TOAN CAU 1 HOA VA BAN SAC LANG VIET Ứ MIỄN BẮC ! Trồng làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ | (Ngạn ngữ Việt Nam) Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks' Dẫn nhập
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, đánh dấu mốc lịch sử sự tham gia của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu Kết quả chính
sách hội nhập là nền kinh tế Việt Nam gia tăng mức độ tồn cầu
hố, với công ty Việt Nam hoạt động trên thị trường thế giới, công ty đa quốc gia sản xuất hàng hoá ở Việt Nam, và giao dịch tài chính ngày càng mang tính quốc tế Đông thời, đông đảo người Việt đến làm việc tại các nước khác nhau trên thế giới Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang ở trên con đường phát triển cùng với nhiều quốc gia, trong bối cảnh các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau về
lực lượng lao động, quá trình sản xuất và thị trường
Bên cạnh tồn cầu hố về mặt kinh tế, chúng ta cũng chứng kiến sự gia tăng kết nối trên phạm vi toàn thế giới ở nhiều lĩnh vực
! Bài viết trong khuôn khổ đề tài: “Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miễn Bắc” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ ` Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội
Trang 2Nguyễn Tuần Anh, Annuska Derks
khác nhau Trong thời đại chúng ta sống, tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã giúp làm ra những phương tiện vận tải và thông tin liên lạc với nhiều tính năng ưu việt Đây là cơ sở để người Việt vượt qua giới hạn không gian và thời gian nhằm trao đổi văn hoá với cư dân các nước khác Việc gia tăng di cư cũng đóng góp vào sự trao đổi về mặt
tỉnh thân lẫn vật chất giữa Việt Nam và nhiều quốc gia Có thể nói rang, Việt Nam đã trở thành bộ phận của một hệ thống, mà trong hệ
thống đó cả ranh giới địa lý lẫn những ảnh hưởng về mặt văn hóa đang bị vỡ vụn ra bởi những phương tiện giao thông vận tải và
thông tin liên lạc tiên tiến (Brumann 1998: 496)
Trong bối cảnh này, câu hỏi quan trọng nổi lên là: Toàn cầu hóa tác động như thể nào đến cuộc sống và quan niệm/cảm nhận của cá nhân: minh thugc vé/gin véi va duoc chấp nhận bởi tmột cộng dong dia phương cụ thể Mặc đù toàn cầu hóa mang lại những cơ hội
mới, nhiều người Việt đã và đang quan ngại việc mở rộng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây lên bản sắc văn hóa dân tộc Sự gia tăng liên kết toàn cầu (McGrew 1992) kéo theo sự gia tăng các dòng hàng hoá, thông tin, và nhân lực, cũng như tập tục xuyên biên giới quốc gia (Tomlinson 1999) Điều này đưa đến câu hỏi thực sự quan trọng về ảnh hưởng của toàn cầu hoá lên bản sắc văn hố
Tồn cầu hố diễn ra lâu dài, đi liền với việc mở rộng văn hố
phương Tây trên tồn thế giới, và với việc đồng nhất hoá, làm mất
đi sự đa dạng văn hoá Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây
nhân mạnh rõ ràng rằng: trong bối cảnh tồn cầu hố, sự khác biệt về mặt văn hoá ngày càng gia tăng (Meyer and Geschiere 1999: 1-2)
Làng Việt là nơi lý tưởng để nghiên cứu sự căng thẳng của
mối quan hệ giữa địa phương và toàn cầu Như các nghiên cứu đã
chỉ ra, làng là địa bàn quan trọng để hiểu quá trình tiếp nối lẫn
quá trình thay đổi của xã hội Việt Nam (chẳng hạn xem Luong 200
Trang 3TOAN CAU HOA VA BAN SAC LANG VIET Ở MIỄN BẮC
2010; Tessier 2003) Làng đóng vai trò nền tảng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam vì làng tạo ra những lễ thói và
thiết chế trung tâm, từ thờ cúng tổ tiên, nhà thờ họ, tổ chức dòng
họ, hương ước, lệ làng, hội làng, thành hoàng làng, đình làng, cho
đến các loại tổ chức xã hội đa dạng như phường, hội, phe, giáp
Đồng thời, làng đã trải qua những thay đổi sâu sắc do chuyển đổi
trong nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng, di cư, cũng như nhiều sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội khác
Vì vậy, chúng tôi đã triển khai một nghiên cứu về toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miễn Bắc! Chúng tôi sẽ xem xét những chuyển đổi bên trong các làng cùng với sức mạnh toàn cầu hóa đã -_ và đang ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm của cá nhân, rằng: mình thuộc về một địa phương cụ thể Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bằng cách nào những
cư dân của làng, sống trong làng và ngoài làng, đã, và đang duy trì, thay đối quan niệm của họ: "mình thuộc về một địa phương cụ thể" Việc thờ cúng tổ tiên, từ đường, tổ chức dòng họ, thành hoàng làng, đình làng, hương ước, lệ làng, hội làng đóng vai trò
như thế nào trong những sự thay đối đó? Ai đóng vai trò quan
trọng kết nối thế giới bên ngoài làng và phong tục tập quán của làng? Và, khái quát hon: Bang cách nào các làng Việt ở miễn Bắc
được tái tạo lại, hay bằng cách nào những đặc điểm văn hóa làng đang dần mất đi tính địa phương, trong thời đại của những
chuyển đổi nhanh chóng? |
Bài viết này là một nỗ lực của chúng tôi nhằm cụ thể hóa chủ để nêu trên qua việc khảo cứu tài liệu về làng Việt, toàn cầu hóa,
và sự hình thành bản sắc
! Đề tài "Toàn cầu hóa va bản sắc làng Việt ở miễn Bắc" do Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia tai trg
Trang 4Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
cA a `
Quan niệm về làng
