QUY TRèNH THAO TÁC

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN, TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HTĐ MIỀN BẮC (Trang 66)

Mục 1. Lệnh thao tác

Điều 7: Lệnh thao tác do người ra lệnh truyền trực tiếp cho người nhận lệnh

bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Trường hợp đặc biệt, khi mất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trung gian.

Điều 8: Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và phải xác

định rõ họ tên, chức danh người nhận lệnh. Mọi lệnh thao tác phải được ghi âm.

Điều 9: Trong lệnh thao tác, người ra lệnh phải tính đến sự phức tạp của nhiệm

vụ đặt ra.

Lệnh phải chỉ rõ trình tự tiến hành thao tác và mục đích thao tác.

Điều 10: Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Người ra lệnh và người nhận lệnh phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến và điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ và chế độ vận hành thiết bị.

Điều 11: Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ

trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Chỉ khi nào người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh.

Trường hợp người nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích.

Điều 12: Khi thấy có khả năng mất liên lạc trực tiếp với các nhân viên thao tác

lưu động, cho phép ra lệnh các nhân viên này đồng thời nhiều nhiệm vụ thao tác và hẹn giờ thao tác.

Điều 13: Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi người nhận lệnh báo cáo

cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.

Mục 2. Phiếu thao tác

với cấp điều độ, phiếu thao tác do phương thức lập có thể thay đổi nội dung thao tác phù hợp với sơ đồ thực tế nhưng phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu, mọi thay đổi phải được ghi vào mục ‘Các hiện tượng bất thường trong thao tác’ và sổ nhật ký vận hành. Các phiếu thao tác lập ra phải được đánh số. Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 3 tháng.

Điều 15: Phiếu thao tác mẫu hoặc chương trình thao tác mẫu có thể được lập cho

những trường hợp sau:

2. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái.

3. Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại.

4. Thao tác tách ra hoặc đưa vào vận hành máy biến áp có điện áp phía cao áp từ 110 kV trở lên.

5. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành các thiết bị bù điện áp từ 110kV trở lên.

Phiếu thao tác mẫu do các trung tâm Điều độ hoặc cơ sở lập, nhưng đều phải do các cấp điều độ quản lý điều khiển thiết bị tương ứng duyệt trước khi thao tác.

Điều 16: Khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải chú ý các điều sau:

1. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác.

2. Sơ đồ kết dây hiện tại của HTĐ, của lưới điện khu vực hoặc của nhà máy, trạm cần thao tác.

3. Tình trạng vận hành của các thiết bị đóng cắt. Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của rơ le bảo vệ, thiết bị tự động, cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất, thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa.

4. Những phần tử đang nối đất vĩnh cửu.

5. Dự đoán xu hướng thay đổi công suất, điện áp trong hệ thống điện sau khi thao tác và phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp tránh quá tải hoặc điện áp thấp.

6. Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc điều độ, hệ thống SCADA, đặc biệt trong những trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống thông tin liên lạc và SCADA.

8. Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác.

Điều 17: Khi thực hiện phiếu thao tác các nhân viên nhận lệnh phải chú ý các điều sau:

1. Phiếu thao tác phải phù hợp với yêu cầu của thao tác.

2. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế có phù hợp với phiếu thao tác không.

3. Nếu thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người giao phiếu thao tác làm sáng tỏ. Chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.

4. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong phiếu không được tự ý thay đổi trình tự nếu không có lý do.

5. Khi thực hiện xong bước thao tác nào, cần phải đánh dấu vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục.

6. Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường cần phải kiểm tra làm sáng tỏ trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.

7. Mọi thao tác dao cách ly và dao tiếp địa bằng điều khiển từ xa đều phải kiểm tra trạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác (trừ trạm GIS).

8. Sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục thao tác theo phiếu người thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác.

Mục 3 . Thao tác với máy cắt điện

Điều 18: Qui định chung về thao tác máy cắt

1. Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và cắt ngắn mạch trong phạm vi dung lượng cắt cho phép của máy cắt.

2. Kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác (số lần thao tác, số lần cắt ngắn mạch, đủ áp lực khí hoặc dầu của bộ phận truyền động và dập hồ quang ...), kiểm tra mạch khoá logic giữa máy cắt và dao cách ly (nếu có).

3. Máy cắt đã cắt dòng ngắn mạch đến số lần qui định của nhà chế tạo, cần phải đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng qui trình cụ thể của từng loại máy cắt.

