Ngoài việc quản lý trị số chỉnh định, quản lý hệ thống rơle bảo vệ cần làm những việc sau đây:
a- Theo dõi sự tác động của BVRL:
Các hạng mục theo dõi:
- Thời điểm tác động.
- Phân loại sự cố.
- Phân tích nguyên nhân tác động.
b- Điều tra sự cố:
Khi xác định được nguyên nhân tác động là do sự cố, cần tính toán phân tích hệ thống BVRL làm việc để xác định nguyên nhân và nếu cần thì đề ra biện pháp khắc phục.
Việc phân tích này cần thực hiện bằng tính toán phân tích chế độ trước, trong và sau sự cố để có cơ sở tái hiện lại bức tranh diễn biến sự cố.
c- Kiểm tra sự hoạt động của rơle:
Nếu nguyên nhân tác động là do trục trặc ở BVRL, cần kiểm tra sự hoạt động và nguyên nhân hoạt động sai. Các trường hợp thường gặp là:
* Nhảy vượt cấp: Bảo vệ phía trước tác động và nhảy máy cắt khi sự cố ở phía sau. Nguyên nhân có thể là:
- Tính toán chỉnh định không đảm bảo sự phối hợp chọn lọc. Cần tính kiểm tra lại.
- Bảo vệ phía sau từ chối tác động: có thể do máy cắt, do rơle trục trặc, hoặc do nguồn thao tác.
- Sự cố phức tạp thoáng qua hoặc vĩnh cửu thường là sự cố 2 điểm: 1 điểm phía sau, 1 điểm phía trước. Thường loại này hay lặp lại (trong tình huống thời tiết xấu), cần có thể phán đoán được.
* Rơle tác động sai: Bảo vệ so lệch tác động khi ngắn mạch ngoài khu vực bảo vệ, bảo vệ I2 tác động khi quá tải, bảo vệ Io tác động khi ngắn mạch giữa các pha... Các loại nguyên nhân này thông thường là do đấu dây BI sai.
Cách kiểm tra:
- Kiểm tra tổ đấu dây.
- Kiểm tra Ikcb khi tải từ 0,5 định mức trở lên. * Các hỏng hóc ở rơle:
Hỏng hóc thông thường:
- Hỏng tiếp điểm.
- Hỏng các linh kiện phụ như: trở, linh kiện bán dẫn, cuộn dây...
- Hỏng các bộ phận cơ khí. * Trục trặc ở nguồn thao tác:
Nguồn thao tác một chiều thường gặp là ắc quy hết dung lượng do bảo quản không đúng chế độ. Kết quả là hệ rơle bảo vệ bị tê liệt.
ViI.4: Hệ thống rơ le bảo vệ trên hệ thống điện miền bắc