Làng, như Rigg (1994: 123) đã viết, là một đơn vị phân tích rất quan trọng "Cộng đồng" làng truyền thống thường được coi là nơi bảo tổn những điều tốt đẹp, và làng hiện đại hay bị cho là "phiên bản biến chất" của làng truyền thống Nhưng, Rigg nói thêm, quan niệm làng là cộng đồng theo chủ nnshĩa quân bình, độc lập, tự trị, nơi mọi người sẻ chia uới nhau ít khi phù hợp với những bằng chứng lịch sử Vì vậy, bản chất của làng đã và đang là chủ để của nhiều tranh cãi về mặt học thuật
Một vấn đề trung tâm của tranh luận này là làng Việt mang đặc điểm đóng hay đặc điểm mở Vào những năm 1950, Eric Wolf
đã đưa ra quan niệm về cộng đồng mở trong sự tương quan với
cộng đồng đóng và kết nối chặt Wolf (1955: 456) cho rằng cộng đóng và kết nối chặt là hệ thống được giới hạn với ranh giới rõ ràng, trong các mối quan hệ đối với người bên trong và người bên ngoài làng Hệ thống này có bản sắc được cầu trúc qua thời gian Nhìn từ bên ngoài, cộng đồng này, như một tổng thể, có những
hoạt động và "sự phản kháng tập thể" Nhìn từ bên trong, cộng
đồng này quy định quyển lợi và nghĩa vụ, cũng như những
khuôn mẫu hành vi cho thành viên Trong khi đó, quan niệm về cộng đồng mở nhắn mạnh đến tương tác liên tục và sự liên kết vận mệnh của cộng đồng với thế giới bên ngoài Về mặt lịch sử,
việc xuất hiện kiểu cộng đồng này là để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm nông nghiệp đi liền sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu (Wolf, 1955: 462)
Mặc dù phân tích của Eric Wolf dựa trên các cộng đồng ở Mesoamerica và Central Java, quan niệm về kiểu cộng đồng như
thế này có thể được dùng để mô tả bản chất cộng đồng làng ở
nhiều nơi khác nhau trên thế giới Các làng ở miền Bắc và miễn
Trang 5TOAN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỄN BẮC
liên kết chặt, tự trị cao (Jamieson 1993: 2) Quả thực, hình ảnh về làng Việt ở miễn Bắc "là nơi mà người ta ẩn mình sau những rặng
tre, và là nơi mà truyền thống được lưu giữ từ ngàn xưa" (Kleinen 1999: 1) Theo các nghiên cứu trước đây thì làng Việt ở miễn Bắc
mang những đặc điểm tiêu biểu như: cố kết về mặt xã hội, đóng kín để bảo vệ khỏi sự xâm phạm từ bên ngoài, tục lệ nội hôn (người làng kết hôn với nhau), tự cấp, tự túc về kinh tế, và tự trị trong mối quan hệ với Nhà nước
Tuy nhiên, những nghiên cứu mới hơn đã không đồng ý với
hình ảnh làng Việt được mô tả như thế, không chỉ bởi những
chuyển đổi sâu sắc của bối cảnh nông thôn trong những thập kỷ | vừa qua, mà còn là vì hình ảnh này không hoàn toàn phản ánh chính xác thực tiễn lịch sử và sự đa dạng của làng Việt Liên quan đến điều này, Kleinen viết: "Sự thay đổi về quang cảnh, đặc điểm
tự nhiên, kinh tế xã hội, và bối cảnh lịch sử nên không thể có một sự miêu tả toàn diện về làng Việt một cách xác định" (Kleinen,
1999: 2).! Vì vậy, cần phải tìm hiểu tính đa dạng và sự chuyển đổi
này trong bối cảnh nông thôn để có thể hiểu những đặc điểm đóng - mở tương đối của làng, và việc những đặc điểm đó liên
quan như thế nào đến bản sắc làng
Làng Việt trong thể kỷ XXI: sự chuyển đổi và tính đa dạng
Trước khi tìm hiểu những đặc điểm đóng và mở của làng,
chúng ta cần xem xét chính xác chúng ta muốn nói gì khi để cập đến khái niệm làng Việc khó khăn trong định nghĩa làng Việt
được thể hiện trước hết qua các khái niệm dùng để phân biệt làng,
† Bởi sự đa dạng của làng Việt nên trong bài viết này chúng tôi giới hạn phạm vi thảo luận của mình về làng Việt ở trung du và đồng bằng miễn Bắc Vì vậy, khi nói đến làng, hay làng Việt là chúng tôi muốn nói đến làng ở trung du và đồng bằng miễn Bắc Việt Nam _
Trang 6Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
thôn, xã Nguyễn Tùng khám phá ra rằng có rất nhiều từ được
dùng để chỉ làng Việt, tuỳ vào thời điểm và vùng miễn Các từ này
bao gồm Làng, Xã, Thôn, Phường, Trại, Châu, Vạn, Giáp, Phố,
Tích, Sách, Động, Lũng, Xưởng, Mỏ, Bến, Chòm, Nậu, Đội, Tộc,
Ấp, Lý (Nguyễn Tùng, 2003: 17-20) Ở miễn Bắc Việt Nam, liên
quan đến làng có ba từ thường được đề cập đến: làng, xã, và thôn
Làng (có nguồn gốc từ chữ Nôm) được dùng để gọi đơn vị định cư nhỏ nhất và chính thức của người Kinh Xã (có nguồn gốc từ chữ Hán) là từ chỉ đơn vị hành chính cơ sở của xã hội nông thôn
- Việt Nam (Tran Từ, 1984: 135)
Ở vùng trung du và đồng bằng miễn Bắc Việt Nam, một xã có
thể gồm một làng hoặc một số làng tùy thuộc vào quy mô của xã Khi mà các làng hợp thành một xã thì lúc này làng trở thành đơn _ vị hành chính và được goi là thôn (có nguồn gốc từ chữ Hán) Vì vậy, làng và thôn ở đây gần như đồng nghĩa với nhau Tuy nhiên,
việc sử dụng từ làng và từ fhôn có sự khác nhau về sắc thái biểu
cảm Từ làng thể hiện sự gắn bó, mang cảm xúc cá nhân, và
thường được dùng trong cuộc sống hàng ngày Từ fhôn với tính
chất quản lý hành chính, được dùng trong văn bản chính thức (Trần Từ 1984: 135; Yu Insun 2000: 21) Nhiều trường hợp, một xã chỉ do một làng tạo nên Điều này dẫn tới sự kết hợp từ làng và từ
xã thành một từ ghép với nghĩa không rõ ràng: làng xã (Trần Từ,
1984: 135) Từ thế kỷ XX, xu hướng sử dụng từ xã để chỉ đơn vị
hành chính cơ sở đã phổ biến Đơn vị này có một hoặc hơn một
thôn Trong khi đó, làn vẫn là từ dùng để chỉ đơn vị định cư, nơi
mà người nông dân sẻ chia những tình cảm của họ (Nguyễn Tùng, 2003: 98-99) Làng thực sự là một đơn vị văn hóa-xã hội của
nông thôn Về mặt truyền thống, làng có lãnh thổ, cấu trúc và phong tục riêng; Tuy nhiên, làng cũng được định vị trong bối
Trang 7
TOAN CAU HOA VA BAN SAC LANG VIET Ở MIỄN BẮC