4. Sau khi đóng hoặc cắt máy cắt cần kiểm tra qua các đồng hồ đo lường để xác định máy cắt đã ở vị trí đóng hoặc mở hoàn toàn.

5. Định kỳ kiểm tra máy cắt, rơ le bảo vệ, các bộ phận truyền động, tình trạng dầu (đối với máy cắt dầu), tình trạng khí nén (đối với máy cắt không khí), tình trạng khí SF6 (đối với máy cắt SF6).

6. Máy cắt lâu ngày không vận hành, trước khi đưa vào vận hành phải kiểm tra lại máy cắt và các bộ phận liên quan, đảm bảo máy cắt vận hành bình thường.

Điều 19: Việc tiến hành thao tác máy cắt chỉ cho phép khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt và mạch điều khiển không chạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường hợp có chạm đất trong mạch điều khiển chỉ cho phép trong chế độ sự cố.

Điều 20: Sau khi cắt bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra tại chỗ trạng thái cắt

đó, nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly của mạch máy cắt đó. Trước khi thao tác di chuyển máy cắt hợp bộ từ trạng thái làm việc sang thử nghiệm hoặc ngược lại, cần phải kiểm tra vị trí cắt của nó.

Điều 21: Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong

các yêu cầu sau:

1.Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn, cũng có thể đóng dao tiếp địa hoặc tiếp địa di động chỉ ở một phía của máy cắt này.

2. Nếu chỉ cắt dao cách ly một phía của máy cắt, thì tất cả các tiếp địa của ngăn đấu này phải cắt hết.

Điều 22: Việc kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồng hồ đo lường chỉ cho phép trong các trường hợp sau:

1. Sau khi cắt máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện từ xa.

Điều 23: Các máy cắt đã cắt sự cố đến số lần qui định, nhưng khi cần thiết, nếu được phép của Giám đốc hoặc Phó giám đốc kỹ thuật cơ sở quản lý thiết bị và đã kiểm tra tình trạng máy cắt, bộ truyền động vận hành tốt thì có thể được cắt sự cố thêm.

Mục 4. Thao tác đối với dao cách ly

Điều 24: Dao cách ly chỉ được phép thao tác khi không có dòng điện. Cho phép

dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác sau: 1.Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp.

3. Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất.

4. Đóng và cắt mạch vòng ở những điểm qui định khi máy cắt vòng đã đóng.

5. Đóng và cắt không tải thanh cái, đoạn thanh dẫn.

6. Đóng và cắt dòng điện phụ tải dưới 15A ở các lưới điện áp đến 10kV (đối với dao cách ly 3 pha có truyền động cơ khí).

7. Đóng và cắt mạch máy biến điện áp.

8. Dao cách ly 3 pha có thể cắt đường dây có chạm đất 1 pha theo qui định sau:

- Với điện áp 35 kV : I < 5A - Với điện áp đến 10 kV: I < 30A

9. Đóng và cắt đường dây trên không và đường cáp ngầm điện áp đến 10kV khi có dòng điện quẩn (cân bằng) đến 70A.

10. Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực (dung lượng nhỏ), các đường dây trên không, các đường cáp phải được đơn vị quản lý thiết bị cho phép tùy theo từng loại dao cách ly.

11. Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.

Điều 25: Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly hai phía máy cắt thì phải kiểm

tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, cắt điện điều khiển bộ truyền động máy cắt nếu dao cách ly được thao tác tại chỗ.

Điều 26: Thao tác dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng

cách ly nghiêm cấm cắt lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.

Điều 27: Sau khi kết thúc thao tác đóng cắt dao cách ly cần kiểm tra vị trí các lưỡi dao phòng tránh trường hợp chưa đóng hết, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh...

Thao tác thiết bị điện Mục 1. Thao tỏc Mỏy biến thế

Điều 28: Trình tự thao tác tách máy biến áp

1.Kiểm tra trào lưu công suất, huy động nguồn hoặc thay đổi kết lưới thích hợp tránh quá tải các máy biến áp khác hoặc các đường dây liên quan.

2. Chuyển nguồn nếu nguồn điện tự dùng lấy qua máy biến áp đó.

3. Khóa chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có).

4. Cắt máy cắt lần lượt phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp. Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp.

5. Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp.

6. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có).

7. Đóng tiếp địa cố định và đặt tiếp địa di động cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp.

Điều 29: Trình tự thao tác đóng máy biến áp

1. Cắt hết các tiếp địa cố định và tiếp địa di động các phía của máy biến áp.

2. Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có).

3. Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành.

4. Đặt nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện.

5. Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp.

6. Đóng máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp. Đối với các máy biến áp chỉ dùng để cung cấp điện cho phụ tải thì việc đóng điện máy biến áp được tiến hành từ phía nguồn (phía cao áp).

7. Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần).

8. Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạnh vận hành của máy biến áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào làm việc.

Điều 30: Khi đóng hoặc cắt không tải máy biến áp có trung tính cách điện

không hoàn toàn, cần lưu ý trước đó phải nối đất trung tính, không phụ thuộc có hay không có bảo vệ chống sét tại trung tính.

Sau khi đóng điện cả ba pha máy biến áp, cần đưa trung tính của nó trở lại làm việc đúng với chế độ vận hành bình thường.

Mục 2. Thao tác đóng cắt đường dây tải điện

Điều 31: Thao tác đóng, cắt đường dây được thực hiện theo trình tự sau:

a) Đóng điện đường dây:

1. Đóng dao cách ly máy cắt phía thanh cái. 2. Đóng dao cách ly phía đường dây.

3. Đóng máy cắt đường dây. b) Cắt điện đường dây:

1. Cắt máy cắt đường dây.

2. Cắt dao cách ly phía đường dây. 3. Cắt dao cách ly phía thanh cái.

Điều 32: Trên đường dây có các trạm rẽ nhánh, trước khi thao tác cắt điện đường

dây cần phải cắt hết phụ tải của các trạm rẽ nhánh đó.

Điều 33: Đối với đường dây có nhiều nguồn cấp, KSĐH hoặc ĐĐV tiến hành

thao tác cắt điện đường dây để sửa chữa theo trình tự như sau: 1. Cắt tất cả các máy cắt nối đến đường dây đó.

2. Cắt tất cả các dao cách ly phía đường dây và các dao cách ly phía thanh cái của các máy cắt nói trên, kể cả các dao cách ly của các trạm rẽ nhánh.

3. Đóng dao tiếp địa đường dây tại tất cả các trạm đấu vào đường dây này.

4. Ra lệnh các trạm treo biển báo theo Qui trình Kỹ thuật An toàn điện.

Đối với đường dây có nguồn từ hai phía và không có nhánh rẽ có thể tiến hành thao tác cắt điện đường dây để sửa chữa theo trình tự sau: 1.Cắt máy cắt ở đầu thứ nhất.

2. Cắt máy cắt ở đầu thứ hai.

3. Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu thứ hai.

4. Cắt dao cách ly phía đường dây và dao cách ly phía thanh cái của máy cắt đầu thứ nhất.

5. Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ nhất. 6. Đóng tiếp địa đường dây đầu thứ hai.

7. Lệnh cho hai trạm ở hai đầu đường dây treo biển báo theo qui trình an toàn.

Mục 2. Thao tác thanh cái

Điều 34: Trình tự thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái làm việc sang thanh cái

dự phòng khi có máy cắt liên lạc thanh cái như sau:

1. Xem xét, kiểm tra hệ thống thanh cái dự phòng không còn tiếp địa, các dao cách ly vào thanh cái này đang cắt), đóng máy biến điện áp của thanh cái này.

2. Đóng dao cách ly hai phía của máy cắt liên lạc thanh cái.

3. Đóng máy cắt liên lạc thanh cái có rơle bảo vệ để phóng thử thanh cái dự phòng.

4. Kiểm tra điện áp trên thanh cái dự phòng bằng đồng hồ vôn mét hoặc bút thử điện ở cả 3 pha.

5. Cắt mạch điều khiển máy cắt liên lạc.

6. Đóng các dao cách ly của các máy cắt đang vận hành vào thanh cái dự phòng và cắt các dao cách ly khỏi thanh cái cần tách (lưu ý kiểm trào trào lưu công suất qua MC liên lạc, tránh quá tải MC liên lạc).

7. Kiểm tra ở máy cắt liên lạc không còn dòng điện phụ tải (theo đồng hồ ampe) nếu đã chuyển hết tất cả các điểm đấu sang thanh cái dự phòng. 8. Đóng mạch điều khiển máy cắt liên lạc thanh cái.

9.Cắt máy cắt liên lạc thanh cái.

10.Cắt các dao cách ly hai phía máy cắt liên lạc.

Điều 35: Trình tự thao tác chuyển điểm đấu sang thanh cái dự phòng khi không

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN, TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HTĐ MIỀN BẮC (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)