Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt – Tác động và giải pháp

18 1.8K 7
Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt – Tác động và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Môi trường nước là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường. Nước mặt có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là nơi tiếp nhận nước bẩn đã qua xử lý, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước sạch hàng ngày. Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Theo Tổ chức bảo vệ môi trường Green Cross Thụy Sỹ và Viện Blacksmith của Mỹ, thì ô nhiễm nước mặt là một trong mười nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã “quên lãng” công tác bảo vệ môi trường. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Ngoài ra, phải kể đến các tác nhân khác như: Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chất lượng hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, năng lực quản lý còn hạn chế Trên thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra từ lâu. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Điển hình, tại thế kỷ 19, tại nước Anh, sông Tamise rất sạch, nó trở thành ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Hay tại Trung Quốc, vào năm 2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ cho phép Điều này đã giảm chất lượng nước mặt và là hồi chuông cảnh báo, để xây dựng biện pháp xử lý, và bảo vệ môi trường tốt hơn. - 1 - Tại Việt Nam, môi trường nước mặt ở hầu hết các đô thị và ở nhiều lưu vực sông đều bị ô nhiễm chất hữu cơ. Ở hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép. Đặc biệt ở Hà Nội và TPHCM, ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước mặt và ô nhiễm bụi trong môi trường không khí vào loại nhất nhì thế giới Tình trạng ô nhiễm môi trường các khu/cụm công nghiệp cũng đáng lo ngại không kém. Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của TPHCM mỗi ngày bị đầu độc bởi hơn 40 tấn rác thải các loại và 70.000m 3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Điển hình là các vụ bắt quả tang hành vi xả chất thải chưa qua xử lý tại nhà máy xử lý nước thải của Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi tại KCN Long Thành (Đồng Nai), của công ty Vedan (Đồng Nai) Vì vậy, mục tiêu của tiểu luận này là xác định các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, qua đó cảnh báo, thông báo cho mọi người những tác động tiêu cực từ việc ô nhiễm nguồn nước mặt. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nước. CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT 2.1. Khái niệm nguồn gây ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là bất cứ sự thay đổi về vật lý, sinh học hoặc hoá học của chất lượng nước ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật hoặc không phù hợp cho các mục đích sử dụng đều được xem là sự ô nhiễm nước. 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước - 2 - Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: - Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên: là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mái nhà, mặt đất, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này gọi là ô nhiễm nguồn rộng. - Sự ô nhiễm nhân tạo: chủ yếu do xả nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp… 2.3. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước mặt Có rất nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như phân loại theo nguồn gốc gây ô nhiễm; theo môi trường nước bị ô nhiễm; dựa vào bản chất các tác nhân gây ô nhiễm… Do nguồn nước bị ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào tính chất của nguồn gây ô nhiễm và bản chất của nguồn tiếp nhận, nên tiểu luận này tập trung phân tích cách phân loại các nguồn ô nhiễm dựa theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm. 2.3.1. Tác nhân vật lý Ô nhiễm vật lý là các ô nhiễm gây ra do rác thải, các sự cố tràn dầu…gây đục, gây mùi, gia nhiệt … - Các nguồn gây ảnh hưởng độ đục của nước: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. - 3 - - Các nguồn gây ảnh hưởng độ màu, giảm khả năng sử dụng của nước về mặt sử dụng, cảnh quan của nước: chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ. - Các nguồn gây ảnh hưởng mùi: Các chất thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, hydro sulfur,amoniac, cyanur…làm nước có mùi lạ. Một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. - Ô nhiễm nhiệt: từ các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở công nghiệp,dòng nước mưa có nhiệt độ cao… Khi nhiệt độ tăng 3 0 C sẽ gây ra nhiều tác động cho các hệ sinh thái thủy vực. Hình 1: Rác thải gây ô nhiễm kênh Hình 2: Rác thải gây ô nhiễm ven biển 2.3.2. Ô nhiễm hoá học a) Ô nhiễm do các chất hữu cơ: Ô nhiễm này chủ yếu là do các hydrocacbon, nông dược và các chất tẩy rửa … - Hydrocacbon: ô nhiễm hydrocacbon là do các hoạt động khai thác các mỏ dầu, vận chuyển dầu, các chất thải bị ô nhiễm bởi xăng dầu … Ước tính có khoảng 1 tỷ tấn dầu được - 4 - chở bằng đường biển hàng năm, trong đó có 0,1 – 0,3% được thải ra biển một cách hợp pháp do rửa các tàu chở dầu; và các sự cố do tai nạn đắm tàu chở dầu là thường xuyên. Đã có 129 tai nạn từ năm 1973 – 1975, đổ ra biển khoảng 340.000 tấn dầu (ramade, 1989). - Chất tẩy rửa : bột giặt tổng hợp, xà bông + Bột giặt tổng hợp như anionic, cationic, non-ionic, trong đó phổ biến là anionic có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate) là hợp chất không bị phân hủy sinh học. + Xà bông (muối kim loại với acid béo) : thường được sử dụng trong sinh hoạt và trong kỹ thuật như dùng làm chất bôi trơn, sơn, vecni. - Nông được: thuốc sát trùng, thuốc diệt nấm, diệt cỏ, diệt chuột … chúng thường được thải ra nguồn nước do các nhà máy thải chất cặn bã ra sông, quá trình sử dụng nông dược trong nông nghiệp… Hình 3: Nước xà phòng của công ty bột giặt Net (Hà Nội) Hình 4: Sự cố tràn dầu tại Vũng Rô (Phú Yên) b) Ô nhiễm do các chất vô cơ: - 5 - Ô nhiễm này chủ yếu là do kim loại nặng, nitơ, photpho, pH… - Ô nhiễm kim loại nặng: như chì, thủy ngân, kẽm và cadmi (dùng làm hợp kim): là những chất ô nhiễm nguy hiểm thường lắng đọng cùng với trầm tích dưới đáy sông. Nếu những kim loại này được đưa vào vùng ngập lụt, chúng có thể hòa tan vào thực vật, bao gồm cây trồng và động vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Chúng gây hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật và ảnh hưởng sức khỏe con người. - Ảnh hưởng pH: Theo báo cáo năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường, sông Sài Gòn, sông Thị Nghè đã bị nhiễm axít nặng với pH là 4,5 đến 5,0. pH ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước, sức khỏe của người sử dụng… - Ô nhiễm do nitơ, photpho: là các chất dinh dưỡng thải ra do hoạt động của con người có thể làm nước ô nhiễm. Hai chất dinh dưỡng quan trọng có thể gây ô nhiễm là photpho và nitơ, chúng được thải ra từ nhiều nguồn như là phân bón, chất tẩy, và sản phẩm của quá trình xử lí chất thải. Các chất nitơ, photpho nhiều gây hiện tượng phú dưỡng hóa. - 6 - Hình 5: Phú dưỡng hóa hồ tại Xuân Hương (Lâm Đồng) Hình 6: Ô nhiễm kim loại tại vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) 2.3.3. Ô nhiễm sinh học Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học như sự lên men, phân hủy các các sinh vật, vi sinh vật… Những tác nhân sinh học chính, truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác. Ô nhiễm sinh hoạt bắt nguồn từ quá trình sinh hoạt như: phân người, động vật, chúng xâm nhập vào nguồn nước, vượt qua các quá trình khử trùng và rồi tiến vào các ống dẫn nước; hay từ quá trình công nghiệp như: nước thải các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy giấy, các lò giết mổ gia súc…mà nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 -12.500 MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN GÂY Ô NHIỄM - 7 - Vấn đề ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã làm giảm đáng kể chất lượng cũng như số lượng các nguồn cấp nước cho thành phố. Điều này, đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống, xả hội, như: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hạn chế sự tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến cảnh quan, đời sống sinh vật thủy sinh… Các trường hợp điển hình như, trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp xúc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Hay việc xả thải không qua xử lý của nhà máy bột ngọt Vedan (Đồng Nai) đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm, đến phát triển kinh tế, du lịch của các tỉnh liên quan. 3.1. Tác động của ô nhiễm vật lý - Ảnh hưởng chất lượng nước ngầm: Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức trong việc vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý nước thải…gây ô nhiễm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. Hay, các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch… - Ảnh hưởng lưu thông dòng chảy mặt và nguồn lợi thủy sản: Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. Ngoài ra, các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. - Ô nhiễm nhiệt: Khi nhiệt độ của nước cao hơn bình thường, các kim loại như đồng, cadmi được tích lũy trong các thủy sinh vật tăng lên gấp đôi, đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh - 8 - học các kim loại độc trong chuỗi thức ăn, một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao này, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chịu, nước có màu sẫm hơn, thay đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan… Ô nhiễm môi trường nước mặt giảm giá trị của tài nguyên đất, hạn chế khả năng phát triển kinh tế, du lịch…đồng thời, còn tăng chi phí cải tạo, xử lý nước mặt. Hình 7: Rác trên bãi biển Long Hải, Vũng Tàu Hình 8: Rác trên kênh Cầu Mé, TPHCM 3.2. Tác động của ô nhiễm hóa học 3.2.1. Tác động hóa học của hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt - Ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp: Ô nhiễm này chủ yếu phát sinh từ dư lượng thuốc nông dược, việc phát sinh các chất thải của hoạt động chăn nuôi… Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới.Chúng gây hiện tượng phú dưỡng hóa, - 9 - giảm đa dạng sinh học, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc tẩy rửa tổng hợp, thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sống máu lạnh và các động vật không xương sống. Ngoài ra, nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật có xương sống thủy sinh, cản trở sự biến thái của nòng nọc ếch, tuyến sinh dục và làm bất thụ cá. Việc thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái, nếu chất thải nhiều và không xử lý đúng quy định thì gây sự hôi thối, làm ảnh hưởng cảnh quan, đời sống sinh vật của các sinh vật sống trong môi trường nước. - Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp: Ô nhiễm này chủ yếu phát sinh từ các nhà máy, khu công nghiệp sử dụng, thải nhiều hóa chất gây ô nhiễm như nhà máy dệt nhuộm, thủy hải sản… Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H 2 S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mặt khác, các chất thải giàu dinh dưỡng từ hoạt các doanh nghiệp sản xuất còn gây sự xáo trộn tính đa dạng sinh thái, một số sinh vật sẽ chết đi, một số sinh vật tăng số lượng nhanh chóng do sự tăng độ phì nhiêu của nước. Một ví dụ điển hình, là nước thải từ hoạt động công nghiệp đã làm sông Kim Ngưu, Tô Lịch và đoạn cuối sông Nhuệ từ ngã ba sông Tô Lịch đều bị ô nhiễm mùi vị, màu sắc lẫn các chỉ tiêu vệ sinh như: BOD = 50- 190 mg/l, NH 4 + = 3 -25 mg/l, DO < 1mg/l, SS = 50 – 200 mg/l…Vì vậy nước cuối nguồn không thể dùng để tưới rau. - 10 - [...]... thống sông bị ô nhiễm chảy qua Điển hình là một số các vườn quốc gia, các khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học cao nằm trong lưu vực của sông Sài Gòn - Đồng Nai đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm nước sông Ô nhiễm nước sông Nhuệ - sông Đáy cũng làm cho các loại thủy cầm chết hàng loạt vào năm 2004 - 2005, gây thiệt hại lớn cho nông dân các tỉnh Hà Nam và Nam Định 3.3.2 Tác động của ô nhiễm. .. này tác động rất lớn đến nhiều mặt của xã hội như: kinh tế, sức khỏe, cảnh quan và hệ sinh thái - 16 - Việc phân loại các nguồn gây ô nhiễm nhằm định hướng cho công tác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước cũng như công tác khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường nước 5.2 Kiến nghị Môi trường nước là một trong những môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến cuộc sống con người và các. ..Hình 9: Nước ô nhiễm tại sông Tô Lịch – Nhuệ Hình 10: Nước thải công ty Vedan (Đồng Nai) - Ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt: nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh, ngoài ra, còn chứa các hóa chất khác nhau, đặc biệt là chất tẩy rửa Nước thải này ứ đọng trong hệ thống cống lâu ngày nên độc hại và có mùi hôi thối Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý đến các thủy vực... cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng Bảng 1: Các bệnh lây lan qua đường nước (Sở TNMT, TPHCM, 2003) CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC, XỬ LÝ NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT Hiện nay, ô nhiễm nước mặt là vấn đề thách thức của nhiều quốc gia, đó là những thách thức về: xã hội, kỹ thuật, kinh tế và pháp. .. truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác - 11 - Hình 11: Cảnh quan kênh Tham Lương, TPHCM Hình 12: Cảnh quan biển Nhật Lệ, Quảng Bình 3.3 Tác động của ô nhiễm sinh học 3.3.1 Tác động của ô nhiễm sinh học đến môi trường Ảnh hưởng tính đa dạng sinh học: Ô nhiễm nước mặt trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái thủy sinh và những khu vực... cần có các giải pháp phù hợp, nhằm hạn chế, khắc phục hay xử lý nguồn gây ô nhiễm nước mặt 4.1 Giải pháp xã hội: Hiện nay, tại Việt Nam, các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít Vì vậy, cần có các giải pháp hợp lý như sau: - 13 - - Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng đồng, phát huy sức mạnh của các. .. 3.2.2 Tác động của kim loại Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật và con người Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất... công tác cải thiện chất lượng nước lưu vực - Xây dựng các chương trình hành động giúp người dân biết cách bảo vệ nguồn nước, nhất là những người dân sống ở ven và trên kênh rạch như: không xả nước và rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ, khuyến khích, phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi thông kênh rạch… - Xây dựng các mô hình cùng quản lý: mô hình tổ chức nhân dân và. .. nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng hệ thống thoát nước, đặc biệt là các nhà máy xử lý nước thải tập trung - Sử dụng triệt để, hiệu quả các khoản tài chính của địa phương về việc bảo vệ môi trường, có thể huy động vốn từ người dân… PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt ngày càng đa dạng và phong phú về thành phần, tính chất và khối lượng... độ các công cụ quản lý môi trường (luật pháp, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội… 4.3 Giải pháp kỹ thuật: - Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung hiện đại và đủ công suất nhằm hạn chế tối đa nguồn nước bẩn mà kênh phải tiếp nhận - Thiết kế bờ kè, bờ kênh hợp lý, đặt miệng xả xa bờ để tăng khả năng pha loãng - Áp dụng giải pháp công nghệ truyền thống đồng thời kết hợp các giải pháp . khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500 MNP /100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 -12.500 MNP /100 ML ở các kênh tưới tiêu. CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN GÂY. 50 – 200 mg/l…Vì vậy nước cuối nguồn không thể dùng để tưới rau. - 10 - Hình 9: Nước ô nhiễm tại sông Tô Lịch – Nhuệ Hình 10: Nước thải công ty Vedan (Đồng Nai) - Ô nhiễm từ hoạt động sinh. truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. - 11 - Hình 11: Cảnh quan kênh Tham Lương, TPHCM Hình 12: Cảnh quan biển Nhật Lệ, Quảng Bình 3.3. Tác động

Ngày đăng: 06/07/2015, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan