Chiều sông Thương Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh không những mang đậm chất dân gian làng quê dân dã , mang đậm hơi thở của ruộng đồng mà còn mang tính triết lí sâu sắc : Vẫn còn bao nh
Trang 1VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)
Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở , em được đọc và học một số bài thơ rất hay viết về Bác Hồ kính yêu của dân tộc Nhưng có lẽ bài thơ gây cho em ấn tượng
nhất , xúc động nhất là bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Bài thơ
viết về Bác , sau khi Bác đã đi xa Bằng tình cảm thành kính và bao nhiêu năm mong mỏi nay bỗng bật dậy trào dâng và được thể hiện trong những vần thơ vô cùng sâu sắc ( dẫn cả bài thơ )
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương thể hiện niềm xúc động , thiêng liêng thành kính , lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác Bài thơ gọn chỉ có 4 khổ , 16 dòng nhưng đã kết hợp giữa miêu tả
và biểu hiện cảm xúc tâm trạng
Mở đầu bài thơ tác giả viết :
“ Con ở miền nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ”
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ,câu thơ mở đầu ngắn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra rất nhiều điều : có thể nghĩ đó là tâm trạng xúc động của một người
từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác
Câu thơ vừa ấm áp tình người với cách xưng hô thân mật Con – Bác bởi tất cả chúng ta đều là những người con của Bác “ Người là Cha là Bác là Anh - Quả tim
lớn lọc trăm dòng máu nhỏ ” Nhà thơ đã tạo nên một không khí ấm áp, gần gũi , thân
Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thừơng”
Có thể nói cây tre Việt Nam là biểu tượng sức sống biền bỉ , kiên cường của dân
tộc Việt Nam bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Mặc cho bão táp mưa sa tre vẫn
thanh thản bình yên đúng đó thẳng hàng như những vệ binh đứng gác bảo vệ lăng Người
Theo đoàn người vào lăng viếng Bác nhà thơ đã cảm nhận được
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
Mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là hình ảnh thực : mặt trời của đất , nguồn ánh
sáng lớn nhất , rực rỡ nhất và vĩnh viễn trên thế gian Mặt trời trong lăng rất đỏ là một hình ảnh ẩn dụ , nhà thơ muốn nói Bác Hồ chúng ta là mặt trời Mặt trời đỏ chiếu sáng con đường chúng ta đang đi bằng sự nghiệp vĩ đại của người Có phải
Trang 2chăng đây là niềm tôn kính của nhà thơ , cũng là của nhân dân đối với Bác , vừa là lời ca ngợi sự vĩ đại của Bác chúng ta
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như những tràng hoa dâng lên Bác Cách so sánh ngầm này vừa thích hợp vừa mới lạ , diễn tả được tình cảm thương nhớ , tôn kính của nhân dân đối với Bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vần trăng sáng diệu hiền
Hai câu thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ khi vào trong lăng thăm Bác Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên giữa một vùng trăng sáng diệu hiền nhè nhẹ Anh sáng ấy từ nơi Bác tỏa ra tưởng chừng như không khí thanh tĩnh ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Người Có thể nói bằng hình ảnh “ Vầng trăng sáng diệu hiền ” nhà thơ muốn tạo ra môt hình ảnh vũ trụ để ví với Bác Người
có lúc như mặt trời ấm áp , có lúc diu hiền như ánh trăng rằm và cũng có lúc Bác là trời xanh yên ả Hình ảnh ẩn dụ như để nói cái trường tồn vĩnh hằng không bao giờ mất của Bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Những cái mênh mông bao la của vũ trụ được tác giả ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại cao siêu của con người Bác trong mỗi chúng ta ai cũng biết rằng Bác Hồ sống mãi
với non sông đất nước Sống mãi trong tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao Nhưng Viễn Phương vẫn không khỏi thấy nhói đau trong lòng khi đứng trước thi thể của Người “ Mà sao nghe nhói ở trong tim ” Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim châm vào trái tim thổn thức của nhà thơ Đây chính là sự rung động mãnh liệt chân thành của Viễn Phương
Mặ dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thươngấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm thấy vô cùng xúc động Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Trang 3Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ
Ước vọng của nhà thơ thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con Nam Bộ đối với Bác Hồ Ước muốn đó cũng là tình cảm của mỗi người dân Việt
Nam đối với Bác Hồ Những người đã về lăng Bác “ Kết tràng hoa dâng 79 mùa
xuân ” và những ai chưa đến lăng nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Bác
Viếng lăng Bác , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt , thành công trước hết phải nói
là nhờ cảm xúc hết sức chân thành và sâu sắc của Viễn Phương Xúc cảm đó được “ cộng hưởng ” bởi tình cảm thiêng liêng mà Bác dành cho nhân đân miền Nam và tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác Cảm ơn nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc Chúng ta con cháu của Bác xin nguyện như nhà thơ Viễn Phương làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người
Phân tích : sang thu ( Hữu Thỉnh ) Mùa thu thường là đề tài của các thi nhân Việt Nam Bởi mùa thu là thời điểm giao cảm của tâm hồn con người với thiên nhiên tạo thành một truyền thống thi ca của mùa thu Cũng viết về mùa thu nhưng mỗi nhà thơ viết về một thời điểm khác nhau
Nguyễn Khuyến viết “ Thu điếu ” vào thời điểm trong thu Xuân Diệu viết “ Đây
mùa thu tới ” ở thời điểm cuối thu Còn nhà thơ Hữu Thỉnh viết “ Sang thu” ở thời
điểm chớm thu bài thơ là sự cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối
hạ sang đầu thu
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Trang 4Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi
Thật vậy , bài thơ sang thu tuy ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc , gợi cảm về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Mở đầu bài thơ tác giả viết :
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về ”
Ta thấy tác giả cảm nhận không gian làng quê sang thu thật bất ngờ “ Bỗng nhận
ra hương ổi ” , từ bỗng thể hiện sự đột ngột , bất ngờ nhưng cái bất ngờ mới nên thơ
làm sao ! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về Đó là hương
ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se lạnh Từ phả có thể thay bằng các từ thổi ,
đưa , bay ,lan , tan … Nhưng cả bấy nhiêu từ đều không có cái nghĩa đột ngột , bất ngờ Mùa quả chín , mùa ổi đã trỡ thành nhan đề cho cả một bộ phim truyện nổi tiếng , giờ đây đã trở thành mùi hươngcủa mùa thu miền Bắc Việt Nam
Ta thấy nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng từ ngữ rất đắt ở hai câu thơ “ Sương chùng
chình qua ngõ - hình n hư thu đã về ” chùng chình là từ láy gợi hình , có thể thay
bằng từ dềnh dàng , đủng đỉnh , chầm chậm , lững thững Dùng chùng chình có
cái hay riêng tác giảđã nhân hóa làn sương nó đi qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày Ta thấy có cái gì đó thật duyên dáng , thật yểu điệu của một làn sương , một hình bóng thiếu nữ , một người bạn gái nào đó …Và tất cả chưa thật rõ ràng ,
hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra Từ hình như thể hiện cái ngỡ ngàng ,
ngạc nhiên đó Từ cảm nhận này ta có thể hiểu được tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên , yêu thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê, cao hơn nữa đó là tình yêu dân tộc
Cùng với không gian làng quê sang thu , ta còn thấy tác giả cảm nhận không gian đất trời vào thu
