1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỘ câu hỏi ôn tập SINH học 12 HAI PHẦN

5 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 12 HAI PHẦN PHẦN VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ Câu 1: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng: A.thêm một cặp G-X B.thay thế cặp A-T bằng cặp G- X C.mất một cặp A-T D.thay thế cặp G-X bằng cặp A-T Câu 2. Một NST có trình tự các gen là ABxCDEFG. Sau đột biến , trình tự các gen trên NST này là ABxCFEDG. Đây là dạng đột biến: A.đảo đoạn NST B.mất đoạn NST C.lặp đoạn NST D.chuyển đoạn NST Câu 3.Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit là: A.phêninalanin B.foocmin mêtiônin C.mêtiônin D.glutamin Câu 4: Cấu trúc của Operon bao gồm những thành phần nào? A. Gen điều hòa ,vùng khởi động, vùng vận hành B. Gen điều hòa ,nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành C.Vùng khởi động ,nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành D.Gen điều hòa , nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành Câu 5: Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen? A. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X B. Thêm một cặp nucleotit C.Thay thế một cặp A-T bằng cặp T-A D. Mất một cặp nucleotit Câu 6. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới? A. Tính thoái hóa B.Tính liên tục C.Tính đặc hiệu D.Tính phổ biến Câu 38: Một gen cấu trúc có tỉ lệ A+T/G+X =1,5 và có tổng số nu bằng 3.10 3 . Số nu mỗi loại của gen là A. G= X=900, A=T=600 B. A=T=900 ;G=X=600 C. G=X=A=T=600 D.G=X=A=T=900 Câu 39 : Một gen dài 3060A 0 , 1 mạch của gen có250 nu loại A và 100 nu loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là : A. 2352 B.2347 C.2374 D. 2350 Câu 40 : Trên phân tử ARN thông tin thứ cấp có chiều dài 5100A 0 , có 5 riboxom cùng tham gia dịch mã 1 lần . Các riboxom trượt với vận tốc bằng nhau là 102A 0 /s, và cách đều nhau 1 khoảng cách là 81,6 A 0 . Thời gian hoàn tất quá trình tổng hợp trên ARN thông tin đó là bao nhiêu giây ? A. 53,2s B. 50s C. 54s D. 52,4s Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là: A. Tấc cả các loài đều dùng chung một mã di truyền. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axitamin. C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin. D. Tấc cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền. Câu 2: Vùng mã hóa của gen là vùng: A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. C. Mang thông tin mã hóa các axit amin. D. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc. Câu 3: Một gen có chiều dài 0,408 micromet .Gen này quy định tổng hợp một phân tử protein. Vậy số axit amin của phân tử prôtein này là: A. 398. B. 400. C. 399. D. 798. Câu 4: Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ NST 2n=16. Trong tế bào sinh dưỡng của thể 3 nhiễm , bộ NST là: A. 48 NST. B. 17 NST. C. 19 NST. D. 18 NST. Câu 5: Dạng đột biến làm biến đổi nhiều nhất đến cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là: A. Thêm 1 cặp nu vào phía cuối của gen. B. Mất 1 cặp nu ở phía đầu của gen. C. Thay thế 1 cặp nu ỏ giữa gen . D. Đảo vị trí của cặp nu này với cặp nu khác ở giữa gen. Câu 6: Bệnh ở người do đột biến cấu trúc NST là: A. Bệnh Đao. B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. C. Bệnh ung thư máu. D. Bệnh mù màu đỏ - lục. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội? A. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội. B. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2. C. Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bộ lẽ. D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, khỏe, chống chịu tốt. Câu 33: Đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng trình tự axit amin lại không bị thay đổi . Nguyên nhân là do: A. Một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau. B. Mã di truyền có tính phổ biến. C. Mã di truyền có tính không đặc hiệu. D. Mã di truyền là mã bộ ba. Câu 34: Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài, đó là: A. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội. C. Thể đa bội. D. Thể lệch bội. Câu 33: Dịch mã là quá trình tổng hợp tạo thành phân tử: A . Prôtein. B. mARN. C. ADN. D. mARN và prôtein. Câu 34 : Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2 NST gọi là: A. Thể 1. B. Thể 3. C. Thể bốn. D. Thể không. PHẦN CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN, CHỌN GIỐNG VÀ QUẦN THỂ Câu 7: Ở đậu Hà Lan , hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 , cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 như thế nào? A.3 hoa đỏ: 1 hoa trắng B.1 hoa đỏ: 1 hoa trắng C.5 hoa đỏ: 3 hoa trắng D. 7 hoa đỏ : 4 hoa trắng Câu 8: Ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập là gì? A. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối B.Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống C.Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới Câu 9: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế : A.1 gen chi phối nhiều tính trạng B. nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen Câu 10: Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và hiện tượng tương tác gen là: A.2 cặp gen alen qui định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau B. thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen C. tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai D. tăng biến dị tổ hợp, là tăng tính đa dạng của sinh giới Câu 11: Tần số hoán vị gen như sau: AB= 49%, AC= 36% , BC =13%, bản đồ gen thế nào? A. ACB B. BAC C. CAB D.ABC Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Giống tốt , kĩ thuật sản xuất tốt, năng xuất không cao B.Ở vật nuôi và cây trồng , năng suất là kết quả tác động tổng hợp của giống và kĩ thuật sản xuất. C.Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của từng giống D. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng Câu 13: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X . Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp tử lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiên bệnh của những đứa con họ như thế nào? A.100% con trai bệnh B.50% con trai bệnh C.25% con trai bệnh D.12,5% con trai bệnh Câu 14 : Giống lúa thứ nhất có KG aabbdd cho 6 gam hạt trên mỗi bông. Giống lúa thứ 2 với KG AABBDD cho 12 gam hạt trên mỗi bông. Cho 2 giống lúa có KG AABBdd và aabbDD thụ phấn với nhau được F1. Khối lượng hạt trên mỗi bông của F1 là bao nhiêu ? A.7 gam B.8 gam C.9gam D.10 gam Câu 15: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm , gen a qui định thân xanh lục. kết quả một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm F1 :3/4 đỏ thẫm: 1/4 màu lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào? A.Aa xAa B. Aa x aa C. AA x AA D. AA x Aa Câu 16 : Một quần thể người, có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 48,35%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,46%, nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 4,25%. Tìm tần số của các alen I A , I B , I O trong quần thể A. I A = 0,69; I B =0,13; I O = 0,18 B. I A = 0,13; I B =0,18; I O = 0,69 C. I A = 0,17; I B =0,26; I O = 0,57 D. I A = 0,18; I B =0,13; I O = 0,69 Câu 17: Trong một quần thể giao phối ,có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04 BB +0,32Bb + 0,64bb=1 , tần số các alen p( B) và q( b) là: A. p(B) =0,64 ; q( b) = 0,36 B. p(B) =0,4 ; q( b) = 0,6 C. p(B) =0,2 ; q( b) = 0,8 D. p(B) =0,75 ; q( b) = 0,25 Câu 18: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì? A. là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào của thể nhận B. là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn C. là đoạn phân tử ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit D. là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn Câu 19: Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được người ta dùng công nghệ tế bào nào? A. Nuôi cấy tế bào B . Tạo giống bằng chọn dòng xôma có biến dị C. Nuôi cấy hạt phấn D. Dung hợp tế bào trần Câu 20: Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau đây? A. Cừu cho trứng B. Cừu cho nhân C.Cừu mang thai D. Cừu cho trứng và cừu mang thai Câu 21: Trong trường hợp gen có lợi là trội hoàn toàn, theo giả thuyết siêu trội , phép lai nào sau đây cho F1 có ưu thế lai cao nhất? A. AabbDD x AABBDD B. AAbbDD x aaBBdd C. aaBBdd x aabbdd D. aabbDD x AabbDD Câu 22: Người mắc hội chứng đao ,trong tế bào có: A. 3 NST số 21 B. 3 NST số 18 C. 3 NST số 15 D. 3 NST số13 Câu 8:Cơ sở tế bào học cuả quy luật Menđen là: A. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân. B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng ( dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh. C. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân. D. Sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân. Câu 9: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P:Aa x Aa lần lượt là: A. 1:2:1 và 3:1. B. 1:2:1 và 1:2:1. C. 3:1 và 1:2:1. D. 3:1 và 3:1. Câu 10: Sự mềm dẻo kiểu hình( thường biến) là: A. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. B. những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. C. Những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình. D. Những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. Câu 11: Để xác định 1 tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp: A. Lai gần. B. Lai xa. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch. Câu 12: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn, đời con thu được hai loại kiểu hình hạt vàng, trơn và hạt xanh trơn với tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ là: A. AAbb x aaBB. B. Aabb x aaBb. C. Aabb x aaBB. D. Aabb x aabb . Câu 13: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: A. Sự phân li độc lập của các tính trạng. B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1. C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân. Câu 14:Thế nào là gen đa hiệu? A. Gen tạo ra nhiều loại Marn. B. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác. C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác. D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. Câu 15: Máu khó đông là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định , không có alen tương ứng trên Y . Người phụ nữ bình thường có bố mắc bệnh lấy chồng bình thường. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con trai bị bệnh là: A. 50%. B. 25%. C.12.5%. D. 0%. Câu 16: Một quần thể cây tự thụ phấn, ở thế hệ thứ nhất có 50% các cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tiếp theo, số cá thể mang kiểu gen Aa sẽ là: A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. Câu 17: Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 18: Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là: A. Tạo các giống cây ăn quả không hạt. B. Tạo ưu thế lai. C. Sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. D. Nhân bản vô tính. Câu 19: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. Câu 20: Trong kĩ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là: A. Thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. Plasmit và nấm men. C. Plasmit và vi khuẩn. D. Thực khuẩn thể và vi khuẩn. Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây là đặc điểm của người mang bệnh phêninkêtô niệu? A. Mù màu. B. Tiểu đường. C. Mất trí. D. Máu khó đông. . BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 12 HAI PHẦN PHẦN VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ Câu 1: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong. đây không đúng khi nói về thể đa bội? A. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội. B. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2. . C. 399. D. 798. Câu 4: Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ NST 2n=16. Trong tế bào sinh dưỡng của thể 3 nhiễm , bộ NST là: A. 48 NST. B. 17 NST. C. 19 NST. D. 18 NST. Câu 5: Dạng đột

Ngày đăng: 05/07/2015, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w