại Ban quản lý dự án
III.4: Quy định đánh số thiết bị
Tất cả các thiết bị đưa vào vận hành trong HTĐ VN đều phải được đặt tên,
đánh số Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do cấp điều độ đó
đánh số và phê duyệt
Việc đánh số thiét bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự đồng ý của cấp điều độ có quyền kiểm tra
1-Quy định những chữ số đặc trưng cho cấp điện áp:
- Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp
Ký tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái (Riêng số 9 chỉ thanh cái vòng)
Ví dụ:
C12: Biểu thị thanh cái 2 điện áp 110 kV
C21: Biểu thị thanh cái 1 điện áp 220 kV
C19: Biểu thị thanh cái vòng điện áp 110 kV
3- Máy cắt: Tên máy cắt quy định bao gồm các ký tự
- Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp
- Ký tự thứ hai đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy định như sau:
- Ký tự thứ ba thể hiện số thứ tự 1, 2, 3
Đối với máy cắt thanh cái vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là 00
Trang 29Đối với máy cắt liên lạc hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của 2 thanh cái
Ví dụ:
371: MC đường dây 35 kV mạch số 1
131: MC phía 110 kV của MBA T1
641: MC phía 6 kV của MBA tự dùng
903: MC của máy phát số 3 U>10 kV
100: MC 110 kV nối 2 thanh cái với thanh cái vòng
4- Máy biến áp: tên của MBA bao gồm các ký tự
- Máy biến áp ký hiệu là chữ T, sau chữ T là số thứ tự VD: T1, T2, T3
- Máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là AT, MBA tự dùng ký hiệu là TD tiếp theo
là số thứ tự VD: AT1, AT2, TD1, TD2
5- Máy biến điện áp:
- Ký hiệu là TU các thiết bị tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TU đấu vào Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu
sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị
Ví dụ:
6- Máy biến dòng điện :
- Ký hiệu là TI các thiết bị tiếp theo lấy tên của thiết bị mà TI đấu vào Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 2 ký tự đầu
sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị
Ví dụ:
CS-2T1-0: chống sét mắc vào trung tính T1 cuộn 220kV
8- Dao cách ly liên quan của MC và TU: Tên của DCL được quy định bao gồm
các ký tự
- Các ký tự đầu là tên của MC nối với DCL (Đối với DCL của TU các ký tự
đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp DCL) tiếp theo là dấu )
- Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
Trang 30+ Cầu dao thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái + Cầu dao đường dây (Cầu dao về phía đường dây) lấy số 7 + Cầu dao nối với MBA lấy số 3
+ Cầu dao nối thanh cái vòng lấy số 9 + Cầu dao nối tắt một thiết bị (máy cắt, kháng tụ ) lấy số 0 + Cầu dao nối với phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ
tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái đó)
Ví dụ:
TUC22-2 : DCL của TU thanh cái 2 điện áp 220 kV nối với thanh cái 2
9- Dao trung tính nối đất MBA: Tên cầu dao trung tính nối đất MBA được quy
10- Dao tiếp địa:
- Ký tự đầu là tên cầu dao (hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp) có liên quan trực tiếp
- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