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
Đất trời sang thu được cảm nhận từ những hình ảnh quen thuộc , gần gũi : sông ,
cánh chim , đám mây Sông có lúc dềnh dàng gợi lên một cảnh tượng cụ thể , dòng
Trang 5sông nước bắt đầu cạn , chảy chậm lại , không cuồn cuộn , ào ạt như thời gian vào
hạ Từ dềnh dàng cũng như từ chùng chình ở trên làm cho con sông trở nên duyên
dáng , gần người hơn Lúc này chim cũng vội vã hơn vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở
những miền ấm áp Đặc biệt nhất là đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu là
một liên tưởng sáng tạo thú vị Sự thật , không hề có đám mây nào như thế Vì làm sao có sự phân biệt rạch ròi bằng mắt thường trên bầu trời Đó là đám mây trong liên tưởng , tưởng tượng của tác giả Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ , cũng dềnh dàng , chùng chình , bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp , thật là khêu gợi hồn thơ có thể nói hình ảnh giao mùa thể hiện duyên dáng và
thần tình nhất trong bài thơ là ở hai câu thơ : Có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình
sang thu ở đây, cái dềnh dàng , cái chùng chình của sương , của sông , cái nhè nhẹ
của gió , cái thoang thoảng của hương được kết đọng trong cái vắt nửa mình ngập ngừng của đám mây trên bầu trời giao mùa Hữu Thỉnh cũng đã có những câu thơ , đoạn thơ gần giống tứ thơ này nhưng không tài hoa , bất ngờ thú vị bằng
Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông ( Chiều sông Thương )
Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh không những mang đậm chất dân gian làng quê dân dã , mang đậm hơi thở của ruộng đồng mà còn mang tính triết lí sâu sắc :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi
Ta thấy thiên nhiên trong Sang thu còn được nhà thơ gợi ra bằng những hình ảnh độc đáo : nắng , mưa , sấm chớp , hàng cây … Nắng mưa lúc sang thu cũng không
giống như hồi giữa hạ Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang , dữ dội , gay gắt Mưa cũng ít đi , nhất là những trận mưa rào , mưa dông ầm ầm ào ạt Bởi vậy sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi
Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi
Hai câu thơ có hai tầng nghĩa : tả thực và ẩn dụ sấm mùa hạ ít đi khi sang thu bởi vậy hàng cây không còn bị giật mình , đột ngột Nhưng đó còn là những âm vang
ba động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời Và ở những con người từng trải , đứng tuổi thì tất nhiên sẽ vững vàng , trầm tĩnh hơn , càng không bị bất ngờ , giật mình trước những tác động của ngoại giới dù là những tiếng sấm đầu thu Như vậy hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy nghiệm về con ngừơi
và cuộc sống
Trang 6Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng , bâng
khuâng mà cũng thầm thì triết lí , đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc , góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương , đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam
Phân tích : TRUYỆN NGẮN “ LÀNG ” CỦA KIM LÂN
Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được in trong báo văn nghệ năm 1948 Truyện ca ngợi tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai , môt nông dân phải xa làng đi tản cư qua đó ta cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp
Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người
thời kháng chiến đó là tình cảm quê hương đất nước Một tình cảm mang tính cộng đồng nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động của một con người , trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng cá nhân , in rõ cá tính của nhân vật
Cũng như những người nông dân khác thời kháng chiến , ông Hai rất yêu làng , mảnh đất ông đã sinh ra và lớn lên , nơi cất tiếng khóc chào đời đầu tiên của ông Đó
là làng Chợ Dầu bằng một thứ tình cảm khá đặc biệt Ông say mê kể về làng , luôn khoe làng mình , tự hào ở làng về nhiều mặt Tình cảm ấy được bộc lộ tha thiết nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư
Ông Hai nói chuyện về làng một cách say mê và náo nức lạ thường , hai con mắt ông sáng hẳn lên Cái mặt biến chuyển hoạt động Hơn thế nữa đây không phải là lần thứ nhất nói chuyện về làng tối nào cũng vậy , lần nào cũng như lần nào , phần nói về làng cũng là phần để kết thúc câu chuyện
Thái độ của ông Hai với làng thể hiện gọn gàng trong một chữ khoe , tám chữ khoe Những lời khoe của ông thật đa dạng , khi thì hảnh diện , khi thì mê man giảng giải , khi thì rành rọt , khi nói liên miên Ông Hai khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng , chòi phát thanh cao bằng ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy Ông khoe làng ông nhà ngói san sát sầm uất
Trang 7như tỉnh đường trong làng toàn lát đá xanh Ông Hai còn khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông Ông có vẻ hảnh diện cho làng được cái sinh phần đó lắm
Cái dinh cơ cụ Thượng làng tôi có lăm lắm là của Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy còn hơn cả cái lăng cụ Thiếu Hà Đông Sau cách mạng ở ông Hai có những
nhận thức mới hơn trong việc khoe về làng mình Ông không khoe cái lăng ấy nữa
mà còn biết chính cái lăng ấy nó làm khổ ông , làm khổ những con người của làng ông Bây giờ nói đến làng ông khoe những ngày khởi nghĩa , những buổi tập quân sự , những hố những ụ , những giao thông hào của làng ông Thậm chí có đôi lúc ông Hai ngậm ngùi kể lại cả những chuyện phiêu dạt và những chuyện đẩu chuyện đâu Phải nói rằng những biểu hiện và tính khoe làng của ông Hai đó là tình yêu làng tha thiết Yêu lắm về mảnh đất làng que nên khoe nên nói cho đỡ nhớ làng , đỡ nhớ phong trào cách mạng ở làng mà ông đã từng tham gia phụ lão cứu quốc và tham gia đào hào đắp ụ Một biểu hiện khác của ông Hai cũng xuất phát từ tình yêu làng chợ Dầu , ông không muốn bỏ làng ra đi vào lúc hữu sự Ông luôn luôn có suy
nghĩ :Mình sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ , ông cha cụ kị mình xưa kia
cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này là công việc chung chứ của riêng ai Ông Hai bị hoàn cảnh dồn
ép khổ sở lắm Ông không trực tiếp kháng chiến ở làng mà phải đi tản cư Đi tản cư
xa làng ông Hai không ngày nào , không lúc nào không nghĩ về làng Nỗi nhớ làng luôn luôn túc trực trong lòng ông Mọi nỗi nhớ ấy đều tập trung ở những hoạt động kháng chiến ; hát hò , đào hào , khuân đá Tình yêu làng quê của ông Hai đã phát triển , đã được bồi dưỡng thêm bằng tình cảm mới – tình kháng chiến Ông Hai không chỉ là người dân làng chợ Dầu , ông còn là một chiến sĩ gắn bó với phong trào kháng chiến của làng
Nhà văn Kim Lân đã diễn tả một tình cảm , một nét tâm lí quen thuộc về
truyền thống của người nông dân tình cảm gắn bó với làng quê , tự hào về quê
hương mình Cái tâm lí tự hào đó cũng được ca dao thể hiện
Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn Ở ông Hai tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước Đúng như
nhà văn I-li- aÊ ren bua có nói : … lòng yêu nhà , yêu làng xóm , yêu làng quê trở
nên lòng yêu tổ quốc Để mỗi người đọc chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm
yêu làng yêu nước của ông Hai – người nông dân cách mạng Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống gay gắt tình huống ấy là cái tin làng chợ Dầu theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua làng ông Một người luôn luôn khoe làng , tự hào về làng như ông Hai khi nghe tin đột ngột ấy không đau đớn sao
