1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Đấu giá ngược trực tuyến

13 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Khảo sát hiện trạng

    • 1.1. Tổng quan về công ty.

    • 1.2. Khảo sát nghiệp vụ.

      • 1.2.1. Khảo sát tình hình phát triển Internet tại Việt Nam.

      • 1.2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường internet.

      • 1.2.3. Khảo sát thị trường tiềm năng.

    • 1.3. Hướng tiếp cận mục tiêu

      • 1.4.1. Xác định mục tiêu

      • 1.3.1. Cách tiếp cận mục tiêu

    • 1.4. Khái quát về “Đấu giá ngược trực tuyến”

      • 1.4.1. Khái niệm chung về đấu giá:

      • 1.4.1. Mô tả bài toán.

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 1.1. Tổng quan về công ty. CCDPIT được xây dựng nên bởi những thành viên tâm huyết với Công Nghệ Thông Tin của trường Đại học Điện lực. Bao gồm 4 thành viên chính: 1. Phương Văn Cảnh 2. Đỗ Anh Đức 3. Trần Văn Hải 4. Khổng Huy Thịnh. CCDPIT khởi nguồn từ những dự án nhỏ lẻ theo đơn đặt hàng và đang dần phát triển trở thành một công ty tiềm năng trong ngành CNTT. 1.2. Khảo sát nghiệp vụ. 1.2.1. Khảo sát tình hình phát triển Internet tại Việt Nam. - Theo khảo sát mới nhất của WeAreSocial, ở Việt Nam có tới 30,8 triệu người sử dụng internet( 10- 2012). Hình 1.1. Bản khảo sát mới nhất của WeAreSocial về tình hình phát triển Internet ở Việt Nam (10-2012). Với dân số hơn 90 triệu người và một nền kinh tế tăng trưởng 5,4% trong quý 3 của năm.Mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di động của VN đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, với người sử dụng Internet trong nước tăng 5% kể từ báo cáo khảo sát của WeAreSocial vào cuối năm 2011.WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới. Một số thống kê khác về tình hình sử dụng Internet ở VN: - 73% người dùng dưới 35 tuổi. - 66% "cư dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành trung bình 29 giờ vào mạng mỗi tháng. - 88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cà phê. - 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop (nhiều người sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị). - 95% người dùng Internet truy cập các trang tin tức. - 90% xem video trực tuyến (tỉ lệ trung bình ở châu Á chỉ là 69%). - 61% người dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng. - 86% người dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội. - 8,5 triệu người dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng 10. Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần qua. 28% cư dân mạng có tài khoản Facebook. - 9% người dùng Internet sử dụng Twitter trong tháng qua. Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam cao hơn nữ. Số người dùng Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu người. Bảng 1.1: Tình hình phát triển internet ở Việt nam từ năm 2000 – 2012. Năm Số người dùng Phần trăm dân số (%) Số thuê bao Dung lượng (Bit/s) Domestic Bandwidth (Bit/s) 2000 2003 804.528 3,80 1.036 2006 4.059.392 17,67 7.000 12/2009 22.779.887 24,47 53.659 68.760 12/2010 26.784.035 - 3/2012 32.100.000 4,2 triệu Hình 1.2. Biểu đồ số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam qua các năm: - Chất lượng internet ở Việt Nam. Theo khảo sát của hãng khảo sát thị trường Internet Pando Networks (Mỹ), năm 2011 Việt