1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÔNG VIỆC

74 540 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống quản lý công việc
Tác giả Vũ Văn Tuấn
Người hướng dẫn Lê Hoàn
Trường học Trường Đại học Điện Lực
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Báo cáo đồ án
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,4 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Mô tả bài toán (8)
  • 1.2. Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ (9)
  • 1.3. Yêu cầu hệ thống (9)
  • 1.4. Xác định tác nhân hệ thống (10)
  • 1.5. Xác định các ca sử dụng (10)
  • 1.6. Đặc tả các ca sử dụng (12)
  • 1.7. Tìm lớp (27)
  • 1.8. Xây dựng biểu đồ trình tự (33)
  • 1.9. Vẽ biểu đồ lớp (55)
  • 1.10. Biểu đồ trạng thái (59)
  • 1.11. Kiến trúc (61)
  • 1.12. Xây dựng biểu đồ hoạt động (62)
  • 1.13. Xây dựng biểu đồ thành phần (64)
  • 1.14. Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống (65)
  • 1.15. Cơ sở dữ liệu (67)
  • KẾT LUẬN (74)

Nội dung

Trong quá trình hoạtđộng, các nhân viên thường xuyên đi làm trực tiếp tại các đơn vị, gặp riêng khách hàng.Mỗi khi có khách hàng liên hệ, nhân viên tiếp nhận công việc phỏng vấn và ghinh

Mô tả bài toán

Đối với một công ty chuyên kinh doanh các lĩnh vực: mua bán, lắp đặt và bảo trì các hệ thống máy tính, hệ thống mạng và các thiết bị công nghệ cao Trong quá trình hoạt động, các nhân viên thường xuyên đi làm trực tiếp tại các đơn vị, gặp riêng khách hàng.

Mỗi khi có khách hàng liên hệ, nhân viên tiếp nhận công việc phỏng vấn và ghi nhận từ phía khách hàng các thông tin như: Thông tin về khách hàng, công việc cần làm, thỏa thuận giải pháp, …

Sau khi đã có thông tin về công việc, nhân viên quản trị công việc hoặc các trưởng phòng tiếp nhận, viết phiếu giao việc được chia thành hai bản và phân công công việc cho một hoặc nhóm nhân viên phụ trách nội dung công việc tương ứng đi thực hiện công việc. Sau khi hoàn thành, khách hàng ghi đánh giá, nhận xét vào phiếu giao việc, khác hàng và nhân viên trực tiếp thực hiện công việc ký nhận vào phiếu giao việc, giao cho khách hàng một bản, mang về giao cho nhân viên quản trị công việc một bản để xác nhận công việc. Để đảm bảo phân công công việc, thời gian hợp lý cho các nhân viên trực tiếp thực hiện công việc, trong thời gian làm việc yêu cầu nhân viên quản lý chung phải luôn lắm bắt được tình hình công việc của từng nhân viên.

Cuối mỗi ngày làm việc, nhân viên quản lý chung thực hiện chấm công cho từng nhân viên Các loại công được sử dụng trong công ty đó là:

− Đi học theo diện được hưởng lương của công ty

− Nghỉ phép theo quy định của công ty

Cuối tháng, nhân viên quản lý thực hiện tổng hợp bảng chấm công gửi cho kế toán để thực hiện lên bảng lương, thưởng trình giám đốc.

Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ

Tăng khả năng xử lý luồng công việc trong quá trình quản lý của nhân viên quản trị nói riêng và người quản lý công ty nói chung.

Nâng cao tin học hóa quá trình quản lý công việc.

Giảm thời gian tiếp nhận và giao việc thủ công Luồng công việc luôn được theo dõi trực tiếp từ nhiều bộ phận trọng công ty.

Tăng khả năng quản lý nhân viên trong giờ làm việc.

Yêu cầu hệ thống

 Dễ dàng sử dụng, tăng tốc độ tiếp nhận và giao nhận công việc

 Thay thế được những công việc hiện đang thực hiện thủ công bằng tay như: tiếp nhận công việc, viết phiếu giao việc, tổng hợp bảng công,

 Đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu công ty

Xác định tác nhân hệ thống

 Tác nhân nhân viên quản lý

Tác nhân quản lý là tác nhân trừu tượng bao gồm các tác nhân cụ thể là: Giám đốc, nhân viên quản lý chung, các trưởng – phó phòng Sử dụng hệ thống trong việc nhập thông tin công việc vào hệ thống, thực hiện giao việc và theo dõi hiện trạng công việc của mỗi nhân viên trực tiếp thực hiện.

 Tác nhân nhân viên thường.

Có thể đăng nhập vào hệ thống để theo dõi tình bảng chấm công, công việc, cũng như phiếu giao việc Có phản hồi với người quản lý nếu có thông tin sai xót.

Xác định các ca sử dụng

Dựa trên mô tả bài toán và qua các phân tích tìm ra tác nhân, ta xác định được các ca sử dụng sau đây:

1) Ca sử dụng đăng nhập hệ thống.

2) Ca sử dụng quản lý nhân viên.