được ông Hai sững sờ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại , da mặt tê rân rân Ong lão
lặng đi tưởng như không thở được Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai cái tin dữ ấy xâm
chiếm , Nó thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông Ra đường ông cuối gằm mặt
Trang 8xuống mà đi , về nhà nằm vật ra đường nước mắt trào ra Bao nhiêu câu hỏi dày vò , rồi trằn trọc không ngủ được Không chỉ có the mà suốt mấy ngày hôm sau ông Hai không dám đi đâu chỉ quẩn quanh ở nhà nghe ngóng , rồi nơm nớp lo chuyện loang
ra Ong Hai lo người ta đuổi người làng Việt gian thật là tiệt đường sinh sống Mà
ông cũng không thể về làng vì về là bỏ kháng chiến , bỏ cụ Hồ Với ông làng thì
yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù Tấm lòng của ông , tình yêu làng yêu
nước của ông chỉ có một mình ông hiểu chẳng biết nói cùng ai Ông đem nỗi lòng của mình trò chuyện cùng thằng con út cho vơi bớt lòng ông : Nước mắt ông lão giàn
ra chảy ròng ròng trên hai má , chết thì chết có bao giờ dám đơn sai Đó có phải
chăng là tấm lòng của ông Hai Tình cảnh của ông Hai , diễn biến tâm trạng của ông khiến ta cảm động biết bao, đồng thời cũng cảm nhân được tấm lòng thủy chung với kháng chiến , với cách mạng mà biểu tượng là Bác Hồ
Nhưng có thể nói điều khiến ta xúc động hơn là tâm trạng của ông Hai khi nghe làng chợ Dầu được cải chính không theo giặc Cái mặt buồn thiu mọi ngày bổng vui tươi hẳn lên ông gọi con ra chia quà Ông múa tay múa chân lên mà khoe , xúc động nhất là ông Hai chẳng hề nghĩ tiếc hay buồn về ngôi nhà riêng của ông bị giặc đốt Niềm vui vì làng không theo giặc , không làm Việt gian đã chiếm hết tâm trí ông , đau khổ bế tắt đã được khơi thông Lúc này ông Hai nói chuyện về làng mình cho mọi người nghe thật rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa được dự trận đánh mới về Có thể nói rằng ông Hai là một hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước Một mẫu người đáng quí của dân tộc ta trong những năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp
Bên cạnh thành công về mặt nội dung truyện làng Kim Lân còn thành công về mặt nghệ thuật Truyện xây dựng cốt truyện theo diễn biến tâm lí có sức thuyết phục và
có ý nghĩa sâu sắc chính vì tình cảm quê hương của một người dân có tinh thần kháng chiến Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả nhuần nhuyễn , lời ăn tiếng nói dân dã , mộc mạc Tác giả có tài miêu tả tâm lí nhân vật , xây dựng tình huống truyện độc đáo giúp cho người đọc khi gấp sách lại vẫn còn thấy bồi hồi xúc động về tình yêu làng của ông Hai , về nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống hấp dẫn , hồi hôp của Kim Lân
Đọc tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân , tác giả đã để lại trong ta một ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh ông Hai Một nông dân hay làm hay khoe , gắn bó bền chặt với làng Tình yêu làng gắn với tinh thần kháng chiến , lòng yêu nước , một lòng theo Cụ Hồ Đồng thời cũng cảm nhận sự sáng tạo tình huống truyện của một cây bút có sở trường viết về nông dân , viết về làng quê của nhà văn Kim Lân
Trang 9Phân tích : Anh trăng (Nguyễn Duy)
Mình về thành thị xa xôi Nhà cao còn thấy núi đồi nũa chăng Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ ánh trăng cuối rừng
( Tố Hữu )
Trăng là đề tài muôn thuở của thi ca Với ánh sáng hiền diệu , với chu kì tròn khuyết lạ lùng , trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều ý tưởng sâu xa Nguyễn Duy là nhà thơ lớn lên từ đồng quê , trăng như một ám ảnh Rồi xê dịch với thời gian , và không gian , trăng vẫn theo đuổi nhà thơ và thế là thành thơ , thành triết lí ( dẫn bài thơ )
Bài thơ “ Anh trăng ” được viết theo thể thơ năm chữ , nhịp điệu linh hoạt để thể hiện sự vận động của không giạn , của thời gian Nếu như trong bài thơ “ Tre Việt Nam ” Câu thơ lục bát có khi được tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng , thì bài thơ “ Anh trăng ” này lại có một nét mới Chữ đầu của dòng thơ , câu thơ không viết hoa Phải chăng nhà thiơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian kỉ niệm ?
Hai câu thơ đầu nhà thơ nói về vầng trăng của tuổi thơ và vầng trăng của thời chiến tranh
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la Hai câu thơ 10 tiếng
, gieo vầng lưng ( đồng – sông ) , từ “ với ” được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ đi nhiều , được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên , từng được ngắm trăng trên đồng quê , ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể Ta thấy hồi ức được kể lại bằng hình ảnh Hình ảnh chuyển rất nhanh , cái hay là bằng hình ảnh không gian đã diễn tả được sự vận động của thời gian
Hai câu thơ tiếp theo nói về thơì chiến tranh , vầng trăng của người lính , trăng đã thành tri kỉ
Hồi chiến tranh ở rừng
Trang 10Vầng trăng thành tri kỉ
Tri kỉ là biết người biết mình , bạn tri kỉ là người bạn rất thân , hiểu biết mình Trăng với người lính , với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành đôi bạn tri kỉ Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng , giữa rừng khuya sương muối , người chiến sĩ đứng chờ giặc tới Con đường hành quân của người lính nhiều đêm đã trở thành con đường dát vàng Trăng đã chia sẻ ngọt bùi hân hoan trong niềm vui thắng trận với người lính tiền phương Đất nước đã trải qua những năm dài máu lửa , trăng với anh bộ đội đã vượt lên mọi tàn phá hủy diệt của bom đạn quân thù Thật thú vị khi đọc những vầng thơ của Nguyễn Duy vì nó đã mở ra trong lòng nhiều người một trường liên tưởng
Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ
Sang khổ thơ thứ 2 như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao
đã qua của cuọc đời người lính gắn bó với thiên nhiên , với đất nước bình dị , hiền hậu Bằng nghệ thuật ẩn dụ , so sánh nhà thơ làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên của người lính những năm tháng ở rừng Đó là cốt cách của các anh
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Vầng trăng là biểu tượng của những ăm tháng ấy , đã trở thành vầng trăng tri kỉ , vầng trăng tình nghĩa , ngỡ như không bao gì có thể quên Một ý thơ làm động đến tâm hồn như một thức tỉnh lương tâm đối với những kẻ vô tình
Sự thay đổi của lòng người thật đáng sợ Hoàn cảnh sống thay đổi con người dễ thay đổi , có lúc trở nên vô tình , có kẻ dễ trở thành “ ăn ở bạc ” Từ ở rừng , sau chiến tranh trở về thành phố được sống sung sướng ở buynh đinh cao ốc , quen ánh điện cửa gương , vầng trăng tri kỉ – vằng trăng tình nghĩa đã bị người lãng quên dửng dưng Cách so sánh của tác giả làm chột dạ nhiều người
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Trăng được nhân hóa lặng lẽ đi qua đường , trăng như người dưng đi qua chẳng còn ai nhớ , chẳng còn ai hay Những câu thơ rất bình dị , giọng thơ thầm thì như trò chuyện , giải bày tâm sự cho nên chất trữ tình của thơ trở nên sâu lắng chân thành Cũng như dòng sông có thác ghềnh , quanh co uốn khúc Cuộc đời người cũng có những biến động li kì Ghi lại một tình huống “ Cuộc sống thành thị ” của những con người mới ở rừng về thành phố , nhà thơ chỉ sử dụng 4 câu thơ 20 từ Các từ “ Thình lình ”, “ vội ”, “ Đột ngột ” gợi tả tình thái đầy biểu cảm
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Trang 11Trăng xưa đã đến với người , vẫn tròn , vẫn đẹp , vẫn thủy chung với mọi người , mọi nhà , với thiên nhiên , với người lính Người ngắm trăng rồi suy ngẫm bâng khuâng
ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng.