+ Tiếp địa đường dây lấy số 6 + Tiếp địa MBA và TU lấy số 8 + Tiếp địa máy cắt lấy số 5 + Tiếp địa thanh cái lấy số 4
Ví dụ:
Trang 31chương IV: Quy trình xử lý sự cố HTĐ
( Trích Quy Trình xử lý sự cố HTĐ Quốc Gia - Ban hành kèm theo Quyết định số
444 ĐVN/KTLĐ ngày 08/04/1996 của Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Điện Lực
Việt Nam )
IV.1: Nguyên tắc xử lý sự cố HTĐ:
A Nguyên tắc chung:
1- Quy trình này nêu những quy tắc chung cho nhân viên vận hành HTĐ
cần nghiêm chỉnh thực hiện để nhanh chóng loại trừ sự cố, khôi phục lại điện
cho khách hàng
2- Những nhân viên vận hành sau đây cần phải hiểu kỹ, nắm vững và thực
hiện nghiêm chỉnh quy trình này
2- Nhanh chóng khôi phục điện cho khách hàng (đặc biệt là các phụ tải
quan trọng), đảm bảo điện áp và tần số
3- Đảm bảo sự làm việc chắc chắn của sơ đồ kết dây HTĐ và các khu vực
4- Nắm vững diễn biến sự cố, giải thích sự cố, tình hình thiết bị tách ra và
dự đoán thời gian khôi phục
5- Trong thời gian xử lý sự cố không được vi phạm các quy trình đã quy
định
KSĐH HTĐ là người chỉ huy xử lý sự cố khi sự cố xảy ra Các trưởng ca,
trưởng kíp, ĐĐV Điện lực các nhân viên trực nhật tại các TBA, trạm cắt phải thi
hành nghiêm chỉnh không chậm trễ lệnh của KSĐH
Điều 2: Báo cáo tình hình cho KSĐH A1 khi phát sinh sự cố:
1- Các khu vực, các nhà máy, các trạm khi phát sinh sự cố ĐĐV khu vực,
trưởng ca nhà máy, trưởng kíp phải báo cáo kịp thời và chính xác những điễn
biến sự cố
2- ở những khu vực, nhà máy, không có sự cố phải trường xuyên theo dõi
báo cáo cho KSĐH những hiện tượng đặc biệt
- Khi xảy ra sự cố, các cán bộ lãnh đạo của khu vực, nhà máy, trạm có thể
giúp đỡ và ra lệnh cho nhân viên vận hành dưới quyền xử lý sự cố tốt hơn nhưng
không được trái lệnh của KSĐH HTĐ Nếu trái với lệnh của KSĐH HTĐ nhân
viên vận hành có quyền không thi hành và báo lại với KSĐH HTĐ trừ trường
hợp nguy hiểm đến tính mạng và thiết bị
- Các cán bộ lãnh đạo cơ sở khi thấy nhân viên vận hành của mình không
đủ khả năng xử lý sự cố thì có thể đình chỉ công tác nhân viên vận hành trong ca
Trang 32ấy, tự mình đảm nhiệm hoặc chỉ định người khác thay thế báo cáo cho KSĐH HTĐ biết
C Xử lý sự cố đường dây:
1- Khi máy cắt đường dây nhảy, nhân viên vận hành cơ sở phải báo cho A1 biết:
- Bảo vệ rơle nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các con bài nào rơi
- Điện áp đường dây còn hay mất, số lần nhảy của máy cắt
- Tình trạng làm việc của các thiết bị khác ở cơ sở
- Tình hình thời tiết khu vực
5- Nếu trên đường dây có các trạm phụ tải, trước khi phóng thử phải cắt hết phụ tải
6- Nếu phóng thử lần thứ 2 vẫn xấu thì cho phân đoạn đường dây (tại điểm phân đoạn đã quy định) cho phóng điện từ phía không nghi ngờ trước Nếu tốt làm biện pháp an toàn đoạn còn lại giao cho đơn vị quản lý sửa chữa Nếu đường dây không có phân đoạn thì làm biện pháp an toàn giao ngay cho đơn vị quản lý sau lần phóng thứ 2 xấu
7- Đối với đường dây sự cố thoáng qua, sau khi đóng tốt KSĐH A1 căn cứ vào tình hình cụ thể cho kiểm tra rơle bảo vệ hoặc cho kiểm tra bằng mắt đường dây đang mang điện
8- Đối với đường dây 35 kV khi xuất hiện sự cố chạm đất để tránh sự cố 2
điểm chạm đất trong lưới phải:
- Nhanh chóng tìm biện pháp xác định điểm chạm đất thông qua các thông
số của lưới khi xuất hiện sự cố, cho các nhân viên trực trạm xem xét các thiết bị
ở thanh cái 35 kV và từ thanh cái đến hàng rào trạm
- Lần lượt tách các thiết bị, đường dây bị chạm đất ra khỏi lưới để sửa chữa và nhanh chóng cấp điện cho khách hàng ở đường dây không bị sự cố
9- Để xác định chỗ chạm đất trong lưới cần thiết áp dụng các biện pháp theo trình tự sau:
- Chia lưới ra nhiều vùng khác nhau và kiểm tra từng vùng
- Ngay trong 1 vùng, ở các trạm có 2 hệ thống thanh góp có thể phân ra 2 vùng cung cấp riêng biệt
- Khi phát hiện ra vùng bị chạm đất có thể xử lý cắt lần lượt từng đường dây:
+ Cắt đường dây dài không quan trọng trước
+ Cắt đường dây ngắn quan trọng sau
Trang 3310- Khi phát hiện đường dây bị chạm đất cho phép đóng lại 1 lần Nếu còn chạm đất thì cho phân đoạn xử lý
11- Sau khi cắt lần lượt các đường dây mà không hết chạm đất thì:
- Cắt toàn bộ đường dây để kiểm tra từ thanh góp đến đầu MBA Tiếp tục tìm điểm sự cố
- Nếu từ thanh góp đến đầu MBA tốt như vậy có khả năng 2 điểm chạm
đất trên cùng 1 pha ở 2 đường dây khác nhau
Thao tác đóng từng đường dây, đường dây xấu còn lại xử lý theo quy trình
12- Khi đường dây lệch pha 10 kV hay Icđ > 7A bắt buộc phải xử lý
D Xử lý sự cố máy biến áp:
1- MBA có thể làm việc quá tải Thời gian và mức độ quá tải phụ thuộc vào chế độ vận hành, tình trạng từng máy và chỗ đặt máy Khi xảy ra sự cố có thể cho MBA quá tải nhất thời theo bảng:
Đối với MBA dầu
Thời gian quá tải cho
Đối với MBA khô
Thời gian quá tải cho
2- Nếu máy cắt MBA nhảy sự cố do bảo vệ quá I làm việc, sau khi xác minh không có hiện tượng gì của bản thân MBA thì có thể cho phép đóng điện lại vận hành
3- Khi máy cắt MBA nhảy do bảo vệ rơle hơi tác động, kiểm tra khí trong MBA không có màu sắc và không đốt cháy được, ngoài MBA không có hiện tường gì khác thường thì có thể đưa MBA vào vận hành
4- Khi máy cắt MBA bảo vệ so lệch tác động phải kiểm tra tình trạng cách
điện nội bộ MBA, sứ và đường cáp Nếu không có hiện tượng gì khác thường sau khi xác minh bảo vệ tác động sai hoặc nguyên nhân thoáng qua nào đấy thì được phép cho MBA vào vận hành
5- Trong trường hợp máy cắt MBA nhảy do một trong 2 bảo vệ chính hoặc
do cả 2 bảo vệ chính đồng thời tác động, trước khi đưa vào vận hành phải có ý kiến đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật cơ sở quản lý thiết bị
Trang 34iV.2: Qui định điều chỉnh điện áp:
Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/ NĐ-CP ngày 02/ 08/ 2001 có quy
định về điện áp:
Điều 31: Bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cho bên mua điện theo quy định sau:
Về điện áp:
Trong điều kiện bình thường, điện áp được phép dao động trong khoảng 5%
so với điện áp danh định và được xác định tại phía thứ cấp của MBA cấp điện cho bên mua điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thoả thuận trong hợp đồng khi mua điện đạt hệ số công suất COS 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ phụ tải đã thoả thuận trong hợp đồng
Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định (sự cố), điện áp được dao động +5%
đến – 10%.)
Trong trường hợp bên mua điện cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu chuẩn quy định ‘Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001’, các bên phải thoả thuận trong hợp đồng
(Phần hai - Chương 3- từ điều 17 đến điều 23 trong quy trình xử lý sự
cố HTĐ Quốc gia ký hiệu: ĐVN-XLSC HTĐ-04/1996)
Điều 17: Quy định về việc phân cấp điều chỉnh điện áp như sau:
ĐĐQG chịu trách nhiệm tính toán và quy định điện áp tại các điểm nút trên HTĐ có cấp điện áp từ 220 kV trở lên
TĐH các Miền căn cứ vào mức điện áp đã quy định ở các điểm nút trên mà tính toán và điều chỉnh điện áp khu vực quản lý cho phù hợp với quy trình và quy phạm quản lý kỹ thuật
Điều độ các lưới điện phân phối căn cứ vào điện áp do HTĐ Miền quy định
mà tính toán và điều chỉnh điện áp của lưới điện phân phối phù hợp với yêu cầu của các hộ dùng điện
Điều 18: Nguyên tắc điều chỉnh điện áp trong HT 500 kV:
- Điều chỉnh điện áp phải đảm bảo không gây quá áp nguy hiểm cho thiết bị
đường dây 500 kV ( Điện áp tại mọi thời điểm trên ĐZ không vượt quá 550 kV)
- Điều chỉnh điện áp trên đường dây 500 kV ít gây ảnh hưởng đến mọi điểm nút trong HTĐ
- Điện áp trên ĐZ 500 kV tại Hoà Bình không nên vượt quá 520 kV
- Khi xảy ra sự cố tách rời HT 500 kV, phải giảm nấc của MBA 500 kV tại
Hoà Bình và Phú Lâm về nấc ứng với điện áp thấp nhất
Trang 35Điện áp vận hành của các MBA có cấp điện áp định mức nhỏ hơn 220 kV không được vượt quá 5% của đầu phân áp đang sử dụng Trong trường hợp đặc biệt đòi hỏi vận hành quá áp 10% phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn
Khi điện áp vận hành vượt quá trị số bảo vệ quá áp mà bảo vệ quá áp không tác động hoặc vượt quá 20% so với đầu phân áp tương ứng khi không có bảo vệ quá áp, MBA phải được tách ra ngay khỏi vận hành, không phải chờ đợi bất cứ mệnh lệnh nào
Điều 29: Cho phép MBA được vận hành cao hơn điện áp định mức tại các
đầu phân áp (nấc đặt bộ điều chỉnh điện áp):
- Lâu dài 5% khi phụ tải không quá định mức và 10% khi phụ tải không quá 25% định mức
- Ngăn hạn 10% (dưới 6 giờ trong một ngày đêm), khi phụ tải không quá phụ tải định mức
Điều 20: Những giới hạn điều chỉnh điện áp được xác định theo:
Giá trị điện áp lớn nhất cho phép thiết bị vận hành lâu dài theo quy định của nhà chế tạo
Giá trị điện áp nhỏ nhất vận hành lâu dài đảm bảo an toàn cho hệ thống tự dùng trong các nhà máy điện, đảm bảo dự phòng ổn định tĩnh của HTĐ hoặc của đường dây có liên quan (giới hạn này căn cứ vào kết quả tính toán các chế độ vận hành của HTĐ mà quy định riêng bằng điều lệnh)
Điều 21: Khi điện áp ở các nút giảm xuống dưới mức quy định KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ Miền và Điều độ viên lưới điện phân phối trong phạm vi quản lý của mình phải tiến hành
1 Huy động thêm nguồn vô công của các nhà máy phát, mày bù đồng bộ
đang vận hành theo trình tự từ gần đến xa điểm thiếu vô công
2 Huy động thêm các máy bù quay, tụ bù và các nguồn vô công dự phòng còn lại của HTĐ
3 Phân bổ lại trào lưu công suất trong HTĐ, bằng cách thay đổi sơ đồ kết dây trên mạng điện truyền tải và phân phối
4 Điều chỉnh các các nấc MBA, phù hợp với quy định của nhà chế tạo
Là điều chỉnh điện áp phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như;
Cho phép MBA được vận hành cao hơn điện áp định mức tại các đầu phân
áp (nấc đặt bộ điều chỉnh điện áp):
5 Có quyền thay đổi biểu đồ điện áp cho phù hợp với tình hình thực tế (có xét đến giới hạn cho phép với thiết bị)
6 Hạn chế một số phụ tải không quan trọng hoặc vượt quá biểu đồ công suất
Điều 22: Trong quá trình điều chỉnh điện áp, ở những điểm nút không giữ được điện áp như biểu đồ đã qui định, hoặc khi đã huy động hết nguồn vô công ở khu vực mà điện áp vẫn dưới 95% điện áp định mức thì có thể tăng thêm vô công của máy phát điện, máy bù đồng bộ đến giá trị quá tải cho phép lâu dài của thiết bị đó
Trang 36Điều 23: Khi đã áp dụng hết tất cả các biện pháp để điều chỉnh điện áp
mà điện áp vẫn dưới mức tối thiểu cho phép, đe doạ tới tính ổn định của HTĐ cần phải thực hiện những biện pháp khẩn cấp theo trình tự:
1 Phân bổ lại phụ tải hữu công giữa các nhà máy điện
2 Cắt phụ tải ở các nút có điện áp thấp (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự cố)
3 Cắt giảm tải (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự cố) tại các vùng mà điện
áp tại đó đang có chiều hướng giảm
4 Các phụ tải sa thải trong thời gian sự cố điện áp thấp chỉ được đóng lại theo lệnh của cấp đã ra lệnh
IV.3: Qui định điều chỉnh tần số
Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/NĐ-CP ngày 02/ 08/ 2001 có quy
định về chất lượng điện năng:
Điều 31: Bên bán điện phải đảm bảo chất lượng điện năng cho bên mua điện theo quy định sau:
Về tần số:
Trong điều kiện bình thường, tần số HTĐ được phép dao động trong phạm
vi 0,2 Hz so với tần số định mức là 50 Hz Trong trường hợp HTĐ chưa ổn
định, cho phép độ lệch tần số là 0,5 Hz
Trong trường hợp bên mua điện cần chất lượng điện năng cao hơn tiêu chuẩn quy định “Trong điều 31 nghị định số 45/ 2001/ NĐ-CP ngày 02/ 08/ 2001", các bên phải thoả thuận trong hợp đồng
Điều 24: Tần số định mức của HTĐ Việt Nam là 50,00 Hz cho phép dao động ‘ 0,1 Hz quy trình cũ’ hiện nay là 0,2 Hz (Nghị Định 45/ 2001/ NĐ-
CP ngày 02/ 08/ 2001)
Điều 25: KSĐH HTĐ Quốc gia là người chỉ huy điều chỉnh tần số trong toàn HTĐ QG Trưởng ca các nhà máy điện, KSĐH HTĐ Miền phải thường xuyên theo dõi tần số, nghiêm chỉnh chấp hành qui trình và các mệnh lệnh của KSĐH HTĐ QG về điều chỉnh tần số
Điều 26: Khi HTĐ tạm thời tách ra thành nhiều khu vực vận hành độc lập, KSĐH HTĐ QG phải uỷ nhiệm cho KSĐH HTĐ Miền hoặc trưởng ca nhà máy chỉ huy việc điều chỉnh tần số lưới điện khu vực
Điều 27: Đồng hồ tần số của ĐĐQG được lấy làm chuẩn cho tất cả các
đồng hồ tần số đặt ở các cơ sở trong HTĐ QG và HTĐ Miền Khi nhận ca nhân viên vận hành cấp dưới phải đối chiếu đồng hồ tần số của đơn vị mình với đồng
hồ tần số của điều độ cấp trên, nếu sai lệch quá 0,1 Hz so với đồng hồ tần số chuẩn phải báo cáo lãnh đạo cho điều chỉnh lại
Trang 37Điều 28: Nhiệm vụ của các nhà máy điện điều tần cấp I là phải điều chỉnh và đưa tần số HTĐ về trong phạm vi 50 0,1 Hz, (hiện tại 0,2)
Điều 29: Khi HTĐ vận hành bình thường, qui định NMTĐ Hoà Bình làm nhiệm vụ điều tần cấp I Các bộ tự động: Điều chỉnh nhóm công suất hữu công các tổ máy, tự động cân bằng khi nhẩy ĐD 500kV, tự động chống tần số tăng cao và tự động khởi động theo tần số phải được đưa vào vận hành
Khi NM TĐ Hoà Bình không còn khả năng đảm nhận nhiệm vụ điều tần cấp I, KSĐH HTĐ QG phải có những tác động để dành lại công suất dự phòng cho NM TĐ Hoà Bình điều tần cấp I hoặc chỉ định cho một nhà máy điện khác làm nhiệm vụ điều tần cấp I thay thế, bởi vì có công suất dự phòng thì mới có khả năng điều tần