3) Ca sử dụng đổi tên đăng nhập và mật khẩu.

4) Ca sử dụng quản lý danh mục.

5) Ca sử dụng chấm công.

6) Ca sử dụng tiếp nhận công việc.

7) Ca sử dụng giao việc.

8) Ca sử dụng báo cáo thống kê.

Tác nhân Các ca sử dụng

Nhân viên quản lý Đăng nhập hệ thống

Quản lý nhân viên Đổi tên đăng nhập và mật khẩu

Quản lý danh mục Chấm công

Tiếp nhận công việc Giao việc

Nhân viên thường Đăng nhập Đổi tên đăng nhập và mật khẩu Chấm công

Bảng 2.1 Xác định các ca sử dụng Biểu đồ ca sử dụng:

Hình 2.1 Biểu đồ ca sử dụng

Đặc tả các ca sử dụng

1.6.1 Ca sử dụng đăng nhập hệ thống

Tên ca sử dụng: Đăng nhập hệ thống.

Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống.

Các tác nhân: Nhân viên quản lý, nhân viên thường.

 Luồng sự kiện chính. o Ca sử dụng bắt đầu khi mỗi tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống. o Hệ thống yêu cầu người sử dụng nhập vào tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu. o Tác nhân nhập vào tên tài khoản và mật khẩu của mình. o Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin vừa nhập Nếu thống tin nhập vào sai, thực hiện luồng A1. o Hệ thống kiểm tra xem người dùng có được cấp quyền đăng nhập không. Nếu người dùng không được cấp quyền đăng nhập, thực hiện luồng A2. o Hệ thống lưu lại thông tin về sự kiện đăng nhập.

 Các luồng rẽ nhánh o Luồng A1: nhập sai tên tài khoản/ mật khẩu

 Nếu người dùng nhập sai quá 5 lần hệ thống sẽ tự động thoát.

 Hệ thống hiển thị thông báo lỗi.

 Người dùng chọn nhập lại thông tin đăng nhập hoặc hủy quá trình đăng nhập. o Luồng A2: tài khoản người dùng không được cấp quyền đăng nhập hệ thống.

 Hiển thị thông báo người dùng không được quyền đăng nhập.

Nếu quá trình đăng nhập thành công, người dùng phải sử dụng được các chức năng theo quyền đã được cấp.

1.6.2 Ca sử dụng quản lý nhân viên.

Tên ca sử dụng: Quản lý nhân viên.

Mục đích: o Quản lý thông tin về các nhân viên. o Quản lý trạng thái công việc của mỗi nhân viên tại các thời điểm. o Người sử dụng được cấp quyền, có thể thực hiện thêm, cập nhật hoặc xóa thông tin về nhân viên.

Các tác nhân: Nhân viên quản lý.

 Luồng sự kiện chính: Ca sử dụng bắt đầu khi người sử dụng muốn thực hiện xem, cập nhật trạng thái công việc mỗi nhân viên hoặc muốn thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin về một nhân viên. o Hệ thống hiển thị danh sách, thông tin các nhân viên và các lựa chọn:

 Cập nhật trạng thái công việc. o Hệ thống yêu cầu người sử dụng lựa chọn hành động họ muốn làm. o Nếu người dùng chọn “Thêm nhân viên”, luồng sự kiện Thêm sẽ được thực hiện. o Nếu người dùng lựa chọn một nhân viên, sau đó chọn “Chi tiết/ Cập nhật”, luồng sự kiện Sửa sẽ được thực hiện. o Nếu người dụng chọn một nhân viên, sau đó chọn“Xóa”, luồng sự kiện Xóa sẽ được thực hiện. o Nếu người dùng chọn một nhân viên, sau đó chọn “Cập nhật trạng thái công việc”, thì luồng sự kiện Cập nhật TT sẽ được thực hiện.

 Luồng: Thêm o Hệ thống phát sinh một mã nhân viên duy nhất và hiện thị ra màn hình: o Hệ thống yêu cầu người dùng nhập hoặc lựa chọn thông tin nhân viên bao gồm:

 Phân quyền sử dụng. o Người dùng nhập thông tin được yêu cầu. o Nếu thông tin phân quyền sử dụng không được nhập, hệ thống sẽ phát sinh quyền mặc định cho nhân viên mới. o Nhân viên được thêm mới vào hệ thống.

 Ghi chú: kí hiệu (*) là yêu cầu bắt buộc phải nhập.

 Luồng: Sửa o Hệ thống hiện thị thông tin chi tiết về nhân viên o Người dùng thực hiện chỉnh sửa các thông tin cần thiết. o Thông tin của nhân viên được sửa đổi và lưu vào hệ thống.

 Luồng: Xóa o Hệ thống hiển thị thông báo xác nhận lại yêu cầu xóa nhân viên. o Nếu người dùng chọn hủy bỏ, luồng sự kiện sẽ kết thúc. o Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin về nhân viên Nếu thông tin về nhân viên đang được sử dụng bởi các đối tượng khác thì thực hiện luồng A1. o Nhân viên được xóa ra khỏi hệ thống.

