Đọc: Đồng bào ở đây, gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp.. a Trong câu văn trên, em hiể
Trang 1Trêng TiÓu häc ….
§Ò kh¶o s¸t chÊt lîng Häc sinh giái th¸ng 2/2011
n¨m häc 2010-2011 M«n: TiÕngViÖt 3
Thêi gian lµm bµi: 75 phót
Câu 1 Đọc:
Đồng bào ở đây, gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi và thành những rừng cây công nghiệp
a) Trong câu văn trên, em hiểu như thế nào về nghĩa các từ ngữ: định cư,
ruộng bậc thang ?
b) Từ trái nghĩa, đối lập với định cư là từ nào ?
Câu 2 Em hãy chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm:
Trường học, ông bà, cha mẹ, sân tường, tiếng trống trường, phụng dưỡng, thương con qúy cháu, sách vở, bút mực, kính thầy yêu bạn, cháu chắt, trên kính dưới nhường, giáo viên, học sinh, đùm bọc, nghỉ hè.
Câu 3 Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng
biện pháp nghệ thuật nhân hóa
a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng
b) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống
Câu 4 Đọc đoạn thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay núi tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Nguyễn Duy
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa ?
b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ
gì ở cây tre Việt Nam
Câu 5 Tập làm văn
Hãy thay lời bà cụ bán quạt kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”
Trang 2PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN ĐÁP ÁN
Câu 1
(1,5 điểm) a)- Định cư: làm ăn, sinh sống cố định ở một nơi
- Ruộng bậc thang: ruộng ở sườn đồi, núi; mỗi mảnh ruộng tạo thành từng bậc (như bậc thang)
b) Trái nghĩa với định cư là du cư
0,5 điểm 0,5 điểm
1 điểm
Câu 2
(1 điểm) Nhóm 1: Trường học: Trường học, lớp học, sân tường, vườn trường, ngày khai trường, tiếng trống trường, sách vở,
bút mực, kính thầy yêu bạn, giáo viên, học sinh, học một biết mười, nghỉ hè, học bài, bài tập.
Nhóm 2: Gia đình: ông bà, cha mẹ, phụng dưỡng, thương
con qúy cháu, con cái, cháu chắt, trên kính dưới nhường, đùm bọc, hiếu thảo.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(1,5 điểm) a) Bác cần trục đang mải miết bốc dỡ hàng ở bến cảng.
b) Chiếc lá vàng lìa khỏi cành đang chao lượn trong không trung như còn luyến tiếc không lỡ rời xa cây
0,75 điểm 0,75 điểm
Câu 4
(2 điểm) a) Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa:vươn mình, đu, hát ru; yêu nhiều, không đứng khuất; thân
bọc lấy thân, tay ôm, tay níu; thương nhau, không ở riêng
b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được
những phẩm chất đẹp đẽ ở cây tre Việt Nam: chịu đựng gian khổ, tràn đầy thương yêu, đoàn kết chở che nhau, kề vai sát cánh bên nhau Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.,…
1 điểm
1 điểm
Câu 5
(4 điểm)
Bài văn phải có đầy đủ ba phần:
Mở đầu – Nội dung câu chuyện – Kết thúc câu chuyện Nội dung kể đầy đủ Lời kể sinh động hấp dẫn
4 điểm