Điều này đặt ra câu hỏi về đặc điểm đóng và mở tương đối của làng Sau đây chúng tôi sẽ thảo luận về hai hướng tiếp cận liên quan, đến đặc điểm của làng truyền thống ở trung du và đồrig bằng miễn Bắc Việt Nam Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng làng Việt truyền
thống được đặc trưng bởi tính cộng đồng, tự trị về chính trị, tự túc về
kinh tế, tự tái sản xuất về dân cư; đó là một cộng đồng tính tại và
khép kín Cách tiếp cận thứ hai nhấn mạnh đến đặc tính mở của
làng qua nhiều chiều cạnh khác nhau
_ Làng truyền thống: Những đặc điểm khép/đóng kín
Tiếp cận thứ nhất coi làng truyền thống là một thế giới riêng, đóng kín: Làng không chỉ là đơn vị hành chính mà còn là cộng
đồng đa chức năng.! Mặc dù nhỏ nhưng làng được cấu trúc chặt chẽ, đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, và có thể đối phó với các tình huống khó khăn như thiên tai, trộm cướp hay
chiến tranh Mọi người dân trong làng dựa vào thiết chế làng, tỉnh
thân cộng đồng làng, tình cảm làng để sống mà khơng phải vươn
ra ngồi ranh giới làng (Trần Đình Hượu, 1996: 297) Đặc điểm khép kín của làng truyền thống dựa trên lãnh thổ, cấu trúc và tổ chức, tôn giáo và tín ngưỡng, văn hóa và sự tự tái sản xuất dân cư Theo Nguyễn Hồng Phong thì mối làng có lãnh thổ riêng, bao gồm đất ở, đồi, hỗ, gò, đống Hương ước truyền thống định rõ
, Trong bài viết này, khi nói đến làng truyền thông là chúng tôi muốn nói đến làng Việt ở trung du và đồng bằng miễn Bắc Việt Nam trong thời Nguyễn ở thế kỷ XIX, và trong giai đoạn thuộc Pháp trước Cách mạng tháng Tám 1945 Có hai lý do xác đáng dẫn tới sự giới hạn này mà Trần
Từ (1984: 13-14) đã chỉ ra Thứ nhất, hạn chế về tư liệu lịch sử nên không
thể ngược dòng lịch sử quá xa (tuy nhiên cũng có một vài chỉ tiết ngoại lệ
sẽ được nói đến cụ thể, chẳng hạn vào năm 1242, dưới triều Trần đã có sự
phân biệt xã lớn và xã nhỏ) Thứ hai, nhìn một cách tương đối, làng Việt trong giai đoạn này vẫn mang những đặc điểm “cổ truyền”, được ngưng đọng lại từ xa xưa, một cách tương đối
Trang 8Nguyễn Tuan Anh, Annuska Derks
ranh giới của làng, và dân làng phải có nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ chống lại sự xâm lấn của các làng khác (Nguyễn Hồng Phong,
1978: 464) Thêm nữa, lãnh thổ của làng không phải là nơi mà ai
muốn đến ở cũng được Thật ra, mỗi làng có một danh sách những người đóng thuế, danh sách này phân biệt người dân chính thức của làng, gọi là dân chính cư/nội tịch, và cư dân không chính thức của làng gọi là dân ngụ cư/ngoại tịch Phải thông qua
một quá trình thừa nhận thì dân ngụ cư/ngoại tịch mới trở thành dân chính cư/nội tịch (Kleinen, 1999: 7; Trần Đình Hượu, 1996:
241) Liên quan đến vấn để này, Popkin (1979) nhắn mạnh sự
phân biệt rạch ròi người trong làng, người ngoài làng qua khái
niệm "tư cách công dân làng" Popkin viết: "Rõ ràng là, khái niệm tư cách công dân làng đã rất quan trọng trong việc phân biệt người bên trong-người bên ngoài Việc nhân mạnh vào tư cách
công dân làng, vì thế, đã khuyến khích quyển sở hữu mang tính
chất địa phương "-
Mặt dù bên trong nội bộ làng, cư dân có sự khác biệt về của cải và vị thế xã hội, nhưng họ kết nối với nhau thông qua các ràng buộc có phạm vi rộng (Luong 2010: 55) Trần Từ (1984) minh họa điều này bằng việc mô tả tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kỳ mục, Lý dịch, dòng họ, ngõ, xóm, giáp, phe, phường, hội Hội đồng Kỳ mục bao gồm những người được bầu bởi dân hàng xã
(những người 18 tuổi trở lên, nộp thuế cho nhà nước, có quyển
bầu cử và bàn việc làng) Tuy nhiên, về mặt thực chất, Hội đồng Kỳ mục gồm những người có phẩm hàm và tài sản Chức năng của Hội đồng Kỳ mục là dé ra chính sách của làng và biện pháp để
thực hiện chính sách đó Lý dịch, những nhân viên nhà nước ở làng, có trách nhiệm thực thi các chính sách của Hội đồng Kỳ mục
và tổ chức thực hiện nghĩa vụ của làng đối với nhà nước (Trần Từ,
1984: 65-66)
Trang 9TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỄN BẮC
Về đời sống chính trị, bên cạnh bộ máy quyền lực gồm Hội đồng Kỳ mục và Lý dịch, làng có luật được gọi là hương ước Dựa vào bộ máy quyền lực và hương ước, làng có thể thành lập tòa án của làng Ngoài ra, trong những tình huống khẩn cấp như trộm
cướp hay chiến tranh, làng huy động nhân lực là những tráng đỉnh
để bảo vệ làng (Trần Đình Hượu, 1996: 241) Thêm nữa, đời sống
chính trị của làng còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều thiết chế xã hội
như đòng họ, ngõ - xóm, giáp, và các tố chức tự nguyện (Trần Từ, 1984) Bất chấp sự can thiệp của nhà nước, làng tương đối biệt lập
và tự trị Sau khi hoàn thành trách nhiệm với nhà nước, chẳng hạn
như nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ lao dịch,
làng tự lo công việc của mình Nhà nước không can thiệp đến từng cá nhân, mà đến từng làng (Gourou, 20031926]: 247; Nguyễn Văn
Huyén, 2003: 824) Điều này có nghĩa là: thông qua làng người ta có
thể chu toàn trách nhiệm với tư cách là một thành viên của xã hội
(Jamieson 1993: 30) Trong sự tương quan với quốc gia, làng Việt truyền thống giống như một quốc gia trong một quốc gia (Nguyễn Văn Huyén, 2003: 829; Nguyễn Thế Anh, 2003: 102) |
_ Trong lĩnh vực kinh tế, trên danh nghĩa, đất thuộc sở hữu nhà vua, nhưng thực tế làng là người sở hữu tập thể đối với đất công
Đất công của làng được phân chia lại sau mỗi khoảng thời gian là