Hai chữ “ mặt ” trong đoạn thơ Mặt trăng mặt người cùng “ Đối diện đồng tâm” Trăng chẳng nói , trăng chẳng trách , thế mà người lính cảm thấy “ có cái gì rưng rưng ” “ Rưng rưng ” nghĩa là vì xúc động , nước mắt đang ứa ra , sắp khóc Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại , cái tốt lành hé lộ , bao kỉ niệm đẹp một đời người ùa về , tâm hồn gắn bó , chan hòa với thiên nhiên , với vần trăng xưa , với đồng với bể , với sông , với rừng , với quê hương đất nước Cấu trúc câu thơ
song hành , với biện pháp tu từ so sánh , với điệp ngữ là cho thấy ngòi bút của
Nguyễn Duy thật tài hoa Ta thấy đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành , ở tính biểu cảm , ở hình tượng và cảm xúc Từ ngôn ngữ hình ảnh đi vào lòng người , khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng , thấm thía Khổ thơ cuối mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí
Anh trăng là bài thơ hay của Nguyễn Duy Qua bài thơ tác giả tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng “ ánh trăng ” đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ Không nên sống vô tình phải thủy chung trọn vẹn , phải ngiã tình sắt son với bạn bè , đồng chí , nhân dân Đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay , thật cảm động qua bài thơ này
Trang 12Phân tích : Bếp lửa (Bằng Việt )
Chúng ta đã được đọc nhiều áng thơ hay về tình yêu quê hương , tình cảm gia đình Có người thích vẻ đẹp thiết tha nồng nàn của Tế Hanh ở bài “ Quê hương ”
Có người yêu sự mộng mơ , lãng mạn của tình mẹ con trong bài “ Mây và sóng ” của Ta -Go Riêng tôi , tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm , đằm thắm trong bài “Bếp lửa ” của nhà thơ Bằng Việt
Nhiều người đọc bài thơ có ấn tượng sâu sắc về lời thơ đẹp , cảm xúc dạt dào , giọng thơ thiết tha bồi hồi , hình tượng độc đáo , sáng tạo dặc sắc Bài thơ có 41 câu thơ , phần lớn là thơ 8 chữ ( 31 câu ) , còn có 7 câu thơ thất ngôn và 3 câu thơ 9 tiếng Tất cả đều kết hợp một cách hài hòa , phong phú vần điệu , đọc lên ngâm lên nghe rất thích , rất thú vị
Bài thơ nhăc lại kí ức tuổi thơ một thời gian khổ – đói nghèo , chiến tranh , loạn
lạc Qua hình tượng bếp lửa , ngọn lửa , đứa cháu ca ngợi đức hi sinh , sự tần tảo và
tình thương bao la của bà , đồng thời nói lên lòng biết ơn bà thương nhớ bà khôn nguôi
Ba câu thơ đầu nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm , ngọn lửa “ chồn vờn ” rung rinh , hắt ánh sáng lên tường nhà , liếp
cửa Bêp lửa ấm áp “ nồng đượm ” ấy còn mang tình thương chở che , ôm ấp , ấp iu của lòng bà Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trãi qua biết mấy nắng
mưa , nghèo khổ và vất vả Nghĩ về bếp lửa , nhớ về bếp lửa gia đình , mà đứa cháu
thương bà khôn xiết kể Hai câu đầu song hành làm hiện lên hình ảnh bếp lửa của bà Các chữ : “ ấp iu , nồng đượm” , “ chờn vờn” rất hình tượng , gợi tả ; chữ “ thương ” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán làm cho cảm xúc lan tỏa , thấm sâu vào hồn
người :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa âp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy náng mưa
Năm câu thơ tiếp theo , tác giả nhắc đi nhắc lại : mùi khói , khói hun đã làm nhèm
mắt cháu làm cho sống mũi còn cay đến tận bây giờ kỉ niệm thời thơ bé khi lên bốn tuổi , kỉ niệm môt thời đen tối đói khổ Đó là năm đói mòn đói mỏi , năm ất dậu
1945 , khi người chết đói như ngả rạ Giọng thơ trỉu xuống nao nao lòng ta :
Lên bốn tuổi cháu đã quên mùi khói
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Cái vị cay xòe của khói hun nơi bếp lửa những nhà nghèo sẽ mãi mãi bám lấy bao
tâm hồn tuổi thơ ? Cho dù năm tháng trôi qua nhưng kí ức ấy trở thành một vết
thương lòng đâu dễ nguôi ngoi
Đoạn thơ thứ 3 gồm có 11 câu ,tác giả nhắc đi nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc về
bà trong suốt thời gian : Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Thật là hồn nhiên trong sáng khi nhà thơ tâm tình với chim tu hú Chim tú hú kêu trong những ngày
hè , khi trái vải đã chí n đỏ cành Tiếng chim tu hú là âm thanh đồng quê nghe thật
Trang 13tha thiết Tiếng chim tu hú trong bài thơ là một sáng tạo của Bằng Việt khi nói về bà :
Tu hú ơi ! chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Tiếng chim tu hú gợi thương :
Mẹ cùng cha bận công tác chưa về Cháu ở cùng bà , bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học
Trong nhiều gia đình Việt Nam , do nhiều cảnh ngộ khác nhau , mà vai trò của
người bà – bà nội , bà ngoại – đã thay thế vai trò của người mẹ hiền Các từ ngữ : Bà
bảo , bà dạy , bà chăm đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu , tình thương
bao la , sự chăm chút của bà đối với cháu nhỏ Chữ bà và chữ cháu đước điệp lại 4lần gợi tả tình bà cháu quấn quít yêu thương
Được sống trong tình thương và hạnh phúc Em bé trong bài thơ bếp lửa tuy phải sống xa cha mẹ , tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn , nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà Vì thế cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Đoạn thơ tiếp theo có 10 câu đã tô đậm thêm những phẩm chất cao quí của người bà yêu quí Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc Sống trong những năm dài chiến tranh ,
khi giặc đốt làng cháy tàn cháy lụi , được sự đỡ đần của bà con hàng xóm , hai bà
cháu mới dựng lại được túp lều tranh , thế nhưng bà vẫn vững lòng trước mọi tai họa thử thách :
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Từ bếp lửa , đứa cháu nghĩ về ngọn lửa Một hình tượng rất tráng lệ Bếp lửa bà nhen sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt , ngọn lửa của tình thương luôn ủ sẵn , ngọn lửa của niềm tin vô cùng dai dẳng bền bỉ và bất diệt
cùng với hình tượng ngọn lửa, các từ ngữ chỉ thời gian rồi sớm rồi chiều , các động
từ nhen , ủ sẵn , chứa đã khẳng định ý chí , bản lĩnh sống của bà , cũng là của người
phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc :
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Trang 14Điệp ngữ một ngọn lửa và kết cấu song hành đã làm cho câu thơ vang lên mạnh
mẽ , đầy xúc động tự hào
Tám câu thơ tiếp theo là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ , của đứa cháu về người bà kính yêu , về bếp lửa của mỗi gia đình Việt Nam chúng ta Cuộc đời của bà nhiều lận đận , trải qua nhiều nắng mưa vất vả Bà cần
mẫn lo toan , chịu thương chịu khó , thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia đình Vần thơ chứa đựng bao nghĩa tình sâu nặng Cháu vô cùng cảm phục và biết ơn bà :
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà , đã trải qua mấy nắng mưa mấy chục năm rồi Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc , mà là bằng
tất cả tấm lòng nhân hậu ấp iu nồng đượm của bà đối với con cháu Chữ nhóm được
láy di láy lại bốn lần , đan kết với những chi tiết rất thực và gần gũi thân quen đối với mọi con người , đối với mọi gia đình chúng ta Vị ngọt bùi của khoai sắn , hương vị ngào ngạt của nồi xôi gạo mới … đều do bàn tay tần tảo của bà nhóm lên Bà đã nhen nhóm , nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao niềm yêu thương , bao ước mơ hoài bảo Tâm hồn và khát vọng tuổi thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa do bà nhóm suốt mấy chục năm trời :
