Báo cáo du lịch sáng tạo và khả năng ứng dụng ở việt nam

11 495 7
Báo cáo du lịch sáng tạo và khả năng ứng dụng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

267 CREATIVE TOURISM AND HOW TO APPLY IN VIETNAM The conception that “Tourism ís to comtemplate extraordinary beauty or discover new cutures” is extremely popular in the previous century, but now it seems boring and not attractive enough. Tourists expect profound and memorial journeys . It is called as new tendency of tourism: “Creative tourism”. With creative tourism, tourists gain experience and knowledge from the real life of the communities more than just spending time relaxing, or merely sightseeing visiting museums, natural attractions and historical sites. It’s a kind of cultural tourism but while cultural tourism expresses in “observe”, “visit”, “think”, creative tourism attach special importance to “experience”, “participate”, “learning”. The Creative tourism’s conception is suitable with applying to exploit and develop craft village tourism. It’s clearly envidenced through the succeed of One Village One Product in Japan and One Tambon One Product in Thailand. The number 2790 craft villages with 53 groups included more than 150 traditional craft villages with unique cultural value are incredibly huge source to orient creative tourism development in Vietnam. In the essay, we make SWOT analysis about exploiting traditional craft villages of tourism development in Hanoi, then sketch up Creative tourism program in some craft villages as Dong Ho craft village, Bat Trang ceramic village, Van Phuc silk village and so on. The fundamental requirements of creative tourism development are also brought out, for example: human resource, tourism product policies, tourism promotion and propagation activities. DU LỊCH SÁNG TẠO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thu Thủy 1 Đỗ Thanh Huyền 2 Trần Thùy Linh 3 Du lịch để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mới lạ hay khám phá những nền văn hóa mới - quan niệm ấy có thể đã rất phổ biến ở thế kỷ trước nhưng giờ đây lại có phần nhàm chán và thiếu hấp dẫn. Để kéo con người ra khỏi nhà, rời bỏ máy chơi game, chương trình TV yêu thích hay các hình thức giải trí nhàn rỗi khác để dành thời gian cho du lịch, nhiều khi cần tới một lí do thuyết phục hơn. Con người càng 1 Ths, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 Sinh viên, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 3 Sinh viên, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 268 ngày càng mong đợi những chuyến du lịch có chiều sâu, để lại nhiều dấu ấn, không chỉ dừng lại ở việc chiêm ngưỡng cảnh vật hay di sản văn hóa, UNESCO gọi đó là “xu hướng mới của du lịch” - du lịch sáng tạo (creative tourism) 4 . “Du lịch sáng tạo” là một loại hình du lịch văn hóa 5 , “Du lịch sáng tạo là hình thức du lịch liên quan đến phát triển cộng đồng theo hướng bền vững, khách du lịch không chỉ dừng lại ở những hoạt động chiêm ngưỡng, tham quan, ngắm nhìn như những hình thái du lịch trước đây, mà còn trực tiếp tham gia, hòa nhịp vào cuộc sống nơi đến, trải nghiệm với vai trò như là một thành viên của vùng đất thay vì chỉ đơn thuần là khách tham quan” 6 . Hình thức du lịch này nhấn mạnh sự kết nối, tương tác giữa khách du lịch và văn hóa, đặc biệt là với cư dân bản địa. Đối với “du lịch sáng tạo”, hoạt động du lịch của du khách mang tới nhiều sự trải nghiệm hơn việc đơn thuần chỉ là khoảng thời gian bỏ ra để thư giãn hay chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Là một dạng thức của du lịch văn hóa nhưng không phải ngẫu nhiên, “du lịch sáng tạo” được đánh giá là “du lịch của thế hệ mới” và có sự khác biệt rõ ràng với các dạng thức du lịch văn hóa truyền thống trước