ba năm (Jamieson 1993: 29) Hệ thống này, Jamieson nói, là một trong những trụ cột tạo nên sự đoàn kết của làng Tuy nhiên, đất công đã trải qua một quá trình tư nhân hóa lâu dài Ngay trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phần lớn đất công hữu đã chuyển thành đất tư hữu Vì thế, làng Việt cố truyền, có cả đất tư hữu, nấm giữ bởi các hộ gia đình với quy mô nhỏ, và đất công
hữu (Trần Từ, 1984: 19-29) Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về
kinh tế qua chức năng tổ chức và phân phối đất nông nghiệp cho các hộ gia đình Bên cạnh sản xuất nông nghiệp nhiều làng có nghề tiểu thủ công nghiệp, hay chuyên tiểu thủ công nghiệp Các
Trang 10Nguyễn Tuần Anh, Annuska Derks
làng này thường giữ bí mật nghề nghiệp để đảm bảo rằng người ngồi khơng thể biết những bí mật này (Popkin, 1979: 89-90; Trần
Đình Hượu, 1996: 241-242) oo,
Góp thêm ý kiến về đặc điểm khép kín, Scott phát biểu rằng
làng Việt nên được định nghĩa là như một đoàn thể bởi vai trò của_ nó trong việc đảm bảo an ninh sinh kế và phúc lợi tập thể cho cư dân của làng khi họ đối mặt với "bóng ma thiếu ăn, đói kém" thỉnh
thoảng đến "cổng mỗi làng" (Scott, 1976: 1) Sinh kế của nông dân
phụ thuộc vào "quan hệ có đi có lại, sự rộng lượng ép buộc, đất công, và sự chia sẻ công việc" (Scott 1976: 3) Điều này giải thích tại
sao có những người nông dân không thích thị trường, ưu tiên tài sản công hơn là tài sản tư, và chống lại sự biến đổi làng xã theo hướng cởi mở dưới tác động của sự phát triển tư bản và định hướng của nhà nước thực dân hiện đại Nói cách khác, làng khép: kín đảm bảo sinh kế cho người nông dân thông qua những dàn xếp về mặt đạo lý nhằm tối thiểu hóa các rủi ro (Salemink, 2003)
Mặc dù có cách nhìn khác so với Scott, ở một phạm vi nhất định,
Popkin cũng thừa nhận rằng làng Việt truyền thống có đặc điểm
khép kín Ông nhấn mạnh "hàng rào" của làng "bảo vệ làng và
biểu thị cho thế giới bên ngoài thấy làng là nơi bắt khả xâm phạm"
(Popkin 1979: 88) |
Trong lĩnh vực tôn giáo và văn hóa của làng Việt trước năm 1945, làng có thành hoàng, đình, đền, chùa Làng còn tổ chức lễ hội và có trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục (Trần Đình
Hượu, 1996: 241-243) Trần Từ (1984) khám phá vai trò của hương
ước trong đời sống làng xã Nguyễn Thế Anh (2003) chỉ ra rằng hương ước bao gồm các quy định về mặt hành chính, phong tục, tín ngưỡng Những quy định đó liên hệ với nhau, nhằm mục đích điều hoà tương tác, quan hệ nội bộ làng và giữa các làng với nhau Trần Đình Hượu (1996) bàn về đời sống tinh thần của làng xã qua
Trang 11.TOÀN CẦU HÓA VA BAN SAC LANG VIET Ở MIỄN BẮC
thành hoàng, đình, đền và chùa cũng như hội làng Theo Trần Từ (1984: 91), trong xã hội truyền thống các hoạt động tôn giáo và văn hoá của cư dân làng Việt diễn ra chủ yếu ở chùa, đình, đền và văn miều Trước thế kỷ XV, khi Phật giáo đang là quốc giáo, theo nghĩa' là hệ tư tưởng chính thống, chùa làng đóng vai trò trung tâm trong hoạt động tôn giáo và xã hội của các làng Sau đó, Nho giáo thay
thế vị trí Phật giáo như là hệ tư tưởng chính thống thì đình làng thay thế vị trí của chùa làng Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các
hoạt động liên quan đến chùa làng, chẳng hạn các hội đi chùa, chủ yếu do các cụ bà thực hiện
efe 8A
tự quản về tôn giáo, chính trị, xã hội và tự cấp, tự túc về kinh tế,
mà còn dựa trên sự tái sản xuất dân cư Nội hôn trong làng là kiểu hôn nhân phổ biến Quy định về việc nộp cheo với giá trị cao đối với những người lấy chồng/vợ ngoài làng khẳng định điều này (Đỗ Thái Đồng, 1995: 89-90) Liên quan đến đặc điểm khép kín, câu ngạn ngữ: "Trống làng nào láng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ", được Nguyễn Thế Anh giải thích rằng: mỗi làng là "một
cộng đồng độc nhất, riêng biệt, kết cầu chặt, và biệt lập" (Nguyen The Anh, 2003: 102)
Truyền thống và sự chuyển đổi của làng: Những đặc điểm mở Ngược lại với quan niệm làng đóng kín, quan niệm thứ hai chỉ
ra những đặc điểm mở của làng truyền thống Theo Breman
(1995), quan niệm làng là "một cộng đồng độc nhất, riêng biệt, kết cấu chặt, và biệt lập" cần phải được xem lại bởi những lý do sau
đây Thứ nhất, khó mà nói rằng làng biệt lập và tự trị khi mà làng phải nộp một phần sản phẩm của mình cho nhà nước Thứ hai, tính tự cấp, tự túc về mặt kinh tế cũng đáng ngờ bởi nền kinh tế
Trang 12Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks_
trong việc chiếm hữu ruộng đất, và vai trò tiền tệ Thứ ba, tính tự
trị về mặt chính trị cần phải đặt câu hỏi, bởi vì đời sống chính trị của làng được kết nối với thế giới chính trị rộng lớn bên ngoài
cổng làng
Sự thực thì đặc tính mở của làng ở đồng bằng và trung du
miễn Bắc Việt Nam được thể hiện qua hai chiều cạnh: quan hệ
giữa làng và nhà nước thông qua các hoạt động chính trị-xã hội, và quan hệ giữa các làng với nhau thông qua hoạt động kinh tế, văn hóa tín ngưỡng Gourou (2003) [1936], Nguyễn Văn Huyên, (2003)[1939], và Nguyễn Thế Anh (2003) đã thảo luận về quan hệ
giữa nhà nước và làng Trong khi Nguyễn Văn Huyên và Gourou
chỉ ra rằng sau khi hoàn thành trách nhiệm của mình đối với Nhà nước, làng xã có thể tự tổ chức thực hiện các công việc của làng, Nguyễn Thế Anh cho rằng trong các triều đại trước đây, sự tự trị
của làng xã tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh Can thiệp của nhà
nước lên các làng được thực hiện bằng cách tổ chức những người
lãnh đạo làng và duy trì hoạt động của họ, kiểm soát đất công và đất tư, thu thuế, đăng ky dân số, lẫy nhân lực của làng phục vụ quân đội và lao dịch, vv Năm 1242, dưới triều đại nhà Trân, có sự phân biệt giữa làng (xã) lớn và làng (xã) nhỏ, và các chức dịch