Nam đạt tốc độ kết nối Internet trung bình 374, nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 ở Châu Á, sau Hàn Quốc (2.202 KBps) và Nhật Bản (1.364 KBps) (và sau Nga, Đài Loan, Hồng Kông). Còn theo báo cáo của Akamai, hãng khảo sát Internet của Mỹ, cuối năm 2011 tốc độ đường truyền Internet Việt Nam đạt khoảng 1,7 Mbps, xếp hạng 32/50 quốc gia được khảo sát và thấp hơn mức trung bình trên thế giới (2,6 Mbps). Theo Net Index (tính toán theo kết quả đo của Speedtest.net) cho biết: cuối năm 2011 tốc độ tải xuống Internet Việt Nam ở mức 9,79 Mbps (39/180 quốc gia) và tốc độ tải lên là 5,47 Mbps (đứng thứ 22/180 quốc gia). Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam theo cuộc khảo sát của Net Index vào năm 2011. Theo đó, thư điện tử (60%) và tin nhắn (73%) là hai phương tiện kết nối trực tuyến thịnh hành. Xem tin tức trên mạng, truy cập trang chủ các cổng thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là ba hoạt động trực tuyến phổ biến nhất lần lượt chiếm 97%, 96% và 96% số người tham gia. Số lượng người dùng tham gia mạng xã hội tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011. 1.2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường internet. Kết quả điều tra hành vi người tiêu dùng internet tại Việt Nam do Tập đoàn Cimigo (chuyên về nghiên cứu thị trường và thương hiệu) thực hiện, khảo sát trên 5.800 người độ tuổi từ 15 đến 64 ở 12 đô thị trong nước cho thấy: năm 2003, tỉ lệ người dùng internet ở Việt Nam chỉ là 4%, đến năm 2007 tăng lên 27% và đến năm 2011 tiếp tục tăng, cán mức 35%. Cùng với tốc độ phát triển cực nhanh của internet, phát triển dịch vụ kinh doanh trên internet trở thành mảnh đất màu mỡ. 1.2.3. Khảo sát thị trường tiềm năng. Ngày nay, mọi người ngày càng bỏ ra nhiều thời gian để sử dụng di động hơn. Dưới đây là những con số ấn tượng về tình trạng sử dụng điện thoại di động trên toàn cầu hiện nay: - Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 4 tỉ người sử dụng điện thoại di động. Trong đó có 1,08 tỉ người sử dụng điện thoại thông minh, còn 3,05 tỉ người sử dụng các loại điện thoại cơ bản (nghe, gọi và nhắn tin). Trong đó, có đến khoảng 950 triệu người sử dụng các loại điện thoại không có chức năng nhắn tin. - 86% người sử dụng điện thoại di động truy cập Internet trong khi đang xem TV. - Trung bình, mỗi ngày, một người Mỹ sử dụng 2,7 giờ đồng hồ để truy cập các mạng xã hội thông qua điện thoại di động. Khoảng thời gian này nhiều gấp 2 lần số thời gian mỗi người Mỹ bỏ ra cho bữa ăn trong ngày, và bằng 1/3 độ dài giấc ngủ trung bình mỗi đêm. Hiện nay, có đến 91% người dùng di động với mục đích truy cập vào các mạng xã hội. Với những người truy cập Internet từ máy tính, chỉ có 79% trong số họ truy cập vào mạng xã hội. Hình 1.3. Lượng người dùng di động và lượng người sử dụng máy tính để truy cập vào mạng xã hội. - Lượng người dùng di động để truy cập vào mạng xã hội đã vượt qua lượng người sử dụng máy tính. - Theo thống kê, 61% người sử dụng điện thoại di động để chơi game, 55% để theo dõi tình hình thời tiết, 50% sử dụng để tìm kiếm và dò bản đồ, 49% sử dụng để truy cập mạng xã hội, 42% dùng để nghe nhạc, 36% theo dõi tin tức, 33% dùng để xem phim… - Theo dự đoán, đến năm 2015, lượng người sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet sẽ vượt qua lượng