đây. Du lịch văn hóa nhấn mạnh yếu tố “quan sát”, “thưởng ngoạn”, “suy ngẫm” thì du lịch sáng tạo chú trọng vào “trải nghiệm”, “tham gia”, “học hỏi”. Đặc trưng của du lịch sáng tạo là nâng cao nhận thức, học hỏi những kinh nghiệm sống mới mẻ, tiếp cận những tri thức độc đáo của cư dân bản địa. Du khách của “du lịch sáng tạo” là những người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với việc đứng tại chỗ một cách bị động mà chiêm ngưỡng thế giới với lăng kính bó hẹp, chủ quan. Họ khát khao trải nghiệm. Nếu muốn tìm hiểu về rượu, họ sẽ tới Pháp. Nếu thích học nấu Spaghetty, họ sẽ tới Ý. Nếu muốn tìm hiểu về Sumo, họ tới Nhật Ở khía cạnh phát triển bền vững, cả “du lịch văn hóa” và “du lịch sáng tạo” đều là những loại hình du lịch có trách nhiệm, song nếu như tài nguyên để khai thác và phát triển du lịch văn hóa có những yếu tố không tái tạo được, không bảo tồn được, thì “du lịch sáng tạo” lại khai thác những giá trị văn hóa, tri thức, kinh nghiệm sống và làm việc của cư dân bản địa, một nền tảng tài nguyên vô cùng vững chắc, song lại vận động, biến đổi và không ngừng phát triển. 4 UNESCO (2006), Towards Sustainable Strategies for Creative Tourism. Discussion Report of the Planning Meeting for 2008 International Conference on Creative Tourism, Santa Fe, New Mexico, U.S.A., October 25-27, 2006. 5 Rossitza Ohridska-Olson and Stanislav Ivanov (2010), Creative Tourism Business Model and its Application in Bulgaria 6 http://www.creativetourism.com/en/c_main/about.html 269 Du lịch sáng tạo có khả năng mang lại sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận, giải quyết nguồn lao động địa phương, hơn thế nữa, còn góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa. Quan điểm “du lịch sáng tạo” rất thích hợp để áp dụng vào khai thác và phát triển du lịch làng nghề. Điều này đã được minh chứng một cách rất rõ ràng qua sự thành công của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đất nước láng giềng, Thái Lan. Thái Lan là điểm đến vô cùng hấp dẫn. Mặc dù trong thời gian gần đây, gặp những bất ổn về chính trị, song mức độ thu hút khách du lịch quốc tế đến Thái Lan vẫn rất đáng ngạc nhiên. Ngành du lịch Thái Lan cũng rất quan tâm, chú trọng đến phát triển du lịch dựa trên khả năng khai thác sự đặc sắc độc đáo của lịch sử, khảo cổ, đa dạng dân tộc, truyền thống, văn hóa và tự nhiên. Thái Lan luôn chủ động mang tới những trải nghiệm, những cái nhìn khác biệt cho khách du lịch từ những tài nguyên nhân văn tưởng chừng như không có gì khác biệt. Quan trọng chưa chắc là bạn nắm giữ những tài nguyên hấp dẫn như thế nào, quan trọng hơn cả là cách bạn biến chúng trở nên khác biệt. Đối với việc phát triển du lịch theo xu hướng sáng tạo, Thái Lan đã nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản để làm rõ những lợi ích thuyết phục của dạng thức du lịch này 7 : (1) mang đến nhiều lợi ích cho du khách, tạo điều kiện để du khách tận hưởng được chiều sâu văn hóa của đất nước mình theo một cách thức mới mẻ, hấp dẫn nhằm phát triển du lịch Thái Lan; (2) mang đến lợi ích kinh tế cho cộng đồng cư dân bản địa để họ có thể sinh sống và phát triển một cách độc lập, giảm thiểu sự chênh lệch giữa các khu vực. Khi xây dựng mô hình “du lịch sáng tạo” ở địa phương nào (chương trình One tambon one product OTOP 8 ), ngành du lịch Thái Lan phân tích và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, phát triển mô hình qua các buổi thảo luận đóng góp ý kiến để hoàn thiện. Cộng đồng dân cư địa phương cũng được khuyến khích tham gia đóng góp ý tưởng và tham gia triển khai thực hiện để góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa địa phương. Những ý tưởng, mô hình thành công được khuyến khích nhân rộng và phát 7 . Chudchawan Sutthisrisilapa (2003), The contribution of community forestry to rural livelihood in Thailand - Regional Office for Asia and the Pacific. (2003). Proceedings of the regional workshop on forests for poverty reduction. Retrieved 2008, from FAO: http://www.fao.org/docrep/007/ad511e/ad511e0o.htm 8 . Sombatpanich, P. (2004), One Tambon One product evaluation, Office of National Research Council of Thailand. 