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Anh sáng bếp lửa gia đình đã chiếu sáng bức chân dung người bà yêu kính Người
bà vĩ đại trở nên gần gũi yêu thương Trong kí ức của đứa cháu, hình ảnh người bà phảng phất màu sắc cổ tích Nghĩ về bếp lửa , nghĩ về bà , nhà thơ thốt lên ngợi ca cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra , trào lên cảm xúc thơ , chất trí tuệ của thơ qua câu cảm thán đem đến cho ta bao liên tưởng về ba, về mẹ , về mái ấm tình thương , về bếp lửa gia đình
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
Bốn câu thơ trong phần kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ , lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng giờ đã đi xa Cuộc đời mới thật vui ,thật đẹp , đã có ngọn khói trăm tàu , đã có ngọn lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả , nhưng cháu vẫn khôn nguôi nhớ bà , nhớ bếp lửa gia đình thương yêu Giọng thơ trở nên đằm thắm ngọt ngào:
Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm nga Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Không gian và thời gian xa cách , và dù cuộc đời có đôỉ thay , nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt Cảm xúc thơ như những lớp sóng cuộn lên trong lòng người Đó là dư ba và âm vang tình bà cháu
Trang 15Bếp lửa là bài thơ rất hay và độc đáo Trong ca dao , trong thơ ca dân tộc , có rất nhiều bài hay nói về người mẹ hiền Bếp lửa là bài thơ viết về người bà yêu kính , tần tảo có tình thương mênh mông Đó là sự đôc đáo Lời thơ đẹp , chất thơ trong trẻo , trẻ trung hình tượng thơ bếp lửa , khói hun , ngọn lửa , tiếng chim tu hú …đan kết , xâu chuỗi rất thơ, đầy ấn tượng
Đọc bài thơ , chúng ta vô cùng xúc động , về tâm tình tuổi thơ , về hình ảnh và vai trò người bà trong gia đình được nhà thơ nói đến Qua đó ta càng thấy rõ tình cảm gia đình là một trong những tình cảm tha thiết nhất của con người Việt Nam Với Bằng Việt , tình cảm gia đình đã chan hòa và thấm sâu với tình yêu
quêhương đất nước Tiếng chim tu hú , bếp lửa chờn vờn sương sớm , vị ngọt bùi của khoai sắn , của nồi xôi ngạo mới …những âm thanh ấy , hương vị đâm đà , ánh sáng ngọn lửa và tình thương của bà … chính là hồn quê, là tình non nước Có đi xa mới da diết nhớ
Ai trong chúng ta còn bà , bà nội, bà ngoại , ai trong chúng ta bà đã khuất , hãy khẽ đọc bài thơ bếp lửa , và chắc chắn sẽ tìm được cái tình , cái đẹp được nhà thơ gửi gắm
Trang 16Phân tích : Con cò ( Chế Lan Viên ) Tình mẹ con thiêng liêng mà gần gũi đối với con ngừơi đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc họa Đông Tây kim cổ mà không bao giờ cũ , không bao giờ thôi quyến rũ người đọc Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quên thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người Việt Nam
Nhà thơ Chế Lan Viên viết bài thơ Con cò vào năm 1962 , in trong tập Hoa ngày
thường , chim báo bão ( 1967) Bài con cò mang âm điệu đồng dao , nhịp thơ và
giọng thơ thâm vào hồn ca dao , dân ca một cách đằm thắm , nhẹ nhàng 51 câu thơ
tự do , câu ngắn nhất 2 chữ , câu dài nhất 8 chữ , đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga , ngọt ngào , biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ đối với con thơ !
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ bế con thơ trên tay , cất lời ru bài Con cò bay
lả bay la … “ Con cò mà đi ăn đêm …” Nhìn con thơ Con còn bế trên tay – con
chưa biết con cò , mà lòng mẹ dào dạt tình thương Mẹ thương con cò trong ca dao
lận đận ; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương Con được sống yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ :
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
Mẹ đã dành cho con thơ tất cả Cánh tay dịu hiền của mẹ Lời ru câu hát êm đềm của mẹ Dòng sưã ngọt ngào của mẹ Những hoán dụ nghệ thuật ấy đã hình tượng tình mẫu tử bao la nhịp thơ cũng là nhịp võng , nhịp cánh nôi nhẹ đưa , vỗ về ;
Ngủ yên ! ngủ yên ! ngủ yên ! Cành có mền , mẹ đã sẵn tay nâng ! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân ! Con chưa biết con cò con vạc.
Con chưa biết những cành mền mẹ hát Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân
Điệp ngữ ngủ yên , con chưa biết và Con cò láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng
thơ trở nên đầm ấm , ngọt ngào thiết tha dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương
Chuyển sang đoạn 2 là lời mẹ ru con ngủ yên ngủ ngon : Ngủ yên ! Ngủ yên ! Ngủ
yên ! Ngắm nhìn con thơ ngủ mà lòng mẹ dào dạt mong ước Con sẽ lớn khôn , con
đến trường đi học
Con khôn lớn , con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ Cuộc đời con nhiều sáng tạo , mải miết chuyên
cần bay hoài không nghỉ Hình ảnh cánh cò trắng bay …thể hiện ước mơ đẹp của
Trang 17mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con Con sẽ nối chí cha Một câu hỏi khẻ thốt lên trong lòng mẹ hiền :
Lớn lên , lớn lên , lớn lên …
Con làm gì ? Con làm thi sĩ ! Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn …
Ở khổ thơ cuối , tiếng ru con tiếng hát của mẹ hiền cất lên dìu dặt , mênh mang
Mẹ nghỉ về cuộc đời của con mai sau , và tình thương yêu của cha mẹ Như một lời nguyền của mẹ :
Dù ở gần con
Dù ở xa con Lên rừng xuống bể ,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Chữ dù chữ vẫn được điệp lại , ý thơ được khẳng định , tình mẫu tử bền chặt , sắt
son Có gì cao hơn núi , có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con
Phần cuối , lời thơ thấm đượm chất triết lí trữ tình Nghỉ về con cò trong ca dao ,nghỉ về cuộc đời con mai sau , người mẹ nghỉ về thân phận , số phận những con cò nhỏ bé , đáng thương , trong cuộc đời :
À ơi ! Một con cò thôi , Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Phải chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát : Có xáo thì xáo nước
trong – Đừng xáo nước đục đau lòng cò con ? Thác trong còn hơn sống nhục , ấy là
ý vị cuộc đời đáng thương , đáng trọng xưa nay
Bài thơ con cò là một bài thơ có đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc : ca ngợi
tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền , nói lên tình thương cuộc đời rất nhân hậu và nhân tình
Trang 18Phân tích Bến quê ( Nguyễn Minh Châu ) Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại Sáng tác của
ông trong thời kì kháng chiến chống Mĩ như Cửa sông , Dấu chân người lính , Mảnh
trăng cuối rừng Sau 1975 nhất là từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20 , Nguyển Minh
Châu đã trăn trở tìm tòi , đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật , mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình Hàng loạt truyện ngắn của ông trong những năm
đó đã gây xôn xao trong giới văn học và công chúng rộng rãi Ông được xem là hiện tượng nổi bật trong đời sống văn học ở chặng đầu của thời kì đổi mới Nguyễn Minh Châu xứng đáng thuộc trong số những người “ Mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất ” trong đổi mới văn học Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho sự
đổi mới đó là truyện ngắn Bến quê.