người dùng máy tính cá nhân. Hình 1.4. Lượng người dùng Internet từ điện thoại di động. Lượng người dùng Internet từ điện thoại di động đã có bước tăng trưởng nhanh chóng. Hình 1.5. Tỉ lệ dân số theo độ tuổi biết về điện thoại di động ở Việt Nam. Theo biểu đồ tỉ lệ dân số theo độ tuổi tại nước ta thì độ tuổi từ 15-34 tuổi và 35- 59 tuổi chiếm tới 66% tổng số dân khoảng 90 triệu người. Hình 1.6. Tỉ lệ dân số biết về điện thoại di động theo từng độ tuổi ở Việt Nam. Từ số liệu từ biểu đồ ta có thể thấy số lượng người độ tuổi trẻ và trung niên biết về điện thoại di động chiếm tỉ lệ rất cao. Đặc biệt là giới trẻ từ 15-34 tuổi, đồng thời đều thích công nghệ mới, nhất là về điện thoại di động vì sự tiện lợi của nó. Đây là một thị trường tiềm năng có thể khai thác. Hình 1.7. Thống kê số người sử dụng Internet theo độ tuổi năm 2012. Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng internet theo độ tuổi cũng cho thấy độ tuổi trẻ từ 15- 24 tuổi và 25-34 tuổi chiếm tỉ lệ rất lớn. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng internet đã tạo nên một môi trường phát triển mới, nơi mà mọi người có thể gặp gỡ, tìm hiểu thông tin nhanh và tiện lợi nhất. Số lượng người sử dụng internet và quan tâm đến điện thoại di động là rất cao ở độ tuổi từ 15-34 tuổi. Vì vậy đây cũng chính là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể đầu tư và dễ đạt được thành công. 1.3. Hướng tiếp cận mục tiêu 1.4.1. Xác định mục tiêu Mục tiêu của bạn là xin được một công việc với mức lương cao hay là sở hữu một ngôi nhà to, đầy đủ tiện nghi, có ô tô đẹp hay lấy được một người vợ đẹp. Mục tiêu đối với sinh viên là làm sao để ra trường với tấm bằng khá trở lên và ra trường xin được 1 công việc ổn định với mức lương cao. Với các công ty, doanh nghiệp thì mục tiêu là làm sao để công ty có doanh thu cao, thu được nhiều lợi nhuận. Có một ví dụ là: có một người cho bạn 15 nghìn đồng. Làm thế nào để có 100 người, 1000, 10000 … hay thậm chí là vài triệu người cũng cho bạn 15 nghìn ? 1.3.1. Cách tiếp cận mục tiêu Tìm hiểu thông tin về khách hàng: Nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi nhanh chóng nên những cuộc khảo sát để tìm hiểu về khách hàng phải được diễn ra một cách thường xuyên và đều đặn. Trong những năm vừa qua, đa số các loại hàng hóa được ra đời điều dựa trên 2 nghiên cứu về “hành vi tiêu dùng của khách hàng” và “sự phân loại khách hàng”. Cả 2 nghiên cứu trên cho thấy rằng, bên cạnh những nhu cầu hiển nhiên mà khách hàng nhận được từ sản phẩm, khách hàng còn mong chờ nhà sản xuất cung cấp thêm những nhu cầu phụ mà khách hàng không ngờ đến. Ví dụ khi bạn đi một chiếc quần, hiển nhiên là nhà sản xuất phải mang đến cho bạn một chiếc quần hợp với phong cách, tuổi tác, nghề nghiệp của bạn, bên cạnh đó họ còn cugn cấp các nhu cầu phụ như khi đi mua sắm bạn có được một chỗ để xe tốt, được sự phục vụ ân cần của nhân viên, các dịch vụ hâu mãi tốt. Khách hàng luôn có đủ năng lực để cảm nhận những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho họ, do đó họ dễ dàng chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cũng hiểu được họ phải cung cấp được cả nhu cầu đích thực và những nhu cầu phụ của khách hàng. Tuy vậy các bộ phận bán hàng và tiếp thị cảm thấy khó khăn khi đối mặt với những vấn đề này, để vượt qua nó, hãy xác