Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu dưới giác độ: quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể
Tiểu luận triết học NỘI DUNG CHÍNH I. GIÁC ĐỘ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (CNH – HĐH) 1. Giác độ nghiên cứu Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu dưới giác độ: quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể, đây là nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển nằm trong hệ thống phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mỗi quan điểm mang các nội dung và yêu cầu sau: - Quan điểm toàn diện: dựa trên cơ sở lý luận là mối liên hệ phổ biến, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức mọi mối liên hệ vốn có của nó, đó là mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố của chính sự vật cũng như giữa sự vật đó với các sự vật khác. Hơn thế nữa quan điểm còn yêu cầu chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên. - Quan điểm lịch sử - cụ thể: chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. 1 Tiểu luận triết học Thực hiện đúng đắn các quan điểm đó chính là chúng ta nắm được và tốt phương biện chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. 2. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong số hệ thống các nguồn lực mà mỗi quốc gia huy động vào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. a. Theo quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học: - Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội…tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. - Nói tới nguồn nhân lực là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên làm biế đổi xã hội. - Nói tới nguồn nhân lực phải nói tới cả số lượng và chất lượng của nó, hai yếu tố này có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. b. Vai trò của nguồn nhân lực đối với CNH – HĐH - Trước hết ta cần phải hiểu đúng về bản chất CNH – HĐH: CNH - HĐH là quy trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội từ sự sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên 2 Tiểu luận triết học tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp, cùng tiến bộ của khoa học công nghệ để đạt được năng suất lao động ngày càng cao. - Với ưu thế hơn hẳn so với nguồn lực khác: nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất có khả năng xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp tiến hành CNH - HĐH . Mặt khác, nguồn lực con người ngày càng phong phú, đa dạng, nhờ nguồn nhân lực kết hợp với các nguồn lực khác làm tăng tính hiệu qủa khi sử dụng các nguồn lực đó… - Từ những ưu thế đó thì nguồn nhân lực vẫn luôn là chủ thể của quá trình CNH – HĐH, là lực lượng căn bản nhất để thực hiện quá trình đó. Thực vậy, nếu không có sự tác động của nguồn nhân lực vào các nguồn lực khác thì chúng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, khách thể, không phát huy tính năng xã hội. Mà như đã đề cập ở trên thì yêu câu về nguồn lực huy động cho CNH - HĐH là tối đa. Vậy để làm được điều này phải biết phát huy nhân tố con người. Vậy để có thể tiến hành quá trình CNH - HĐH đòi hỏi mỗi quốc gia phải có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao. c. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nói chung và yêu cầu của quá trình CNH - HĐH nói riêng thì việc phát triển là một tất yếu. Như đã trình bày ở trên thì nguồn nhân lực bao gồm cả chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, phát triển 3 Tiểu luận triết học nguồn nhân lực chính là phát triển cả mặt chất lượng và cả mặt số lượng nguồn nhân lực. Nhân tố tác động tới nguồn nhân lực bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan: - Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho lao động, các yếu tố truyền thống, văn hóa – xã hội, điều kiện tự nhiên… - Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: việc sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục và đào tạo, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Trong các nhân tố ấy thì giáo dục và đào tạo có tác động lớn tới nguồn nhân lực, và tác động lớn nhất tới chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời đại hiện nay bùng nổ công nghệ thông tin thì vai trò của giáo dục – đào tạo lại càng được nâng lên. Vai trò của giáo dục – đào tạo tới nguồn nhân lực được thể hiện: Giáo dục – đào tạo tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển và hoàn thiện các nguồn lực và tài năng của mình. Nhà trường chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết làm cơ sở cho việc hoàn thiện và phát triển những phẩm chất và tài năng của cá nhân, góp phần tạo ra những giá trị mới để làm tăng khả năng tiếp nhận những ý tưởng mới và làm thay đổi quan điểm về việc làm và xã hội. Trên cơ sở đó, giáo dục làm tăng năng suất lao động, nâng cao sức khỏe, làm giảm quy mô gia đình giảm đói nghèo, tăng thu nhập; Được thể hiện ở chức năng nâng cao dân trí, một trong những chức năng chủ yếu của giáo dục trong nhà trường. Những kiến thức về 4 Tiểu luận triết học văn học, sử học, hay về một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác cho dù có thể không giúp ích trực tiếp cho người nông dân sản xuất ra lúa gạo, nhưng chúng sẽ góp phần làm phong phú thêm cho cuộc sống, đồng thời góp phần quan trọng đối với số phận mỗi con người. d. Sử dụng nguồn nhân lực - Chính là quá trình vận dụng các năng lực của con người vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. - Sử dụng nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan cho việc tiến hành CNH – HĐH. Có sử dụng nguồn nhân lực thì mới cho phép phát huy hiệu quả của nguồn lực khác. Nếu không có nguồn nhân lực thì các nguồn lực khác sẽ mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Như vậy, nhờ có sử dụng nguồn nhân lực thì mới có thể huy động tối đa điều kiện tiền đề cho CNH – HĐH. 3. Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với sự nghiệp CNH - HĐH Đẩy mạnh CNH - HĐH và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có những biến đổi nhanh chóng như ngày nay được coi là những phương thức cơ bản quan trọng nhất để cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội công nghiệp văn minh. Hai quá trình này không tách rời biệt lập mà trái lại chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng. Cụ thể là: a. Về phía phát triển nguồn nhân lực 5 Tiểu luận triết học - Xuất phát từ vai trò của nguồn nhân lực với sự nghiệp CNH – HĐH, phát triển nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự thành, bại của quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH. Thực tiễn của các nước đi trước đã chứng minh quá trình CNH – HĐH diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp trước hết là tùy thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực mà chất lượng nguồn nhân lực lại chủ yếu tùy thuộc vào việc phát triển nó. - Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển xã hội. Sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua đã có những đóng góp quyết định vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. b. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa - CNH - HĐH là điều kiện cần thiết phải cải biến nếp nghĩ, nếp làm vốn còn mang nặng dấu ấn tiểu nông sản xuất nhỏ của một bộ phận đáng kể lực lượng lao động xã hội. - Trong mỗi giai đoạn và trình độ của nó, đẩy mạnh CNH - HĐH luôn thức tỉnh sự phát triển chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động. Ngoài ra nó còn đặt ra những nhu cầu mới về phương diện lao động buộc con người phải phát triển nguồn nhân lực. - Đồng thời đẩy mạnh CNH - HĐH còn là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người một cách toàn diện. 6 Tiểu luận triết học II. BIỆN CHỨNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 1. Cơ sở lý luận Theo như giác độ nghiên cứu quan điểm toàn diện cho ta thấy: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng chúng ta cần nhận thức đúng mối quan hệ cơ bản quan trọng của sự vật hiện tượng đó, và mối quan hệ ấy có tác động đối với các hoạt động của đời sống ra sao. Trong quá trình tiến hành CNH – HĐH, xoay quanh vấn đề nguồn nhân lực thì mối liên hệ giữa phát triển và sử dụng nó trở nên cực kỳ quan trọng. Đó là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau giữa một bên là phát triển và bên kia sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên cả hai quá trình này không tách ròi nhau mà chúng diễn ra trong một thời kỳ, một giai đoạn để rồi từ đó mới biểu hiện mối quan hệ biện chứng với nhau. a. Tác động của việc phát triển nguồn nhân lực tới sử dụng nguồn nhân lực Như đã đề cập ở phần trên thì phát triển nguồn nhân lực tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp CNH – HĐH. Mà trong tiến trình CNH – HĐH phải không ngừng sử dụng các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực tới sử dụng nguồn lực này được thể hiện ở các mặt sau: 7 Tiểu luận triết học - Phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện, cơ sở làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực. Mục tiêu của việc phát triển nguồn nhân lực đó là đạt được nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm cả mặt thể lực, trí tuệ, nhân cách…kết hợp với số lượng nguồn nhân lực. Từ đó nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động của đời sống xã hội. - Phát triển nguồn nhân lực còn là yêu cầu khách quan của quá trình sử dụng. Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực sẽ đặt ra rất nhiều nhu cầu mới tiến bộ, đặc biệt trong thời đại bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì càng đòi hỏi con người ( lực lượng sản xuất hàng đâu) phải có trình độ kỹ thuật cao, tri thức mới thì mới có đủ khả năng để ứng dụng các khoa học công nghệ vào đời sống. - Phát triển nguồn nhân lực là phương thức tất yếu để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao với thực trạng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, nó không chỉ với vai trò cung cấp mà nó còn thỏa mãn nhu cầu của việc sử dụng. Như đã đề cập thì quá trình sử dụng là một tiến trình bởi khi nguồn lực ở tình trạng kém phát triển thì không thể đủ khả năng tham gia vào việc sử dụng chính nó được. Một khi nguồn nhân lực ở trong tình trạng đó mà yêu cầu về sử dụng ngày càng tăng lên thì tất yếu phải phát triển nguồn nhân lực. 8 Tiểu luận triết học b. Sự tác động trở lại của việc sử dụng nguồn nhân lực với việc phát triển nguồn nhân lực: Như đã nói ở trên, giữa phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì thế khi đã khẳng định sự tác động cũng như vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực tới quá trình sử dụng nguồn nhân lực cần thấy rằng quá trình đó cũng có tác động trở lại tới phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là: - Nếu sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực thì đó là động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực, nhất là với nguồn nhân lực chất lượng cao. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực có nghĩa là có cơ chế chính sách phân bổ hợp lý cho mỗi ngành, mỗi nghề và nhất là đối với từng vùng. Như vậy không chỉ có tác dụng kích thích sản xuất mà còn tác động nâng cao nhu cầu học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Nếu sử dụng không phù hợp với tình hình thực tế của kinh tế - xã hội sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực. 2. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay a. Tình hình sử dụng - Hiện nay chúng ta có khoảng 1000 tiến sĩ khoa học, hơn 10 nghìn tiến sĩ chuyên ngành, khoảng 100 nghìn người có trình độ đại học và 1 triệu lao động có kỹ thuật được đào tạo. Trên nhiều lĩnh vực nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tiếp cận được trình độ tiên tiến của khoa học – công nghệ thế giới. Tuy vậy, việc 9 Tiểu luận triết học sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo một cách cơ bản ở các trường đại học và dạy nghề còn nhiều bất cập. Ngoài việc phân bổ và sử dụng không hợp lý giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thì tình trạng “lãng phí chất xám” dưới nhiều hình thức đang tồn tại khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Dẫn đến xảy ra hiện tượng người được đào tạo ở ngành nghề nhưng lại sang ngành khác có thu nhập cao hơn làm việc… - Những năm qua tình trạng đào tạo một cách ồ ạt dưới nhiều hình thức như: dân lập, công lập, tại chức,…nên số lượng sinh viên ra trường mỗi năm một tăng làm cung vượt quá cầu, dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực được đào tạo chỉ có một lượng nhỏ làm đúng ngành nghề. Ở nước ta có khoảng 48,8% nhân lực đã qua đào tạo được sử dụng đúng với ngành nghề được đào tạo. [Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 292 – tháng 9 năm 2002] - Việc thu hút và sử dụng nhân lực có chuyên môn cao còn nhiều điều chưa phù hợp. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn cao còn chưa hợp lý. b. Khó khăn trong việc cung cấp nhân lực cho CNH - HĐH - Thứ nhất đó là tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở cơ cấu nhân lực đã qua đào tạo. 10 [...]... lệ giữa số người tốt nghiệp đại học, số người có trình độ trung học chuyên nghiệp và số công nhân kỹ thuật là: 32/32/1, sự mất cân đối này dẫn tới tình trạng “thừa thầy” thiếu “thợ” - Do ảnh hưởng của tâm lý “ tri thức” đến nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực khiến cho hầu hết các sinh viên sau khi ra trường đều có mong muốn được làm việc ở các cơ quan Nhà nước - Số lao động có trình độ, kỹ thuật cao... ta, nhất là trong giai đoạn tiến hành CNH – HĐH ở nước ta Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ được vai trò nguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH - HĐH mà cả nước ta đang tiến hành Trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản lần IX Đảng ta đã đưa ra mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001 -2 010 “ Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân,... chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo 11 Tiểu luận triết học nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, nguồn lực khoa học – công nghệ,… được hình thành về căn bản” Cụ thể mục tiêu chiến lược cho nguồn nhân lực đó là: “ Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người của nước ta Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn khoảng 1,1% Xóa hộ... dụng và phát triển nguồn nhân lực Trong đó giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đổng thời cũng là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất tới nguồn nhân lực Đại hội IX của Đảng đi sâu xác định phương hướng giải pháp với lĩnh vực giáo dục – đào tạo như sau: 12 Tiểu luận triết học - Định hướng mô hình phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ là một trong những yếu... công nghiệp, khu chế xuất Nhưng số này không nhiều và chúng ta cũng chưa có cơ sở đào tạo nghề theo yêu cầu của công nghệ hiện đại - Với lực lượng lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật như thế không thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và yêu cầu của sản xuất kinh doanh 3 Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết những bất cập trên Nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mac-... và nội dung mới - Cách dạy và học cần chuyển mạnh sang hướng trang bị các phương pháp thu nhận sử lý thông tin và tri thức, phát triển năng lực xác định và giải quyết vấn đề - Mối liên hệ giữa cung cấp nhân lực được đào tạo với nhu cầu nhân lực được thiết lập thông qua việc phát triển thị trường lao động và thị trường sản phẩm khoa học, công nghệ - Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong việc củng... dung cải cách giáo dục - Cải cách căn bản chương trình giáo dục đào tạo Chương trình giáo dục đào tạo mới phải đáp ứng được mục tiêu tạo nền tảng tri thức để thực hiện mô hình CNH HĐH rút ngắn, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức Phổ cập ngoại ngữ và tri thức tin học cơ bản phải là tiêu chuẩn trong hệ tiêu chuẩn phổ cập giáo dục - Có chương trình ưu tiên thiết lập... quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước, …giúp đông đảo người nghèo có cơ hội tiếp cận tri thức cơ bản cũng như nâng cao năng lực phát triển chung của xã hội 13 Tiểu luận triết học - Tích cực thực hiện chủ trương “xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo” Vai trò của trường bán công, dân lập và các cách thức truyền tải và giáo dục khác nhau cần được tiếp... được đến trường, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước Người có bệnh được chữa trị, giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%, tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn lành mạnh, môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện” Đảng và Nhà nước đã đề ra rất nhiều các chiến . triển nguồn nhân lực tới quá trình sử dụng nguồn nhân lực cần thấy rằng quá trình đó cũng có tác động trở lại tới phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là: -. Sử dụng nguồn nhân lực - Chính là quá trình vận dụng các năng lực của con người vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. - Sử dụng nguồn nhân lực là yêu