Truyện Bến quê ghi lại những gì nhìn thấy , nghe thấy , những suy ngẫm và
ước mơ , những quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh , qua 4 cảnh : Nhĩ được Liên săn soc ;Nhĩ sai thằng Tuấn đi sang bên kia sông ; Nhĩ được các cháu nhỏ
( Huệ ,Vân , Tam , Hùng …) đến nương nhẹ lót khăn , kê gối cho ông ; Ông giáo Khuyên chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ
Trang 19Cốt truyện của Bến quê rất bình dị , bằng phẳng nhưng lại mang hàm nghĩa triết
lí sâu sắc Qua nhân vật Nhĩ , một bệnh nhân sắp từ giả cõi đời , Nguyễn Minh Châu
nói lên những suy ngẫm của con người , về cuộc đời và cách sống , thức tỉnh , khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu , trân trọng những vẻ đẹp , những giá trị bình dị , gần gũi , quen thuộc của cuộc sống , của quê hương
Đọc truyện ta thấy Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị , đi rộng biết
nhiều :Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ; anh đã
từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ Mới 2 năm trước đây , anh còn đi công
tác sang một nước bên Mĩ la- tinh Có thể nói , bao cảnh đẹp , những nơi phồn hoa
đô hội gần xa , những miếng ngon nơi đất khách quê người , anh đều được thưởng thức , được hưởng thụ Nhưng những cảnh đẹp gần gũi , những con người tình nghĩa thân thuộc , thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời , anh mới cảm thấy một cách sâu sắc cảm động
Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp ? Lúc mới nở màu sắc đã nhợt nhạt Vòm
trời và con sông Hồng , bờ bãi , bến đò … có gì xa lạ đối với nhiều người trong
chúng ta , nhất là đối với Nhĩ , Khi nhà anh ở gần dòng sông ấy Sớm nay , Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ : Anh thấy hoa bằng lăng trong tiết lập
thu đẹp hơn , đậm sắc hơn Sông Hồng màu đỏ nhạt , mặt sông như rộng thêm ra
Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang
phô ra một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc
quá như da thịt , hơi thở của đất màu mỡ Và bầu trời , vòm trời quê nhà như cao hơn
Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình , Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà Tại sao trước đây anh ít nhìn thấy , cảm thấy ? Phải chăng vì cuộc sống bân rộn tất tả ngược xuôi ? hay tại bởi vô tình ? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện , Nguyễn Minh Châu muốn nhắc khẽ mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn
bó , trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì những cái đó là máu thịt , là tâm hồn của mỗi chúng ta Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị , thân thuộc của quê nhà để nâng niu yêu quí
Nhĩ bị ốm nằm liệt giường lâu ngày , được vợ con chăm sóc , trong lòng anh
nảy nở bao ý nghĩ , baotình cảm đằm thắm , sâu nặng thiết tha Nghe Liên nói : Anh
cứ yên tâm Vất vả , tốn kém đến bao nhiêu em với các con vẫn chăm lo cho anh được , thì Nhĩ lần đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá Hình ảnh người vợ
tần tảo , giàu đức hi sinh làm cho Nhĩ cảm động , thoáng ân hận về sự vô tình của
mình : Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm … mà em vẫn nín thinh
Chưa bao giờ mà Nhĩ nghe rõ thế , những tiếng bình dị thân thương : tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con … Liên hãm nước thuốc và tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà , tiếng bước chân rón rén quen thuộc của người vợ hiền thảo
trên những bậc gỗ mòn lõm Đó là tiếng lòng , tiếng thân thương , không phải lúc
nào Nhĩ cũng nghe được , Nhĩ cũng cảm được !
Tuấn là đứa con thứ hai của Nhĩ và Liên Một năm nay vắng nhà , Tuấn đi học
xa , tận một thành phố phía Nam và vừa mới trở về hôm qua Bố ốm nặng , Tuấn về thăm bố , thăm mẹ và thăm nhà ? Nằm trên giường bệnh ngắm con , Nhĩ xúc động , thấy càng lớn thằng con anh có nhiều nét giống anh Nhĩ sai con đi sang bên kia
Trang 20sông , qua đò đặt chân lên bờ bên kia , đi chơi loanh quanh … một lát rồi về Với Tuấn thì đó là cái việc gì lạ thế mà bố sai làm , khi cậu đang mãi mê xem cuốn
truyện dịch Đứa con trai chưa hiểu được cái điều ham muốn cuối cùng của đời
bố Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông , để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen , bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên
Qua khung cửa sổ ngôi nhà , Nhĩ dõi theo hình bóng đứa con đội cái mũ cói vành rộng , mặc chiếc áo sơ mi màu trứng sáo , cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố Cái say mê của con bây giờ cũng giống như cái say mê của bố ngày xưa : Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè
phố , thật là không dứt ra được Nhĩ trầm ngâm suy nghĩ , lo lắng vẫn vơ : không
khéo thằng con trai anh lại trễ mất một chuyến đò trong ngày Những trò chơi phá
cờ thế , những việc làm vô vị nhạt nhẽo sẽ làm tốn mất bao thời gian , bao tâm trí , bao sức lực … Những trò chơi ấy , việc làm ấy sẽ làm cho tuổi trẻ của nhiều người trễ mất
chuyến đò trong ngày , sẽ làm chậm bước , làm lỡ nhịp một thời trai trẻ Bằng kinh
nghiệm của mình , Nhĩ nghĩ một cách buồn bã , con người ta trên đường đời thật khó
tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình , vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu ? Ý nghĩ ấy mang hàm nghĩa một triết lí nhân sinh sâu
sắc
về đường đời và mục tiêu cuộc sống
Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta , ở quê ta rất đẹp rất đáng yêu , đó là sự giàu
có lẫn mọi vẻ đẹp , thậm chí cả những nét tiêu sơ , nhưng phải trải nghiệm , phải sống
hết mình mới có thể khám phá , mới có thể phát hiện , mới tìm thấy Và còn phải có một tấm lòng gắn bó yêu thương
Có người do tài trí , thời cơ , vận may mà thành đạt Có người sớm phát hiện ra
sự lạc hướng , lạc đường mà điều chỉnh , mà khắc phục Có rất nhiều người đi suốt hành trình cuộc đời mới nhận ra cái chùng chình , cái vòng vèo , sự lạc đường lạc hướng của mình , nhưng quỹ thời gian đã vung phí , đã gần đất xa trời …Đời người đầy bi kịch , vì thế một con người như Nhĩ đã từng in gót chân khắp mọi chân trời , mãi đến lúc nằm liệt trên giường bệnh , mới khám phá ra , lúc này anh cảm thấy như
có một niềm say mê pha lẫn một nỗi ân hận đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết Cuộc đời là một ẩn số , đường đời là một bài toán khó , nên không bao giờ giải thích hết vì thế ,phải có trí tuệ , có chí khí , giàu lòng kiên nhẫn , sống có lí
tưởng đẹp , mới bớt được ruỗi ro, mới tránh được vòng vèo , chùng chình thất bại
Những cảm nhận, những suy nghĩ của Nhĩ về Liên thật sâu sắc , đầy ân tình , ân
nghĩa từ một cô gái chân quê mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ rồi thành môt người
đàn bà thị thành Thế nhưng tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa Nhĩ đã trãi qua những ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm , nếm trãi bao ngọt bùi cay đắng ,Nhĩ đã tìm thấy nơi nương tựa là gia đình , là
vợ con mình Với Nhĩ , gia đình là bến đậu , bến tình thương , bến hạnh phúc
Cảnh những đứa trẻ ( Huệ , Vân , Tam , Hùng ) xinh tươi ngoan ngoãn , nghe Nhĩ gọi , chúng ríu rít chạy lên , xúm vào , nương nhẹ giúp anh xê dịch từ mép tấm
Trang 21nệm ra mép tấm phản , lấy gối đặt sau lưng Nhĩ , làm cho anh như trẻ lại toét miệng cười với tất cả , tận hưởng sự thích thú được chăm sóc Hanh phúc đâu phải là cái gì cao siêu , mà rất bình dị , rất nho nhỏ , có khi chỉ một ánh mắt , một nụ cười trẻ thơ ,
một bàn tay nhỏ bé chua lòm mùi nước dưa …
Hình ảnh ông cụ Khuyến sáng nào đi qua cũng ghé vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn Một câu hỏi thăm về sức khỏe , một lời an ủi
động viên ân cần : Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ ? Còn gì cao quí hơn , ấm áp
hơn , tình nghiã hơn ? Được sống trong tình yêu thương của đồng loại mới thật hạnh phúc Và đó là sắc màu ý vị trong cuộc đời mỗi chúng ta , là bến quê của tâm hồn mỗi chúng ta
Cụ Khuyến hốt hoảng khi phát hiện ra mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác
thường , hai mắt thì long lanh chứa một mê say đầy đau khổ , và mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy… Đo là chút sức lực cuối cùng còn sót lại… của Nhĩ Nhĩ sắp ra đi Con đò chở
khách trên sôngHồng cập bến , mang ý nghĩa một biểu tượng , con đò sẽ đưa Nhĩ tới cõi hư không của một kiếp người …
Trong truyện Bến quê, Nhà văn Nguyễn Minh Châu xây dựng một tình huống giản dị và nghịch lý bất ngờ , Giọng kể chuyện giàu ngẫm ngợi , triết lý mà vẫn cảm xúc trữ tình đem lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc
Bến quê là một truyện ngắn thấm đẩm ý vị triết lí về con người và cuộc đời những năm cuối đời , Nguyễn Minh Châu đã trãi qua nhiều tháng ngày đau ốm Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật , chân thành Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình , quê hương Phải biết nâng niu , trân trọng
những vẻ đẹp và giá trị bình dị , thân thuộc của cuộc sống , của quê hương Như thế mới thật sự hạnh phúc Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu
Phân tích NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê)
Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh
sát mặt đường , trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ
Tổ trinh sát mặt đường gồm có 3 cô thanh niên xung phong : Nho , Phương Định
và chị Thao Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm Ở đó , máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ , trắng lẫn lộn Tưởng như sự sống bị hủy diệt : không có lá xanh hai bên đường , thân cây bị tước khô cháy Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc , những cây rễ nằm lăn lóc , ngỗn ngang những hòn đá to , một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó , han gỉ nằm trong đất
Trang 22Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom , đêm bom chưa nổ , phá bom Thần kinh căng như chão Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường ra đường vào lúc mặt trời lặn,
và làm việc có khi suốt đêm thì tổ trinh sát lại chạy trên cao điểm cả ban ngày dưới
cái nóng 30 độ Từ cao điểm trở về hang , cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh , hàm răng lóa lên khi cười , khuôn mặt thì lem luốc
Cả 3 cô, cô nào cũng đáng mến , đáng cảm phục Nhưng Phương Định là cô gái
để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta Phương Định , con gái Hà Nội có hai bím tóc dày , tương đối mềm , một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo là : có cái nhìn sao mà xa xăm Nhiều pháo thủ và lái
xe hay hỏi thăm hoặc viết những bức thư dài gửi đường dây cho Định Cô có vẻ kiêu kì , làm điệu khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đáy , nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc áo quân phục , có ngôi sao trên mũ
Sống trong cảnh bom đạn ác liệt , cái chết kề bên , Định lại càng hay hát Những bài hành khúc , những điệu dân ca Quan họ , bài ca ca chiu sa của hồng quân liên xô , bài dân ca ý …Định còn biết bịa ra những lời hát , thế mà chị Thao vẫn say mê chép vào sổ tay Định hát trong những khoảnh khắc im lặng khi máy bay trinh sát bay rè
rè , cơn bão lữa sắp ập xuống cao điểm Định hát để động viên Nho , chị Thao và động viên mình Hát khi máy bay rít bom nổ ; nổ trên cao điểm cách cái hang này khoảng 300mét Hát trong không khí ngột ngạt : khói lên và cửa hang che lấp , Đúng
là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường ,
những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng
Trong kháng chiến chống Mĩ , ở hai miền Nam , Bắc của tổ quốc đã có hàng vạn
hàng triệu chàng trai lên đường ra trận với dũng khí và quyết tâm đánh cho Mĩ cút ,
đánh cho ngụy nhào để giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước Tiền tuyến vẫy
gọi , hàng ngàn hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng , Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến Con đường chiế lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu , mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh
hùng
Những ngôi sao xa xôi đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa Tiếng Định lại
cất lên : Tôi một quả bom trên đồi Nho , hai quả dưới lòng đường Chị Thao, một
quả dưới chân cái hầm ba- ri – e cũ Cảnh tượng chiến trường trở nên vắng lặng đến phát sợ Cảnh vật bị hủy diệt : cây xơ xác , đất nóng , khói đên vật vờ từng cụm
trong không trung : Phương Định , dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom ,
đàng hoàng mà bước tới Quả bom có 2vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một
bụi cây khô , một đầu vùi xuống đất Thần chết đang đợi chờ Vỏ quả bom nóng Định dùng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao
mình làm quá chậm thế ! Hai mươi phút đã trôi qua Tiếng còi chị Thao rúc lên Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào , châm ngòi vào đây mìn Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp … Tiếng còi của chị Thao lại nổi lên Quả bom
nổ Ba tiếng nổ nữa tiếp theo Mảnh bom xé không khí Đất rơi lộp bộp Bom nổ váng óc , ngực đau nhói , đôi mắt cay mãi mới mở ra được Mồ hôi thấm vào môi ,
Trang 23cát lạo xạo trong miệng Nguy hiểm , căng thẳng không thể nào kể xiết Chị Thao vấp ngã , vết sẹo bóng lên , mảnh dù bay trên lưng , chị cười , răng trắng , đôi mắt mở
to … Nho bị thương Bom nổ , hầm sập Chị Thao và Định phải moi đất , bế Nho lên Máu túa ra , ngấm vào đất chị Thao nghẹn ngào Định rửa vết thương cho Nho , tiêm thuốc choNho , pha sữa cho Nho … Rồi chị Thao lại giục : Hát đi ,
Phương Định , mày thích bài gì nhất , hát đi ! Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ
Mỗi ngày tổ trinh sát mặt đường phá bom đến 5 lần ; ngày nào ít : ba lần
Phương Định cho biết : Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng một cái chết mờ nhạt ,
không cụ thể …
Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong tuyện những ngôi sao xa xôi Lê Minh khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm , dựng lên một tượng đài về khí phách anh hùng ,lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường Chị Thao , Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng
và lòng người Tổ quốc và nhân dân có bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng
Lộc ,những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn
Định cô gái Hà Nội xinh đẹp , dũng cảm trong lửa đạn , giàu yêu thương đồng đội Cô cũng thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc Định thích ngắm đôi mắt mình trong gương Cô tự hào
về cặp mắt mình nó dài dài màu nâu , hay nheo lại như chói nắng Tâm hồn của
Định rất trong sáng mộng mơ Cô đã gởi lòng mình theo tiếng hát , hát trong bom đạn Định có trái tim dào dạt yêu thương Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt , chị
Thao cất tiếng hát , Nho vừa tắm ở dưới suối lên đã đòi ăn kẹo Còn Định thì niềm
vui con trẻ …nở tung ra say sưa tràn đầy khi nhặt được những hạt mưa đá trên
cao điểm Và
hình ảnh mẹ , cái cửa sổ , những ngôi sao to trên bầu trời thành phố , chiế xe chở đầy thùng kem , con đường nhựa ban đêm , cái vòm tròn nhà hát … tất cả những cái đó xoáy mạnh như sóng trong lòng cô gái một thời đạn bom Đôi mắt của Định , của Nho , của Thao , của hàng vạn cô thanh niên xung phong trên những cao điểm ,
những trọng điểm của con đường chiến lược Trường Sơn ,và trái tim rực đỏ của họ , của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh tỏa sáng
Truyện những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định , Nho , chị Thao , của hàng ngàn , hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng Truyện những ngôi sao xa xôi có cách kể chuyện độc đáo ở ngôi thứ nhất từ điểm nhìn của nhân vật chính Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình , cách kể xen kẽ đoạn hồi ức với đoạn tả cảnh chiến đấu thật hay Bài viết có nhièu đoạn sủ dụng câu văn ngắn và câu văn dài , ngôn ngữ tự nhiên gần khẩu ngữ
Chiến tranh đã đi qua Sau ba thập kỉ , đọc truyện những ngôi sao xa xôi , ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước Trong lòng ta biết bao khâm
Trang 24phục và tự hào thế hệ đi trước Mãi mãi những Phương Định , chị Thao , Nho gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ
Phân tích : Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng )
Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về
tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ Ông sáu là một nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy
Ông Sáu một nông dân Nam bộ giầu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến ( đánh Pháp và đánh Mĩ ) Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954 , hòa bình lập lại , ông mới được về thăm quê vài ngày Ngày ra đi bộ đội , đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi , ngày về thì con đã 8,9 tuổi Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con , được nghe con cất tiếng gọi ba một tiếng cũng không trọn vẹn !