 Luồng: Cập nhật TT o Hệ thống yêu cầu người dùng chọn một hoặc nhiều nhân viên muốn thay đổi trạng thái công việc. o Hệ thống yêu cầu lựa chọn các trạng thái công việc cho các nhân viên đã được lựa chọn:

 Không đi làm o Trạng thái công việc của nhân viên được cập nhật.

 Các luồng rẽ nhánh o Luồng A1: thông tin về nhân viên đang được sử dụng bởi các đối tượng khác

 Hệ thống thông báo lỗi.

 Ca sử dụng kết thúc.

Người dùng cần đăng nhập được vào hệ thống và được cấp quyền sử dụng tương ứng với các lựa chọn trong ca sử dụng này.

Thông tin về nhân viên phải được cập nhật.

1.6.3 Ca sử dụng đổi tên đăng nhập và mật khẩu

Tên ca sử dụng: Đổi tên đăng nhập và mật khẩu

Mục đích: Giúp người sử dụng hệ thống có thể thực hiện đổi tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập hệ thống, tăng tính bảo mật an toàn thông tin.

Các tác nhân: Nhân viên quản lý, nhân viên thường.

 Luồng sự kiện chính. o Ca sử dụng bắt đầu khi người dùng muốn thực hiện thay đổi tên đăng nhập hoặc mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình. o Hệ thống yêu cầu người dùng nhập vào tên đăng nhập và mật khẩu mới. o Mật khẩu của người dùng được thay đổi và lưu vào hệ thống.

 Các luồng rẽ nhánh o Không có

Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.

Mật khẩu người dùng phải được thay đổi.

1.6.4 Ca sử dụng quản lý danh mục

Tên ca sử dụng: Quản lý danh mục

Mục đích: Giúp người sử dụng hệ thống quản lý các thông tin như: Thông tin phòng ban, thông tin chức vụ.

Các tác nhân: Nhân viên quản lý.

1.6.4.2.1 Luồng sự kiện danh mục phòng ban

 Luồng sự kiện chính: Ca sử dụng bắt đầu khi người sử dụng thực hiện thêm, xem chi tiết/ sửa hoặc xóa một phòng ban. o Hệ thống yêu cầu người dùng chọn chức năng

Xóa o Nếu người dùng chọn Thêm, luồng sự kiện Thêm sẽ được thực hiện. o Nếu người dùng chọn Chi tiết/ Cập nhật, luồng sự kiện Cập Nhật sẽ được thực hiện. o Nếu người dùng chọn Xóa, luồng sự kiện xóa sẽ được thực hiện.

 Luồng: Thêm o Hệ thống phát sinh một mã phòng duy nhất và hiện thị ra màn hình Mã phòng là một chuỗi gồm 5 kí tự. o Hệ thống yêu cầu người dùng nhập hoặc lựa chọn thông tin phòng ban bao gồm:

 Ghi chú o Người dùng nhập thông tin được yêu cầu. o Phòng mới được thêm vào hệ thống.

 Ghi chú: kí hiệu (*) là yêu cầu bắt buộc phải nhập.

 Luồng: Sửa o Hệ thống hiện thị thông tin chi tiết về nhân viên o Người dùng thực hiện chỉnh sửa các thông tin cần thiết Thực hiện chọn thông tin về Trưởng phòng nếu cần. o Thông tin phòng ban được sửa đổi và lưu vào hệ thống.

Tìm lớp

1.7.1 Xác định các lớp thực thể.

- Lớp Nhân Viên (entNhanVien) o Mã nhân viên (MaNhanVien) o Họ tên nhân viên (HoTenNhanVien) o Thuộc phòng(Phong) o Chức vụ (ChucVu) o Các số điện thoại (DienThoai) o Các số di động (DiDong) o Các địa chỉ Email (Email) o Mức lương (Luong) o Ngày vào công ty (NgayVaoCongTy) o Ghi chú thông tin (GhiChu) o Tên đăng nhập hệ thống (TenDangNhap) o Mật khẩu đăng nhập (MatKhau) o Quyền trong hệ thống (Quyen) o Ảnh đại diện (Avartar) o Trạng thái công việc hiện tại (Status)

- Lớp Phòng ban (entPhong) o Mã phòng (MaPhong) o Tên phòng (TenPhong) o Chức năng của phòng (ChucNang) o Trưởng phòng (TruongPhong) o Các số điện thoại (DienThoai) o Các số Fax (Fax) o Ghi chú khác (GhiChu)

- Lớp Chức vụ (entChucVu) o Mã chức vụ (MaChucVu) o Tên chức vụ (Tên chức vụ) o Chức năng của chức vụ (ChucNang) o Ghi chú khác (GhiChu)

- Lớp công việc (entCongViec) o Thời gian tiếp nhận (ThoiGianTiepNhan) o Tên khách hàng (KhachHang) o Số điện thoại (SoDienThoai) o Địa chỉ (DiaChi) o Nội dung công việc (NoiDungCV) o Ghi chú khác (GhiChu) o Trạng thái công việc (DaGiaoViec) o Nhân viên tiếp nhận (NhanVienTiepNhan)