270 triển ở các vùng lân cận. Cộng đồng địa phương chính là nền tảng cho việc tiếp thu, chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên sự hấp dẫn và thành công dựa trên khả năng sáng tạo vì sự phát triển bền vững. Đã có hơn 35.000 sản phẩm đăng ký với tư cách là sản phẩm của OTOP. Ngoài những tổ chức kinh doanh của OTOP, 70% sản phẩm OTOP được thiết lập bởi tổ chức kinh doanh của cộng đồng cư dân. Có 569 những sản phẩm 5* bao gồm: Bảng 1: Danh mục sản phẩm 5* của OTOP 9 Thực phẩm 263 sản phẩm 46,23% Dệt 122 sản phẩm 21,45% Đồ trang trí 85 sản phẩm 14,84% Dược liệu 37 sản phẩm 6,51% Sản phẩm thủ công và đồ lưu niệm 33 sản phẩm 5,8% Đồ uống 29 sản phẩm 5,1% Thông qua hoạt động của OTOP, thu được 16.700 triệu bạt trong năm 2002 (tương đương với 6,5 nghìn tỷ đồng) và lên đến 38.474 triệu bạt (15 nghìn tỷ đồng) trong 9 tháng của năm 2005. Tại Thái Lan, du khách có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động du lịch sáng tạo. Với tư cách là đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, khách du lịch, đặc biệt là đối tượng khách tới từ các nước phương Tây sẽ được trải nghiệm công việc trồng lúa, công việc của cư dân nông nghiệp châu Á. Những du khách đam mê với ẩm thực Thái Lan không thể chối từ được hoạt động dạy nấu món ăn Thái Lan từ những đầu bếp chuyên nghiệp . Tùy từng sở thích của mỗi người mà các du khách có thể chọn cho mình tour trồng lúa, nấu món ăn Thái, múa các điệu múa truyền thống Thái Lan, hay học dệt vải …. “Du lịch sáng tạo” không chú trọng phát triển những khách sạn, nhà hàng lộng lẫy và cao cấp, những khu vui chơi giải trí hiện đại nhộn nhịp. Tâm điểm của xu hướng này là những giá trị văn hóa cốt lõi của cư dân bản địa. Chính vì thế, “du lịch sáng tạo” có thể được phát triển ở rất nhiều nơi, kể cả khi điều kiện kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển vững chắc song sẽ thành công nếu nơi đó chứa đựng những giá trị văn hóa độc đáo, hứa hẹn mang tới cho du khách những trải nghiệm giá trị, thú vị. 9 . Jayant K. Routray (2007), One Village - One Product: Strategy for Sustainable Rural Development in Thailand, CAB Calling 271 Xu thế phát triển từ thực tiễn địa phương cũng chính là sự thay đổi trong quan điểm quy hoạch và phát triển du lịch tại Nhật Bản, đem đến những thành công vượt bậc mà điển hình là mô hình du lịch tại vùng Yufuin 10 . Nếu như trước đây, quy hoạch du lịch được triển khai từ cấp trung ương đến vùng và địa phương (top-down flow) thì giờ đây được thay thế bởi quan điểm quy hoạch: địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, đệ trình chính quyền trung ương phê duyệt và hỗ trợ thực hiện (bottom-up flow). Yufuin cũng định hướng phát triển du lịch sáng tạo kết hợp với làng nghề truyền thống với thông điệp “mỗi làng một sản phẩm du lịch”. Kết quả là chỉ là một khu vực rộng 128km2 với dân số 11.400 người (số liệu thống kê năm 2004) nhưng Yufuin đón 3,864 triệu lượt khách trong năm 2011. Áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, “du lịch sáng tạo” có thể là một hướng đi rất phù hợp đối với phát triển du lịch văn hóa, nhất là du lịch làng nghề. Con số hơn 2790 làng nghề với 53 nhóm nghề trong đó có tới hơn 150 làng nghề truyền thống 11 với những giá trị văn hóa đặc sắc là nguồn tài nguyên đầy hứa hẹn cho phát triển du lịch. Tính đến hết năm 2009, riêng ở Hà Nội có 1.350 làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng của cả nước. Trong đó: có 198 làng nghề truyền thống thuộc 47 nghề như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, sơn mài…Quan điểm du lịch sáng tạo như các nước Thái Lan, Nhật Bản đã và đang áp dụng cũng không phải là điều quá khó để ứng dụng phát triển. Nhưng bức tranh du lịch làng nghề của chúng ta vẫn có phần mờ nhạt và đơn điệu. Các chương trình du lịch làng nghề đang được khai thác hiện nay có thể tạm chia thành hai loại. - Một là, làng nghề là một điểm dừng chân ngắn kết hợp trong một hành trình tour, đối với loại này, thời lượng tham quan thường chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ, hoạt động chủ yếu là mua sắm đồ lưu niệm truyền thống. - Hai là, chương trình được tổ chức chuyên biệt để tham quan và tìm hiểu về làng nghề, thời gian thực hiện tour thường nửa ngày hoặc cả ngày. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội hiện đã xây dựng các tour du lịch làng nghề có hiệu quả như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, nón làng Chuông… tuy nhiên, việc khai thác còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng. Những chương trình du lịch được gọi là “chuyên biệt” này hầu như vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch cũng như khai thác hiệu quả giá trị của làng nghề, chưa có được sự kết nối giữa khách du lịch và cư dân bản địa cũng như chưa tìm được phương cách tốt để làm nổi bật giá trị về nghề và làng nghề - những yếu tố hấp dẫn khách du lịch ngoài sản phẩm lưu niệm truyền thống. 10 . Seiji YONED (2012), A Sustainable tourism and regional development in Yufuin, Ehime University, Japan 11 . Hiệp hội làng nghề truyền thống Việt Nam, 2011 272 Bảng 2: Phân tích SWOT đối với khai thác làng nghề truyền thống nhằm phát triển du lịch tại Hà Nội Điểm mạnh – Strengths Điểm yếu – Weaknesses - Làng nghề truyền thống ở Hà Nội đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm, với 47 trên 53 nhóm nghề toàn quốc cùng khoảng 200 loại hàng thủ công. - Làng nghề truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể có khả năng khai thác phục vụ du lịch cao, phối hợp nhiều loại hình du lịch: tham quan, văn hóa, cộng đồng, làng nghề, tín ngưỡng, tâm linh, sáng tạo, trải nghiệm kỹ thuật nghề, - Hà Nội là thủ đô, nơi tập trung nhiều các điểm du lịch nổi tiếng trong đó có di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long nên tạo ra sự liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng văn hóa Bắc Bộ - Hà Nội là 1 trong 3 điểm đến du lịch thu hút nhiều khách du lịch nhất cả nước (Tp.HCM, Hà Nội và Quảng Ninh). - Công tác quản lý làng nghề còn nhiều chồng chéo. Thiếu liên kết cũng như chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận giữa doanh nghiệp lữ hành với người dân làng nghề. - Vấn đề phát triển du lịch cộng đồng còn chưa được chú trọng. Sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư sở tại còn chưa nhiều. - Trong cơ cấu chi tiêu của khách thì phần lớn là chi tiêu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung rất ít. - Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều bất cập. - Sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, thiếu tính hấp dẫn. Giá sản phẩm cao, chất lượng thấp chưa cạnh tranh. Thiếu các hàng hóa lưu niệm mang tính đặc trưng của điểm du lịch. - Các chương trình du lịch thiếu sáng tạo, thuần túy chỉ là tham quan mà không khai thác được tính hấp dẫn của việc tham gia, trải nghiệm các hoạt động tại làng nghề - Sản phẩm du lịch được khai thác tại làng nghề song người dân địa phương còn thiếu kiến thức chung về văn hóa và hạn chế về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp. - Công tác xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư, thiếu các sự kiện đặc biệt