định cho mình cách thức giải quyết vấn đề với khách hàng thông qua việc thu thập thông tin về khách hàng, từ đó mới tạo ra được một chiến lược thích hợp cho sản phẩm. Sử dụng các thông tin về khách hàng một cách hiệu quả nhất: Sau khi thấu hiểu được thông tin về khách hàng, điều quan trọng là làm cho các thông tin này trở nên thực tiễn. Ta có thể sử dụng thông tin thu thập được từ khách hàng vào việc áp dụng 3 chiến lược dưới đây. 1. Tạo được sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng: Chúng ta phải tạo được mối liên kết giữa khách hàng và chiến lược bán hàng của mình. Tùy theo loại hàng hóa mà sẽ có phương cách kinh doanh thích hợp, phải tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ đối với mặt hàng jean, phần lớn là các loại sản phẩm bình dân, rất tiện lợi và giá rẻ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các công ty thông qua vấn đề cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng để cho ra sản phẩm cao cấp hơn chút ít, chẳng hạn như Diesel – chuyên cung cấp các dòng sản phẩm “cool jeans”. Ngoài việc là một chiếc quần jean thông thường, Diesel còn mang đến sự thể hiện tính cách cho khách hàng thông qua việc sử dụng “cool jeans”. 2. Giải quyết tình huống khó xử “ tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng”: Trong kinh doanh, mỗi một sản phẩm sẽ có một phương pháp tiếp cận và hình thức giới thiệu sản phẩm khác nhau, điều này có nghĩa là ở một thời điểm nào đó, quyết định của khách hàng sẽ thay đổi nếu đặc điểm, thuộc tính của sản phẩm thay đổi. Tuy nhiên, khi đó không nhất thiết phải thay đổi “phương pháp tiếp cận và hình thức giới thiệu sản phẩm cho khách hàng”, chúng ta có thể sử dụng một trong 2 cách sau: thứ nhất (a) duy trì các phương pháp tiếp cận khách hàng và thay đổi hình thức giới thiệu sản phẩm, thứ hai (b) thay đổi phương pháp tiếp cận khách hàng đồng thời duy trì các hình thức giới thiệu sản phẩm. Trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt tình huống này. Levi’s là một sự thất bại điển hình, họ đã không thành công trong việc thực hiện việc “tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng”, dù rằng đây là một doanh nghiệp lâu đời hoạt động trong lĩnh vực về jean. Trong khi đó Diesel lại thành công với chiến lược của mình, họ tiến hành cải tiến sản phẩm thường xuyên, giới thiệu mẫu mã mới, thanh lý các mẫu mã cũ, phát triển hệ thống phân phối rộng khắp, quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. 3. Nhận biết cơ hội và rủi ro: Có rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp khi phải phân loại được sản phẩm nào thích hợp với khách hàng nào (khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó), với mỗi trường hợp như vậy sẽ có các hướng giải quyết cụ thể. Sự thất bại trong việc định hình được sản phẩm của mình sẽ khiến cho sản phẩm đó thất bại ngay từ khi chưa đưa vào thị trường. Trong khi nếu đã xác định được cụ thể nhóm khách hàng của mình, đây sẽ là cơ hội cho người bán hàng mở rộng quy mô bán hàng, tạo bước nền cho các kế hoạch tiếp theo. Ngoài ra còn cần phải biết đánh giá khách hàng tiềm năng: Đây là kĩ năng đòi hỏi sự nghiêm túc bởi đánh giá và phân loại khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí về sở thích, thói quen, khả năng tài chính,… sẽ giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian trong việc chinh phục khách hàng. Quay lại với câu hỏi trên là làm thế nào để 100 người, 1000 hay thậm chí vài triệu người cũng cho bạn 15 nghìn đồng. Để trả lời cho câu hỏi đó xin đưa ra giải pháp “Đấu giá ngược trực tuyến” qua mạng internet. 