cao trào cách mạng xô viết nghệtĩnh (1930-1931)
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Tiểu luận lịch sử Đảng là một trong những báo cáo khoa học nhỏ, qua đó
nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích, và giải
quyết các vấn đề khoa học được đặt ra, cũng như nắm được đường lối và
chính sách của Đảng
“Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945- đã mở ra một bước
ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam” đây cũng là bài giảng giúp
sinh viên hiểu được tầm quan trọng của lịch sử cách mạng việt nam thời kỳ
đầu (1930-1945)
Vài nét sơ qua về tình hình đất nước việt nam trươc cách mạng tháng
tám, đó là đất nước có truyền thống yêu nước , một đất nước có lịch sử phát
triển lâu đời và bản sắc văn hoá độc đáo Nhưng đến thế kỷ XVI chế độ phong
kiến đi vào suy đồi và đánh dấu bằng sự sụp đổ vào năm 1858 khi thực dân
Pháp nổ súng vào Việt nam Sau đó chúng cai trị đất nước Việt nam bằng
chính sách bóc lột và đàn áp đẩy đất nước ta trở lên tiêu điều, và “Có áp bức
thì có đấu tranh” các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt nổ ra tiêu biểu là
phong trào chống Pháp ở Nam kỳ (1861-1868), phong trào Cần vương ở
Trung kỳ và Bắc kỳ(1885-1895), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913) ngoài
ra còn có các cuộc khởi nghĩa theo đường lối tư sản, Đông kinh nghĩa thục
(1907), cuộc vận động tư sản Phan chu Trinh(1925) vv Nhưng các cuộc
cách mạng trên đều đi đến thất bại và bị dìm trong bể máu, nguyên do chưa có
đường lôi cách mạng đúng đắn, sáng suốt để đi tới thành công Nhận thấy
những yếu điểm đó Nguyễn ái Quốc đã có tìm tòi và phát hiện ra con đường
để dẫn đến thành công là con cách mạng vô sản do Mác va Anghen sáng lập
Trang 2Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, nó chấm dứt sự bế tắc về đường
lối của cách mạng Đưa ra được điều lệ Đảng thống nhất được mọi đường lối
đấu tranh trong cả nước
Đảng cộng sản Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu
tranh, trải qua các cao trào cách mạng như cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là
Xô Viết Nghệ Tĩnh; 1936-1939 với cuộc vận động mặt trận dân chủ Đông
Dương Tuy các cuộc cách mạng đều bi địch dìm trong bể mau nhưng tính
chất của cách mạng đã thay đổi khẳng định được năng lực và vai trò lãnh đạo
của mình Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là đỉnh cao của 15 năm đấu
tranh cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Thắng lợi này đã
lật đổ chế độ chuyên chính phong kiến hàng nghìn năm lịch sử, lật đổ ách
thống trị của thực dân Pháp, đánh bại phát xít Nhật Đây là một kỳ tích lịch
sử, là tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với nhân dân Đông
Dương nói riêng và nhân dân thế giới nói chung Nó còn làm phong phú thêm
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giải phóng dân
tộc (một nước thuộc địa, công nghiệp không phát triển, biết đoàn kết dưới sự
lãnh đạo của chính đảng của giai cấp vô sản dù còn non trẻ cũng có thể đi đến
thắng lợi, giành độc lập dân tộc)
Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 với sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thành quả của 15 năm trực tiếp lãnh đạo
chính trị của Đảng, là sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
ngày càng sát đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng độc
lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh
Với sự trở lại cùng âm mưu thôn tính nước ta một lần nữa của thực dân
Pháp, Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh
Trang 3đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đi
đến thắng lợi “ 9 năm làm một Điện Biên” giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện
vững chắc để tiến lên giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ
Phần I:Giai đoạn tiền khởi nghĩa :
I - cao trào cách mạng xô viết nghệ tĩnh (1930-1931)
Vào năm 1929-1933 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế chủ
nghĩa tư bản từ đã bước sang rai đoạn tiêu điều, mâu thuẫn xã hội trở nên gay
gắt, hệ thống tư bản chủ nghiã thế giới bị khủng khoảng kinh tế nặng nề
Chính phủ tư sản Pháp, thông qua chính quyền đế quốc và phong kiến ở thuộc
địa đã trút gánh nặng khủng khoảng của tư bản Pháp lên đầu các dân tộc Đông
Dương Công nhân bị bóc lột ngày càng nặng nề và bị thất nghiệp hàng loạt
Nông dân làm ăn ngày càng khó khăn, phá sản và đói khổ các tầng lớp lao
động khác cũng lâm vào khốn khó Nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân
và nông dân phải gánh chịu nhiều tác hại nhất Công nhân không có việc làm,
số người thất nghiệp ngày càng đông, số người còn việc làm thì tiền lương bị
giảm Riêng ở Bắc Kỳ đã có 25000 công nhân thất nghiệp Nông dân tiếp tục
bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn Ruộng đất nhanh chóng bị thâu
tóm vào tay địa chủ Pháp-Việt các loại Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng
điêu đứng Các nghề thủ công bị phá sản nặng nề, nhà buôn nhỏ phải đóng
cửa, viên chức bị sa thải; học sinh ra trường không có việc làm Một số nhà tư
sản cũng lâm vào
phá sản Đã thế sưu thuế mỗi ngày một tăng thêm gấp 2-3 lần so với trước
Rồi thiên tai, bão lụt lại tiếp tục sảy ra Trong khi đó, về mặt chính trị, nhất là
Trang 4từ sau khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân đảng thất bại, đế quốc Pháp
ra sức đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng trợn hòng rập tắt phong trào cách
mạng vừa bùng nổ Riêng năm 1930, ở Nam Kỳ có hơn 17000 người bị kết
án, trong số đó hơn 400 tử hình
Tức nứơc thi vỡ bờ các phong trào cách mạng nổ ra ngay càng mạnh mẽ
đòi quyền sống quyền tự do, trước phong trào đấu tranh của quần chúng, đế
quốc và phong kiến đã thẳng tay đàn áp khủng bố, nhất là từ sau cuộc khởi
nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng (7-2-1930) Chúng lợi dụng
chống khởi nghĩa để khủng bố đàn áp nhân dân Nhằm dìm cuộc cách mạng
của nhân dân ta trong bể máu Trong lúc doTrên thế giới, phong trào cách
mạng vô sản phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn làm tấm gương lớn cho phong trào
cách mạng ở thuộc địa phát triển lên đến đỉnh cao, phong trào cách mạng thế
giới ảnh hưởng đến Đông Dương sâu sắc
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ
đại trong lịch sử cách mạng nước ta Nó chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt
Nam ở tình trạng “đen tối không có lối ra”, chấm dứt sự khủng khoảng về
đường lối kéo dài hơn hai phần ba thế kỷ, kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp
xâm lược Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có cương lĩnh chính trị đáp ứng
đúng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, hướng dẫn nhân dân đấu tranh giành
độc lập dân tộc và xây dựng ấm no hạnh phúc Nó có ý nghĩa quyết định đối
với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau Là sự
chuẩn bị điều kiện cơ bản quyết định cho những thắng lợi oanh liệt và những
bước nhảy vọt lớn trong lịch sử kháng chiến của dân tộc
2.Diễn biến của cao trào:
Từ đầu tháng 2 năm 1930 đến 1-5-1930: Phong trào đấu tranh quần
chúng phát triển ngày càng mạnh mẽ Mở đầu là cuộc đấu tranh của 5000
Trang 5công nhân đồn điền Phú Riềng (ngày 3-2-1930), của 4000 công nhân nhà máy
sợi Nam Định (ngay 25-3-1930) và của 400 công nhân nhà máy diêm và nhà
máy cưa Bến Thuỷ (ngày 19-4-1930) Tiếp đó, phong trào công nhân phát
triển mạnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, kéo theo hàng trăm cuộc đấu tranh
của nông dân các vùng lân cậc Khẩu hiệu đấu tranh là đòi dân chủ, cải thiện
đời sống, chống khủng bố đàn áp, đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm cho công
nhân, giảm sưu cao, thuế nặng cho nông dân Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của
Đảng cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và ở một số địa
phương khác Những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp
nhân dân lao động chống đế quốc và phong kiến tay sai, trong đó giai cấp
công nhân đóng vai trò tiên phong, là màn đầu của một cao trào cách mạng
mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo
Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ bắt đầu từ tháng 5, ngày Quốc tế
lao động 1-5-1930, lần đầu tiên công nông và dân chúng Đông Dương, dưới
sự lãnh đạo của Đảng tỏ rõ dấu hiệu đấu tranh đoàn kết với vô sản thế giới và
biểu dương lực lượng của mình Trên khắp các thành thị và các vùng nông
thôn, quần chúng sôi động đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Phong trào
đấu tranh phát triển tới quy mô rộng lớn trên khắp cả nước, hình thành một
cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân Khẩu hiệu đấu tranh đòi dân
chủ, dân sinh được kết hợp với khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ
Liên Xô, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Riêng tháng 5-1930 trong cả
nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4
cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị Đế quốc Pháp ở Đông
Dương và cả ở bên Pháp đều tỏ ra bối rối trước cao trào cách mạng ở nước ta
hồi bấy giờ Ngày 31-5-1930, Hội đồng nội các Pháp đã phải họp để nhận
định tình hình và tìm cách đối phó
Trang 6Tháng 9-1930, phong trào công nông đã phát triển tới đỉnh cao,khẩu hiệu
đấu tranh chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế Hình thức đấu
tranh đã diễn ra quyết liệt, quần chúng đã vũ trang tự vệ, biểu tình thị uy vũ
trang, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương Điển hình là
phong trào ở một số vùng thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trông đó có các
cuộc biểu tình của 3000 nông dân huyện Nam Đàn, 20000 nông dân huyện
Thanh Chương, 3000 nông dân huyện Can Lộc, 8000 nông dân huyện Hưng
Nguyên…Phần lớn các cuộc biểu tình này là những cuộc đấu tranh chính trị
nhưng có vũ trang tự vệ Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, chính quyền
đế quốc và phong kiến nhiều nơi bị tan rã Trước tình hình đó, nông dân một
số vùng đã tự đứng lên để lập chính quyền để chăm lo đời sống cho chính
mình Một chính quyền của quần chúng công nông đầu tiên xuất hiện trong
lịch sử Việt Nam
Chính quyền công nông ở một số vùng thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
lúc đó được gọi là Xô Viết Nghệ -Tĩnh Xô Viết Nghệ –Tĩnh đã phát huy tác
dụng là một chính quyền do dân và vì dân, chăm lo mọi mặt của đời sống
nhân dân, để lại cho quần chúng nhân dân nhiều thiện cảm xâu sắc và niềm tin
vào triển vọng đấu tranh của mình
Hoảng sợ trước phong trào quần chúng lên cao và trước ảnh hưởng của
Đảng Cộng sản ngày càng lớn mạnh, đế quốc Pháp đã khủng bố cực kỳ rã
man tàn bạo Sau vụ ném bom tàn sát đẫm máu cuộc biểu tình ngày 12-9-1930
ở Hưng Nguyên, chúng điều động lính pháp và lính khố xanh về đóng chốt tại
thành phố Vinh-Bến thuỷ là chung tâm phong trào cách mạng Nghệ Tĩnh
Đồng thời, chúng đóng nhiều đồn bốt trong hai tỉnh đễ sẵn sàng đàn áp, khủng
bố phong trào Cùng với việc cho quân lính đi bắn giết dân chúng, đốt phá,
triệt hại làng mạc, chúng còn ra sức sử dụng những thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ,
Trang 7mua chuộc Vì vậy, nhiều cơ quan của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ, đảng
viên và chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị tù đày hoặc bị giết hại
Không chùn bước trước sự khủng bố đàn áp tàn bạo của kẻ thù, Đảng và
nhân dân ta đã kiên cường, anh dũng đấu tranh để khôi phục lại các tổ chức
Đảng, quần chúng và phong trào cách mạng Bằng sự cố gắng của mình và có
sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng Sản, thông qua ban lãnh đão hải ngoại của Đảng
Cộng sản Đông Dương thành lập tại Ma Cao (Trung Quốc) do đồng chí Lê
Hồng Phong đứng đầu, có vai trò như một ban chấp hành Trung ương lâm
thời, với nhiệm vụ tập hợp các cơ sở đảng mới được xây dựng lại trong nước
thành hệ thống có tổ chức chung Đến đầu năm 1935 phong trào cách mạng
Việt Nam về cơ bản đã được phục hồi
Từ 27 đến 31-3-1935, Đảng đã họp Đại hội đại biểu lần thứ Nhất tại Ma
Cao Sau khi kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, phân tích tình hình thế giới và
trong nước, Đại hội đã nghị quyết 3 nhiêm vụ chính: Củng cố và phát triển
Đảng; Thu phục đông đảo quần chúng; Lãnh đạo phong trào quần chúng
chống chiến tranh đế quốc Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung Ương mới
do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí Thư
Đại hộ đại biể Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Nhất có ý nghĩa lịch
sử quan trọng; đánh dấu phong trào cách mạng đã được phục hồi, nói lên sức
sống mãnh liệt của Đảng và nhân dân ta, chỉ trong một thời gian ngắn đã
nhanh chóng vượt qua được thời kỳ thoáu trào,chuẩn bị điều kiện cho nhân
dân ta chuyển sang một thời kỳ phát triển mới
3- Thành quả, ý nghĩa lịch sử của cao trào cách mạng giai đoạn
(1930-1931) và Xô Viết Nghệ Tĩnh:
Có thể nói một cách tổng quát, thành quả và ý nghĩa lịch sử bao trùm của
cao trào cach mạng 1930-1931 với đỉng cao Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tổng
Trang 8diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, một
bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám 1945 Bởi vì:
• Đã khẳng địng trên thực tiễn vai trò và khả năng lãnh đạo cách
mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, của Đảng.Thông qua cao trào, đường
lối và phương pháp cách mạng của Đảng được kiểm nghiệm để sau này phát
triên và cụ thể hoá hơn
• Đã khẳng định vai trò và sức mạnh to lớn của quần chúng công
nông và hình thành khối liên minh công nông trong thưc tế đấu tranh
• Qua cao trào, đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng và nhân dân ta
được tôi luyện, trưởng thành trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù Rút
được nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng, về kết hợp
các hình thức đấu tranh, về quy luật dành và giữ chính quyền
• Qua thực tiễn đấu tranh, nhân dân ta càng thấy được bộ mặt thâm
độc, tàn bạo của kẻ thù đế quốc, phong kiến Đồng thời cũng xây dựng và
củng cố niềm tin vào thực lực của chính mình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng và tương lai, tiền đồ của Cách Mạng, để tiếp tục bền gan vững bước tiến
lên
II-Cao trào dân tộc chủ(1936-1939)
Tình hình thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm (1929-1933) đã làm cho mâu
thuẫn xã hội vốn có trong các nước tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc và
phong trào cách mạng của quần chúng dâng lên mạnh mẽ, giai cấp tư sản lũng
loạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập
chế độ phát xít, một chế độ độc tài tàn bạo nhất Chúng ra sức xoá bỏ mọi
quyền tự do dân chủ của nhân dân trong nước ra sức bóc lột sức lao động và
tai nguyên của các nước thuộc địa và ráo riết chuẩn bị chiến tranh mới để chia
Trang 9lại thị trường và các vùng thuộc địa trên thế giới Chúng cũng mưu đồ tấn
công Liên Xô là thành trì cách mạng thế giới, hi vọng đẩy lùi phong trào cách
mạng vô sản đang phát triển mạnh trong nước chúng và trên toàn thế giới
Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật cùng bè lũ tay chân của nó ở một số nước
(Pháp, Tây Ban Nha) trở thành mối nguy cơ lớn đe doạ hoà bình và an ninh
quốc tế
Đứng trước nguy cơ đó, đại hộ quốc tế cộng sản họp (7-1935) ở Matcơva
xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới không phải là chủ
nghĩa đế quốc nói chung, mà là chủ nghĩa phát xít Đại hội đề ra chủ chương
thành lập mặt trận nhân dân ở các nước, nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng
dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng
gây ra
Năm 1936, mặt trận nhân dân Pháp do đảng cộng sản Pháp làm nòng cốt,
thắng cử vào nghị viện lên cầm quyền Thắng lợi đó đã tạo điêu kiện chính trị
thuận lợi cho cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống
của nhân dân ở các nước trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, trong đó
có Việt Nam
Tình hình trong nước
Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã ban bố những chính sách tự do dân
chủ áp dụng phần nào trong các nước thuộc địa Một số tù chính trị ở Việt
Nam được thả ra đã nhanh tróng hoạt động trở lại
Lúc đó, ở nước ta hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 đã tác động sâu sắc không chỉ đế đời sống của các giai cấp và tầng lớp
nhân dân lao động mà cả đến những nhà tư sản, địa chủ vừa và nhỏ Trong khi
đó bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tụ thi hành chính sách
bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
Trang 10Căn cứ vào những biến động của thế giới và của việt nam, tiếp thu đường
lối của quốc tế cộng sản, Đảng cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù
cụ thể trước mắt của cách mạng nhân dân lúc này chưa phải là thực dân Pháp
nói chung, mà là bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai không chịu thi
hành ở các thuộc địa chính sách của mặt trận nhân dân Pháp Từ đó quyết định
tạm thời hoãn các khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn
độc lập”, “tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cầy” Và nêu những
nhiệm vụ trước mắt củ nhân dân Đông Dương là: chống phát xít, chống chiến
tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ,
cơm áo, hoà bình
Để thực hiện nhiệm vụ đó mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương được
thành lập, đến tháng 3-1938 được đổi lại thành mặt trận dân chủ Đông Dương,
nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít và mọi phản động Pháp, dành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh
và bảo vệ hoà bình thế giới Về hình thức và phương pháp đấu tranh, những
khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai được triệt để
lợi dụng để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục quần chúng và
mở rộng phong trào đấu tranh của quần chúng
2) Mặt trận dân chủ đông dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân
chủ:
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp ở
thượng Hải (Trung Quốc) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị nhận
định: Nhiệm vụ cơ bản của Cách Mạng tư sản dân quyền (chống đế quốc
chống phong kiến để dành độc lập cho dân tộc và ruộng đâts cho nông dân)
không hề thay đổi, nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp trong lúc này Yêu
cầu cấp thiết trước mắt của quần chúng nhân dân lúc này là tự do, dân chủ, cải
Trang 11thiện đời sống Do đó, Đảng phải lãnh đạo thành lập Mặt trận Dân chủ rộng
rãi, bao gồm các giai cấp, các tôn giáo, các đảng phái, các đoàn thể chính
trị…tập trung chống kẻ thù cụ thể, trực tiếp trước mắt là chủ nghĩa phát xít và
bọn phản động thuộc địa để bảo vệ hoà bình, đòi thực hiện dân chủ, tự do, cải
thiện đời sống cho nhân dân
Một phong trào đấu tranh của quần chúng dưới các hình thức bãi công,
bãi khoá, mít tinh, biểu tình nổ ra mạnh mẽ nhất là ở các thành phố, khu mỏ,
và đồn điền cao su (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai) Đặc biệt là phong
trào công nhân với cuộc tổng bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai
tháng 11-1936 và cuộc tổng bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi tháng
7-1937, được công nhân xe lủa miền Nam Đông Dương phối hợp Trên cơ sở
ngày 1-5-1938 tại quảng trường nhà Đấu Xảo-Hà Nội đã diễn ra cuộc mít tinh
khổng lồ của 2 vạn rưỡi người, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu,
nghiệp đoàn, đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít,
chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình tự do dân tộc
3) Kết quả và ý nghĩa của phong trào:
Cao trào dân chủ 1936-1939 thực sự là một cao trào cách mạng dân tộc,
dân chủ rộng lớn Trong khi lãnh đạo phong trào quần chúng, trình độ chính
trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã được nâng cao một cách rõ rệt Uy
tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu vào trong nhân dân Quan
trọng hơn là tình hình chính trị lúc bấy giờ có thể hoạt động hợp pháp và nửa
hợp pháp đã tạo điều kiện cho tư tưởng Mác-Lênin cũng như đường lối chính
sách của Đảng và của Quốc tế cộng sản được phổ biến, tuyên truyền và giáo
dục sâu rộng Các sách báo của Đảng và của Mặt trận dân chủ đã có tác
dụnglớn trong việc động viên giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu
tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và những
Trang 12hành động phá hoại của bè lũ phản động các loại, làm cho chúng càng bị cô
lập Trong hoàn cảnh đó, tổ chức của Đảng được củng cố và phát triển
Qua phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân,
đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và nôn thôn
được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục, đồng thời cũng bồi dưỡng được một
đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo, dày dạn trong đấu tranh, có nhiều kinh
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu quân đội
phát xít Đức kéo vào nước Pháp, bọ tư bản phản động Pháp hoàn toàn đầu
hàng làm tay sai cho chúng (6-1940) ở Viễn Đông, quân Nhật cũng đẩy mạnh
xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát vào biên giới Việt Trung
ở Đông Dương, bọn thực dân Pháp cũng thi hành chính sách thống trị
thời chiến tranh Chúng khủng bố phong trào dân chủ, ban bố lệnh tổng động
viên, ra sức bắt người, vét của để cung cấp cho chiến tranh Bộ mặt phản động
của đế quốc và tay sai phong kiến bộc lộ ngày càng rõ ràng Đời sống vật chất
và tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn, khốn đốn Mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và ngày càng gay
gắt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu, đòi hỏi phải được tập trung giải quyết
2) Đường lối chủ trương của Đảng và phong trào giải phóng dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng:
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông
Dương đã cảnh cáo bọn thực dân Pháp về nguy cơ xâm lược của phát xít
Trang 13Nhật, đòi chúng mở rộng các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống cho
nhân dân và cùng nhân dân Đông Dương chống Nhật
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ VI (11-1939)
Hội nghị Trung ương lần VI đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ
đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tăng
cường Mặt trận dân tộc thống nhất, mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám 1945
Ngày 22-9-1940, quân Nhật đánh vào Lạng Sơn Quân đội Pháp trên
đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn Thừa cơ hội đó, nhân dân Bắc Sơn
đã nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự võ trang cho mình, giải tán
chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng Sau đó, Nhật đã thoả
hiệp để cho Pháp quay lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa,
cướp đoạt tàn sát của nhân dân
Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, nhân dân đã đấu tranh quyết
liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay
sai khủng bố Một uỷ ban chỉ huy được thành lập để phụ trách các mặt công
tác cách mạng đội du kích Bắc Sơn từ đó được thành lập và lớn mạnh dần
lên, sang năm 1941 thì hợp với quân khởi nghĩa Võ Nhai, Tràng Xá (Thái
Nguyên) để thành lập đội quân du kích đầu tiên đánh Pháp, đuổi Nhật trong
thời kỳ Việt Minh sau này
Ngày 23-11-1940 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở hầu hết các tỉnh Nam Kì
Nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn bốt địch, phá nhiều đường giao thông, thành lập
chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở nhiều vùng trong các tỉnh Mĩ
Tho, Gia Định, Bạc Liêu Trong cuộc khởi nghĩa lá cờ đỏ sao vàng đã lần đầu
tiên xuất hiện
Thực dân Pháp và tay sai đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách vô cùng tàn
khốc Một số cán bộ ưu tú của Đảng cộng sản Đông Dương bị bắt từ trước