mang tính hấp dẫn khách du lịch. Cơ hội – Opportunities Thách thức – Threats - Hà Nội là thủ đô, nằm trong tam giác kinh tế phát triển của miền Bắc nên được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư, khai thác và phát triển về mọi mặt. - Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. - Các làng nghề đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là thách thức trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là xu hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch. - Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp và nhiều cạnh tranh từ các thị trường cung ứng khác. - Đảm bảo sự tương quan giữa phát triển làng nghề mang lại lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống 273 Khai thác du lịch làng nghề như hiện nay đang hoang phí tài nguyên, không đem lại được lợi ích rõ ràng, manh mún và không chuyên nghiệp, bởi thế hoạt động du lịch có thể sinh ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng, bóp méo không gian văn hóa vốn có của làng nghề. Đã đến lúc làm mới những chương trình du lịch để du lịch làng nghề của chúng ta không tiếp tục rơi vào tình trạng cay đắng là “chết mòn trên đống vàng” như hiện nay. Đối chiếu với quan điểm “du lịch sáng tạo” đã phân tích ở trên, về mặt giá trị cốt lõi của làng nghề, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng và khai thác được những điểm hấp dẫn của làng nghề để thu hút du khách. Đến với làng nghề, du khách không chỉ tìm hiểu kỹ thuật nghề, sản phẩm thủ công nghề mà còn bị hấp dẫn bởi các khía cạnh đời sống của cư dân địa phương khi họ lưu trú, trải nghiệm kinh nghiệm sống và làm việc tại điểm đến du lịch. Đồng thời, cư dân địa phương với tư cách là chủ nhà, sẽ giới thiệu cho du khách những thói quen hàng ngày cũng như những phong tục tập quán hấp dẫn của địa phương. Để làm rõ hơn, chúng tôi muốn phác thảo một chương trình “du lịch sáng tạo” chuyên biệt dành cho một làng nghề cụ thể, như làng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ngôi làng còn giữ nhiều nét cổ kính, lưu giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo 500 tuổi, tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ có quá trình tạo nên bức tranh đầy ấn tượng và thú vị, từ khâu làm giấy đến in tranh, hứa hẹn đem lại nhiều sự hấp dẫn cho du khách. Chương trình du lịch sáng tạo ở làng tranh Đông Hồ có thể có hai loại: chương trình nửa ngày và một ngày, nâng cao tính kết hợp linh hoạt cho chương trình. Hoạt động cốt lõi cố định bao gồm: tham quan tìm hiểu về nghề tranh và làng tranh, “hướng dẫn viên” có thể là chính những nghệ nhân bản địa – người hiểu rõ nhất về chính mảnh đất và “báu vật 500 năm”, du khách được chiêm ngưỡng những bản khắc gỗ cổ quý hiếm, nghe kể về những câu chuyện xung quanh nghề tranh và làng tranh, giải thích ý nghĩa của một số bức tranh tiêu biểu, tham quan và nghe giới thiệu về các công đoạn làm tranh, và phần hấp dẫn nhất là tự tay in tranh (đối với chương trình tham quan ngắn) hay thậm chí là tham gia vào những công đoạn làm tranh như nghiền vỏ sò, pha màu, quét màu lên giấy điệp… (đối với chương trình tham quan dài). Kết hợp xen kẽ cùng với hoạt động tìm hiểu về tranh, du khách còn có cơ hội tham quan một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh xung quanh khu vực làng nghề, như Đình làng – nét độc 274 đáo của văn hóa Việt Nam. Đến với đình làng du khách sẽ có cơ hội đến gần hơn với “tâm hồn” của làng nghề. Không chỉ vậy, du khách còn có thể tham gia bữa cơm cùng gia đình với những món ăn đặc sản của vùng, tham gia vào các trò chơi dân gian địa phương. Như vậy là, cần phải sáng tạo hơn trong việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn du khách, khai thác tính đặc thù riêng biệt của mỗi làng nghề truyền thống để du khách được tìm hiểu và trải nghiệm thực tế kỹ thuật nghề truyền thống tại mỗi làng, có thể kết hợp với các trò chơi dân gian, các hoạt động trình diễn nghệ thuật truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương để tăng độ hấp dẫn. Những công đoạn, kỹ thuật nghề truyền thống công phu đòi hỏi bàn tay khéo léo của nghệ nhân phải được làm nổi bật để du khách tham quan, ngưỡng mộ và kính phục. Những công đoạn, kỹ thuật nghề không quá phức tạp lại được thiết kế, điều chỉnh để thu hút sự tham gia, trải nghiệm của du khách. Đó có thể là vẽ trên gốm sứ ở làng gốm Bát Tràng, vẽ trên lụa ở làng lụa Vạn phúc, quét mầu tạo độ bóng ở Làng Chuông, đánh bóng gỗ hay sơn vecny ở Làng tạc tượng Sơn Đồng. Cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp với không gian văn hóa bản địa để du khách có thể lưu trú tại làng nghề và thưởng thức không gian sống của cư dân địa phương. Không chỉ khai thác gói sản phẩm riêng biệt của mỗi làng nghề mà còn phải xây dựng các tuyến du lịch liên kết chuỗi các làng nghề, chẳng hạn như tuyến làng nghề Thêu ren, dệt lụa, mây tre, đan, điêu khắc tạc tượng, khảm trai, sơn mài, gốm sứ : Hà Đông, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thường Tín, Thạch Thất, Sơn Đồng Trên đây là một vài gợi mở cho xu hướng phát triển du lịch làng nghề theo hướng sáng tạo, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng cho các làng nghề khác của Việt Nam. Tuy nhiên, để những mô hình đó có thể phát triển và thực sự mang lại nguồn lợi cho cư dân địa phương thì ngoài điều kiện tự thân là những giá trị văn hóa của bản thân làng nghề thì cần phải xét đến sự tương quan giữa phát triển làng nghề mang lại lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống. Mỗi làng nghề truyền thống để hấp dẫn du khách cần xây dựng hệ thống sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng, cá biệt hóa, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến song song với bảo tồn các công nghệ cổ truyền. Với những làng nghề làm ra sản phẩm có thị trường ổn định như điêu khắc, gỗ, mây tre đan… cần có quy hoạch hợp lý để tạo mặt bằng sản xuất, xây dựng chợ đầu mối cung ứng nguyên vật 275 liệu, đào tạo nghề cho người lao động và năng lực quản lý cho chủ cơ sở sản xuất, vừa đảm bảo khai thác du lịch, vừa mang lại giá trị kinh tế xuất khẩu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Bên cạnh đó, cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho làng nghề. Hoa không có hương sắc thì mật ngọt bao nhiêu cũng khó mời ong bướm. Nhiều làng nghề ẩn chứa bao giá trị tiềm ẩn nhưng chưa được du khách biết đến. Nhiều làng dù đã “mở cửa” đón khách du lịch vài năm, tên tuổi cũng đã được nhắc đến, giới thiệu nhưng lượng khách đến vẫn vô cùng khiêm tốn. Nên chăng cần tổ chức các phiên chợ làng nghề vừa bán sản phẩm vừa kinh doanh ẩm thực truyền thống; mở rộng hệ thống bán lẻ, trưng bày và bán hàng trong các lễ hội truyền thống; xây dựng hệ thống xúc tiến phù hợp để quảng bá hình ảnh làng nghề; xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống Và hơn thế, khó khăn nhất của chúng ta lại là vấn đề CON NGƯỜI. Có đến hơn 1.300 làng nghề ở Hà Nội và các tỉnh quanh Hà Nội như Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, song mới có khoảng 5 làng nghề được tổ chức tập huấn kỹ năng du lịch – một tỷ lệ quá ít ỏi. Không phải ngẫu nhiên mà lý thuyết “du lịch sáng tạo” lại quan niệm nhân vật chính làm điểm tựa cho du lịch phát triển chính là người dân bản địa. Không một ai có thể hiểu rõ về làng nghề hơn là những người đã sinh ra trên mảnh đất ấy. Cũng chính họ với lối sống, phong tục, thói quen sinh hoạt, làm việc chính là những tài nguyên làm đẹp cho điểm đến làng nghề, mang tới sức hấp dẫn cho du khách. Và chính họ, nếu nhận thức đầy đủ về