Điều 30: Tất cả các nhà máy thuỷ điện không làm nhiệm điều tần cấp
I đều phải tham gia điều tần cấp II ( tất cả các nhà máy thuỷ điện phải tham gia
điều tần cấp II, là điều chỉnh của bộ điều chỉnh công suất của các tổ máy phát
điện đã được quy định trước nhằm đưa tần số HTĐ về giới hạn 50,00 0,2 Hz) Khi tần số vượt quá giới hạn 50,00 0,2 Hz ( 0,5 Hz ) các nhà máy làm nhiệm
vụ điều tần cấp II (kể cả các nhà máy phát theo biểu đồ) đều phải tham gia điều chỉnh đưa tần số HTĐ về phạm vi 50,00 0,2 Hz ( 0,5 Hz) Khi tần số HTĐ đã
được đưa về giới hạn trên, các nhà máy đã tham gia điều tần từ từ đưa công suất
về đúng biểu đồ đã được giao nếu không có yêu cầu cầu gì khác của KSĐH HTĐ
c) Kiểm tra, đôn đốc KSĐH HTĐ Miền hạn chế phụ tải về biểu đồ đăng ký
Điều 32: Khi tần số HTĐ duy trì qua 15 phút ở mức dưới 49,00 Hz , không cần có lệnh của KSĐH HTĐ QG, KSĐH HTĐ Miền và ĐĐ viên lưới điện khu vực phải cắt giảm phụ tải (theo lịch sa thải phụ tải khi có sự cố) để đưa tần
số lên 49,50 Hz
Khi tần số đã được phục hồi về giới hạn 50,00 0,2 Hz (cũ giới hạn 50,00
0,1 Hz) KSĐH HTĐ Miền và ĐĐ viên lưới điện khu vực phải kiểm tra lại sự hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số để báo cáo cho KSĐH HTĐ QG Đóng lại phụ tải đã bị sa thải theo thứ tự ưu tiên
Các Trung tâm Điều độ HTĐ Miền phải thống kê, đánh giá sự hoạt động của các bộ sa thải phụ tải theo tần số, kiến nghị xử lý nếu đến mức tác động mà các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần số không hoạt động
Trang 38Những phụ tải do KSĐH HTĐ QG cắt hay cắt bởi các thiết bị liên động cắt phụ tải chỉ được đóng lại khi có lệnh hoặc được sự đồng ý của KSĐH HTĐ
QG
Điều 33: Khi tần số HTĐ lớn hơn 50,5 Hz mà đã sử dụng hết các biện
pháp để giảm tần số xuống, KSĐH HTĐ QG có quyền ra lệnh cho các nhà máy ngưng dụ phòng một số tổ máy, dấm lò sau khi xét đến tính kinh tế, điều kiện kỹ thuật và khả năng huy động lại
Trang 39chương V: Quy trình Vận hành và sửa chữa Máy biến áp
( Trích Quy Trình vận hành và sửa chữa máy biến áp - Ban hành kèm theo Quyết
định số 623 ĐVN/KTLĐ ngày 23/05/1998 của Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty
Điện Lực Việt Nam )
V.1 Kiểm tra máy biến áp trong vận hành bình
thường
Để bảo đảm máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn cần:
- Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp;
- Giám sát nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách
điện
- Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các
trang bị khác
Khi xem xét máy biến áp đang vận hành, nhân viên trực nhật phải đứng ở
ngưỡng cửa phòng đặt máy phía trước rào chắn Có thể được phép vượt qua rào
chắn với điều kiện là các mặt bích phía dưới các sứ trên nắp máy biến áp và
những bộ phận có điện trên lối đi không có rào che phải ở độ cao tối thiểu là:
- 2,5 m đối với điện áp từ 10 kV trở xuống
- 2,75 m đối với điện áp 35 kV
- 3,5 m đối với điện áp 110 kV
Đối với các máy biến áp của Nhà máy điện hoặc trạm có người trực phải
căn cứ vào các đồng hồ đo lượng của bảng điện để kiểm tra vận hành Mỗi giờ
phải ghi thông số của các đồng hồ (trong đó có cả nhiệt độ dầu máy biến áp) một
lần Nếu máy vận hành quá tải thì nửa giờ ghi thông số một lần
Đối với các máy biến áp không có người trực mỗi lần đi kiểm tra phải ghi
