Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
586,5 KB
Nội dung
1. TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan. Đây là một bước đi tất yếu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng: “VN muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với VN. Nguồn: Niên giám các năm 2000-2010, Tổng cục Thống kê Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế đã hình thành từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996). Ngày 27-11-2001. Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW và Ngày 10/4/2013, Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 22 về hội nhập quốc tế, định 1 hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ban chấp hành Trung Ương đã ra các Nghị quyết liên quan đến vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế Nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những định hướng chủ yếu để triển khai công tác hội nhập quốc tế toàn diện trong thời gian tới. (Đại hội IX - Nghị quyết số 7, Đại hội X - Nghị quyết số 8, ngày 10/4/2013 Bộ Chính trị có NQ 22) 2. NHỮNG CƠ HỘI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của VN Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy khi Việt nam gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế qua, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước ASEAN Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu của ta sang các nước thành viên tăng đáng kể. Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm. Khi xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn. Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động. 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế 2 - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Mấy năm qua VN thu được kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất là năm 2008 với con số kỷ lục FDI đạt 64 tỉ đôla vốn đăng ký và 11,5 tỉ đô la vốn giải ngân. Biểu đồ 2. Vốn FDI của Việt Nam (Nguồn: TS. Nguyễn Hồng Nga: Kinh tế thế giới và Việt Nam: Những điểm nhấn năm 2012 và triển vọng năm 2013) - Viện trợ phát triển ODA: Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của VN, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong năm 2009 tổng mức ODA cam kết dành cho VN đạt 8,063.86 tỷ USD. Biểu đồ 3. Thống kê ODA ký kết theo ngành lĩnh vực thời kì 1993-2012 3 Nguồn: Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trích trên trang điện tử của Trung Tâm xúc tiến TM DL & ĐT tỉnh Cà mau) - Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của VN: trong những năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương các khoản nợ nước ngoài cũ của VN được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phám song phương. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước. 2.3. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý - Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của ccác nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả. Qua đó mà các kỹ thuật và công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kỹ thuật công nghệ quốc gia. - Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước. Chỉ tính riêng trong các công trình đầu tư nước ngoài đã có khoảng 30.000 lao động trực tiếp, 600 cán bộ quản lý và 25.000 cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo. 2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, Các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của VN trên trường quốc tế Trước đây VN chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, hiện Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC…… Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện; thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu 4 quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh. 2.5. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực nước ta với các nước. Với dân số hơn 80 triệu người, nguồn nhân lực nước ta khá dồi dào. Nhưng nếu chúng ta không hội nhập quốc tế thì việc sử dụng nhân lực sẽ lãng phí và kém hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực nước ta được khai thông , giao lưu với các nước, thực hiện theo đường lối đối ngoại của Đảng: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hoặc sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và các sáng chế mà ta chưa có. 3. NHỮNG THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế ở 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. - Sản phẩm: cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn cả trong và ngoài nước với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. - Doanh nghiệp: đối mặt với nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng. Do thực hiện những cam kết của một thành viên WTO, nhất là việc phải cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, mở cửa sâu rộng về kinh tế, trong đó có việc phải mở cửa các lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ nhạy cảm cao như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng, vận tải, chuyển phát nhanh, nông nghiệp Ngoài ra, trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về nhận thức, cơ chế, chính sách, Về cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nước ta còn nhiều 5 khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. VD:. 44.500 doanh nghiệp phá sản, giải thể từ đầu năm 2014, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 6.400 doanh nghiệp giải thể; 7.