- Lớp phiếu giao việc (entPhieuGiaoViec) o Mã phiếu giao việc (MaPhieuGiaoViec) o Thời gian giao việc (ThoiGianGiaoViec) o Công việc thực hiện (CongViec) o Loại phiếu (LamMienPhi) o Các nhân viên thực hiện (NhanVienThucHien) o Trạng thái phiếu giao việc (DaHoanThanh) o Nhân viên giao việc (NhanVienGiaoViec)

- Lớp Bảng chấm công (entBangCong) o Năm chấm công (Nam) o Tháng chấm công (Thang) o Ngày tạo bảng chấm công (NgayTao) o Bảng công (BangCong) o Ghi chú (GhiChu) o Người tạo (Người tạo)

- Lớp Quyền (entQuyen) o Quyền đăng nhập (Login) o Quyền quản trị người dùng (UserManager) o Quyền thêm danh mục (DmInsert) o Quyền sửa danh mục (DmUpdate) o Quyền xóa danh mục (DmDelete) o Quyền thêm bảng chấm công (CcInsert) o Quyền sửa bảng chấm công (CcUpdate) o Quyền xóa bảng chấm công (CcDelete) o Quyền thêm công việc (TnCvInsert) o Quyền sửa đổi công việc (TnCvUpdate) o Quyền xóa công việc (TnCvDelete) o Quyền thêm phiếu giao việc (GvInsert) o Quyền sửa đổi phiếu giao việc (GvUpdate) o Quyền xóa phiếu giao việc (GvDelete) o Quyền xem các báo cáo (BcRead) o Quyền in các báo cáo (BcPrint)

1.7.2 Xác định các lớp tham gia vào ca sử dụng

Từ mô tả bài toán và áp dụng quy trình xây dụng phần mềm trên kiến trúc đa tầng (N-Tiered Architecture) ta xây dựng các lớp tham gia vào các ca sử dụng như sau:

1.7.2.1 Ca sử dụng đăng nhập hệ thống:

 Các lớp biên gồm: o frmDangNhap: là giao diện để giao tiếp với người dùng khi thực hiện đăng nhập vào hệ thống.

 Các lớp điều khiển: C_Login

 Các lớp thực thể gồm: entNhanVien, entQuyen

1.7.2.2 Ca sử dụng quản lý nhân viên

 Các lớp biên: o frmDSNhanVien: là giao diện để hiển thị danh sách nhân viên có trong hệ thống. o frmUpdateNhanVien: là giao diện dùng để thực hiện các công việc như: Thêm, sửa đổi thông tin nhân viên.

 Các lớp điều khiển: C_NhanVien

 Các lớp thực thể: entNhanVien

1.7.2.3 Ca sử dụng quản lý danh mục:

 Các lớp biên: o frmDSPhongBan, frmDSChucVu: là giao diện để hiện thị danh sách danh mục phòng ban và danh mục chức vụ trong hệ thống. o frmUpdatePhong, frmUpdateChucVu: là giao diện dùng để thêm, cập nhật thông tin phòng ban và chức vụ.

 Các lớp điều khiển: C_Phong, C_ChucVu

 Các lớp thực thể: entPhong, entChucVu

1.7.2.4 Ca sử dụng chấm công:

 Các lớp biên: o frmChamCong: là giao diện hiển thị nội dung bảng công

 Các lớp điều khiển: C_BangCong

 Các lớp thực thể: entChamCong

1.7.2.5 Ca sử dụng tiếp nhân công việc

 Các lớp biên: o frmDSCongViec: là giao diện hiển thị danh sách các công việc hiện có trong hệ thống o frmUpdateCongViec: là giao diện thực hiện các công việc Thêm, cập nhật thông tin về công việc. o frmTimKiemCongViec: là giao diện thực hiện tìm kiếm các công việc theo các điều kiện nhập vào.

 Các lớp điều khiển: C_CongViec

 Các lớp thực thể: entCongViec

1.7.2.6 Ca sử dụng giao việc

 Các lớp biên: o frmDSPhieuGiaoViec: là giao diện hiển thị danh sách các phiếu giao việc có trong hệ thống o frmUpdatePhieuGiaoViec: là giao diện thực hiện các công việc Thêm, cập nhật thông tin về phiếu giao việc. o frmTimKiemPhieuGiaoViec: là giao diện thực hiện tìm kiếm các phiếu giao việc theo các điều kiện nhập vào.

 Các lớp điều khiển: C_PhieuGiaoViec, C_CongViec

 Các lớp thực thể: entPhieuGiaoViec, entCongViec

1.7.2.7 Ca sử dụng báo cáo thống kê:

 Các lớp biên: o frmTimKiemCongViec: là giao diện thực hiện thống kê công việc cần báo cáo. o frmTimKiemPhieuGiaoViec: là giao diện thực hiện thống kê các phiếu giao việc cần báo cáo. o frmBangCong: là giao diện hiển thị nội dung bảng công cần báo cáo. o frmViewReport: là giao diện để nhận và hiển thị nội dung các báo cáo.