điện áp, dòng điện và nhiệt độ dầu vào sổ vận hành Đối với các máy biến áp
phân phối phải kiểm tra phụ tải ba pha vào giờ cao điểm xem có cân bằng không,
nếu cần phải có biện pháp phân bố lại phụ tải
Xem xét, kiểm tra (không cắt điện) máy biến áp phải tiến hành theo định
kỳ sau:
a ở nơi có người trực thường xuyên ít nhất mỗi ca một lần đối với các máy
biến áp chính của Nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng làm
việc và dự phòng, các cuộn điện kháng Ba ngày một lần đối với các máy biến áp
khác
b ở nơi không có người trực thường xuyên: Đối với những máy biến áp từ
1000 kVA trở lên 15 ngày một lần; những máy biến áp khác 3 tháng một lần, tuỳ
theo yêu cầu cụ thể
Kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi:
a Nhiệt độ máy đột ngột thay đổi
b Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi hoặc so lệch
Nội dung công việc kiểm tra xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:
Trang 401 Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu)
2 Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không
3 Kiểm tra màu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ
và các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực
4 Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế
5 Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục
6 Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn; mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa rơ le và bình dầu phụ
7 Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu
8 Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không
9 Kiểm tra hệ thống nối đất
10 Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không
11 Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở
12 Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: Cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi,
đèn chiếu sáng, lưới chắn
13 Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy
Dầu trong các máy biến áp kiểu tuần hoàn cưỡng bức phải được tuần hoàn liên tục không phụ thuộc mức phụ tải
Không được phép vận hành máy biến áp làm mát cưỡng bức nếu khôngđồng thời đưa vào làm việc các bộ báo tín hiệu ngừng dầu tuần hoàn, ngừng tuần hoàn nước làm mát hoặc ngừng quạt gió
Trong các máy biến áp có hệ thống làm mát dầu bằng nước, áp suất dầu
sau khi chạy bơm dầu, khi ngừng chỉ cắt bơm dầu sau khi đã ngừng bơm nước
Các trang bị phòng chống cháy đặt cố định, trang bị thu gom dầu dưới máy biến áp và ống xả dầu từ đó ra phải được bảo quản trong trạng thái sẵn sàng làm việc
Mức dầu trong các máy biến áp đang làm việc phải ngang vạch dấu tương ứng với nhiệt độ dầu trong máy hoặc đồng hồ báo mức dầu báo đúng nhiệt độ dầu máy
Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo trình tự sau:
1 Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời
Các phiếu công tác cho phép làm việc phải thu hồi
2 Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng thì phải tiến hành đo điện trở cách điện, tang góc tổn thất điện môi (đối với cấp điện áp cao hơn 35 kV), lấy mẫu dầu phân tích giản đơn theo các mục từ 1,
6, 10 (xem phụ lục 1) Riêng đối với các máy biến áp có nạp ni tơ hoặc có màng chất dẻo bảo vệ dầu thì thử thêm mục 11 Nếu máy biến áp nối với dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp nhưng khi đo phải cắt máy biến áp đo lường (nếu có)
3 Kiểm tra trị số các nhiệt kế, áp kế, kiểm tra mức dầu