1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRẢ LỜI CÂU HỎI GIÁO KHOA SINH 9

37 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

Trả lời câu hỏi giáo khoa môn Sinh học 9 Phần một: di truyền và biến dị Chơng I: các thí nghiệm của menđen Bài 1: Các thí nghiệm Menđen: Câu 1 (Tr7): Trình bày đối tợng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? TL: *Đối tợng của di truyền học là các loài sinh vật bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật và con ngời. *Nội dung: Di truyền họ là một ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tợng di truyền và biến dị ở sinh vật. *ý nghĩa của di truyền học: DTH hiện đại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống của co ngời và trở thành một ngàn khoa học mũi nhọn của Sinh học hiện đại, đó là: - Là cơ sở lí thuyết của ngành chọn giống. - Có vai trò lớn trong y học, trong công nghệ sinh học, y sinh học, Câu 2 (Tr7): Nội dung cơ bản của phơng pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào? TL: Phơng pháp phân tích các thế hệ lai cua Menđen bao gồm hai nội dung chính là: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp TT tơng phản thuần chủng rồi phân tích sự di truyền của từng cặp TT riêng rẽ ở các thế hệ con cháu. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu, rồi rủta các quy luật di truyền. *Bằng PP này Menđen đã phát hiện ra các quy luật di truyền: Quy luật di truyền phân li tính trạng và quy luật di truyền phân li đọc lập. Câu 4 (Tr7): * Tại sao Menđem lại dùng các cặp tính trạng tơng phản khi thực hiện các phép lai? TL: Khi tiến hành các thí nghiệm Menđen đã dùng các cặp TT tơng phản bởi vì: Khi dùng các cặp tính trạng nh vậy thì sự biểu hiện các tình trạng ở đời con sẽ cho phép nhận định về quy luật di truyền cặp tính trạng đó trở lên dễ dàng hơn. Chính sự biểu hiện các trạng thái nhất định ở đời con đã cho phép ông phân tích, nhận định và đánh giá sự di truyền của mỗi tính trạng trong cặp. Bài 2: Lai một cặp tình trạng Câu 1(Tr10): Nêu khái niệm kiểu hình và lấy thí dụ minh hoạ? TL: Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế, khi nói về kiểu hình của một cơ thể ngời ta chỉ xét đến một hay một vài tính trạng đang đ- ợc quan tâm. *Ví dụ về kiểu hình: ở đậu Hà Lan có kiểu hình: Hoa đỏ, hoa trắng, hạt vàng-trơn, hạt xanh-nhăn; ở ruồi giấm có kiểu hình: thân xám-cánh dài, thân đen-cánh ngắn, Câu2 (Tr10): Phát biểu nội dung của quy luật phân li? TL: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tơng phản thuần chủng thì F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F 2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Ví dụ: Cho cây đậu Hà Lan có tính trạng hoa đỏ thuần chuảng lai với cây đậu hoa trắn thuần chủng; F 1 thu đợc toàn cây đậu hoa đỏ, đời F 2 thu đợc 705 cây hoa đỏ; 224 cây hoa trắng. Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan nh thế nào? TL: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm nh sau: - Mỗi tính trạng trên một cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (gen) qui định. Ông giả định: Trong TB sinh dỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp (ví dụ các cặp: AA, Aa, BB, Bb, trong đó chữ cái in hoa qui định tính trạng trội, chữ in thờng qui định tính trạng lặn). - Trong quá trình di truyền mỗi nhân tố di truyền trong cặp có sự phân li khi phát sinh hình thành giao tử v à tổ hợp với nhau trong quá trình thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng. - Chẳng hạn: Qui ớc: A là nhân tố qui định tt hoa đỏ a là nhân tố qui định tt hoa trắng Các cây bố mẹ thuần chủng, ta có sơ đồ lai: P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa (Sơ đồ trang 9/ SGK Sinh học 9) ở F 1 tạo ra hai loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau là: 1A:1a. Rõ ràng trong qua trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất của P. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các nhân tố này trong quá trình thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F 2 là: 1AA : 2 Aa : 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ), tổ hợp aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng. *Tóm lại: Trong quá trình phát sinh giao tử các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất nh ở cơ thể thuần chủng của P. Câu 4 (tr 10): Cho hai giống cá kiếm thuần chủng mắt đen và mắt đỏ giao phối với nhau đợc F 1 toàn các kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F 1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F 2 sẽ nh thế nào? Cho biết mau mắt chỉ do một nhân tố di truyền quy định. Bài làm: -Theo bài ra ta thấy: Khi cho hai giống cá kiếm thuần chủng mắt đen và mắt đỏ giao phối với nhau đợc F 1 toàn các kiếm mắt đen. Từ kết quả này, ta thấy: Mắt đen là tt trội so với tt mắt trắng. Cặp tt này di truyền theo quy luật phân li các tính trạng. Vậy ta qui ớc nh sau: Gọi A là nhân tố qui định tt mắt đe a là nhân tố qui định tt mắt đỏ Cá bố và cá mẹ thuần chủng, ta có sơ đồ lai: P: Mắt đen x Mắt đỏ AA aa F 1 : Aa (100% mắt đen). Khi cho các con ca s F 1 giao phối với nhau, ta sẽ có sơ đồ lai nh sau: F 1 : Mắt đen x Mắt đen Aa Aa F 2 : 1AA : 2 Aa : 1aa TLKH: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ. Vậy khi cho các con cá F 1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F 2 sẽ là: : 3 mắt đen :1 mắt đỏ. Bài 3: Lai một cặp tính trạng (t.theo) Câu 1 (tr13): Muốn xác định đợc kiểu gen của tt trội cần phải làm gì? TL: Để xác định đợc kiểu gen của những cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành các phép lai phân tích. Tức là mang các cơ thể có kiểu hình trội đem lai với những cơ thể có kiểu hình lặn. Căn cứ vào sự biểu hiện của các tính trạng ở đời con sẽ xác định đợc kiểu gen của cơ thể mang tt trội. - Nếu kết quả phép lai phân tích là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp tử. - Nếu kết quả phép lai phân tích là phân tính thì cơ thể mang tt trội đem lai là dị hợp tử. Chẳng hạn ó dậu Hà Lan kiểu hình màu hoa đỏ có hai kiểu gen là: AA và Aa. Để kiểm tra kiểu gen của những câu hoa đỏ và xác định xem chúng đồng hợp tử hay dị hợp tử ta cho mang chúng đem lai với những cây hoa trắng. Khi đó xảy ra hai trờng hợp sau: P: F 1 : KH: Tr ờng hợp 1: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa 100% Aa Hoàn toàn hoa đỏ Tr ờng hợp 2: Hoa đỏ x Hoa trắng AA Aa 50% Aa : 50% aa 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng ở trờng hợp 1 cây hoa đỏ có kiẻu gen đồng hợp tử (thuần chủng về tình trạng hoa đỏ); còn trong trờng hợp 2 cây hoa đỏ mang kiẻu gen dị hợp tử (không thuần chủng về tính trạng hoa đỏ). Câu 2: Tơng quan trội - lặn của các tính trạng có ý nhĩa gì trong thực tiễn sản xuất? TL: Trong thực tiễn sản xuất nhất là trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi, t- ơng quan trội lặn có rất nhiều ý nghĩa thiết thực. Thông thờng những tính trạng trội là những tính trạng tốt, còn những TT lặn thờng là những TT xấu. Trong công tác chon giống, dựa theo mối tơng quan trội lặn, ngời ta đã chon lọc và giữ lại những TT trội, đồng thời loại bỏ dần những TT lặn để nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất của giống, mang lại giả trị sản xuất cao. Ngoài ra mối tơng quan trội lặn còn có ý nghĩa nữa là: trong công tác sản xuất, dựa theo đặc điểm di truyền của các tính trạng ngời ta sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế sự tổ hợp của các gen lặn làm giảm phẩm chất của giống; đồng thời TT lặn còn đợc dùng để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Câu 3 (tr 13): TL: Bảng 3: So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn: Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn Kiểu hình F 1 (Aa): Đồng tình về một tính Biểu hiện TT trung gian trạng củ bố hoặc mẹ giữa TT của bố và TT của mẹ Tỷ lệ kiểu hình ở F 2 : TLTB: 3 trội : 1 lặn TLTB: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn. Phép lai phân tích đợc dùng trong trờng hợp: Dùng đợc Không dùng đợc Câu 4 (tr 13): Chọn câu trả lời đúng! Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng li phân tích thì thu đợc: a. Toàn quả vàng b. Toàn quả đỏ c. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng d. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng TL: Đáp án đúng là "b" (bởi vì tất cả các cây cà chua con đợc tạo ra chỉ có một kiẻu gen duy nhất là kiểu gen dị hợp tử). Bài 4: Lai hai cặp tính trạng Câu 1 (tr 16): Căn cứ vào đâu mà Međen lại cho rằng các tình trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? TL: Từ kết quả thí nghiệm thu đợc, Menđen nhận thấy: - Khi phân tích sự di truyền của từng cặp TT riêng rẽ, ông thấy rằng ở đời F 2 tỉ lệ hạt vàng : hạt xanh là 3 : 1; và tỉ lệ hạt trơn : hạt nhăn cũng là 3 : 1 ( đều là 3 trội : 1 lặn). Kết qua phân tích này tuân theo quy luật di truyền phân li các tính trạng. - Khi tiến hành xét đồng thời sự di truyền của hai cặp TT ông thu đợc tỉ lệ các loại kiểu hình ở F 2 là: 9 vàng-trơn : 3 vàng-nhăn : 3 xanh- trơn : 1 xanh- nhăn. Kết quả này bằng tích tỷ lệ: (3 vàng : 1 xanh)(3 trơn : 1 nhăn). Nh vậy các tính trạng hình dạng và màu sắc hạt di truyền đọc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau). Câu 2 (tr 16): Biến dị tổ hợp là gì? Nó đợc xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? TL: *Biến dị tổ hợp sự xuất hiện các kiểu hình mới khác với kiểu hình của bố mẹ. Biến dị tổ hợp là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản của sinh vật. Thực chất đó là sự sắp xếp lại các tính trạng đã sẵn có của bố mẹ. *Biến dị tổ hợp là loại biến dị đợc xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính (giao phối) vì trong quá trình sinh sản hữu tính luôn có sự di truyền độc lập của các tính trạng./. Câu 3 (tr 16): Chọn câu trả lời đúng! Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết ở F 2 phải có: a. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp TT là 3 trội : 1 lặn. b. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. c. 4 kiểu hình khác nhau. d. Các biến dị tổ hợp TL: áp án đúng là "b". Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) Câu 1 (tr 19): Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình nh thế nào? TL: Dựa theo kết quả thí nghiệm Menđen đã cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông quy ớc rằng: A hạt vàng; a hạt xanh. B hạt trơn; b hạt nhăn Thế hệ bố mẹ (P) thuần chủng về hai cặp TT là hạt vàng-trơn và hạt xanh-nhăn sẽ có các cặp nhân tố di truyền tơng ứng là AABB và aabb. Các cơ thế nay khi phát sinh giao tử sẽ cho 1 loại giao tử là AB và ab. Do vậy ở đời F 1 sẽ có cặp nhân tố di truyền là AaBb và có kiểu hình đòng tính là hạt vàng-trơn. Khi các cơ thể F 1 tự thụ phấn với nhau, mỗi cơ thể có khả năng cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB, ab. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh đã tạo ra ở thế hệ F 2 có 16 kiểu tổ hợp, 9 kiểu tổ hợp, 4 kiểu hình (9 vàng- trơn : 3 vàng- nhăn : 3 xanh- nhăn : 1 xanh-nhăn). Nh vậy các tính trạng di truyền độc lập với nhau. Đó là do các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 2 (tr 19): Nội dung của quy luật di truyền phân li độc lập là: "Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử" Câu 3 (tr 19): Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì trong quá trình chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, BDTH lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? TL: *Biến dị tổ hợp sự xuất hiện các kiểu hình mới khác với kiểu hình của bố mẹ. Biến dị tổ hợp là loại biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản của sinh vật. Thực chất đó là sự sắp xếp lại các tính trạng đã sẵn có của bố mẹ. Loại biến dị này chính là nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn giống và tiến hoá. - Trong quá trình chọn giống, căn cứ vào nguồn biến dị tổ hợp ngời ta có thể chọn lọc đợc những biến dị tốt đẻ làm giống sản xuất phục vụ đời sống. - Trong quá trình tiến hoá, những biến dị tổ hợp nào thích ứng với môi trờng sẽ đ- ợc duy trì và phát triển, những biến dị nào không thích hợp với môi trờng sẽ bị tiêu diệt và loại bỏ, đó là quá trình chọn lọc tự nhiên (là cơ sở của sự tiến hoá trong thế giới sinh vật). *BDTH ở những loài SSHT luôn phong phú và đa dạng hơn hẳn so với ở những loài SSVT bởi vì ở những loài SSHT thông qua quá trình phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh các nhân tố di truyền (các gen) có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau, từ đó tạo ra nhiều kiểu hình khác nhau và khác hẳn với kiểu hình của bố mẹ. Câu 4 (tr 19): ở ngời gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; gen B quy định mắt mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố tóc thẳng mắt xanh. Hãy chọn ngời mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trờng hợp sau đây để con sinh ra đều có mắt đen tóc xoăn? a. AaBb b. AaBb c. AABb d. AABB TL: Đáp án đúng là "d". Giải thích: - Ngời bố có kiểu hình là tóc thẳng mắt xanh. Đây là kiẻu hình biểu hiện hai tính trạng lặn, nên kiểu gen của ngời bố là aabb. Trong quá trình phát sinh giao tử, kiểu gen này chỉ có thể sinh ra một loại giao tử là ab. - Những đứa con sinh ra đều có kiểu hình là mắt đen tóc xoăn (là hai tính trạng trội), nên trong kiểu gen của chúng có mặt đồng thời hai gen A và B. Cả hai gen này chỉ đợc nhận từ ngời mẹ. Mặt khác chúng đồng tính nghĩa là nhất loạt giống nhau về kiểu hình tóc xoăn mắt đen, vì vậy chỉ có một kiểu tổ hợp giao tử của cha và mẹ trong quá trình thụ tinh. Do vậy trong kiểu gen của ngời mẹ phải có đồng thời hai gen A và B và chỉ có thể cho một loại giao tử. Trong 4 kiểu gen đã cho chỉ có kiểu gen AABB thoả mãn điều này. Chơng II: nhiễm sắc thể Bài 8: Nhiễm sắc thể Câu 1 (tr 26): Nêu ví dụ về tính đặc trng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lỡng bội và bộ NST đơn bội. TL: *Mỗi loài sinh vật đều có một bộ NST đặc trng về số lợng và hình dạng. - Trong tế bào lỡng bội các NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm hai NST giống nhau về hình dạng và kích thớc (bộ NST này kí hiệu là 2n), ở các tế bào giao tử các NST tồn tại thành từng chiếc (bộ NST này kí hiệu là n). - Một vài ví dụ về số lợng NST ở một số loài sinh vật: Loài 2n n Ngời 46 23 Ruồi giấm 8 4 Đậu Hà Lan 14 7 Cải bắp 18 9 - Hình dạng của NST cũng mang tính đặc trng tuỳ loài. Chẳng hạn ở ruồi giấm có 4 cặp NST, trong dó có 2 cặp NST hình chữ (V), 1 cặp hình (.), 1 cặp hình que (ở ruồi cái), (1 cặp gồm 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc (ở ruồi đực)). *Bộ NST lỡng bội và bộ NST đơn bội phân biệt nhau ở một sổ điểm cơ bản sau: Điểm phân biệt Bộ NST lỡng bội Bộ NST đơn bội 1. Khái niệm Là bộ NST mang n cặp NST tơng đồng, mỗi cặp NST gồm có hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thớc; Trong hai NST có ở mỗi cặp, một NST có nguồn góc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. Là bộ NST chỉ chứa n NST, có cùng một nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. 2. Có mặt ở loại tế bào: Tế bào sinh dỡng, các tế bào sinh dục sơ khai. Tế bào giao tử (tinh trùng, trứng). 