làng được chỉ định tương ứng với quy mô của làng (xã) Vai trò
giám sát của nhà nước trung ương đối với làng lúc lên, lúc xuống tùy thuộc vào bối cảnh và thay đổi theo các triều đại Tương ứng với điều đó là sự tự trị lúc lên, lúc xuống của làng Dưới thời thuộc Pháp, chính quyển thực dân đã cỗ can thiệp vào công việc của làng bằng những chính sách và biện pháp cải cách (Nguyễn Thế Anh, 2003)
Thứ hai, bên cạnh quan hệ với nhà nước, mỗi làng còn kết nối với các làng khác thông qua hoạt động thương mại dựa trên hệ
thống chợ Hệ thống chợ bao gồm chợ làng, chợ tổng, chợ huyện
Trang 13TOÀN CAU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIEN BAC
Trước năm 1945, ở các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, trung | bình cứ ba làng thì có một chợ (Phan Đại Doãn, 2001: 59) Sự kết nối
giữa các làng còn được thể hiện qua mạng lưới phường nghề thủ công như nghề mộc, hay nề, vv Các phường này được tổ chức
trong nội bộ làng hoặc mở rộng ra các làng khác nhau (Phan Đại Dỗn, 2001: 68-69) Ngơ Thị Kim Doan (2004) chỉ ra rằng nhiều sản
phẩm thủ công của các làng được bán ở những nơi xa làng Điều
này cho thấy về mặt kinh tế làng được kết nối với những khu vực khác Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, trên bình điện văn hóa tín ngưỡng, sự kết nối giữa làng với thế giới ngoài làng cũng hiện hữu
Ha Van Tan (2005[1987]: 35) nói về liên hệ của những nhà nho vượt -qua ranh giới làng cụ thể, nơi họ sinh sống, qua khái niệm "làng
nho" Rõ ràng làng nho có phạm vỉ rộng hơn một làng cụ thể Nhận
xét về mối liên hệ giữa làng này với làng khác, và liên hệ giữa làng với cộng đồng hay khu vực rộng lớn hơn, Hà Văn Tắn (2005[1987]:
33-34) gọi các liên hệ này lần lượt là là hiên hệ liên làng và liên hệ siêu làng
Ngoài ra, quá trình di cư cũng cho thấy làng Việt khơng phải
hồn tồn là cộng đồng đóng kín, ẩn mình sau những rặng tre Lê Nguyễn Lưu chỉ ra rằng liên tục có những dòng người rời làng cũ
để thành lập làng mới, hoặc đến những vùng định cư mới do sức ép của sự gia tăng dân số Thêm nữa, như Salemink (2003) nhận xét, trong khi các triều đại cũ cố gắng giữ yên biên giới phía Bắc với
Trung Quốc, họ mở rộng dần dần lãnh thổ về phía Nam Đï liền với quá trình này là dòng người rời các làng ở miễn Bắc di cư vào
phương Nam
Sự thay đổi câu trúc và đời sống của làng còn mạnh mẽ hơn trong giai đoạn thuộc Pháp, bắt đầu từ cuối thể kỷ XIX, khi mà nhà cầm quyền thực dân can thiệp vào các công việc của làng với những cải cách, chính sách mới (Nguyễn Thế Anh 2003: 116-121)
Trang 14Nguyễn Tuan Anh, Annuska Derks
Những thay đổi trong lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội cùng với
ảnh hưởng của Tây phương (Pháp) đã tác động sâu sắc đến đời
sống làng Trần Đình Hượu (1996: 297-298) phát biểu rằng lối sống, giáo dục, và quản lý hành chính ở giai đoạn thuộc địa đã làm chuyển đổi làng Việt Người làng, thường là có học và có của, chào đón ảnh hưởng của phương Tây, qua việc dùng xà phòng Tây, mặc quân áo Tây, đọc tiểu thuyết Tây và bắt chước lỗi song
Tây; một số cư dân của làng đến các thành phố để học, làm việc và vui chơi Salemink (2003) lưu ý thực tế là thời thuộc Pháp, nhiều cư dân làng miền Bắc đã vào làm việc trong các đồn điển cao su ở
Nam Kỳ, Tây Nguyên, và Bắc Kỳ Đó là bước đầu tiên của quá
trình hiện đại hóa làng Việt
Giai đoạn hậu thực dân mang đến những thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội đối với làng, thậm chí còn to lớn hơn Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam,
làng Việt trải qua 30 năm chiến tranh, (1945-1975), 10 năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội cao độ (1976-1985), và 25 năm Đổi mới (1986-2011) Qua những năm tháng đó, làng Việt đã chuyển đổi sâu sắc Thời gian chiến tranh, một bộ phận lớn nhân lực rời làng _ để ra chiến đấu ở mặt trận Salemink (2003) coi dòng người từ miễn Bắc vào miền Nam trong giai đoạn chiến tranh là "Nam tiến"
thời hiện đại Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhiều người nông dân ở các làng miền Bắc chuyển tới sinh sống ở miền Nam,
.- đặc biệt là khu vực Tây Nguyên Salemink coi đây là một phiên bản khác của Nam tiến Thêm nữa, Salamink gọi dòng người di cư
đến sinh sống gần biên giới phía Tây là "Tây Tiến" Ngoài ra, cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp đã
ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đến tổ chức xã hội và kinh tế làng Việt
(Bélanger and L¡, 2009)
Sang những năm 1980, hợp tác xã nông nghiệp dan dan mat di
vị thế của nó đồng thời với việc phục hồi vai trò hộ gia đình trong
Trang 15TOÀN CAU HOA VA BAN SAC LANG VIET Ở MIỄN BẮC sản xuất nông nghiệp (Bélanger and Li, 2009) Kerkvliet (2005), Kleinen (1995), và Tô Duy Hợp (2000) chỉ ra sự thay đổi làng xã từ
khi Đổi mới, phản ánh sự cởi mở và chuyển đổi của làng Việt trong
bối cảnh mới, rộng lớn hơn Liên quan đến lĩnh vực kinh tế, hợp tác xã mắt dần chức năng và các làng đã gia tăng sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu Điều này tạo ra mạng lưới thương mại vượt khỏi lũy tre làng Trên lĩnh vực chính trị, xu hướng dân chủ hoá bộ máy quản lý địa phương đã và đang diễn ra Trong lĩnh văn hoá xã hội, có sự trở lại của các nghỉ lễ và lễ hội Nhiều làng xã đã tổ chức những lễ nghi công phu cuốn hút
nhiều người từ những nơi khác đến
