1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 luyện thi tốt nghiệp, thi đại học cao đẳng tham khảo (28)

34 469 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 229 KB

Nội dung

Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 1 - Phần I: lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 -1930 Câu 1: Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất nh thế nào? 1. Hoàn cảnh lịch sử + Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) nền kinh tế của nớc Pháp bị tàn phá nặng nề. Để bù đắp những thiệt hại to lớn do chiến tranh Pháp đã ra sức tăng cờng bóc lột nhân dân lao động trong nớc, đồng thời tăng cờng đầu t khai thác các thuộc địa đặc biệt là ở Việt Nam và Đông Dơng. + Chính sách khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất của thực dân Pháp đã đa tới những biến đổi về kinh tế và xã hội Việt Nam. Biến đổi về mặt xã hội là làm cho sự phân hoá giai cấp ở Việt Nam thêm nhanh chóng và sâu sắc hơn. Địa chủ phong kiến tăng lên về số lợng, nông dân thêm bần cùng hoá, công nhân đông hơn về số lợng, t sản và tiểu t sản ra đời. 2. Tình hình phân hoá xã hội + Đối với giai cấp địa chủ Sau chiến tranh, giai cấp địa chủ tăng thêm về số lợng. Trớc sau Pháp vẫn áp dụng chính sách dung dỡng đối với địa chủ để làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Phần lớn địa chủ trở thành kẻ thù của cách mạng. Tuy vậy cũng có một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ, có tinh thần yêu nớc, tham gia các phong trào yêu nớc khi có điều kiện. + Đối với giai cấp t sản Việt Nam Sau chiến tranh, t sản Việt Nam lần lợt có mặt ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà phần lớn là các ngành dịch vụ, chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ Đáng kể có: Công ty Tiên Long thơng đoàn (Huế), Hng hiệp hội xã (Hà Nội), Công ty rợu Nam Đồng ích (Thanh Hoá), xởng nấu xà phòng của Trơng Văn Bền ở Sài Gòn Cũng có ngời bỏ vốn vào khai thác mỏ (Bạch Thái Bởi), trồng cao su (Lê Phát Vĩnh). Phát triển đến một mức nào đó thì họ phân hoá thành hai bộ phận: - Tầng lớp tiểu t sản mại bản bao gồm những ngời làm đại lý thơng mại cho Pháp những nhà thầu khoán có quan hệ với đế quốc, có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng, trở thành kẻ thù của cách mạng. - Tầng lớp t sản dân tộc có khuynh hớng kinh doanh độc lập. Do bị đế quốc, t bản nớc ngoài chèn ép về kinh tế, chính trị, t sản dân tộc có mâu thuẫn nhất định với đế quốc và phong kiến, có khuynh hớng dân tộc dân chủ. + Giai cấp tiểu t sản : Giai cấp tiểu t sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Họ bao gồm giáo viên, học sinh, sinh viên, viên chức, dân nghèo thành thị, những ngời buôn bán nhỏ, thợ thủ công và những ngời làm nghề tự do. Họ bị đế quốc, phong kiến chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đờng thất nghiệp. Trong tình trạng đó, tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên lại có điều kiện tiếp xúc với các trào lu t tởng văn hoá tiến bộ ben ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng. Đây là tầng lớp nhạy cảm về chính trị, yêu nớc, gần gũi với công nông, nên họ là một bộ phận quan trọng trong lực lợng cách mạng Việt Nam. + Nông dân Giai cấp nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội, khoảng 90% dân số. Nông dân là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, gánh chịu hậu quả nặng nề của chính sách cớp đoạt ruộng đất, su cao thế nặng. Họ bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn, họ sẵn sàng vùng dậy khi đợc tổ chức, lãnh đạo của một đờng lối đúng đắn và trở thành lực lợng quan trọng đặc biệt hết sức to lớn của các mạng Việt Nam, ngời bạn đồng minh của giai cấp công nhân. + Giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân ra đời sớm, lúc này có sự phát triển nhanh chóng cả về số lợng và chất l- ợng. Trớc chiến tranh số lợng chỉ có khoảng 10 vạn ngời. Đến năm 1929, số công nhân làm Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 2 - việc thờng xuyên cho t bản Pháp lên tới 22 vạn ngời, sông tập trung tại các trung tâm kinh tế quan trọng của thực dân Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những đức tính, phẩm chất của giai cấp vô sản quốc tế (đại biểu cho lực lợng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, điều kiện lao động và sinh sống tập trung ) Giai cấp công nhân nớc ta có những đặc điểm riêng: - Chịu 3 tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, t sản bản xứ nên có tinh thần triệt để cách mạnh nhất và đại diện cho quyền lợi của cả dân tộc. - Ra đời trớc giai cấp t sản dân tộc, có điều kiện thuận lợi vơn lên giành quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. - Không có sự khác biệt lớn về ngôn ngữ, thành phần dân tộc và không có tầng lớp công nhân quý tộc, là một giai cấp thuần nhất do đó không có sự phân biệt về t tởng, tổ chức. - Phần lớn xuất thân từ nông dân và có mọi liên hệ thờng xuyên, chặt chẽ với nông dân, có điều kiện xây dựng mối liên minh bền vững với lực lợng xã hội đông đảo này. - Ra đời trong lòng một dân tộc giàu truyền thống yêu nớc nên kế thừa đợc những di sản tinh thần tốt đẹp để bồi đắp tinh thần cách mạng. - Sớm tiếp thu đợc chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc truyền bá vì vật nhanh chóng chuyển hoá từ giai cấp tự phát thành giai cấp tự giác. Do những đặc điểm trên đã góp phần tạo nên phẩm chất chính trị và năng lực cách mạng, giúp giai cấp công nhân có đủ điều kiện trở thành giai cấp duy nhất lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Câu 2: Trình bày phong trào dân chủ công khai (1919 - 1926) a. Phong trào đấu tranh của giai cấp t sản dân tộc + Trong quá trình hình thành và phát triển, t sản dân tộc Việt Nam luôn bị t sản nớc ngoài cạnh tranh, chèn ép. Vì vậy họ đã tham gia các phong trào dân tộc dân chủ sau chiến tranh. Giai cấp t sản dân tộc muốn nhân đà làm ăn thuận lợi vơn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. + Đấu tranh kinh tế: - Để chống lại sự cạnh tranh của t sản Hoa Kiều, họ đã phát động những phong trào chấn hng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919). Họ nêu ra khẩu hiệu: "Ngời An Nam không gánh vàng đi đổ sông Ngô", "Ngời An Nam mua bán với ngời An Nam". - Đấu tranh chống độc quyền thơng cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của t sản Pháp (1923) + Đấu tranh chính trị: - Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp t sản cũng đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình. - Một số nhà t sản và địa chủ lớn trong Nam (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long ) tổ chức Đảng Lập hiến để tập hợp lực lợng, rồi đa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực đối với Pháp. Nhng khi đợc thực dân Pháp nhợng bộ cho ít quyền lợi (nh đợc tham gia Hội đồng quản hạt Nam kỳ, hoặc Viện dân biểu Bắc Kỳ) thì họ lại sẵn sàng thoả hiệp, vì vậy đã bị phong trào quần chúng vợt qua. b. Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu t sản: + Các tầng lớp tiểu t sản trí thức (gồm sinh viên trờng Cao đẳng Hà Nội, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo ), bị đế quốc phong kiến khinh rẻ, bạc đãi, họ căm thù đế quốc phong kiến nên đã tham gia các phong trào đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ hăng hái chống lại c- ờng quyền áp bức. Đấu tranh trên lĩnh vực chính trị Họ đợc tập hợp trong những tổ chức chính trị, nh Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội H- ng Nam, đảng Thanh Niên (đại biểu là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh ) Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 3 - Họ có nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi (mít tinh, biểu tình, bãi khoá ) nhằm đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Đấu tranh báo chí: Họ đã ra những tờ báo tiến bộ "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Ngời nhà quê" lập ra các nhà xuất bản tiến bộ: "Nam Đồng th xã" (Hà Nội), "Cờng học th xã" (Sài Gòn) để phản ánh các nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng, tuyên truyền t tởng văn hoá tiến bộ. Tổ chức các hoạt động dân chủ công khai: Họ có nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi (mít tinh, biểu tình, bãi khoá ) nhằm đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. Trong cao trào yêu nớc dân chủ công khai hồi đó có sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), tổ chức đám tang Phan Châu Trinh (1926). Câu 3: Vai trò của Nguyễn ái Quốc đối với việc thành lập Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 1. Hành trình tìm đờng cứu nớc: + Ngời sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong gia đình nhà nho yêu nớc. Ngời thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nớc và cũng sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trơng cứu nớc của các vị tiền bối nên đã quyết định sang Phơng Tây tìm con đ- ờng cứu nớc mới. + Ngày 5 - 6 - 1911 Ngời đi tìm đờng cứu nớc từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn nay là TP. HCM). Ngời lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tầu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp cấp bến cảng Mac Xây ngày 6/7/1911. Trên đờng đi, Ngời có ghé qua cảng Colôngbô (Xâylan), cảng Poxait (Ai Cập) Sau những năm bôn ba qua nhiều nớc TBCN và thuộc địa, và làm nhiều nghề khác nhau, Ngời đã nhận thấy kẻ thù của cách mạng là bọn đế quốc và lực lợng của cách mạng là giai cấp công nhân. + Tháng 11/1917, CM tháng 10 Nga thành công đã ảnh hởng quyết định đến xu hớng hoạt động của Ngời. + 1919 Ngời lấy tên Nguyễn ái Quốc, gửi đến hội nghị Vecxai (của các nớc đế quốc) bản yêu sách 8 điểm về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã thức tỉnh ý thức đấu tranh của nhân dân ta. + Tháng 7/1920, Ngời đọc "Sơ thảo luận cơng về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin và tìm thấy con đờng cứu nớc đúng đắn cho dân tộc ta là CMVS. + Tháng 12/1920 Ngời tham gia hội nghị Tua (của Đảng xã hội Pháp), Ngời đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành ngời cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nh vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Ngời đã tìm thấy con đờng cứu nớc đúng đắn: kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH. 2. Nguyễn ái Quốc chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản(1920 - 1930) a. Thời kỳ ở Pháp (1920 - 1923) + 1921: Ngời cùng với một số nhà yêu nớc ở các thuộc địa Pháp sáng lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" để xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thuộc địa thế giới. + 1922: Ngời xây dựng báo "Lơ Paria" (Ngời cùng khổ). Trong thời gian ở Pháp, Ngời viết nhiều bài đăng trên báo "nhân đạo" cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), báo "Đời sống công nhân" (của Tổng liên đoàn lao động Pháp). Ngời viết vở kịch "Con Rồng tre" để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Song tiêu biểu nhất là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo do Ngời viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dơng, mặt khác khích lệ lòng yêu nớc cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động quần chúng đấu tranh. b. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 - 1924) Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 4 - + Tháng 6 - 1923, Nguyễn ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923). Trong thời gian này, Ngời viết nhiều bài báo đăng trên tờ "Sự thật" cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sant Liên Xô, tạp chí "Th tín quốc tế" của Quốc tế cộng sản. + Ngời còn dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng nh Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (1924), các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ + Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (7/1924). Ngời đã trình bày lập trờng quan điểm của mình về vị trí chiến lợc cách mạng các nớc thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nớc thuộc địa c. Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 - 1928) + Tháng 11/1924 Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để tập hợp những ngời yêu nớc của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mac - Lênin. + Tháng 2/1925, Ngời thành lập nhóm cộng sản đoàn. Trên cơ sở ấy tháng 6/1925, Ngời thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng". Ngời lập báo "Thanh niên" (21/6/1925) để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin về nớc. + Tháng 7/1925, Ngời tham gia sáng lập "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông" để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nớc trong khu vực. + Từ 1924 đến 1927, tại Quảng Châu, Ngời đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày đợc đào tạo đợc 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau đó một số cán bộ đợc cử đi học tập ở Liên Xô, Một số học ở trờng quân sự Hoàng Phố của Trung Quốc, còn lại đợc đa về nớc để hoạt động cách mạng. + Năm 1928, Ngời phát động phong trào "Vô sản hoá" đa các cán bộ đã đào tạo về nớc hoạt động cách mạng. Những bài giảng của Ngời sau này tập hợp trong cuốn "Đờng Cách mệnh" (xuất bản lần đầu vào năm 1927). Những quan điểm cứu nớc là: - Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa t bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng đợc giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Do đó cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa của mối quan hệ gắn bó với nhau. - Lực lợng cách mạng chủ yếu để đánh đổ ách thống trị của đế quốc là công nhân và nông dân. - Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin. - Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Báo Thanh niên và sách Đờng cách mệnh đã vũ trang lý luận cách mạng cho cán bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, kết nạp hội viên, thành lập tổ chức cơ sở của hội. d. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam + Phong trào công nhân và phong trào yêu nớc lên cao đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản các tổ chức "Thanh niên" và "Tân Việt" để thành lập 3 tổ chức cộng sản: Đông Dơng Cộng sản Đảng (6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dơng Cộng sản liên đoàn (9/1929). + Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản, hoạt động riêng rẽ và còn công kích lẫn nhau. Tình hình đó càng kéo dài, càng bất lợi cho cách mạng. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng. + Đợc sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc triệu tập hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản trong nớc để bàn về việc hợp nhất thành một Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày 7/02/1930 tại Cửu Long thuộc Hơng Cảng - Trung Quốc, do Nguyễn ái Quốc chủ trì. Ngày 3/02/1930, Đảng đã ra đời, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hội nghị này Nguyễn ái Quốc còn thảo ra những văn kiện quan trọng, đợc hội nghị thông qua: "Chính cơng vắn tắt", và "Sách lợc vắn tắt", "Điều lệ vắn tắt", "Chơng trình hành động vắn tắt". Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 5 - Tuy còn sơ sài, song là những văn kiện vạch ra những nét cơ bản nhất về đờng lối chiến lợc và sách lợc cho cách mạng Việt Nam. Câu 4: Trình bày quá trình từ tự phát đến tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam (1919 - 1930) 1. Nguyên nhân: + Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay từ khi thực dân Pháp thực hiện chơng trình khai thác thuộc địa. Từ sau CTTG I, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh về số lợng. + Bị áp bức về giai cấp và áp bức về dân tộc, nên đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hết sức thấp kém và khổ cực nên đã đấu tranh. 2. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam: a. Từ 1919 đến 1925 + Có 25 vụ đấy tranh riêng rẽ và có quy mô tơng đối lớn, nhng mục tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế, cha có sự phối hợp giữa các nơi, mới chỉ là một trong các lực lợng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh còn mang tính chất tự phát. + Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ. + Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn đức Thắng đứng đầu. + Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông. + Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lơng. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lơng. + Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rợu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dơng nổ ra. + Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. Sự kiện đó, đánh dấu bớc tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nớc ta từ đây bớc đầu đi vào đấu tranh tự giác. Qua cuộc bãi công này thấy rõ t tởng cách mạng tháng mời Nga 1917 đã thâm nhập vào công nhân Việt Nam đã biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhận xét: Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào công nhân cha có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phơng, mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế hàng ngày. Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát. b. Từ 1926 - 1929 Hoàn cảnh Trên thế giới, cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của Công xã Quảng Châu 1927. Đại hội V của Quốc tế cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nớc thuộc địa. Trong nớc, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân (mở lớp huấn luyện cán bộ), ra báo "Thanh niên", Nguyễn ái Quốc viết cuốn "Đờng cách mệnh", phong trào "Vô sản hoá" Phong trào đấu tranh: + Trong hai năm 1926 - 1927, ở nớc ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng. + Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam. Tiêu biểu là: + Năm 1928, bãi công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy nớc đá La - ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy ca Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiêm, nhà máy Tơ Nam Định Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 6 - + Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy xe lửa Trờng Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng v.v: Nhận xét: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục, rộng khắp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập đợc công hội đỏ. Đặc biệt công nhân Nam Kỳ đã bắt đầu liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp. Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh đợc nâng lên dần: đòi tăng lơng, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, phản đối đánh đập Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức , ngoài mục tiêu kinh tế phong trào thời kỳ này mang hình thức đấu tranh chính trị, mang tính tự giác. c. Sự ra đời của các tổ chức chính trị Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng đợc yêu cầu của cách mạng. Vì vậy, dẫn đến sự tan vỡ của tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dơng Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dơng Cộng sản liên đoàn (9/1929). Đến ngày 3/02/1930 ba tổ chức đó đợc thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn phát triển tự giác. Câu 5: Trình bày quá trình hình thành ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929? 1. Hoàn cảnh ra đời Phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1924 - 1927 phát triển mạnh mẽ. Cách mạng Trung Quốc phát triển với trung tâm là Công xã Quảng Châu và Nghị quyết của Đại hội V Quốc tế Cộng sản đã ảnh hởng đến phong trào cách mạng nớc ta. Từ khi đợc hớng dẫn của các tổ chức cách mạng (Thanh niên, Tân việt, Công hội v.v ), phong trào công nhân ngày càng phát triển đã tiến lên tự giác, ý thức giai cấp, tính tổ chức và đoàn kết của giai cấp công nhân ngày càng cao. Đến năm 1929, phong trào công nhân, phong trào nông dân và các tầng lớp khác cũng đã phát triển, kết hợp thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ trong đó giai cấp công nhân đã trở thành lực lợng tiên phong. Từ ba đòi hỏi phải có một chính đảng vô sản lãnh đạo. 2. Sự xuất hiện của ba tổ chức Cộng sản * Sự thành lập ĐDCSĐ + Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của HVNTNCM ở Bắc Kỳ đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên có 7 đảng viên. Chi bộ đã mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho HVMTNCM. + Từ 1 đến 9 /5/1929, Đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN họp ở Hơng Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản để thay thế cho HVNCMTN, ý kiến đó không đợc đại hội chấp nhận nên đoàn bỏ đại hội về nớc. + Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp tại nhà số 312 Khâm Thiên (Hà Nội) thành lập ĐDCSĐ, thông qua tuyên ngôn. Điều lệ, ra báo Búa liềm và cử ra BCHTW của Đảng. Sự thành lập ĐDCSĐ đã thúc đẩy trực tiếp cho sự ra đời nhanh chóng của ANCSLĐ trong những tháng tiếp theo. * Sự thành lập ANCSĐ Sau khi ĐDCSĐ ra đời, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ HVNCMTN và Kỳ Bộ ở Nam Kỳ đã quyết định ANCSĐ tháng 7/1929. Đảng có một chi bộ hoạt động ở Trung Quốc và một chi bộ hoạt động ở Nam Kỳ. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. ANCSĐ đã tích cực vận động để hợp nhất với ĐDCSĐ, liên lạc với Quốc tế Cộng sản. Đảng cũng thúc đẩy mạnh cuộc vận động phát triển Đảng. * Sự thành lập ĐDCSLĐ Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 7 - Tổ chức Tân Việt có nguồn gốc từ hội Phục Việt (1925), đổi thành Hng Nam (Tháng 11/1925), đổi thành VNCMĐ (7/1926), VNCMĐCH (7/1927), TVCMĐ (14/7/1928). Nhiều Đảng viên tiên tiến của Tân Biệt chịu ảnh hởng của khuynh hớng cách mạng vô sản đã tích cực vận động lập các chi bộ cộng sản. Tháng 9/1929, những ngời cộng sản trong Tân Việt công bố trớc toàn thể đảng viên cùng những ngời lao động biết ĐDCSLĐ đã chính thức thành lập. ĐDCSLĐ lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền tảng, lấy công nông binh làm đối tợng vận động, đấu tranh cho Đông Dơng độc lập, xoá bỏ nạn ngời bóc lột ngời, xây dựng chế độ công nông chuyên chính, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. 3. ý nghĩa lịch sử + Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là sản phẩm rất yếu của lịch sử, là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Nó chứng tỏ hệ t tởng vô sản đã giành đợc u thế trong phong trào dân tộc + Đánh dấu bớc trởng thành vợt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác. Chuẩn bị những điều kiện tiến tới thành lập một chính Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam. giai đoạn 1930 -1945 Câu 6: Trình bày hội nghị thành lập Đảng 3/02/1930 1. Hoàn cảnh lịch sử + Trong năm 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh, ý thức chính trị rõ rệt. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở Đảng trong nhiều địa phơng và trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào nông dân và các tầng lớp khác thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nớc trong đó giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lợng tiên phong. + Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam: Đông Dơng cộng sản đảng; An Nam cộng sản đảng và Đông Dơng cộng sản liên đoàn hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành quần chúng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc này là phải có một chính đảng cộng sản thống nhất trong cả nớc. + Cuối năm 1929, đợc sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ Xiêm về Hơng Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị đại biểu của ba tổ chức cộng sản. Hội nghị họp từ ngày 3 đến 7/2/1930 ở Cửu Long - Hơng Cảng - Trung Quốc. Tham dự có 2 đại biểu của ĐDCSĐ, 2 đại biểu ANCSĐ và dới sự chủ trò của NAQ. 2. Nội dung hội nghị Tại hội nghị, Ngời đã phân tích tình hình thế giới và trong nớc, phê phán những hành động thiếu thống nhất vừa qua và đề nghị thống nhất thành một Đảng duy nhất. Hội nghị đã nhất trí: + Bỏ mọi thành kiến, thành thật hợp tác. + Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. + Thông qua chính cơng vắn tắt, sách lợc vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo. Nội dung của "Chính cơng vắn tắt", "Sách lợc vắn tắt": 1. Phơng hớng của cách mạng là:cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng t sản dân quyền và cách mạng XHCN. Hai giai đoạn này kế tiếp nhau, không có bức tờng nào ngăn cách. Cơng lĩnh viết: "Chủ trơng làm t sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đờng phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp vàgiơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2. Về nhiệm vụ của cách mạng: chống đế quốc xâm lợc, chống vua quan phong kiến, t sản phản Cách mạng. Giành độc lập dân tộc, tự do dân chủ, ruộng đất cho dân cày, thành lập chính phủ công nông binh. Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến, nhng nổi bật lên là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập tự do cho nhân dân. Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 8 - 3. Về kẻ thù của cách mạng: Đánh đế quốc Pháp xâm lợc, vua quan phong kiến và t sản phản cách mạng. 4. Về lực lợng cách mạng: Lực lợng chủ yếu để đánh đổ đế quốc và phong kiến là công nhân và nông dân. Đồng thời phải liên lạc với tiểu t sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và t bản An Nam mà cha rõ bộ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng là cho họ trung lập. 5. Về lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân, thông qua bộ tham mu là Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mac - Lênin làm nền tảng t tởng. Đảng phải ra sức liên lạc với quần chúng 6. Về phơng pháp cách mạng: Lãnh đạo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đó phát triển lên đấu tranh vũ trang và khi có thời cơ thì khởi nghĩa, vũ trang giành chính quyền. 7. Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, do đó phải đoàn kết với cách mạng thế giới, với cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc. Cơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo là cơng lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn sáng tạo,nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đợm tính dân tộc và tính nhân văn. Độc lập tự do là t tởng cốt lõi của cơng lĩnh này. Hội nghị Hơng Cảng 3/02/1930, có ý nghĩa nh một đại hội vì đã thông qua đợc đờng lối cho cách mạng Việt Nam. 3. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tấy yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nớc ở nớc ta trong những năm 20 của thế kỷ XX. Việc thành lập Đảng là bớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam: + Đối với giai cấp công nhân: chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. + Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của Đảng Cộng sản. + Từ đây cách mạng Việt Nam thật sự trở thành bộ phận của cách mạng thế giới + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bớc phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc ta. Câu 7: Trình bày phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1. Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1930 - 1931 + Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra ở hầu khắp các nớc t bản. Thực dân Pháp đã trút hậu quả khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân các nớc thuộc địa của chúng. Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. + Thêm vào đó, chính sách thẳng ta đàn áp, chém giết, tù đày của thực dân Pháp. nhất là từ sau vụ bạo động Yên Bái của VNQDĐ. Riêng Nam Kỳ có hơn 17000 ngời bị kết án, trong đó có hơn 400 án đại hình. ảnh hởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố khốc liệt của đế quốc Pháp không làm nhụt tinh thần cách mạng của nhân dân ta, trái lại càng làm cho nhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm tranh đấu giành quyền sống của mình. + Chính sách bối cảnh lịch sử đó, ĐCSVN đã ra đời, giơng cao lá cờ cách mạng, kêu gọi các tầng lớp nhân dân yêu nớc kiên quyết chống đế quốc và phong kiến tay sai. Sau khi thành lập, Đảng đã tích cực đa các đảng viên đi tuyên truyền vận động, giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh. Nh vậy sự ra đời của Đảng là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy cách mạng nớc ta phát triển thành cao trào trong những năm 1930 - 1931. 2. Tóm tắt diễn biến của cao trào cách mạng 1930 - 1931 + Từ tháng 2/1930, đã nổ ra cuộc bãi công của 3.000 công nhân đồn điền Phú Riềng (Biên Hoà). Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 9 - + Trong tháng 4 có các cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy ca Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Các cuộc đấu tranh đó là những "Phát pháo hiệu" mở đầu cao trào cách mạng mới ở Việt Nam. + Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân là những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Phong trào đấu tranh của nông dân đã diễn ra ở nhiều nơi nha Hà Nam, Thái Bình, Nghệ AN, Hà Tĩnh Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản đã xuất hiện ở Hà Nội và nhiều địa phơng khác. + Nhân ngày kỷ niệm Quốc tế lao động 1/5/1930, Đảng phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn trong cả nớc. Tại các thành phố lớn nh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn đều xuất hiện cờ đỏ búa liềm, truyền đơn đòi tăng lơng, bớt giờ làm cho công nhân, hoãn su cao thuế nặng cho nông dân. Không khí cách mạng ngày 1/5 sôi nổi từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn và kéo dài trong suốt tháng 5. Trong tháng 5/1930, cả nớc có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân. 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. + Phong trào đấu tranh tiếp tục dâng cao. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nớc đã nổ ra 121 cuộc đấu tranh (Bắc Kỳ: 17, Trung Kỳ: 82, Nam Kỳ: 22). Trong đó có công nhân có 22 cuộc, nông dân có 95 cuộc, các tầng lớp nhân dân lao động khác có 4 cuộc. + Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Ngày 1/5/1930, dới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công sản Nghệ An, công nhân nhà máy ca Bến Thuỷ cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh rầm rộ biểu tình thị uy, phất cao cờ đỏ búa liềm, giơng cao khẩu hiệu đòi giảm su thuế, đòi tăng tiền lơng. Đế quốc Pháp khủng bố, làm 7 ngời chết, 18 ngời bị thơng và bắt hơn 100 ngời. Cùng ngày hôm đó, 3000 nông dân Thanh Chơng biểu tình phá đồn điền Kí Viện, cắm cờ búa liềm lên nóc nhà, tịch thu ruộng đất chia cho nông dân. Quân Pháp kéo tới đàn áp, làm 18 ngời chết, 30 ngời bị thơng. Ngày 01/8/1930, bùng nổ cuộc tổng bãi công của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ, đánh dấu một thời kỳ mới của nhân dân Nghệ Tĩnh, ở nông thôn nhiều cụôc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra. Ngày 30/8/1930, nông dân huyện Nam Đàn kéo đến huyện lị đa yêu sách, phá nhà lao. + Sang tháng 9, phong trào đấu tranh ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên đến đỉnh cao. Những cuộc đấu tranh chính trị (Có vũ trang tự vệ) với quy mô từ vài nghìn đến vài vạn ngời tham gia nổ ra ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chơng, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hng Nguyên, Đô Lơng, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Ngày 12/9/1930, 2 vạn nông dân huyện Hng Nguyên biểu tình, thực dân Pháp cho máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình của nông dân Hng Nguyên, làm chết 217 ngời và 125 ngời bị thơng. Quần chúng tiếp tục biểu tình thị uy kéo lị, phá nhà lao, đốt huyện đờng, vây đồn lính khố xanh. + Trong tháng 9 và 10, ở các huyện Thanh Chơng, Diễn Châu, Hơng Sơn v.v nông dân đã vũ trang khởi nghĩa, kéo đến phá huyện lị, nhà giam, nhà ga, phá đồn điện của thực dân Pháp. Công nhân Vinh cũng bãi công suốt trong hai tháng liền để ủng hộ phong trào nông dân và phản đối chính sách khủng bố của địch. Hệ thống chính quyền của đế quốc và phong kiến ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt và tan rã ở nhiều huyện, xã. Các chi bộ Đảng và nông hội đỏ đứng trớc nhiệm vụ thực tế phải quản lý và điều hành hoạt động trong làng xã. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Xô Viết Nghệ Tĩnh. 3. ý nghĩa: + Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của cách mạng nớc ta. Cao trào cách mạng này đã tạo ra những nhân tố đầu tiên bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp cách mạng. + Đối với Đảng ta: Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của Đảng. Cao trào đã chứng tỏ đờng lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, đáp ứng đợc nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân là độc lập và ngời cày có ruộng. Ngô Oanh. TTGDTX Vĩnh Tờng - 10 - Qua cao trào, uy tín tuyệt đối của Đảng đã đợc xác lập trong quần chúng. Khẳng định sự trởng thành cuat giai cấp công nhân Việt Nam. Đã xây dựng đợc trong thực tế khối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, làm cơ sở để hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế. + Đối với quần chúng: Củng cố thêm niềm tin của quần chúng công nông vào sự lãnh đạo của Đảng, đem lại lòng tin sắt đá vào sức mạnh hùng hậu của chính mình, làm cho họ gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. + Trong cao trào 1930 - 1931 quần chúng nhân dân lần đầu tiên đã sáng tạo ra một hình thức chính quyền mới, một mô hình xã hội mới ở nớc ta. + Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng nớc ta. Đó là bài học kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, xây dựng khối liên minh công nông và thành lậpmặt trận dân tộc thống nhất. + Chính vì vậy, cao trào 1930 - 1931 là cuộc tổng tập lần thứ nhất của CMVN, chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 8: Trình bày nét chính về Xô Viết Nghệ Tĩnh. a. Sự thành lập Khi chính quyền của kẻ địch tan rã, các chi bộ Đảng và nông hội đỏ đứng trớc nhiệm vụ thực tế phải quản lý và điều hành hoạt động trong làng xã. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Xô viết Nghệ Tĩnh. Tuy còn thô sơ, nhng thực chất nó làm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Tại Nghệ An, chính quyền Xô Viết ra đời ở các xã thuộc huyện Thanh Chơng, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Hng Nguyên. Tại Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân, Hơng Khê. b. Những việc làm của Xô viết Nghệ Tĩnh: + Về chính trị Thành lập chính quyền cách mạng, một hình thức mới của chính quyền, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Phát động nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng nh Nông hôi, Đội tự vệ, Đoàn Thanh niên cộng sản. Phụ nữ giải phóng, Hội cứu tế đỏ , tự do hội họp, thảo luận, giải quyết các vấn đề xã hội. + Chính sách kinh tế Tịch thu ruộng đất công, thóc công chia cho dân nghèo; bãi bỏ các thuế vô lý của chính quyền thực dân nh thuế thân, thuế chợ, thuế đò ; chú trọng công tác đắp đê, phòng lụt, tổ chức giúp đỡ nhay trong sản xuất + Chính sách văn hoá - xã hội Tổ chức học chữ quốc ngữ, xoá bỏ phong tục lạc hậu, giữ vững an ninh trật tự trong thôn xóm. + Về quân sự Chính quyền kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng. Mỗi làng có tổ chức các đội tự vệ vũ trang để bảo vệ an ninh thôn xóm. c. ý nghĩa của Xô Viết Nghệ Tĩnh: Thể hiện bản chất cách mạng và tính u việt của một chính quyền nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là một hình thái sơ khai của chính quyền dân chủ nhân dân ở nớc ta. Câu 9: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cao trào dân chủ (1936 1939). Lập bảng so sánh phong trào 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 theo yêu cầu sau: 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cao trào dân chủ (1936 - 1939) Cao trào đấu tranh giành chính dân chủ 1936 - 1939 đã nổ ra cả nớc và trên toàn Đông Dơng. Đó là cuộc tập dợt thứ hai, là bớc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở nớc ta (cho cách mạng tháng Tám 1945). Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh này chứng tỏ Đảng trởng thành hơn trong việc chỉ đạo sách lợc cách mạng. [...]... + Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kóy sắc lệnh thành lập Nha binh dân học vụ chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ Khắp mọi nơi: Cơ quan, xí nghiệp, làng xóm các lớp học ban ngày, ban đêm đợc tổ chức, thu hút mọi ngời tham gia xoá mù chữ Đến đầu tháng 3/1946, riêng Bác Hồ và trung bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên tham gia Chỉ trong vòng một năm, cả nớc đã có 2,5 triệu ngời thoát nạn mù... sống của các tầng lớp, giai cấp ở Đông Dơng vô cùng điêu đứng, khổ cực: Nông dân: điêu đứng nhất trong nạn đói năm 1945 hầu hết số ngời chết là nông dân Công nhân thất nghiệp nhiều, bị đánh đập, tăng giờ làm nhng đồng lơng lại giảm Các tầng lớp tiểu t sản: đời sống bấp bênh vì giá sinh hoạt ngày càng cao Nh vậy, trừ đại địa chủ, t sản mại bản, bọn cờng hào, bọn đầu cơ còn lại mọi tầng lớp nhân dân đều... mạng Nông dân + công nhân Mọi lực lợng yêu nớc tiến bộ: Công nhân, nông dân, tiểu t sản, t sản dân tộc, địa chủ nhỏ yêu nớc, ngời Pháp ở Đông Dơng có xu hớng dân chủ Hình thức và phơng pháp Đấu tranh bất hợp pháp: bãi công, Đấu tranh công khai hợp pháp, nửa đấu tranh biểu tình và khởi nghĩa vũ trang (ở hợp pháp, bí mật Nghệ Tĩnh) Câu 10: Trình bày Hội nghị BCHTW Đảng lần 6 (11/1939) 1 Hoàn cảnh lịch sử. .. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn hàng vạn thanh niên, học sinh đã xuống đờng nêu khẩu hiệu chống Mỹ thi u Phong trào của học sinh, sinh viên đã thu hút đông đảo quần chúng châm ngòi nổ cho phong trào chung của các tầng lớp nhân dân thành thị Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị phong trào quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lợc chống bình định nông thôn nổ ra mạnh mẽ Đầu 1971, cách mạng giành... chủ 600 trong tổng số 129 8 xã, trong đó có 116 xã đợc giải phóng hoàn toàn Các tỉnh đồng bằng ven biển Trung bộ có 904 trong tổng số 3829 thôn không còn chính quyền nguỵ tại Tây Nguyên có 3200 trong tổng số 5721 thôn không còn chính quyền nguỵ - Ngày 20 /12/ 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai 4/ ý nghĩa lịch sử: - Phong trào Đồng... Tiên, Đồng Nai Thợng (28/8) + Ngày 2/9/1945 tại Quảng trờng Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà, đánh dấu Cách mạng Tháng Tám hoàn toàn thắng lợi 3 ý nghĩa lịch sử Đối với dân tộc + Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, đã phá tan xiềng xích nô lệ của phát... chủ thị xã Ngày 12/ 3/1975, quân địch tập trung lực lợng mở cuộc phản công nhằm chiếm lại Buôn Ma Thuột Nhng tất cả phản công của chúng đều bị đánh tan + Sau 2 đòn đau ( ngày 10 và 12 ) ở Buôn Ma Thuột, toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ chúng rối loạn, từ đó làm nảy sinh những sai lầm lớn về chiến lợc Ngày 14/3 Nguyễn Văn Thi u ra lệnh rút... động kìm chế địch, không cho chúng chi viện Trớc tình hình trên, địch buộc phải rút khỏi Việt bắc ngày 19 /12/ 1947, đánh dấu thất bại quan trọng về chiến lợc d/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử: * Kết quả: ta tiêu diệt hơn 6000 quân địch, hạ 16 máy bay, thu nhiều vũ khí đạn dợc Việt bắc trở thành mồ chôn quân Pháp Căn cứ Việt bắc đựơc giữ vững, các cơ quan đầu não đợc an toàn * ý nghĩa lịch sử: Làm thất bại... trơng của ta trong Đông-xuân 1953- 1954? a/ Hoàn cảnh ra đời, nội dung kế hoạch Nava: - Sau 8 năm chiến tranh xâm lợc Đông Dơng, Pháp ngày càng lún sâu vào thất bại trên chiến trờng, kinh tế tài chính khó kkhăn, chính trị trong nớc không ổn định và ngày càng lệ thuộc Mỹ - Mỹ tăng cờng can thi p ssâu vào đông Dơng, thúc đẩy pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh Đợc Mỹ tiếp sức, Pháp tập trung những cố... Nava tấn công khu V, ta bất ngờ tiến công bắc Tây Nguyên, giải phóng thị xã Kontum, uy hiếp Plâycu, buộc địch phải tăng cờng lực lợng xây dựng An Khê, Plâycu thành 2 tập đoàn cứ điểm Điểm tập trung quân thứ 4 của địch - Cùng thời gian, ta phối hợp cùng bộ đội Lào tấn công Thợng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phongxa lì, Nậm hu, buộc địch phải tăng cờng xây dựng Luôngphabăng, Mờngsài thành điểm tập trung . cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của công nhân. biệt lớn về ngôn ngữ, thành phần dân tộc và không có tầng lớp công nhân quý tộc, là một giai cấp thuần nhất do đó không có sự phân biệt về t tởng, tổ chức. - Phần lớn xuất thân từ nông dân và có. lập Công hội (bí mật) do Tôn đức Thắng đứng đầu. + Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông. + Năm 1922, công

Ngày đăng: 08/07/2015, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w