C. Tình cảm vợ chồng. D. Tình cảm gia đình. Câu 3 : Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của truyện ngắn Thuốc ? A. Quán trà lão Hoa Thuyên. B. Chiếc bánh bao tẩm máu người. C. Vòng hoa trên mộ Hạ Du. D. Con đường mòn trong nghĩa địa. Câu 4 : Câu nào sau đây nêu chính xác và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Số phận con người ? A. Thể hiện sự tàn bạo của chiến tranh phát xít. B. Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. C. Thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người. D. Thể hiện bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu của con người Xô viết. Câu 5 : Lỗ Tấn vạch ra căn bệnh trầm kha gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX ? A. Mê tín dị đoan. B. Thờ ơ vô cảm. C. Không hiểu cách mạng. D. Ngu muội tham tiền. Câu 6 : Điểm giống nhau về thể loại giữa Rừng xà nu và Số phận con người là gì ? A. Truyện ngắn B. Sử thi C. Truyện ngắn sử thi D. Truyện kí Câu 7 : Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt? Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên … và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd) A. Dùng từ chính xác, độc đáo ; viết văn giàu hình ảnh B. Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê C. Dùng từ chính xác, độc đáo ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê D. Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ chêm xen, liệt kê Câu 8 : Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào ?
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA 15’ MÔN VĂN KÌ II - LỚP 12
Họ và tên :……….
Lớp :………
A CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có chi tiết :
Sau cuộc nói chuyện với người đàn bà, “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” Theo em, nhân vật Đẩu đã hiểu ra điều gì?
A Cuộc sống còn quá nhiều khó khăn của người dân chài vùng biển
B Sự nhẫn nhục, cam chịu của người phụ nữ lao động vùng biển
C Tình thương yêu vô bờ của người mẹ đối với những đứa con mình
D Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người
Câu 2 : Một khía cạnh chủ đề chung ở các tác phẩm : Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài
xa, Những đứa con trong gia đình là gì ?
A Tình cảm yêu nước
B Tình cảm quê hương
C Tình cảm vợ chồng
D Tình cảm gia đình
Câu 3 : Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của truyện ngắn Thuốc ?
A Quán trà lão Hoa Thuyên
B Chiếc bánh bao tẩm máu người
C Vòng hoa trên mộ Hạ Du
D Con đường mòn trong nghĩa địa
Câu 4 : Câu nào sau đây nêu chính xác và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Số phận con
người ?
A Thể hiện sự tàn bạo của chiến tranh phát xít
B Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận chịu nhiều mất mát trong chiến tranh
C Thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người
D Thể hiện bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu của con người Xô viết
Câu 5 : Lỗ Tấn vạch ra căn bệnh trầm kha gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX ?
A Mê tín dị đoan
B Thờ ơ vô cảm
C Không hiểu cách mạng
D Ngu muội tham tiền
Câu 6 : Điểm giống nhau về thể loại giữa Rừng xà nu và Số phận con người là gì ?
A Truyện ngắn
B Sử thi
C Truyện ngắn - sử thi
D Truyện kí
Câu 7 : Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt?
Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú
như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên … và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.
Trang 2(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)
A Dùng từ chính xác, độc đáo ; viết văn giàu hình ảnh
B Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
C Dùng từ chính xác, độc đáo ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
D Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ chêm xen, liệt kê
Câu 8 : Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào ?
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần,
hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy
Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn Cả rừng xà nu, hàng
vạn cây, không có cây nào không bị thương Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân
mình, đổ ào ào như một trận bão Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt,
long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu
lớn.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
A Lặp cú pháp, liệt kê
B Lặp cú pháp, chêm xen
C Liệt kê, chêm xen
D Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen
Câu 9 : Hàm ý câu trả lời của A Phủ trong đoạn hội thoại sau là gì ?
… Pá Tra bước ra hỏi :
- Mất mấy con bò ?
A Phủ trả lời tự nhiên :
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
A A Phủ đánh lạc hướng Pá Tra
B A Phủ nóng lòng muốn lập công chuộc tội
C A Phủ nghĩ rằng : bắn được con hổ lợi bằng mấy con bò
D A Phủ cố ý không nói số lượng bò bị hổ vồ vì sợ bị đánh
Câu 10 : Đoạn kết bài sau đã phạm lỗi gì ?
Bi kịch của Mị cũng là bi kịch của những người phụ nữ vùng cao trước cách mạng Tô
Hoài đã thể hiện thành công diễn biến nội tâm dầy phức tạp và phong phú của Mị.
A Chưa bao quát, tổng kết vấn đề ở các phần trên
B Chưa nâng lên tầm khái quát về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
C Giống như đoạn kéo dài, phát triển của phần giải quyết vấn đề
D Cả 3 phương án trên
B ĐÁP ÁN
Đáp án
C ĐIỂM : ………
Giáo viên : Phạm Thanh Hoà