Có thể nói rằng với sự mở cửa của đất nước, làng Việt cũng ngày càng cởi mở hơn Bàn về làng hiện đại, Popkin (1979: 1) chỉ ra rằng: "hầu hết (nhưng không phải tất cả) nông dân ngày nay sống trong những làng mo" Lang Việt không phải là ngoại lệ Sự
hòa nhập đần dần của làng Việt vào thị trường toàn cầu từ khi Đối mới đã dẫn tới những cơ hội và thách thức mới Ngày càng nhiều cư đân của làng chuyển đến các thành phố hay đi ra nước ngoài để sinh sống Truyền thông đại chúng, phim ảnh nước ngoài, tiện nghỉ sinh hoạt gia đình, xe máy và ô tô đã gia nhập vào đời sống
của làng Những ngôi nhà truyền thống dần dần bị thay thế bởi
những ngôi nhà nhiều tầng, nhiều màu sắc Tất nhiên, không phải tất cả mọi cư dân của làng đều hưởng lợi như nhau từ những quá
trình đó Điều này kéo theo nhiều kiểu bất bình đẳng mới
Có thể nói một cách chính xác rằng làng Việt ở đồng bằng và
trung du miền Bắc đã và đang khơng hồn tồn đóng, hoặc khơng
hồn tồn mở; mà đóng và mở một cách tương đối Liên quan đến
nhận định này, có thể xem xét quan điểm của Skinner (1971) về xu
hướng tuần hoàn qua đó các cộng đồng nông dân ở Trung Quốc
Trang 16Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
chuyển từ cộng đồng tương đối mở sang cộng đồng tương đối đóng, rồi lại chuyển sang mở, trong sự phản ứng đối với những cơ hội hay mối đe dọa đến từ môi trường rộng lớn bên ngoài
Skinner (1971: 280) chỉ ra rằng: "Dưới nhiều triều đại vua chúa ở Trung Quốc, các cộng đồng nông thôn của những người nông
dân trải qua chu kỳ từ cộng đồng có cấu trúc mở trong giai đoạn
cực thịnh đến cộng đồng có cấu trúc đóng trong giai đoạn hỗn
loạn bởi sự chuyển tiếp giữa các triều đại" Điều này có nghĩa là, những đặc điểm đóng tương đối và mở tương đối của làng Việt cần được phân tích trong bối cảnh chuyển đổi đất nước, bởi lẽ,
giai đoạn thực dân hóa, đấu tranh giành độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới và toàn cầu hóa đã và đang làm tăng vòng
ˆ tuần hoàn đóng và mở một cách tương đối của làng
` a + ` S Toan cau héa va ban sac
Những bàn luận ở trên nói lên điều gì về bản sắc làng? Sự gia
tăng di động xã hội, việc mở rộng mạng lưới thương mại, quá trình
sử dụng sản phẩm mới và áp dụng ý tưởng mới - những đặc điểm mở của làng - có đưa đến quan riệm "người ta không còn gắn bó với làng quê của họ nữa" hay không? Có phải việc đời sống làng
mở ra đi liền với sự mất đi của cái mà Wolf gọi là bản sắc cầu trúc
(structural identity)? Hay là, những đặc điểm đó cho phép cư dân làng tạo ra mạng lưới mới, cách mới để duy trì ý nghĩa của cộng đồng làng? Sự phát triển gần đây dẫn đến nhiều câu hỏi quan
trọng liên quan đến bản sắc làng, và bản sắc người làng (village identity and villager identity) trong xã hội Việt Nam đương đại Bằng cách trả lời các câu hỏi đó, chúng tôi dự định tìm hiểu quá trình toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến địa phương
Trang 17TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỄN BẮC
đến gia tăng sự hội nhập và chuyển đổi đời sống của mọi người _ trên thế giới (Kiely và Marfleet 1998; People và Bailey 2009: 356) Lý thuyết tồn cầu hố xuất phát từ lập luận rằng ngày càng
toàn cầu Do vậy, mỗi bộ phận trong hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng nếu có sự thay đổi nào đó ở bất kỳ một bộ phận khác Phải nói
rằng, toàn cầu hóa không phải là quá trình mới Tuy nhiên, quá
trình này dường như diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng
trong khoảng 50 năm qua, do sự phát triển thị trường toàn cầu,
cũng như sự hội nhập của các cộng đồng vào thị trường này
Những quá trình đó, về thực chất, không bằng phẳng và không ổn định, dẫn đến việc trao quyển cho một số, và làm tốn thương
một số khác (Kiely và Marfleet, 1998; Peoples và Bailey, 2009: 356) Dù người ta thường để cập đến tồn cầu hố về mặt kinh tế,
sự phức tạp của những kết nối tạo ra bởi tồn cầu hố bao hàm nhiều chiều cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, mơi trường,
văn hố, v.v (Tomlinson, 1999: 13) Bất cứ sự đổi mới nào về kỹ thuật, văn hoá đều có thể tạo ra những hệ quả không mong
muốn, vượt xa xuất phát điểm ban đầu, liên quan đến môi trường
và sự luân chuyển vốn, hàng hố, thơng tin, con người trên toàn cầu (Brumann, 1998: 496) Bất kế nối sợ hãi ban đầu về chủ nghĩa đế quốc văn hoá từ phương Tây, hầu hết các lý thuyết gia nghiên cứu tồn cầu hố đồng ý rằng không thể có đồng nhất văn hoá
toàn thế giới (Brumann 1998: 496) Thay vào đó, người ta nhấn mạnh đến sự phối hợp (Hannerz, 1992), địa phương hoa (Appdurai, 1996), nội địa hoá (Tobin, 1992) hoặc là lai tao (Tomlinson, 1999)
Hai thập kỷ vừa qua, thế lưỡng nan trong mỗi quan hệ giữa
địa phương và toàn cầu đã trở thành một trong những mối quan tâm chủ yếu của các nghiên cứu xã hội học và nhân học Các tác
giả như Tomlinson (1999) và Appadurai (1996) chỉ ra rằng văn hoá
Trang 18Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
đã ít gắn chặt với một địa phương, một khu vực xã hội, hay địa lý
nhất định Nói cách khác, sự liên kết văn hoá với địa phương cụ
thể đã trở nên yếu đi Do sự ảnh hưởng của di cư, truyền thông đại chúng, đổi mới kỹ thuật, luân chuyển hàng hoá, nên ngày càng nhiều người ở những nơi khác nhau trên thế giới nghĩ về cơ
hội cuộc sống rộng lớn hơn cuộc sống mà họ đã từng trải qua
(Appadurai 1996: 53)
Đồng thời, Meyer và Geschiere trong quyền sách mà họ chủ