3.Kí hiệu: 2n n Câu 2 (tr 26): Cấu trúc điển hình của NST đợc biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó? Câu 3 (tr 26): Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tình trạng? TL: - NST là cấu trúc mang gen, các gen lại quy định các tnhs trạng của cơ thể sinh vật. Trong các quá trình di truyền NST cũng có các hiện tợng phân li và tổ hợp dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen nằm trên nó. Bài 9: Nguyên phân Câu 1 (tr 30): Những biến đổi hình thái của NST đợc biểu hiện qua sự đóng xoắn và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng xoắn và duỗi xắn của NST có tính chất chu kì? TL: Trong chu kì sống của tế bào, hình dạng của NST không ổn định mà đợc biền đổi thờng xuyên qua các kì của quá trình nguyên phân. Có sự biến đổi nói trên là do trong các quá trình này NST thờng xuyên có sự đóng xoắn và duỗi xoắn. Cụ thể: - ở kì trung gian: Sau khi tự nhân đôi thành NST kép, NST bắt đầu co ngắn lại. - ở kì đầu các NST tiếp tục đóng xoắn và đền kì giữ sự đóng xoắn của NST đạt đến độ tối đa, khi đó hình dạng và cấu trúc đặc trng của NST đợc thể hiện. - Đến kì sau và kì cuối, sau khi các NST đơn tách rời nhau, chúng lại duỗi xoắn và ở dạng sợi mảnh. *Có thể nói rằng sự đóng xoắn và duỗi xắn của NST có tính chất chu kì bởi vì quá trình sống của bất kì một tề bào nào trong cơ thể cũng đều trải qua cac giai đoạn: sinh trởng, phân hoá và phân chia. Sự phân chia của tế bào xảy ra theo một trình tự tơng tự nhau, vì vậy hoạt động đóng và duỗi xoắn của các NST cũng diễn ra có tính chất chu kì. Câu 2 (tr 30): Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì trung gian. TL: Đáp án đúng là D. Câu 3 (tr 30): Nêu diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? TL: Trong quá trình nguyên phân, NST có những diễn bến cơ bản sau: Kì trung gian: Các NST ở dạng sợi mảnh, t nhân đôi thành NST kép. Kì đầu: Các NST kếp bắt đầu đóng xoắn tiến tời mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì giữa: Các NST kép đóng xắn đến mức tối đa, lúc này mỗi NST gồm 2 crômatít có hình dạng và kích thớc đặc trng tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (thoi tơ vô sắc). Kì sau: Các NST đơn trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, chia thành hai nhòm đều nhau rồi tiến về hai cực của tế bào. Kì cuối: NST đơn duỗi xoắn, các thành phân khác của tế bào cũng nhân đội tạo thành hai tế bào mới. Câu 4 (tr 30): ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con c. Sự phân li đồng đều của các crômatít về hai tế bào con. d. Sự phân li đồng đều chất tế bào chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con. TL: Đáp án đúng là "b". Câu 5 (tr 30): ở ruồi giấm 2n = 8.Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu? a. 4 b. 8 c. 16 d. 32. TL: Đáp án đúng là "c" vì ở kì này các NST đơn trong từng NST kép đã tự tách nhau ra ở tâm động. Bài 10: Giảm phân Câu 1 (tr 33): Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân. TL: Giảm phân là sự phân chia của tế sinh dục ở thời kì chín, qua hai đợt phân bào liên tiếp, tại ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội, nghĩa là số lợng NST của tế bào con giẩm đi một nửa so với tế bào mẹ. Trong quá trình giảm phân, NST có những diễn biến cơ bản sau: 1. Lần phân bào thứ nhất: - Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh tự nhân đôi thành NST kép. Mỗi NST lúc này gồm hai crômatít dính với nhau ở tâm động. - Kì đầu 1: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, giữa các NST đơn khác nguồn gốc có hiện tợng tiếp hợp và trao đổi đoạn với nhau làm thay đổi chất lợng của NST so với dạng ban đầu. - Kì giữa 1: Các NST kép đóng xoắn tới mức cực đại, xếp thành hai hàng song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (các NST gắn với thoi phân bào tại tâm động). - Kì sau 1: Các NST kép trong từng cặp NST tơng đồng tách nhau ra, chia thành hai nhóm đều nhau, phân li độc lập về hai cực của tế bào. - Kì cuối 1: Các NST kép duỗi xoắn, các thành phần khác của tế bào tiến hành phân chia hình thành nên hai tế bào mới. Mỗi tế bào mới đợc hình thành mang n NST ở trạng thái kép (kí hiệu là n * ). 