1.4. Khái quát về “Đấu giá ngược trực tuyến” 1.4.1. Khái niệm chung về đấu giá: - Đấu giá là hình thức nhiều người trực tiếp cùng trả giá cho một sản phẩm nào đó, người nào ra giá thỏa mãn các yêu cầu và điều kiện đưa ra sẽ là người chiến thắng. - Xét về bản chất, những sản phẩm được đem ra đấu giá thường là những sản phẩm có giá trị cao (quý, hiếm) như các tác phẩm nghệ thuật, các món đồ làm từ nguyên liệu quý hiếm hoặc, những thứ mang giá trị sử dụng cao đơn giản là những thứ mà còn tồn tại số lượng rất ít trong xã hội. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay đấu giá còn là một hình thức gây quỹ từ thiện, sản phẩm do một tổ chức nào đó cung cấp và có giá trị cao trên thị trường. - Đấu giá thông thường là hình thức người nào trả giá cao nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng. Mỗi sản phẩm sẽ có một mức giá đưa ra gọi là “giá sàn” (điều kiện). Người tham gia bắt buộc phải trả bằng hoặc cao hơn giá đó. Sản phẩm đó cũng có thể có một mức giá gọi là “giá trần”, người nào trả đến giá đó xem như là đã mua được sản phẩm. Trong quá trình đấu giá, qua mỗi lượt trả giá thì người trả giá sẽ phải trả cao hơn mức giá trước đó thì mới có cơ hội giành chiến thắng. Người trả giá cao nhất cuối cùng (không có ai trả giá nữa) hoặc người trả giá bằng mức giá trần sẽ là người giành chiến thắng. - Đấu giá trực tuyến: Với sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, đấu giá ngày nay còn đa dạng hơn trước đây rất nhiều. Hình thức đấu giá bây giờ ngoài trực tiếp thì có thêm hình thức gián tiếp. Một sản phẩm bây giờ có thể đấu giá qua điện thoại, qua mạng internet. Người tham gia chỉ cần làm một số thao tác nhất định là có thể dễ dàng tham dự phiên đấu giá cho một sản phẩm nào đó. Hình thức đấu giá bên trên gọi là hình thức đấu giá trực tuyến. - Đấu giá ngược: là một hình thức đấu giá sinh ra trên đấu giá trực tuyến. Hình thức đấu giá này có nhiều điểm khác biệt so với hình thức đấu giá truyền thống, đó là [...]... tin đặt giá mua Sản phẩm bằng điện thoại di động hoặc đặt giá thông qua hệ thống internet để trúng các giải thưởng khác nhau Người chơi có thể tham gia đấu giá giải thưởng nhiều lần Người nào có số tiền đấu giá thấp nhất và duy nhất vào thời điểm kết thúc trò chơi sẽ chiến thắng và được sở hữu sản phẩm đã đấu thắng 1.4.1 Mô tả bài toán 1.4.2.1 Phương thức Đấu giá ngược Giới thiệu : Đấu Giá Ngược (ĐGN):.. .giá cao nhất là mức giá của sản phẩm trên thị trường Những người tham dự sẽ phải trả những mức giá thấp hơn giá của sản phẩm Người chiến thắng là người đưa ra giá của sản phẩm với mức giá đưa ra là thấp nhất và duy nhất khi thời gian của phiên đấu giá kết thúc Tuy nhiên để được đưa ra mức giá, người chơi sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhỏ làm lệ phí tham dự Thế nào là đấu giá ngược? - Là... (ĐGN): - Tên chương trình : Đấu Giá Ngược - Là trò chơi nhắn tin đặt giá mua Sản phẩm bằng điện thoại di động để trúng các giải thưởng khác nhau Người chơi có thể gửi nhiều tin nhắn tham gia đấu giá giải thưởng Người nào có số tiền đấu giá