Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
2,43 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU Từ khi hình thành Nhà nước, pháp luật đã trở thành công cụ hiệu quả nhất để quản lí xã hội. Pháp luật được đề ra để đảm bảo cho xã hội có một trật tự thống nhất và phát triển ổn định bền vững cho tương lai. Nhà nước ta cũng đã chú trọng quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật về vấn đề môi trường như hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, các TCVN, QCVN, … các loại thuế, phí bảo vệ môi trường giảm thiểu những tác động đến môi trường và cũng nhằm khuyến khích việc bảo vệ môi trường của các cơ quan đoàn thể, các xí nghiệp, nhà máy … Để nâng cao hiệu quả của việc quản lý và bảo vệ môi trường, Nhà nước trong những năm gần đây đã tăng cường việc củng cố, sửa đổi, ban hành nhiều các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực này, một trong số đó là các QCVN liên tục được ban hành nhằm làm cơ sở đánh giá và xử lý đối với các trường hợp có những tác động đến môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt. Quản lý môi trường bằng chính sách pháp luật là một trong những biện pháp hiệu quả cao nhất, tuy vẫn còn một số vấn đề còn tồn đọng nhưng có thể nói trong thời gian vừa qua việc nâng cao hiệu quả của công cụ này cũng góp phần khá lớn vào việc giảm bớt những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường. Việc tổng hợp, phân tích một số các quy chuẩn sẽ giúp hệ thống lại cũng như hiểu rõ thêm một số những vấn đề liên quan đến các QCVN hiện hành trong lĩnh vực môi trường, từ đó định hướng cũng như sử dụng hiệu quả hơn các văn bản pháp luật này trong công tác, làm việc và nghiên cứu trên thực tiễn. PHẦN I HỆ THỐNG CÔNG CỤ PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2 PHẦN II LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TCVN VÀ QCVN I. Sự ra đời của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật : Trước sự đòi hỏi về những yêu cầu của quá trình đổi mới, hệ thống tiêu chuẩn tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập: - Các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chưa được pháp điển hoá trong một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa tương thích với thông lệ quốc tế và kém hài hoà với hệ thống tiêu chuẩn của các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. - Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá chưa phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức tiếp cận từ trên xuống vốn là đặc thù của nền kinh tế tập trung. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước mà chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp. Chưa có cơ chế xã hội hoá hoạt động xây dựng tiêu chuẩn để huy động được các nguồn lực xã hội. - Hệ thống tiêu chuẩn 3 cấp hiện hành (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở) mà không có hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình áp dụng. Thực chất, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành là như nhau về đối tượng, phạm vi áp dụng và cấp thẩm quyền ban hành; điều này dẫn tới sự chồng chéo, thiếu nhất quán về đối tượng và nội dung tiêu chuẩn hóa, không bảo đảm được các yêu cầu về nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều tiêu chuẩn lạc hậu so với thực tiễn, mức độ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế còn thấp. Bởi vậy, việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã trở thành vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết. Do vậy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được quốc hội thông qua ngày 29/06/2006. Và cũng bắt đầu từ đây, chúng ta bắt đầu làm quen với hai thuật ngữ “Tiêu chuẩn” và “Quy chuẩn kỹ thuật” II. Quy chuẩn Việt Nam : Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; 3 c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. IV. Cấu trúc của một Quy chuẩn Việt Nam 1. Quy định chung 1.1 Phạm vi áp dụng 1.2 Giải thích thuật ngữ. 2. Quy định kỹ thuật 3. Phương pháp xác định 4. Tổ chức thực hiện. 4 PHẦN III TỔNG HỢP CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG I. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí: STT Số hiệu QCVN TCVN Thay thế/viện dẫn Nội dung 1 QCVN 02:2008/BTNMT TCVN 6560:1999 Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế 2 QCVN 05:2009/BTNMT TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí xung quanh 3 QCVN 06:2009/BTNMT TCVN 5938:2005 Một số chất độc hại trong KK xung quanh 4 QCVN 19:2009/BTNMT TCVN 5939:2005 Khí thải CN đối với bụi và các chất vô cơ 5 QCVN 20:2009/BTNMT TCVN 5940:2005 Khí thải CN đối với một số chất hữu cơ 6 QCVN 21:2009/BTNMT TCVN 5939:2005 Khí thải CN sản xuất phân bón hóa học 7 QCVN 22:2009/BTNMT TCVN 7440:2005 Khí thải CN nhiệt điện 8 QCVN 23:2009/BTNMT TCVN 5939:2005 Khí thải CN sản xuất xi măng 9 QCVN 30:2010/BTNMT Khí thải lò đốt chất thải công nghiệp 10 QCVN 34:2010/BTNMT Khí thải CN lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ II. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước : STT Số hiệu QCVN TCVN Thay thế/viện dẫn Nội dung 1 QCVN 01:2008/BTNMT 5945/7586/6773 Nước thải chế biến cao su 2 QCVN 08:2008/BTNMT TCVN 5942:1995 Chất lượng nước mặt 3 QCVN 09:2008/BTNMT TCVN 5944:1995 Chất lượng nước ngầm 4 QCVN 10:2008/BTNMT TCVN 5943:1995 Chất lượng nước biển ven bờ 5 QCVN 11:2008/BTNMT 5945/7648 Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản 6 QCVN 12:2008/BTNMT 5945/7732 Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy 7 QCVN 5945 Nước thải công nghiệp dêt 5 13:2008/BTNMT may 8 QCVN 14:2008/BTNMT TCVN 6772:2000 Nước thải sinh hoạt 9 QCVN 24:2009/BTNMT TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp 10 QCVN 25:2009/BTNMT TCVN 5945:2005 Nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn 11 QCVN 28:2010/BTNMT Nước thải y tế 12 QCVN 29:2010/BTNMT QCVN 24:2009 Nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu 13 QCVN 35:2010/BTNMT Nước khai thác thảitừ các công trình dầu khí trên biển 14 QCVN 36:2010/BTNMT Dung dịch khoan và mùn khoan từ các công trình dầu khí trên biển III. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đất: STT Số hiệu QCVN TCVN Thay thế/viện dẫn Nội dung 1 QCVN 03:2008/BTNMT Giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất 2 QCVN 15:2008/BTNMT TCVN 5941:1995 Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất IV. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải nguy hại: STT Số hiệu QCVN TCVN Thay thế/viện dẫn Nội dung 1 QCVN 07:2008/BTNMT TCVN 6706:2000 TCVN 7629:2007 Ngưỡng chất thải nguy hại V. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác: STT Số hiệu QCVN TCVN Thay thế/viện dẫn Nội dung 1 QCVN 26:2010/BTNMT TCVN 5949:1998 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn 2 QCVN 26:2010/BTNMT TCVN 6962:2001 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung PHẦN IV PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC QUY CHUẨN 6 CHƯƠNG I CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 7 I. Ô nhiễm không khí: 1. Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: - Nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp - Nguồn ô nhiễm từ giao thông vận tải - Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng - Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt đun nấu của người dân II. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí : Ô nhiễm bụi: Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần. Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa mưa. Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, ) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ. Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt, Ngược lại, ở các đô thị phát triển đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 8 - 1,23mg/m 3 ), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m 3 ), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam (1,31mg/m 3 ), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m 3 ), Xét Hình V.5 ta thấy, tuy công nghiệp và đô thị trong thời gian qua phát triển nhanh, nhưng ô nhiễm bụi trong không khí ở các khu dân cư gần một số khu công nghiệp cũ trong các năm gần đây (từ năm 1995 đến nay) có chiều hướng giảm dần, có thể đây là kết quả của việc kiểm soát các nguồn thải công nghiệp ngày càng tốt hơn. Riêng ở gần Cụm Công nghiệp Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh) và Khu Công nghiệp Biên Hoà I thì có chiều hướng tăng lên. Ngược lại ô nhiễm bụi ở khu dân cư thông thường trong đô thị ngày càng tăng hơn, có thể là do hoạt động giao thông và xây dựng trong đô thị ngày càng gia tăng. Ô nhiễm khí SO 2 : Nói chung, nồng độ khí SO 2 trung bình ở các đô thị và khu công nghiệp nước ta còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép. Trong các thành phố, thị xã đã quan trắc thì ở các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Long An có nồng độ khí SO2 lớn nhất, nhưng vẫn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 2 lần, ở các thành phố khác còn lại, như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho, nồng độ khí SO 2 trung bình ngày đều dưới 0,1 mg/m3, tức là thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép tới 3 lần. 9 Hình V.6 thể hiện sự diễn biến nồng độ khí SO 2 ở gần các khu công nghiệp cũ của một số thành phố lớn từ năm 1995 đến nay. Xem Hình V.6 có thể thấy nồng độ khí SO 2 trong không khí ở Khu công nghiệp Biên Hoà I, năm 1995, rất lớn (SO 2 = 1,02mg/m 3 ), gấp gần 3,7 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, các năm gần đây giảm đi rất nhiều, ở các thành phố, khu công nghiệp khác, nồng độ khí SO 2 từ 1995 đến nay thay đổi không đáng kể, hoặc có xu hướng giảm đi đôi chút, tuy rằng hoạt động công nghiệp ngày càng tăng, điều này có thể là kết quả tích cực của công tác quản lý và bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp trong thời gian qua ở nước ta. Tại Khu Công nghiệp Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), nồng độ khí SO 2 năm 2002 lớn hơn năm 2001 nhưng nhỏ hơn năm 2000. Ngược lại, nồng độ các chất khí ô nhiễm ở các khu dân cư thông thường trong nội thành (như phố Lý Quốc Sư, Hà Nội, Hình V.5, Hình V.6) cũng như ở ngoại thành có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, riêng số liệu đo lường nồng độ khí SO 2 năm 2000 ở phố Lý Quốc Sư (Hà Nội) tăng vọt lên rất lớn, nguyên nhân là do trong năm 2000 số hộ gia đình tập thể ở cạnh phố tăng lên, nhà cửa mở rộng cơi nới thêm, khu phố không thông thoáng như năm 1999 về trước, mặt khác ở gần điểm đo có một số nhà mở thêm hàng phở, đun nấu bằng than và nhiều gia đình trong khu tập thể này cũng đun bếp bằng than tổ ong. Ô nhiễm các khí CO, NO 2 : Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ khí CO trung bình ngày dao động từ 2 - 5 mg/m 3 , nồng độ khí NO 2 trung bình ngày dao động từ 0,04 - 0,09mg/m 3 , chúng đều nhỏ hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, tức là ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, nói chung chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO và khí NO 2 . Tuy vậy, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO 2 đã vượt trị số tiêu chuẩn cho phép, như ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (thành phố Hồ Chí Minh) trị số trung bình ngày của năm 2001: 0,19, gấp 1,9 lần trị số tiêu chuẩn cho phép, nồng độ CO năm 2001: 15,48 gấp 3,1 lần trị số tiêu chuẩn cho phép; tương tự, năm 2002 nồng độ khí NO 2 = 0,191mg/m 3 và khí CO = 12,67mg/m 3 . Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị: Thực hiện chỉ thị 24/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ở nước ta đã sử dụng xăng không pha chì từ ngày 1-7-2001. Số liệu quan trắc ô nhiễm giao thông cho thấy nồng độ 10 [...]... tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn 5 QCVN 20: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, ... khối lượng PCDD/PCDF Hoặc các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn khi chưa có các quy chuẩn quy định QCVN 34: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 34:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ... Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn QCVN 22: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện QCVN 22: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không... 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí xung quanh: QCVN 05: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt... 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến bảo vệ môi trường trong... 06 : 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06 : 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy chuẩn này áp dụng... kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ: QCVN 19: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài 17 nguyên và Môi trường Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn. .. từ 65 đến 75dBA III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí: 1 QCVN 02:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế: Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lư nhà nước về môi trường, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất,... 50 20 480 Chú thích: - Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number); - KPHĐ là không phát hiện được 6 QCVN 21: 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình... thải công nghiệp tuân thủ đúng các quy định tại Quy chuẩn này được sử dụng để thiêu đốt các chất thải khác với chất thải công nghiệp Trong trường hợp sử dụng để đốt chất thải y tế, khí thải ra môi trường phải đáp ứng các yêu cầu của QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế Nội dung: Quy chuẩn đưa ra cách giải thích cho các thuật ngữ chuyên dụng của lò đốt