lợi ích cũng như giá trị khác biệt về quê hương mình, sẽ là những người tích cực và hiệu quả nhất để gìn giữ và bảo tồn bản văn hóa. Sự lôi cuốn từ con người là điều dễ mà lại rất khó. Sự thân thiện, thái độ hiếu khách tự nhiên, một bầu không khí ấm cúng gia đình mà du khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như một biểu hiện của chỉ số "hạnh phúc", đó là những điều người Việt Nam luôn tự hào, nay có còn vẹn nguyên? Liệu chúng ta có thể làm được như Yufuin, truyền tải thông điệp đầy ấn tượng - “feel your travel like a living” & “feel your life like a travelling” – tạm dịch là “hãy cảm nhận chuyến du lịch như là bạn đang sống và cảm nhận cuộc sống của bạn như một hành trình du lịch”. Thử hỏi, tiếp xúc với những cư dân bản địa như thế, có du khách nào không sẵn lòng bắt tay cùng làm việc, cùng học nghề, ăn cùng mâm và trở thành người nhà, để có được niềm hạnh phúc giản dị mà 276 không tiền bạc nào có thể mang lại. Trên tất cả, đó là văn hóa trong du lịch, là tình cảm chân thành mà người dân địa phương biểu lộ để đón tiếp người phương xa. Du khách đến, trải nghiệm rồi trở về chốn thân quen của họ. Văn hóa du lịch không phải là một dịch vụ mà là ánh sáng lấp lánh trong mọi dịch vụ du lịch được cung cấp. Có lẽ đó là triết lý căn bản nhất để lý giải cho việc du khách mong muốn trở lại điểm dừng chân ấy không chỉ lần thứ hai, thứ ba mà nghĩ về nơi ấy như một chốn mong về. Tài liệu tham khảo: 1. Rebecca Wurzburger, Tom Aageson, Alex Pattakos and Sabrina Pratt (2008). A Global Conversation: How to Provide Unique Creative Experiences for Travelers Worldwide. Ogirinally presented at the 2008 Santa Fe and UNESCO International Conference on Creative Tourism in New Mexico, USA. 2. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004, 2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội, UBND Tp, Hà Nội, 2009 4. Luật Di sản văn hóa, Quốc hội Khóa 9, 12/7/2001 5. Nguyễn Văn Ngọc (2005), Làng nghề truyền thống và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định, Số 06/2005 6. Kaoru Natsuda, Kunio Igusa, Aree Wiboonpongse, Aree Cheamuangphan, Sombat Shingkharat, John Thoburn (2011), One village one product - rural development strategy in Asia: the case of OTOP in Thailand, Ritsumeikan Center for Asia Pacific Studies (RCAPS), Ritsumeikan Asia Pacific University, Working Paper No. 11-3, August 2011 7. Kỷ yếu Hội thảo “Làng nghề Hà Nội - Tiềm năng phát triển và du lịch”, Sở Công thương Hà Nội, 8/2010 8. Richards, G., C. Raymond, C. (2000), Creative tourism. ATLAS news (23), pp. 16–20 9. Richards, G., J. Wilson (eds) (2007), Tourism, Creativity and Development. Routledge 10. Richards, G., J. Wilson (2006), Developing Creativity in Tourist Experiences: A Solution to the Serial Reproduction of Culture. Tourism Management, 27(6), pp. 1209-1223 11. Sombatpanich, P. (2004), One Tambon One product evaluation, Office of National Research Council of Thailand. 12. Ohridska-Olson, R. (2010) The Creative Tourism Business Model. Cultural Realms (Rossitza Ohridska-Olson’s blog about the business of cultural tourism). . tourism product policies, tourism promotion and propagation activities. DU LỊCH SÁNG TẠO VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thu Thủy 1 Đỗ Thanh Huyền 2 Trần Thùy Linh 3 Du lịch để. dừng lại ở việc chiêm ngưỡng cảnh vật hay di sản văn hóa, UNESCO gọi đó là “xu hướng mới của du lịch - du lịch sáng tạo (creative tourism) 4 . Du lịch sáng tạo là một loại hình du lịch văn. Nhật Ở khía cạnh phát triển bền vững, cả du lịch văn hóa” và du lịch sáng tạo đều là những loại hình du lịch có trách nhiệm, song nếu như tài nguyên để khai thác và phát triển du lịch văn

Ngày đăng: 08/07/2015, 20:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan