BAI TAP ANDEHIT ANDEHIT Câu 1: Chia hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54 gam H 2 O. Phần 2 cho tác dụng với H 2 dư (h = 100%) thu được hỗn hợp 2 rượu. Đốt cháy hoàn toàn 2 rượu thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 0,112. B. 2,24. C. 0,672. D. 1,344. Câu 2: Cho 10,2 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit no (có số mol bằng nhau) tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 (dư) thu được 64,8 gam Ag và muối của 2 axit hữu cơ. Mặt khác, khi cho 12,75 gam X bay hơi ở 136,5 O C và 2 atm thì thể tích hơi thu được là 4,2 lít. Công thức của 2 anđehit là A. CH 3 -CHO và OHC-CHO. B. HCHO và OHC-CH 2 -CHO. C. CH 3 -CHO và HCHO. D. OHC-CHO và C 2 H 5 -CHO. Câu 3: Có hai bình mất nhãn chứa C 2 H 2 và . Thuốc thử duy nhất có thể nhận được 2 bình trên là A. dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. Cu(OH) 2 . Câu 4: Số lượng đồng phân anđêhit ứng với công thức phân tử C 5 H 10 O là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5: Anđehit no X có công thức đơn giản nhất là C 2 H 3 O. CTPT của X là A. C 2 H 3 O. B. C 4 H 6 O 2 . C. C 6 H 9 O 3 . D. C 8 H 12 O 4 . Câu 6: Oxi hoá 2,2 gam một anđehit đơn chức X thu được 3 gam axit tương ứng (h = 100%). CTCT của X là A. CH 3 -CHO. B. CH 3 - CH 2 -CHO. C. (CH 3 ) 2 CH-CHO. D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CHO. Câu 7: Cho 1,02 gam hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (khác HCHO) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, thu được 4,32 gam Ag (h = 100%). Tên gọi của 2 anđehit là A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal. Câu 8: Cho 2,3 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hết với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, tạo ra 10,8 gam Ag. Tên gọi của X là A. anđehit fomic. B. anđehit axetic. C. axit fomic. D. anđehit acrylic. Câu 9: Đốt cháy một hỗn hợp anđehit là đồng đẳng, thu được a mol CO 2 và 18a gam H 2 O. Hai anđehit đó thuộc loại anđehit A. no, đơn chức. B. vòng no, đơn chức. C. no, hai chức. D. không no có một nối đôi, hai chức. Câu 10: Khi cho 0,1 mol X (có tỷ khối hơi só với H 2 lớn hơn 20) tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, thu được 43,2g Ag. X thuộc loại anđehit A. đơn chức. B. 2 chức. C. 3 chức. D. 4 chức. Câu 11: Hợp chất hữu cơ X đun nhẹ với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 (1:2), thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều thu được khí. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOH. B. HCHO. C. CH 3 COONa. D. CH 3 CHO. Câu 12: Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẩng tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal. Câu 13: Trong công nghiệp, người ta điều chế HCHO bằng phương pháp A. oxi hoá CH 3 OH (Cu, t O ). B. nhiệt phân (HCOO) 2 Ca. C. kiềm hoá CH 2 Cl 2 . D. khử HCOOH bằng LiAlH 4 . Câu 14: Công thức tổng quát của anđehit no, hai chức mạch hở là A. C n H 2n+2 O 2 . B. C n H 2n O 2 . C. C n H 2n-2 O 2 . D. C n H 2n-4 O 2 . Câu 15: Cho 7,2 gam một anđehit no, đơn chức X phản ứng hoàn toàn AgNO 3 trong NH 3 thu được 21,6 gam Ag. Nếu cho A tác dụng với H 2 (Ni, t o ), thu được rượu đơn chức Y có mạch nhánh. CTCT của A là A. (CH 3 ) 2 CH-CHO. B. (CH 3 ) 2 CH-CH 2 -CHO. C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CHO. D. CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -CHO. Câu 16: X có CTCT là Cl-CH 2 -CH(CH 3 )-CH 2 -CHO. Danh pháp IUPAC của X là A. 1-clo–2-metyl butanal. B. 2-metylenclorua butanal. C. 4-clo–3-metyl butanal. D. 3-metyl-4-clobutanal. Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với H 2 (Ni, t O ), thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,6 gam CO 2 và 4,5 gam H 2 O. Công thức phân tử của 2 anđehit trong X là A. CH 4 O và C 2 H 6 O. B. CH 2 O và C 2 H 4 O. C. C 3 H 6 O và C 4 H 8 O. D. C 3 H 8 O và C 4 H 10 O. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp thu được 17,92 lít khí CO 2 (đktc) và 14,4 gam H 2 O. Nếu cho 9,6 gam X tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 (dư) thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 75,6. B. 151,2. C. 37,8. D. 21,6. Câu 19: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức, mạch thẳng, là đồng đẳng kế tiếp. Khi cho 3,32 gam B tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư thu được 10,8 gam Ag. Tên gọicủa 2 anđehit trong X là A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal. Câu 20: Chuyển hoá hoàn toàn 4,2 gam anđehit X mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư rồi cho lượng Ag thu được tác dụng hết với dung dịch HNO 3 tạo ra 3,792 lít NO 2 ở 27 o C và 740mmHg. Tên gọi của X là anđehit A. fomic. B. axetic. C. acrylic. D. oxalic. Câu 21: X là hỗn hợp HCHO và CH 3 CHO. Khi oxi hoá p gam X bằng O 2 thu được (p+1,6) gam Y gồm 2 axit tương ứng (h=100%). Cho p gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư thu được 25,92 gam Ag. Phần trăm khối lượng HCHO trong hỗn hợp B là A. 14,56%. B. 85,44%. C. 73,17%. D. 26,83%. Câu 22: X là hỗn hợp HCHO và CH 3 CHO. Khi oxi hoá X bằng O 2 thu được hỗn hợp Y gồm 2 axit tương ứng (h=100%). Tỉ khối hơi của Y so với X là m. Khoảng giá trị của m là A. 1,36 < m < 1,53. B. 1,36 < m < 1,67. C. 1,53 < m < 1,67. D. 1,67 < m < 2,33. Câu 23: Oxi hoá 53,2 gam hỗn hợp 1 rượu đơn chức và 1 anđehit đơn chức thu được 1 axit hữu cơ duy nhất (h=100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam dung dịch NaOH 2% và Na 2 CO 3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,87%. Tên gọi của anđehit ban đầu là A. etanal. B. metanal. C. butanal. D. propanal. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no đơn chức thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá thành axit (h = 100%), rối lấy axit tạo thành đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam nước. Giá trị của m là A. 1,8. B. 2,7. C. 3,6. D. 5,4. Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức tác dụng với H 2 (Ni,t o ) thấy tốn V lít H 2 (đktc) và thu được 2 rượu no. Nếu cho hỗn hợp rượu này tác dụng hết với Na thu được 0,375V lít H 2 (đktc). Hỗn hợp X gồm A. 2 anđehit no. B. 2 anđehit không no. C. 1 anđehit no và 1 anđehit không no. D. 1 anđehit không no và 1 anđehit thơm. Câu 26 (A-07): Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 , đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCHO. B. CH 3 CH(OH)CHO. OHC-CHO. D. CH 3 CHO. Câu 27 (A-07): Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag 2 O) trong dung dịch NH 3 , đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với HNO 3 thoát ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH 3 CHO. B. HCHO. C. CH 2 =CHCHO. D. CH 3 CH 2 CHO. Câu 28 (A-07): Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 là A. anđehit axetic, but-1-in, etilen. B. anđehit fomic, axetilen, etilen. C. anđehit axetic, but-2-in, axetilen. D. axit fomic, vinylaxetilen, propin. Câu 29 (B-07): Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X mạch hở tạo ra b mol CO 2 và c mol H 2 O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit A. no, hai chức. B. no, đơn chức. C. không no có hai nối đôi, đơn chức. D. không no có một nối đôi, đơn chức. Câu 30 (B-07): Khi oxi hoá 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là A. C 2 H 3 CHO. B. CH 3 CHO. C. HCHO. D. C 2 H 5 CHO. ANĐÊHYT – XÊTON 1) Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A mạch hở, thấy sinh ra CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. Số mol O 2 pứ gấp 4 lần số mol A đem đốt. Xác định CTPT – CTCT có thể có của A. Gọi tên A, biết A + H 2 cho rượu B đơn chức bậc I. 2) 1. Từ metan đ/c nhựa phenol fomaldehyt; 2. Từ đá và than đá đ/c al-bazic; 3. Từ butan đ/c propenal; 4. Từ tinh bột đ/c alđehyt fomic. 3) A là chất hữu cơ chỉ chứa 1 loại nhóm chức, có mạch cacbon không phân nhánh, trong đó oxi chiếm 37,21% klg. Khi cho 1 mol A tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 dư được 4 mol Ag. CTCT của A? Từ A đ/c cao su buna. 4) Cho 8,6g ankanal (A) pứ hoàn toàn dd AgNO 3 /NH 3 cho 1 axit hữu cơ (C) và 21,6g Ag. a) CTPT A; b) Cho hh gồm A và 1 đđ B nhỏ hơn A 2 nguyên tử cacbon tác dụng với H 2 dư xt Ni được 8,28g rượu. Mặt khác cùng lượng hh trên nếu đem đốt cháy được 19,8g CO 2 . Tính klg hh trên. 5) 11,6g anđêhyt đơn no (A) có số cacbon lớn hơn 1 pứ hoàn toàn với dd AgNO 3 /NH 3 dư. Toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO 3 đặc nóng sau pứ xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dd tăng them 24,8g. Tìm CTCT của A. 6) Oxi hoá x gam rượu etylic bằng O 2 (KK) có xt Cu để thành aldehyt tương ứng. Nếu lấy hh sau pứ tác dụng Na dư cho 0,336 lít khí (đkc). Nếu cho hh tác dụng AgNO 3 trong NH 3 dư được 43,2g Ag. a) Tính x; b) Tính H pứ oxi hoá; c) Nếu H pứ tăng 10% thì thể tích H 2 tăng hay giảm bao nhiêu lít. 7) 10,2g hh 2 aldehyt đơn no (A), (B) kế tiếp nhau tác dụng dd AgNO 3 /NH 3 cho 43,2g Ag và 2 axit hữu cơ tương ứng. a) Nếu đem hh trên đốt cháy hoàn toàn. Tính V CO2 (đkc)? Và m H2O thu được; b) Tìm CTPT A, B. 8) Cho bay hơi 2,9g 1 chất hữu cơ (X) chỉ chứa 1 loại nhóm chức ta thu được 2,24 lít khí X (109,2 0 C, 0,7atm). Mặt khác cho 5,8g X tác dụng dd AgNO 3 /NH 3 dư thấy tạo thành 43,2g Ag. CTPT – CTCT – Gọi tên (X). 9) A, B là hợp chất hữu cơ (X) chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Trong đó A có thành phần khối lượng m C : m H : m O = 1,5 : 0,25 : 2. Còn khi đốt B thì tỉ lệ mol n CO2 : n H2O : n O2 = 2 : 1 : 1,5. a) Tìm CTN A, B; b) Tìm CTPT, CTCT của A, B. Biết 1 mol A hay 1 mol B tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 đều cho A mol Ag; c) Viết ptpứ đ/c A, B từ CH 4 . 10) Cho 2,4g (X) tác dụng hoàn toàn dd AgNO 3 /NH 3 (dư) thu được 7,2g Ag. CTPT X. Từ CH 4 đ/c (X). 11) Một hh khí (X) gồm 2 khí axetylen và propin có d/H 2 = 15,8. Cho 2,24 khí (X) (đkc) tác dụng với H 2 O, đk thích hợp được hh 2 sản phẩm, sau đó cho tác dụng dd AgNO 3 /NH 3 dư thì được 10,8g Ag. Hỗn hợp khí X còn lại sau phản ứng hợp nước dẫn qua dd Brôm dư thấy bình tăng lên 0,66g. a) Tính % V khí trong hh X. b) Tính H pứ hợp nước của mỗi hydrocacbon. 12) Một hh khí X gồm ankanal (A) và H 2 . Đốt 1,12 lít (X) (đkc) cho 2,64g CO 2 và 1,62g H 2 O. Mặt khác nếu dẫn hh X trên qua Ni nóng được hh Y. dY/H 2 = 20. a) Tính % VA, H 2 trong hh X. b) CTPT của A và tỉ lệ A tham gia pứ cộng hydro. 13) Cho 0,1mol andehyt (A) có mạch cacbon không phân nhánh tác dụng hoàn toàn với hydro, thấy cần dùng 6,72 lít H 2 (đkc) và thu được chất hữu cơ (B). Cho lượng B này tác dụng với Na dư thì thu được 2,24 lít khí (đkc). Mặt khác, nếu lấy 8,4g (A) tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 dư thì được hh X gồm 2 muối và 43,2g Ag. a) CTCT A, B. b) Tính khối lượng hh muối? 14) Chia 11,36g hh 2 andehyt đơn chức làm 2 phần bằng nhau: Đốt cháy phần 1 ta được 12,32g CO 2 và 3,6g H 2 O – P2 cho tác dụng dd AgNO 3 /NH 3 dư được 34,56g Ag. CTPT 2 andehyt đã cho. 15) Oxi hoá 53,2g hh một rượu đơn chức và một andehyt đơn chức, ta thu được một axit hữu cơ duy nhất (H = 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam dd hh NaOH 2% và Na 2 CO 3 13,25% thu được dd chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,87%. a) CTPT của rượu và andehyt ban đầu. b) Hỏi m có giá trị trong khoảng nào? c) Cho m = 400g. Tính % klg rượu và andehyt trong hh đầu. 16) Hai chất hữu cơ no mạch hở A, B cùng chứa C, H, O. a) Cho vào bình kín 0,01mol chất lỏng A với lượng O 2 vừa đủ để đốt cháy hết A. Sauk hi đốt cháy hoàn toàn, thấy số mol khí giảm 0,01mol so với số mol trước phản ứng. Xác định CTPT A, biết A chứa 1 nguyên tử oxi. b) Bằng dd feling, oxi hoá 3,48g (A) thành axit (C). Toàn bộ lượng (C) tạo thành được trộn với (B) theo tỉ lệ n C : n B = 2 : 1. Để trung hoà hh thu được phải dùng hết 25,42ml dd NaOH 16% (d = 1,18). Tìm CTCT A, B. Biết B không bị thuỷ phân. . được 6,6 gam CO 2 và 4,5 gam H 2 O. Công thức phân tử của 2 anđehit trong X là A. CH 4 O và C 2 H 6 O. B. CH 2 O và C 2 H 4 O. C. C 3 H 6 O và C 4 H 8 O. D. C 3 H 8 O và C 4 H 10 O. Câu 18:. được 4,32 gam Ag (h = 100%). Tên gọi của 2 anđehit là A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal. Câu 8: Cho 2,3 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H,. NH 3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal. Câu 13: Trong công nghiệp, người ta điều chế HCHO