Đó là bi kịch thời chiến tranh Khi gặp con với tiếng gọi thân tình nhưng đứa con
đón nhận bằng sự ngơ ngác , lạ lùng rồi vụt chạy và kêu thét lên Có thể nói cách
tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí Lí do cũng thật dễ hiểu : con bé quá ngạc nhiên , bất ngờ tiếp theo là sự sợ hãi chính chi tiết này gây cho người đọc xúc động , cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò của người đọc Trong hai ngày đêm tiếp theo , mặc cho những lời nói , cử chỉ âu yếm , làm thân của anh , bé Thu vẫn một mực thờ ơ
Trang 25lạnh lùng đến mức bướng bỉnh ngang ngạnh Thu không một lần gọi tiếng ba ; khi bị dọa đánh , khi bị buộc phải gọi thì chỉ nói trống không ,tỏ vẻ không có gì là lễ phép
Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Trong
sự cứng đầu cứng cổ ta thấy còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấm hình chụp chung với mẹ của em Rõ ràng đó là một sự ương ngạnh không đáng trách Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở lâu dài của chiến
tranh , bé Thu còn quá nhỏ làm sao có thể thấu hiểu được những cảnh éo le của đời
sống Mãi cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu
mới , ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thốt lên : Ba ba ! Ông ôm con rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái
tóc con Tác giả đặc tả tiếng kêu như xé sự im lặng và xé cả gan ruột mọi người ,
nghe thật xót xa Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay , tiếng ba như vỡ tung tự đáy lòng nó Đoạn văn thật cảm động , cách tả thật ấn tượngvà
cách giải thích lí do cũng thật khéo Thu không nhận ba chỉ vì vết thẹo của chiến tranh Giây phút chia tay thật cảm động, ông Sáũ ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào tả xiết Ông ra đi mang theo hình ảnh vợ con , với lời hứa mang về cho đứa con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt sao mình lại đánh con cứ giày vò ông mãi Nỗi đau , nỗi nhớ thương và mất mát do quân giặc mang đến cho ông Sáu , cho bao người lính , cho bao bà mẹ , em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi ! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập , thống nhất , đân chủ , hòa bình là vô giá
Sau năm 1954 , ông Sáu không tập kết ra Bắc , ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam Nằm vùng hoạt động bí mật trong những ngày ở rừng , ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên thiếu gạo phải ăn bắp Gian khổ và nguy hiểm cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con Ông đã biến vỏ đạn 20
li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ , đã tỉ mỉ , kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ :
Yêu nhớ tặng Thu con của ba Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình
cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết điều đó cho thấy , ông sáu cũng như hàng vạn chiến sĩ , đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và đân tộc , vì hạnh phúc gia đình , vì tình vợ chồng , tình cha con
Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ –tử sâu
nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được Chính vì thế , khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực , lúc hấp hối ông đưa tay vào túi , móc cây lược đưa cho bạn , nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở Ông sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối
và gian khổ Ngôi mộ ông là ngôi mộ bằng ở giữa rừng sâu ! Nhưng chỉ có tình cha con là không thể chết được !
Hình ảnh ông Sáu , hình ảnh người cha trong truyện chiếc lược ngà sâu nặng về tình cha – con Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật , là nhân chứng về nỗi
đau , về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách , gian khổ và hi sinh Ông là người anh hùng liệt sĩ vô danh
Trang 26Truyện chiếc lược ngà và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa
về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đổ xương máu làm nên Và
bài học uống nước nhớ nguồn càng thêm thấm thía
PHÂN TÍCH : NÓI VỚI CON (Y Phương )
Lòng yêu thương con cái , ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương, vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam
ta suốt bao đời nay Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng nằm trong mạch cảm
hứng lớn rộng , phổ biến ấy
Bài thơ có 28 câu thơ tự do , câu ngắn nhất chỉ có hai chữ , câu thơ dài nhất là mười chữ , phần nhiều là những câu thơ bốn chữ , năm chữ , lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ , nhưng rất gợi rất đậm đà vì thấm đẫm tình cha , vì cách biểu cảm chân tình , mộc mạc Bài thơ đi từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung ; từ tình cảm với con , tình cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê hương ; từ kỉ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống
Tràn ngập những vần thơ là tình thương con , là niềm tự hào đối với quê hương xứ
sở các câu thơ :
Người đồng mình yêu lắm con ơi Người đồng mình thô sơ da thịt Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Những câu thơ này đứng chốt ở các trọng điểm , như những luyến láy , những điệp khúc làm cho âm điệu , nhạc điệu thơ ngân vang , dào dạt
Chúng ta hãy khẽ ngâm lên những câu thơ của Y Phương :
Chân phải bước đến cha chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười
Ta tưởng như đang được ngắm một bức tranh tứ bình có bốn hình ảnh : chân
phải , chân trái , tiếng nói , tiếng cười của một em be đang chập chững tập đi đang
bi bô tập nói Lúc thì sà vào lòng mẹ , lúc thì níu lấy tay cha Điệp ngữ bước tới và động từ chạm dùng rất khéo , làm nổi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc :
đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi ! Sao không yêu ? Phải yêu nhiều lắm chứ !
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài hoa nan Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng
Trang 27Đứa con dần lớn khôn , trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên
thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình – quê hương Ba chữ Người
đồng mình mang cách nói riêng mộc mạc , mang tính địa phương của người dân tộc
Tày Có thể nói cuộc sống lao động cần cù ,êm đềm và tươi vui của người đồng mình
được gợi lên qua các hình ảnh đẹp : đan lờ cài hoa nan- Vách nhà ken câu hát Đan
lờ bắt cá , ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng , trong câu hát then , hát lượn
trong ngày hội lùng tùng Các động từ cài , ken , ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên
tình cảm gắn bó , quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình , nghĩa tình thiên nhiên che chở , nuôi dưỡng
con người cả về tâm hồn , lối sống : rừng cho hoa , con đường cho những tấm lòng
Bên cạnh cuộc sống lao động , nhà thơ Y Phương nói về những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con mình
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Người đồng mình sống vất vả , nghèo đói , cực nhọc , lam lũ nhưng mạnh mẽ , khoáng đạt với chí lớn , luôn yêu quí , tự hào và gắn bó với quê hương Người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình , chung thủy với quê hương , biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình Không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo , còn buồn , còn vất vả gian nan
Người đồng mình mộc mạc , sống khoáng đạt , hồn nhiên mạnh mẽ như sông như suối , giàu chí khí , giàu niềm tin : lên thác xuống ghềnh , không lo cực nhọc : nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười Họ có thể thô sơ về da thịt , ăn mặc giản dị áo chàm , khăn piêu … Nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn , ý chí , nghị lực và đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lụt , núi đổ , rừng động : tự đục đá kê cao quê hương Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp riêng của mình từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương , dặn dò con cần tự tin , vững bước trên đường đời
Cha nói với con cũng là khuyên con một bài học đạo lí làm người Quê hương sau những năm dài chiến tranh , chưa giàu , chưa đẹp , nên con phải biết gắn bó với quê
hương : không chê… không chê … không lo … Trước thử thách khó khăn con không
được sống tầm thường , sống hèn kém Phải lao động sáng tạo để xây dựng , để kê cao quê hương Ta thấy nhà thơ Y Phương sử dụng nghệ thuật ẩn dụ so sánh , những
thành ngữ dân gian Điệp ngữ sống ba lần vang lên như khẳng định một tâm thế , một bản lĩnh , một dáng đứng … Điều mà cha vẫn muốn cha mong con , hi vọng ở
con Lời thơ giản dị , chắc nịch mà lay động thấm thía
Lời cuối nói với con càng trở nên tha thiết Cha nhắc con khi lên đường không bao giờ được sống tầm thường , sống nhỏ bé trước thiên hạ Phải biết giữ lấy cốt