1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn sử 8 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

5 3,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Câu 1 ( 2.0 điểm ) : Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873. Cho biết ý nghĩa của những cuộc kháng chiến đó ? Câu 2 ( 1.0 điểm ): Khi thực dân Pháp xâm lược sáu tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có những phản ứng khác nhau, sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? Câu 3 ( 1.5 điểm ): Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Chính sách đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế nước ta? Câu 4 ( 1.5 điểm ) : Hãy so sánh những đề nghị cải cách ở nước ta với cải cách duy tân Minh Trị ở Nhật Bản trong thời kì nửa cuối thế kỉ XIX ? Câu 5 ( 4.0 điểm ): Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX ? Chứng minh cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản và là một cuộc “ Cách mạng chưa đến nơi ” ? Hết Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………………… Chữ ký của giám thị số 1:…………………………………………. ………………………. Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 2014- 2015 Môn thi: Lịch sử 8 Câu Nội dung kiến thức Điểm 1 * Những nét chính: - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. + Rạng sáng 1/91858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả.Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. + Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự một cách yếu ớt rồi tan rã nhưng nhân dân địa phương vẫn tự động nổi dậy giặc khiến chúng gặp rất nhiều khó khăn. + Rạng sáng 24/2/1861, Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, quân ta chống trả quyết liệt nhưng vẫn thất bại, thừa thắng Pháp chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. + Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp với quân của triều đình để chống Pháp. Ngày 10/12/1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Trương Định đã không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà lãnh đạo nghĩa quân cùng nhân dân đánh giặc và đã làm cho Pháp phải thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định hi sinh, Trương Quyền, con trai của Trương Định tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. + Từ ngày 20 đến 24/6/1867, lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, Pháp chiếm các tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Nhân dân Nam Kỳ đã nổi dậy chống Pháp ở khắp mọi nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ( do Trương Quyền lãnh đạo ); ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh ( do Phan Tam, Phan Ngũ lãnh đạo ); ở Rạch Giá ( do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo); ở Mĩ Tho ( do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo ) Từ năm 1867 đến năm 1875 , hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp liên tiếp nổ ra. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 ĐỀ CHÍNH THỨC * Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa của quân dân ta tuy bị thất bại nhưng cũng đã thể hiện được tinh thần bất khuất, đoàn kết, yêu nước chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, làm thất bại kế hoạch đãnh nhanh thắng nhanh của kẻ thù; là nguồn cổ vũ cho phong trào đánh Pháp đẻ bảo vệ đất nước trong những gia đoạn tiếp theo. 0.5 2 * Sự khác nhau đó thể hiện như sau: - Triều đình nhà Nguyễn sau một thời gian chống trả yếu ớt đã đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác: + Năm 1862 kí hòa ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. + Năm 1867 để mất nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì. - Thái độ của nhân dân: + Phối hợp cùng quan quân triều đình chống Pháp. + Tự động vũ trang, lập căn cứ chống Pháp tiêu biểu như Trương Định, Phan Văn Trị + Chiến đấu bằng ngòi bút, dùng văn thơ làm vũ khí đánh giặc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị + Bất hợp tác với giặc * Có sự khác nhau đó vì: - Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ Nguyễn, phải đứng trước hai lựa chọn: thực dân Pháp và nhân dân, nhà Nguyễn đã chấp nhận thỏa hiệp với Pháp. - Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ. 0.5 0.5 3 * Chính sách về kinh tế của Pháp: - Về nông nghiệp: + Cướp đoạt ruộng đất của nông dân. + Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô. - Về công nghiệp: + Tập trung vào công nghiệp khai thác xuất khẩu kiếm lời. + Chú trọng đầu tư vào các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường - Về giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải ( đường sá, cầu cống, bến cảng ) vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các 1.0 (0.25 0.25 0.25 cuộc nổi dậy của nhân dân. - Về thương nghiệp: + Nắm độc quyền thị trường, đánh thuế rất cao hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam ( có mặt hàng lên tới 120% ) + Đánh thuế nặng vào các mặt hàng: muối, rượu, thuốc phiện. * Tác động: - Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của Pháp. Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. Do vậy: + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt; nông nghiệp giẫm chân tại chỗ; công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. + Nền kinh tế Việt Nam có phát triển thêm một bước, nhưng về cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, mất cân đối và phụ thuộc kinh tế của Pháp. 0.25) 0.5 4 * Giống nhau: + Đều là những cải cách tiến bộ nhằm cứu vãn tình thế nguy nan của đất nước. + Đều diễn ra vào cuối thế kỉ XIX trong bối cảnh đất nước có nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. * Khác nhau: - Về lực lượng tiến hành cải cách: + Nhật Bản: Thiên hoàng Mây-ghi. + Việt Nam: do các sĩ phu, quan lại đề xướng. - Kết quả + Nhật Bản: thành công, đưa Nhật tiến lên CNTB, là nước duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. + Việt Nam: không thực hiện được và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. 0.5 0.5 0.5 5 * Bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản: STT Thời gian Các cuộc cách mạng tư sản 1 1566 Cách mạng tư sản Hà Lan. 2 1642 – 1688 Cách mạng tư sản Anh. 2.0 3 1775 – 1783 Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. 4 1789 – 1794 Cách mạng tư sản Pháp. 5 1861 Cải cách nông nô ở Nga. 6 1868 Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. 7 1870 Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức. 8 1871 Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a. * Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vì: - 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ phát triển theo con đường TBCN nhưng bị thực dân Anh cản trở. - Mâu thuẫn giữa chính quốc với thuộc địa nảy sinh -> chiến tranh giành độc lập. - Cuộc chiến tranh bùng nổ từ năm 1775 đến 1783, kết thúc bằng thắng lợi của quân thuộc địa. - Hợp chúng quốc Mĩ ( USA ) ra đời từ sau khi Tuyên ngôn Độc lập được tuyên bố năm 1776. - Hiến pháp năm 1787 ban hành theo những nguyên tắc của chế độ tư bản. - Cuộc chiến tranh giành độc lập đã tạo điều kiện cho kinh tế TBCN ở Mĩ phát triển. * Là một cuộc “ Cách mạng chưa đến nơi ”: - Cuộc cách mạng chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. - Chưa có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ, chưa nghiêm cấm buôn bán nô lệ. - Chỉ khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng, người nô lệ da đen và người In-đi-an không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử. 1.25 0.75 . & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG. VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 201 4- 2015 Môn thi: Lịch sử 8 Câu Nội dung kiến thức Điểm 1 * Những nét chính: - Năm 185 8 thực dân Pháp. 2.0 điểm ) : Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 185 8 đến năm 187 3. Cho biết ý nghĩa của những cuộc kháng

Ngày đăng: 04/07/2015, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w