2. Lần phân bào thứ 2: - Kì đầu 2: Xảy ra rất ngắn, NST đóng xoắn trở lại. - Kì giữa 2: Các NST đóng xoắn cực đại, xếp thành một hành trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau 2: Các NST đơn trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, chia thành hai nhóm đều nhau, phân li độc lập về hai cực của tế bào. - Kì cuối 2: Hình thành nên 4 tế bào mới, mỗi tế bào đều mang n NST đơn. Nh vậy quá trình giảm phân đã tạo ra 4 TB đơn bội (n NST) từ 1 TB mẹ 2n ban đầu, là cơ sở của sự hình thành giao tử. Câu 2 (tr 33): Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con đợc tạo thành qua giảm phân? TL: Trong quá trình giảm phân, ở kì sau của lần phân chia thứ nhất, các NST kép trong từng cặp NST kép tơng đồng, có hiện tợng tách nhau ra, chúng phân li một cách độc lập, sau đó tổ hợp tự do với nhau; chia thành hai nhóm đều nhau rồi tiến về hai cực tế bào. Đây chính là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ NST đơn bội ở các tế bào con đợc hình thành. Câu 3 (tr 33): Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân. TL: 1. Những điểm giống nhau: - Đều là sự phân chia của các tế bào 2n ở thời kì chín. - Đều xảy ra qua các kì tơng tự nhau là kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối - Qua các kì của quá trình phân bào, các NST đều có những diễn biền quan trong nh: + Kì trung gian: NST đơn ở dạng sợi mảnh tự nhân đôi thành NST kép. +Kì đầu: Các NST kép đóng xoắn dần. +Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, gắn với thoi phân bào tại tâm động, xếp thành hàng trên mpxđ của thoi phân bào. +Kì sau: Đều có sự tách nhau của các NST đơn khỏi NST kép, tổ hợp thành các nhóm đều nhau rồi tiến về hai cực của tế bào. - Quá trình giảm phân II hoà toàn giống với nguyên phân. - Đều là các cơ chất di truyền ở cấp độ tế bào. 2. Những điểm khác nhau: Đặc điểm so sánh Nguyên phân Giảm phân *Diễn biến: Chỉ xảy ra qua một lần phân bào Xảy ra qua hai lần phân bào *Diễn biến của NST: -Kì đầu NST kép có thể xảy ra sự tiếp hợp giữa các NST đơn cùng nguồn -Kì đầu I Giữa các NST khác nguồn trong từng cặp NST kép xảy ra hiện t- ợng tiếp hợp và cheo đổi đoạn cho nhau -Kì giữa Các NST kép xếp thành một hàng trên mpxđ của thoi phân bào -Kì giữa I Các NST kép xếp thành hai hàng song song trên mpxđ của thoi phân bào. -Kì sau Càc NST đơn trong từng cặp NST kép tự tách nhau khỏi tâm động rồi tiến về hai cực của tế bào -Kì sau I Các NST kép trong từng cặp tơng đồng tách nhau ra, phân li độc lập và tổ hợp tự do về hai cực của tế bào. -Kì cuối Hình thành nên 2 tế bào con, mỗi tế bào mang 2n NST ở trạng thái đơn -Kì cuối I Hình thành nên 2 tế bào con, mỗi tế bào mang 1n NST ở trạng thái kép (1n*) -Kì cuối II Từ 2 tế bào mang bộ NST đơn bội ở trạng thái kép (n*) hình thành nên 4 tế bào đơn bội (1n). Câu 4 (tr 33): Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trờng hợp sau đây? a. 2; b. 4; c. 8; d. 16. TL: Đáp án đúng là "c" (giải thích theo cơ chế giảm phân). Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh. Câu 1 (tr 36): Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. TL: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật diễn ra nh sau: a.Sự phát sinh giao tử đực: . Trả lời câu hỏi giáo khoa môn Sinh học 9 Phần một: di truyền và biến dị Chơng I: các thí nghiệm của menđen Bài 1: Các thí nghiệm Menđen: Câu 1 (Tr7): Trình bày đối. phát sinh giao tử. Câu 2 (tr 19) : Nội dung của quy luật di truyền phân li độc lập là: "Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử" Câu 3 (tr 19) : Biến. Phát sinh giao tử và thụ tinh. Câu 1 (tr 36): Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật. TL: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật diễn ra nh sau: a.Sự phát sinh giao tử đực: TB mầm sinh

Ngày đăng: 05/07/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w