biên có tên gọi Toàn cầu hóa va bản sắc "Globalization and Identity"
(1999), nhắn mạnh nghịch lý: "việc gia tăng các dòng hàng hóa,
nhân lực, hình ảnh đi cùng với những nỗ lực kiên quyết theo hướng đóng kín, nhẫn mạnh sự khác biệt văn hóa, và ấn định bản
sắc" Meyer và Geschiere (1999: 11) chỉ ra rằng quá trình toàn cầu
hóa đã củng cố "sự khơng chắc chắn hồn tồn về bản sắc" và vì
thế xuất hiện nỗ lực mạnh mẽ chưa từng thấy nhằm nhận diện
bản sắc, và tạo dựng bản sắc |
Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa địa phương và toàn cầu dẫn tới câu hỏi tất yếu: bản sắc được hình thành như thế nào
trong các bối cảnh khác nhau (Moore 1999: 15; May 2011: 363) Mặc dù là một khái niệm khó và mập mờ, bản sắc "là sự thuộc về, là cái mà bạn giống với một số người nào đó, và là cái mà bạn khác với những người khác" (Weeks 1990: 88 quoted in May 2011: 368)
Su thuéc vé (belonging), theo May (2011: 364), là khái niệm phù
hợp cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cái tôi và xã hội với bốn lý do: "Trước hết, đó là khái niệm lấy cá nhân làm trung tâm;
Thứ hai, khái niệm này đưa chúng ta đến đời sống hàng ngày, nơi _ mà phạm vi chính thức và không chính thức tương tác với nhau; Thứ ba, khái niệm này cho phép chúng ta nhìn quan hệ giữa cái
tôi và xã hội như là sự phức hợp; Thứ tư, bản chất năng động của
khái niệm cho phép chúng ta xem xét sự thay đổi xã hội" |
Trang 19
TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỀN BẮC
Bằng cách chú ý vào khái niệm sự thuộc ve ching ta có thể
hiểu được tại sao hiện đại hóa và tồn cầu hóa khơng tất yêu dẫn tới sự suy tàn của cộng đồng, cụ thể ở đây là làng Việt Phân tích về một làng miền Bắc Việt Nam, Lương (2010) chỉ ra rằng truyền thống địa phương đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra những ứng phó của dân làng đối với chủ nghĩa thực dân,
chính sách xã hội chủ nghĩa, và kinh tế thị trường toàn cầu Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: bất kể những chuyển biến xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, chính trị một cách mạnh mẽ, làng Việt vẫn giữ vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam, về mặt hiện thực lẫn biểu trưng Đỗ Thái Đồng nhận xét: Đối mặt với những thay đổi, làng Việt luôn tổn tại với nghĩa tinh thân làng, tâm lý làng, quan hệ làng (Đỗ Thái Đồng, 1995: 91) Phần lớn người Việt Nam vẫn sống ở làng, và sinh kế của họ dựa vào sản xuất nông nghiệp Không chỉ cư dân sống ở làng, mà ngay cả đối với thị dân,
những người di cư và Việt kiều, thì làng, như Tessier (2003: 3) viết,
"không chỉ là một nơi chốn; đó là biểu tượng của nguồn gốc, hiện thực hay tưởng tượng, dé la "qué huong™ Schlecker (2005: 510) cũng cho rằng người dân sống ở đô thị Việt Nam dành rất nhiều sự ưu ái cho "quê hương" như là một địa phương, một vùng, đặc
biệt là vùng nông thôn, nhất là những ngôi làng của tổ tiên họ Điều này đã và đang tạo nên quan niệm đặc biệt, và có thể gọi đó
là "ý thức thuộc về một quê quán nào đó" Hơn thế nữa, lời bài hát của Đỗ Trung Quân: "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nễu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người" còn phản ánh tầm quan trọng của quê hương, vượt ra bên ngoài "ý thức thuộc về một quê quán nào đó" Nói rõ hơn, tầm quan trọng của quê hương còn mang theo quan niệm đạo đức xã hội: làm thé nào để nên người
Trang 20Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
Nghiên cứu mà chúng tôi đang thực hiện! đặt mục đích tìm hiểu
những vấn để bàn đến ở trên qua việc xem xét sự chuyển đổi bên trong làng và sức mạnh toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm: cá nhân thuộc về một địa phương Giống như Govers (2006) đã nghiên cứu trong bối cảnh khác, nghiên cứu của chúng tôi khám phá những câu chuyện, nghỉ lễ, sự trao đổi mà qua đó cư dân của làng đối mặt với lực ly tâm về văn hoá và xã hội Với
việc nghiên cứu tính cộng đồng liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo, kinh tế và xã hội, chúng tôi sẽ nhận dạng những người làm cầu nỗi về mặt văn hoá, chẳng hạn như người già sống ở làng, người chủ
trì các buổi lễ nghị, nhà lãnh đạo địa phương, người trẻ đi cư; và vai
trò của họ trong việc liên kết làng với thế giới bên ngoài Bằng cách làm như vậy, nghiên cứu này mang lại sự thấu hiểu bên trong cách
thức mà làng Việt được tái tạo, hay cách thức mà các đặc điểm văn
hóa làng đang dần mất đi tính địa phương, trong thời đại của những chuyển đổi nhanh chóng
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1 Appadurai, A (1996) Modernity at Large: Cultural
Dimensions of Globalization Minneapolis: University of Minnesota Press
2 Bélanger, D., & Li, X (2009) Agricultural Land, Gender and Kinship in Rural China and Vietnam: A Comparison of Two Villages Journal of Agrarian Change, 9(2), 204-230
3 Brumann, C (1998) The Anthropological Study of
Globalization: Towards an Agenda for the Second Phase
Anthropos, 93, 495-506
! Đề tài "Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt" - đã giới thiệu ở trên
Trang 21TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỄN BẮC 4, 10 11 12 12
Breman, J (1995) Hình ảnh tan vỡ: Xây dựng và phá vỡ hình tượng về làng xã tại châu Á thời thuộc địa Trong Mạc Đường (Chủ biên), Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam
(tr.11-74) Thanh phố Hồ Chí Minh: Nxb Thành phố Hỗ Chí Minh
Byron, R (2002) Identity In A Barnard & J Spencer
(Eds.), Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology (pp 292) London and New York: Routledge
Cerulo, K A (1997) Identity Construction: New Issues,
New Directions Annual Review of Sociology, 23, 385-409
Đỗ Thái Đồng (1995) Làng hiện thực và biểu trưng (tr 89-92) Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Gourou, P (2003[1936]) Người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ
Hà Nội: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Viễn Đông
Bác Cổ, Nxb Trẻ _
Govers, C (2006) Performing the Community: Representation,
Ritual and Reciprocity in the Totonac Highlands of Mexico
Berlin: Lit
Ha Van Tan (2005[1987]) Lang, Lién lang va Siéu lang - may suy nghĩ về phương pháp, Đến uới lịch sử uăn hóa Việt
Nam (tr 31-39) Hà Nội: Nxb Hội nhà văn
Hannerz, U (1992) Cultural Complexity Studies in the Social
Organization of Meaning New York: Columbia University Press
Jamieson, N L (1993) Understanding Vietnam Berkeley
and Los Angeles: University of California Press
Keely, R., & Marfleet, P (Eds.) (1998) Globalisation and the
Third World London: Routledge
Trang 22Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
220
14 Kerkvliet, B J T (2005) The Power of Everyday Politics: How Vietnamese Peasants Transformed National Policy Singapore:
Institute of Southeast Asian Studies
15 Kleinen, J (1999) Facing the Future, Reviving the Past A
Study of Social Change in a Northern Vietnamese Village
_ Singapore: ISEAS |
16 Lé Nguyén Luu (2006) Doi séng van héa gia tộc Huế: Nxb Thuận Hóa
17 Luong, H V (2010) Tradition, Revolution, and Market Economy in a North Vietnamese Village, 1925-2006 Honolulu:
University of Hawai'i Press
18 May, V (2011) Self, Belonging and Social Change
Sociology, 45(3), 363-378
19 McGrew, A (1992) A Global Society? In S Hall & D Held & A McGrew (Eds.), Modernity and its Futures (pp 61-102) Cambridge: Polity Press
20 Meyer, B., & Geschiere, P (Eds.) (1999) Globalization and
Identity: Dialectics of Flow and Closure Blackwell: Oxford
21 Moore, H L (1999) Anthropological Theory at the Turn of the Century In H L Moore (Ed.), Anthropological ~“ Today (pp 1-23) Cambridge: Polity Press
22 Ngô Thi Kim Doan (Chủ biên) (2004) Văn hóa làng xã Việt Nam Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin
23 Nguyễn Hồng Phong (1978).“Di san làng xã trước Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Trong Viện Sử học, Nông thôn Việt
Nam trong lịch sử (tr 452-502) Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội 24.Nguyễn Thé Anh (2003) Village versus State: The
Evolution of State - Local Relations in Vietnam until 1945
Trang 23TOAN CAU HÓA VÀ BẢN SẮC LÀNG VIỆT Ở MIỄN BẮC
25 Nguyễn Tùng (2003) "Từ tổng đến xã: Lãnh thổ và bản
sắc" Trong Nguyễn Tùng (Chủ biên), Mông Phụ - Một làng ở Đồng bằng sông Hồng (tr 17-46) Hà Nội: Nxb Văn hố
Thơng tin
26 Nguyễn Văn Huyên (2003[1939]) Góp phần nghiên cứu ăn
hoá Việt Nam (tập 2) Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội
27 Peoples, J., & Bailey, G (2009) Humanity: An Introduction to
Cultural Anthropology Belmont: Wadsworth
28 Phan Đại Doãn (2001) Làng xã Việt Nam: Một số van dé kinh té - van hoá - xã hội Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia
29 Popkin, S L (1979) The Rational Peasant: The Political
Economy of Rural Society in Vietnam Berkeley etc.:
University of California Press
30 Rigg, J (1994) Redefining the Village and Rural Life:
Lessons from Southeast Asia Geographical Journal, 160(2),
123-135
31 Salemink, O (2003) Social Science Intervention: Moral Versus Political Economy and the Vietnam War In P Q v
Ufford & A K Giri (Eds.), A Moral Critique of Development (pp 169-191) London: Routledge
32 Schlecker, M (2005) Going Back a Long Way: ‘Home Place’, Thrift and Temporal Orientations in Northern Vietnam Journal of the Royal Anthropological Institute, 11, 509-526
33 Scott, J C (1976) The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia New Haven etc.: Yale
University Press
Trang 24Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks
222
34 Skinner, W (1971) Chinese Peasants and the Closed
Community: An Open and Shut Case Comparative Studies
in Society and History, 13(3), 270-281
35 Tessier, O (2003) Le pays natal est un carambole sucré Ancrage social et mobilité spatiale: essai de définition d'un espace
social local au nord du Viet Nam Unpublished Thése de doctorat, Université de Provence, Aix-Marseille
36 Tobin, J J (1992) Introduction Domesticating the West In J J Tobin (Ed.), Re-Made in Japan Everyday Life and Consumer Taste in a Changing Society (pp 1-41) New Have:
Yale University Press |
37 Tomlinson, J (1999) Globalization and Culture Chicago:
University of Chicago Press |
38 Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) Sự biến đối của làng - xã Việt
Nam ngay nay Hà Nội: Nxb Khoa học Xãhội _ |
39 Trần Đình Hượu (1996) Đến hiện đại từ truyền thống Hà -_ Nội: Nxb Văn hoá _
40 Trần Từ (1984) Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội _ |
41 Wolf, E (1955) Types of Latin American Peasantry: A
Preliminary Discussion American Anthropologist, 57, 452-471 42 Wolf, E (1957) Closed Corporate Peasant Communities in
Mesoamerica and Central Java Western Journal of
Anthropology, 13(1), 1-18
43 Yu Insun (2000) "Cầu trúc của làng xã Việt Nam ở Đồng bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với nhà nước thời Lê"