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và tới 30.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Chính vì liên tiếp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên đến một giai đoạn nào đó không kham nổi, buộc doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường hoặc một số doanh nghiệp chọn phương án chuyển nhượng thương hiệu cho các tập đoàn đa quốc gia. Đơn cử, công ty Tribico (thành lập năm 1992), từng là sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng mới đây chuyển quyền sở hữu cho Uni President (Đài Loan), phở 24 (thành lập năm 2003) là phở Việt chính hiệu với 60 chi nhánh trong nước và 20 chi nhánh ở châu Á nhưng hiện nay lại do công ty JolliBee (Philippines) là chủ. Không chỉ có hai sản phẩm Việt kể trên mà nhiều sản phẩm khác như: Diana, Dạ Lan, P/S… dần dần đã chuyển giao công nghệ và thương hiệu cho các tập đoàn đa quốc gia nhằm tránh những khó khăn trong tình hình kinh tế khủng hoảng và nhiều biến động như hiện nay. Cà phê Trung Nguyên (Trung quốc), thuốc lá VINATABA ( Indo), Petro Vietnam, kẹo dừa Bến Tre (Trung Quốc, cà phê Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk (Pháp), nước mắm Phan Thiết (Mỹ) - Quốc gia: Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015, VN nằm ở mức rất khiêm tốn và ít có cải thiện từ nhiều năm nay. Biểu đồ 4. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia ASEAN Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF công bố cho năm 2014-2015 Biểu đồ chỉ số tranh toàn cầu 6 Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2008-2009 3.2. Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước Trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Sở dĩ vậy là vì lợi ích của toàn cầu hoá được phân phối một cách không đồng đều, những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng vậy, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ. Sức ép toàn diện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp là nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính sách Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước. 3.3. Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư chủ yếu do các nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO Tự do hoá 7 thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn thuộc về tuyệt đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Thí dụ như khu vực nông nghiệp, nông dân, trong đàm phán khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Trung ương cũng đã chỉ đạo làm sao đối tượng là người nông dân và một số mặt hàng nông sản phải được bảo hộ ở mức độ hợp lý. Chúng ta cũng đã đạt được cam kết riêng đối với bốn mặt hàng trong nông nghiệp, có bảo hộ bằng cách duy trì hạng ngạch nhập khẩu, được phép duy trì khoảng 10% tổng số chi phí cho nông nghiệp để trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu thế áp đảo trong thế kỷ thứ XXI, nhưng đòi hỏi toàn cầu hóa phải đem đến những cơ may đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải xóa nợ cho các nước nghèo, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo và đang phát triển có khả năng hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Muốn vậy, các nước phát triển không được sử dụng các tổ chức và thể chế quốc tế để áp đặt các luật chơi có lợi cho họ và tất nhiên bất lợi cho các nước nghèo và đang phát triển, chẳng hạn các nước phát triển đòi hỏi mở cửa thị trường cho các lĩnh vực mũi nhọn mà họ chiếm ưu thế trong khi khép lại hoặc bảo hộ các thị trường của họ đối với các mặt hàng truyền thống hoặc còn chút ít ưu thế của các nước nghèo và đang phát triển. Họ bảo hộ nền nông nghiệp của họ, hạn chế sự thâm nhập các sản phẩm nông nghiệp của các nước nghèo và đang phát triển, buộc các nước này phải cơ cấu lại nền kinh tế trong khi không chịu cơ cấu lại nền kinh tế của họ. Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các nước đang phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại càng nhận được phần ít hơn. Họ chuyển giao cho các nước này những công nghệ cũ kỹ, nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm để đi vào những ngành mũi nhọn, từ đó luôn giữ chìa khóa phát triển trong tay họ. Còn các nước nghèo và đang phát triển lắm khi buộc phải vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, hy sinh môi trường sinh thái hòng đổi lấy sự phát triển có hạn. Họ đòi hỏi các nước đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh tư nhân hóa, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây nhằm tạo những tiền đề để chuyển hóa các chế độ chính trị mà họ không ưa. Họ rêu rao về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và dân chủ hóa, về sự "biện chứng hỗn hợp giữa phát triển với hiện đại hóa và dân chủ hóa". Những nước nào chống lại thì họ bao vây cấm vận. Điều họ muốn chính là làm thế nào nhào nặn tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới này theo hình mẫu tư bản chủ nghĩa phương Tây của họ. 3.4. Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém Để bảo đảm tiến trình hội nhập đạt hiệu quả, bên cạnh quyết tâm về chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh và chuyên gia 8 trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Mặt khác, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên không nắm bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát triển, không tăng được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Bảng 1. Xếp hạng thể chế của Việt Nam (Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho năm 2014-2015) Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt 9 Chỉ tiêu Xếp hạng trên 144 nước Điểm số (1 7) Thể chế 92 3.5 Thể chế công 85 3.5 Luật về sở hữu 104 3.4 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho XK-NK 109 3.2 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp thuế hàng năm 121 2.6 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận được kết quả tư pháp thuận lợi 104 3.5 Hiệu quả của Chính phủ 117 2.9 Gánh nặng của Chính phủ 91 3.2 Gánh nặng của quy định của Chính phủ 101 3.1 Tính minh bạch của quá trình soạn thảo chính sách của Chính phủ 116 3.5 Nam, đơn cử như việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Kết quả nghiên cứu của ILO (tổ chức lao động Quốc tế) cho thấy, năm 2013, NSLĐ Việt Nam chỉ đạt 5.440 USD, bằng nửa mức NSLĐ trung bình của khu vực ASEAN, cao hơn một chút so với Lào (5.396 USD), Campuchia, Myanmar; thấp hơn 18 lần của Singapore, 6,5 lần Malaysia, 2,7 lần Thái Lan… Về tiền lương, năm 2012, lương bình quân của lao động VN là 181 USD/tháng, cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD), Indonesia (174 USD); thấp hơn 19,5 lần so với người lao động Singapore (3.547 USD), 3,6 lần Malaysia, 1,9 lần Thái Lan, 1,1 lần Philippines. Hơn 50% thương hiệu Việt kém trình độ công nghệ! "95% DN là DN nhỏ và vừa, và trên 51% trong số các DN này có trình độ công nghệ là yếu kém ".Trong thời điểm khó khăn, dường như các doanh nghiệp (DN) chỉ tập trung cho việc bán hàng, giảm tồn kho mà quên đi yếu tố cốt lõi làm nên sức mạnh của mình là công nghệ.DN nào cũng biết công nghệ là một trong bốn yếu tố then chốt của sản xuất (công nghệ, vốn, con người, quản trị) nhưng trong điều kiện khó khăn như hiện nay, dường như các DN vẫn chưa coi trọng công nghệ. Nhiều DN cho biết, khó khăn về vốn, tồn kho cũng như những biến động về nhân sự đã chiếm hết tâm trí của các nhà quản trị. Theo ông Phan Thanh Giản, Giám đốc Sản phẩm FPT Online, tại Việt Nam, đến 95% DN là DN nhỏ và vừa, và 13% trong số các DN này có trình độ công nghệ trung bình - khá, trên 51% là yếu kém. So với thế giới, hầu hết các DN này sử dụng công nghệ lạc hậu hơn rất nhiều. 3.5. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, bình ổn chính trị và chủ quyền quốc gia Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị các giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền) , nhất là các giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Chưa bao giờ văn hoá 10 [...]... trọng - Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác, nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính và quan trọng nhất của Hội nhập quốc tế - Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ; Hội nhập kinh tế quốc tế phải... xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và mục tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ Cần chủ động xem xét xây dựng, điều chỉnh khuôn khổ... cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững - Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước Các hạn chế này đã tác động bất ợi tới phát triển kinh. .. triển của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại - Cần chú trọng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập cũng như nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực triển khai bao gồm cả quản trị 14 - Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn với đổi mới kinh tế - xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ... trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ - Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang tính bị động, bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta chưa cao - Chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các... phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất lợi lâu dài tới nền kinh tế 4.3 Bài học rút ra - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các doanh nghiệp Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để... giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ; Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ 5 KẾT LUẬN Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan có tính... trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 15 Tài liệu tham khảo: Nguyễn Hồng Nga: Báo cáo Kinh tế thế giới và Việt Nam: Những điểm nhấn năm 2012 và triển... 2012 và triển vọng 2013 Thời báo kinh tế Sài Gòn online Tài liệu môn học http://nghiencuuquocte.net, - Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Bình luận về Hội nhập kinh tế đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và Asean - Bài bình luận của TS Lê Đăng Doanh “Cộng đồng Kinh tế Asean AEC: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” vi.wikipedia.org/wiki /Kinh_ tế_ Việt_Nam 16 ... THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 4.1 Thành tựu - Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…) Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt . trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và mục tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Hội nhập. hội X - Nghị quyết số 8, ngày 10/4/2013 Bộ Chính trị có NQ 22) 2. NHỮNG CƠ HỘI CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập. của Hội nhập quốc tế. - Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái ; Hội nhập kinh