thấp nhất và duy nhất vào thời điểm kết thúc trò chơi sẽ chiến thắng và được sở hữu sản phẩm đã đấu thắng Hình 1 1: Phương thức đấu giá ngược - Có thể chỉ với 2000Đ,... hình minh họa : mức giá 5.000đ là duy nhất - Thấp nhất: Là mức giá thấp nhất tại 1 thời điểm Theo hình minh họa, mức giá 1000đ là mức giá thấp nhất - Duy nhất và thấp nhất: là mức giá thấp nhất( trong các mức giá duy nhất) tại một thời điểm Mức giá 3.000đ ( hình minh họa) là mức giá duy nhất và thấp nhất - Người thắng cuộc: Để trở thành người thắng cuộc, bạn phải là người có mức đấu giá Duy nhất và thấp... điểm kết thúc phiên đấu giá - Các trường hợp 2000đ, 5000đ ( hình minh họa) là các mức giá không duy nhất cũng không thấp nhất, lúc đó nếu rơi vào trường hợp này bạn phải nhanh tay nhắn tin đấu 01 mức giá khác 1.4.2.2 Chức năng Xây dựng một website đấu giá ngược với cách thức hoạt động như trên, các cá nhân sẽ có quyền đăng kí tài khoản và nạp thẻ (một hình thức thanh toán trực tuyến trên mạng di động,... có giá trị cao như : Điện thoại di động, đầu Karaoke, máy ảnh kỹ thuật số… - Thời gian thực hiện: - Chi tiết thông tin, giá trị Sản phẩm và thời gian từng phiên đấu giá sẽ được BTC cập nhật trên website của hệ thống Một số thuật ngữ trong trò chơi: Giá đấu là : Duy Nhất và thấp nhất Hình 1 2: Thuật ngữ trò chơi - Duy nhất: là mức giá độc nhất trong tất cả các mức giá mà người chơi nhắn tin(đặt giá) ... thể tham gia đấu giá một sản phẩm của hệ thống Quản trị viên: là nhân viên của công ty (quản trị viên của website), tác nhân này tham gia vào hệ thống với nhiều chức năng • Nhận danh sách mặt hàng sẽ tham gia đấu giá từ phía công ty hay nhà đầu tư, đưa dữ liệu thông tin sản phẩm vào hệ thống • Tạo các phiên đấu giá khác nhau, quản lý các phiên đấu giá • Quản lý kết quả của các phiên dấu giá để tránh... đại lý (đồng bộ hóa với CSDL của nhà cung cấp 1.4.2.4 Quy định - Giá thấp nhất có thể trả là 1.000 VND, Bước giá là 1.000 VND - Mỗi tin nhắn hay 1 lần trả giá là 30 điểm (tương ứng 30.000 VND) - Có thể trả giá từ khi bắt đầu phiên đấu giá - Người thắng cuộc là người có mức giá thấp nhất và duy nhất tính tới thời điểm kết thúc phiên đấu giá - Việc đăng kí tài khoản cá nhân yêu cầu xác nhận nghiêm ngặt... Internet) để có thể tham gia đấu giá sản phẩm Sẽ có các phiên đấu giá khác nhau với các sản phẩm khác nhau do phía ban tổ chức cung cấp cũng như thông tin về sản phẩm, tin tức công nghệ … Người thắng cuộc sẽ được công bố khi kết thúc phiên đấu giá sản phẩm tương ứng 1.4.2.3 Người dùng Người dùng: Người dùng có thể sử dụng hệ thống để theo dõi tin tức, theo dõi các phiên đấu giá cũng như thông tin của . và ra trường xin được 1 công việc ổn định với mức lương cao. Với các công ty, doanh nghiệp thì mục tiêu là làm sao để công ty có doanh thu cao, thu được nhiều lợi nhuận. Có một ví dụ là: có một. thường là những sản phẩm có giá trị cao (quý, hiếm) như các tác phẩm nghệ thuật, các món đồ làm từ nguyên liệu quý hiếm hoặc, những thứ mang giá trị sử dụng cao đơn giản là những thứ mà còn tồn. thiện, sản phẩm do một tổ chức nào đó cung cấp và có giá trị cao trên thị trường. - Đấu giá thông thường là hình thức người nào trả giá cao nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng. Mỗi sản phẩm sẽ

Ngày đăng: 03/07/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w