 Các lớp điều khiển: C_CongViec, C_PhieuGiaoViec, C_BangCong, C_Report.

 Các lớp thực thể: entCongViec, entPhieuGiaoViec, entChamCong.

 Gán trách nhiệm cho các lớp vừa tìm được

 Các lớp biên: Nhằm thực hiện vai trò giao tiếp giữa hệ thống với người dùng.

Nhận các thông tin đầu vào cho các lớp khác xử lý, hiển thị các kết quả trả về.

 Lớp điều khiển: chứa các qui tắc nghiệp vụ và đứng trung gian giữa các lớp biên và các lớp thực thể Thực hiện việc truyền thông tin giữa lớp biên ở trên với lớp thực thể ở dưới.

 Các lớp thực thể: Khai thác dữ liệu ở các lớp ngang hàng và dưới nó

(Entities, DataLayer) Là nơi chứa đựng các thuộc tính và thực hiện các hành động của đối tượng trong hệ thống.

Xây dựng biểu đồ trình tự

Dựa vào đặc tả các ca sử dụng và việc tìm ra các lớp thực thể ta xây dựng biểu đồ trình tự cho mỗi kịch bản của ca sử dụng như sau:

1.8.1 Ca sử dụng đăng nhập hệ thống:

Hình 2.2 Biểu đồ trình tự đăng nhập hệ thống

1.8.2 Ca sử dụng quản lý nhân viên

Với ca sử dụng Quản lý nhân viên ta xác định được các kịch bản như sau:

 Sửa đổi thông tin một nhân viên

 Đổi tên đăng nhập và mật khẩu

1.8.2.1 Kịch bản: Thêm một nhân viên

Hình 2.3 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm một nhân viên 1.8.2.2 Kịch bản: Sửa đổi thông tin một nhân viên

Hình 2.4 Biểu đồ trình tự kịch bản: Sửa thông tin một nhân viên

1.8.2.3 Kịch bản: Xóa một nhân viên

Hình 2.5 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa một nhân viên 1.8.2.4 Kịch bản: Đổi tên đăng nhập và mật khẩu

Hình 2.6 Biểu đồ trình tự kịch bản: Đổi tên đăng nhập và mật khẩu 1.8.3 Ca sử dụng quản lý danh mục:

Với ca sử dụng Quản lý danh mục ta xác định có các kịch bản sau:

 Sửa thông tin một phòng

 Sửa đổi thông tin một chức vụ

1.8.3.1 Kịch bản: Thêm một phòng

Hình 2.7 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm một phòng 1.8.3.2 Kịch bản: Sửa đổi thông tin một phòng

Hình 2.8 Biểu đồ trình tự kịch bản: Sửa đổi thông tin phòng

1.8.3.3 Kịch bản: Xóa một phòng

Hình 2.9 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa một phòng 1.8.3.4 Kịch bản: Thêm một chức vụ

Hình 2.10 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm một chức vụ

1.8.3.5 Kịch bản: Sửa đổi thông tin một chức vụ

Hình 2.11 Biểu đồ trình tự kịch bản: Sửa đổi thông tin chức vụ

1.8.3.6 Kịch bản: Xóa một chức vụ

Hình 2.12 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa một chức vụ

1.8.4 Ca sử dụng chấm công:

Với ca sử dụng Chấm công ta xác định có các kịch bản như sau:

 Đồng bộ dữ liệu bảng chấm công: kịch bản xảy ra khi thông tin về số lượng nhân viên thay đổi so với thông tin nhân viên trong bảng chấm công.

1.8.4.1 Kịch bản: Tạo bảng chấm công

Hình 2.13 Biểu đồ trình tự kịch bản: Tạo bảng công

1.8.4.2 Kịch bản: Mở bảng chấm công

Hình 2.14 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xem bảng chấm công 1.8.4.3 Kịch bản: Chấm công

Hình 2.15 Biểu đồ trình tự kịch bản: Chấm công 1.8.4.4 Kịch bản: Đồng bộ dữ liệu bảng công

Hình 2.16 Biểu đồ trình tự: Đồng bộ dữ liệu bảng công

1.8.4.5 Kịch bản: Xóa bảng công

Hình 2.17 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa bảng công

1.8.5 Ca sử dụng tiếp nhân công việc

Với ca sử dụng Tiếp nhận công việc ta xác định có các kịch bản sau:

 Sửa đổi thông tin công việc

1.8.5.1 Kịch bản: Thêm công việc mới

Hình 2.18 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm công việc mới 1.8.5.2 Kịch bản: Sửa đổi thông tin công việc

Hình 2.19 Biểu đồ trình tự kịch bản: Sửa đổi thông tin công việc

1.8.5.3 Kịch bản: Tìm kiếm công việc

Hình 2.20 Biểu đồ trình tự kịch bản: Tìm kiếm công việc

1.8.5.4 Kịch bản: Xóa một công việc

Hình 2.21 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa một công việc

1.8.6 Ca sử dụng giao việc

Với ca sử dụng Giao việc ta xác định có các kịch bản sau:

 Thêm phiếu giao việc từ danh công việc

 Thêm mới phiếu giao việc

 Sửa đổi thông tin phiếu giao việc

 Cập nhật trạng thái phiếu giao việc

 Tìm kiếm phiếu giao việc

1.8.6.1 Kịch bản: Thêm phiếu giao việc từ danh sách công việc

Hình 2.22 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm phiếu giao việc từ danh sách công việc

1.8.6.2 Kịch bản: Thêm mới phiếu giao việc

Hình 2.23 Biểu đồ trình tự kịch bản: Thêm mới phiếu giao việc

1.8.6.3 Kịch bản: Sửa đổi thông tin phiếu giao việc

Hình 2.24 Biểu đồ trình tự kịch bản: Sửa đổi thông tin phiếu giao việc 1.8.6.4 Kịch bản: Cập nhật trạng thái phiếu giao việc

Hình 2.25 Biểu đồ trình tự kịch bản: Cập nhật trạng thái phiếu giao việc 1.8.6.5 Kịch bản: Tìm kiếm phiếu giao việc

Hình 2.26 Biểu đồ trình tự kịch bản: Tìm kiếm phiếu giao việc

1.8.6.6 Kịch bản: Xóa phiếu giao việc

Hình 2.27 Biểu đồ trình tự kịch bản: Xóa phiếu giao việc

1.8.7 Ca sử dụng báo cáo thống kê:

Với ca sử dụng Báo cáo thống kê ta xác định có các kịch bản sau:

 Báo cáo tổng hợp danh sách công việc.

 Báo cáo tổng hợp danh sách phiếu giao việc.

 Báo cáo tổng hợp bảng công.

1.8.7.1 Kịch bản: Báo cáo tổng hợp danh sách công việc

Hình 2.28 Biểu đồ trình tự kịch bản: Báo cáo tổng hợp danh sách công việc 1.8.7.2 Kịch bản: Báo cáo tổng hợp danh sách phiếu giao việc

Hình 2.29 Biểu đồ trình tự kịch bản: Báo cáo tổng hợp phiếu giao việc 1.8.7.3 Kịch bản: Báo cáo tổng hợp bảng công

Hình 2.30 Biểu đồ trình tự kịch bản: Báo cáo tổng hợp bảng công

Vẽ biểu đồ lớp

Dựa vào biểu đồ trình tự và các lớp tìm được ở phần V, ta xây dựng biểu đồ lớp cho từng ca sử dụng như sau:

1.9.1 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng đăng nhập và quản lý nhân viên

Hình 2.31 Biểu đồ lớp ca sử dụng đăng nhập và quản lý nhân viên

1.9.2 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng quản lý danh mục

Hình 2.32 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng quản lý danh mục

1.9.3 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng Chấm công

Hình 2.33 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng chấm công

1.9.4 Biều đồ lớp cho ca sử dụng tiếp nhận công việc

Hình 2.34 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng quản lý tiếp nhận công việc

1.9.5 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng Giao Việc

Hình 2.35 Biểu đồ lớp cho ca sử dụng Quản lý giao việc.

Biểu đồ trạng thái

1.10.1 Biểu đồ trạng thái cho Nhân viên quản trị

Hình 2.36 Biểu đồ trạng thái cho nhân viên quản trị 1.10.2 Biểu đồ trạng thái cho Nhân viên thường

Hình 2.37 Biểu đồ trạng thái cho Nhân viên 1.10.3 Biểu đồ trạng thái cho Công việc

Hình 2.38 Biểu đồ trạng thái cho Công việc

Kiến trúc

Kiến trúc của hệ thống quản lý công việc được xây dựng dựa trên 2 thành phần riêng biệt có thể được cài đặt trên cùng một máy hoặc 2 máy tính riêng biệt, cụ thể 2 thành phần đó là:

Thành phần Database Server: là thành phần thực hiện xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống.

Thành phần Client: thành phần trực tiếp giao tiếp với người sử dụng Thực hiện các thủ tục xử lý nghiệp vụ của hệ thống Thành phần chỉ hoạt động được khi có dữ liệu lấy từ thành phần Database Server.

Lựa chọn và xây dựng hệ thống theo kiến trúc hướng đối tượng (Object Oriented).

Hệ thống đảm bảo được các yêu cầu lâu dài khi phát triển phần mềm:

Tính ứng dụng trong sử dụng và triển khai hệ thống.

Tính bảo mật và an toàn đối với dữ liệu hệ thống.

Dễ dàng nâng cấp và bảo trì và hệ thống.

Các thành phần của hệ thống có thể được tái sử dụng trong các dự án khác.

Ta có biểu đồ mô hình tổng quát hệ thống

Hình 3.1 Biểu đồ tổng quát kiến trúc hệ thống.

Xây dựng biểu đồ hoạt động

Đăng nhập của người dùng

Giao diện người dùng Giao diện người dùng

Các thực thể Các thực thể

Thành phần điều khiển Thành phần điều khiển

Các báo cáo Các báo cáo

Thành phần bảo mật Thành phần bảo mật

Thành phần truy xuất dữ liệu Thành phần truy xuất dữ liệu

Thủ tục xử lý dữ liệu

Thủ tục xử lý dữ liệu

Hình 3.2 Biểu đồ hoạt động đăng nhập của người dùng

Hoạt động quản lý các danh mục

Hình 3.3 Biểu đồ hoạt động thêm thông tin

Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động sửa thông tin

Hình 3.5 Biểu đồ hoạt động xóa thông tin

Xây dựng biểu đồ thành phần

Xây dựng hệ thống theo mô hình Client – Server, chia thành gói:

 Gói Client: Chứa đựng chương trình giao tiếp với người dùng, thực hiện các nghiệp vụ của hệ thống Bao gồm các thành phần: o Thành phần WORK_MANAGEMENT.EXE: là thành phần EXE duy nhất trong chương trình Sử dụng trong việc giao tiếp với người sử dụng. o Thành phần HQ_ENTITIES: là thành phần DLL Đây là nơi lưu thông tin của các đối tượng khi thực thi chương trình. o Thành phần HQ_DATA: là thành phần DLL Toàn bộ thủ tục thao tác với CSDL nằm ở đây Nó có nhiệm vụ trao đổi dữ liệu với gói Server. o Thành phần HQ_REPORTS: là thành phần DLL Tất cả các báo và thủ tục xử lý với báo cáo đều nằm trong thành phần này. o Thành phần HQ_SECURITY: là thành DLL Chứa đựng tất các thao tác và xử lý liên quan đến vấn đề bảo mật và an toàn cho hệ thống Thiết kế DLL nhằm mục đích tái sử dụng cho các dự án sau này. o Thành phần HQ_CONTROLS: là thành phần DLL Dùng để chứa các UserControl cần thiết cho thành phần WORK_MANAGEMENT.EXE Việc thiết kế các Usercontrol trong một thành phần DLL nhằm mục đích có thể tái sử dụng sau này.

 Gói Server: Chứa CSDL quan hệ và các thủ tục truy xuất dữ liệu dưới dạng các Store Procedure.

Ta có biểu đồ thành phần của hệ thống:

Hình 3.6 Biều đồ thành phần hệ thống.

Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống

Triển khai hệ thông theo mô hình Client – Server Gói Client và gói Server đặt trên

2 máy tính riêng biệt, giao tiếp với nhau qua mạng LAN có dây hoặc không dây

 Máy chủ SQL Server 2008 Express hoặc cao hơn.

 Mạng LAN theo chuẩn Ethernet có dây hoặc không dây tốc độ tối thiểu 10Mbs Để nghị đặt 100Mbs Đường truyền ổn định.

Hình 3.7 Biểu đồ triển khai hệ thống

1.14.1.1 Database và thủ tục xử lý dữ liệu

− Lựa chọn và sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ SQL Server 2008 Là nơi duy nhất lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống

− Các thủ tục xử lý dữ liệu được viết dưới dạng các các thủ tục nội tại (Store Procedure) đảm nhận toàn bộ các công việc thao tác với CSDL trong hệ thống

1.14.1.2 Thành phần truy xuất dữ liệu.

− Thực hiện tất cả các yêu cầu nhằm đảm bảo ứng dụng có thể kết nối và làm việc được với nguồn dữ liệu Cung cấp các dịch vụ cho lớp trên sử dụng

− Thiết kết độc lập để có thể dễ dàng cải tiến và tái sử dụng sau khi hoàn thành dự án

− Định nghĩa và mô tả các đối tượng trong thế giới thực Đảm bảo lưu trữ các thông tin và dữ liệu nghiệp vụ khi hệ thống thực thi

− Đảm bảo trách nhiệm tạo và xử lý tất cả các báo cáo mà hệ thống yêu cầu Cung cấp dịch vụ cho thành phần thực thể

− Thiết kế hoàn toàn độc lập với các thành phần khác

− Chứa đựng các yêu cầu nghiệp vụ nhằm kiểm soát cho chương trình thực hiện đúng Làm nhiệm vụ trung gian trao đổi giữa thành phần giao diện với các thông tin trong thành phần thực thể

1.14.1.6 Thành phần giao diện người dùng, Control.

− Thực hiện giao tiếp với người dùng trong thế giới thực Thu thập dữ liệu cho hệ thống xử lý, đồng thời hiển thị các kết quả về thới thực

− Thành phần Control thiết kế độc lập nhằm mục đích tái sử dụng lại cho các dự án khác sau này

− Chứa đựng tất cả các thủ tục nhằm đảm bảo cho dữ liệu của hệ thống luốn được bảo vệ an toàn

− Đây là thành phần có thể được dùng chung trong nhiều dự án, vì vậy được thiết kế riêng biệt cũng nhằm mục đích tái sử dụng.

Cơ sở dữ liệu

Các đối tượng thực thể là các đối tượng cần phải lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ Ở mục2.4.1 ta thực hiện tìm được ra các lớp thực thể Chúng tôi lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ dữ liệu.

− Khi thực thực hiện chuẩn hóa thiết kế CSDL quan hệ, CSDL thường được đặt trên nhiều bảng, điều này dẫn đến việc làm giảm hiệu xuất thao tác dữ liệu bởi phải mất thời gian cho các thao tác JOIN

− Ngày nay, với sự phát triển của ngày càng mạnh của ngôn ngữ XML vào trong tất cả các ứng dụng truyền thông, nó đã giúp giải quyết nhiều vấn đề khó trong lưu trữ và truyền tải thông tin

− Trước khi các hệ quản trị CSDL thực sự hỗ trợ việc lưu trữ và xử lý XML, đã có rất nhiều các ứng dụng sử dụng việc lưu trữ XML dưới dạng chuỗi thuần, tuy nhiên việc thao tác với dữ liệu này khá khó khăn Sự kiện đánh dấu khi từ phiên bản SQL Server 2005, Microsoft chính thức hỗ trợ việc lưu trữ và thao tác với dữ liệu XML ngay trong các thủ tục nội tại đã đánh dấu bước cải tiến vượt bậc trong việc thiết kế và lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ

• Liên kết 1- 1: Đưa khoá chính của 1 bảng vào bảng kia để nó trở thành khoá ngoại

• Liên kết 1 – n: Đưa khoá chính của bảng bên 1 vào bảng bên nhiều để nó trở thành khoá ngoài

• Liên kết n – n: Tạo ra một bảng kết nối, khoá chính của bảng kết nối là khoá bội hợp từ 2 khoá chính của 2 bảng

1.15.3 Lưu trữ các thuộc tính đa trị, phức hợp và gộp các thuộc tính khi lưu trữ.

− Theo cách truyền thống, khi thiết kế CSDL có bảng chứa thuộc tính đa trị ta phải tách việc lưu trữ các thuộc tính này trên một bảng riêng biệt, và quan hệ với bảng gốc với quan hệ 1-n Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu xuất xử lý dữ liệu

− Để khắc phục, các thuộc tính đa trị của lớp sẽ được lưu trữ bằng 1 trường duy nhất sử dụng kiểu dữ liệu XML để định nghĩa

− Các thuộc tính phức hợp sẽ được lưu trữ trên một trường duy nhất được định nghĩa bằng kiểu dữ liệu XML

− Khi lưu trữ dữ liệu với XML, khi có nhiều thuộc tính có giá trị lưu trữ tương tự nhau và không có mục đích thiết lập rằng buộc và quan hệ giữa các bảng, ta cũng có thể gộp các trường này thành một trường duy nhất được lưu trữ bằng XML nhằm giảm việc dư thừa dữ liệu

 Lưu ý: Các bảng sau đây được thiết kế cho việc lưu trữ trên hệ quản trị CSDL SQL Server 2008

Cơ sở dữ liệu Hệ thống Quản lý công việc sẽ có các bảng sau đây:

− Các thuộc tính: DienThoai, Fax là các thuộc tính đa trị, đồng thời chúng có giá trị sử dụng và vai trò tương đương nhau, khi thiết kế bảng ta gộp chúng chung vào một trường LienHe kiểu dữ liệu XML

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

− Các thuộc tính: DienThoai, DiDong, Email là các thuộc tính đa trị, đồng thời chúng có giá trị sử dụng và vai trò tương đương nhau, khi thiết kế ta gộp chúng lại lưu trữ trong một trường LienHe với kiểu dữ liệu XML

− Thuộc tính quyền là một thuộc tính phức hợp nhằm ánh xạ tới thực thể Quyền (entQuyen) Khi thiết kế ta lưu trữ chúng bằng trường thông tin đơn với kiểu dữ liệu XML

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

− Thuộc tính BangCong (Bảng công) nhằm lưu trữ ngày công của tất cả các nhân viên trong tháng Vì vậy đây là một thuộc tính vừa có tính phức hợp, vừa có tính đa trị Để giải quyết, ta thực hiện lưu trữ dữ liệu thuộc tính bảng công bằng XML trong 1 trường

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

1.15.4.6 Bảng Phiếu giao việc: tblPHIEUGIAOVIEC

− Thuộc tính NhanVienThucHien là một thuộc tính đa trị, ta lưu trong 1 trường với kiểu dữ liệu XML

Thuộc tính Kiểu dữ liệu NULL Ghi chú

Hình 3.8 Biểu đồ diagram hệ thống tblCHAMCONG

Nam Thang BangCong NhanVienID NgayTao GhiChu tblCHUCVU

ChucVuID TenChucVu ChucNang GhiChu tblNHANVIEN

NhanVienID MaNhanVien HoTen PhongID ChucVuID LienHe Luong NgayVaoCongTy GhiChu [@Order]

TenDangNhap MatKhau Quyen Avartar Status tblPHIEUGIAOVIEC

PhieuGiaoViecID MaPhieuGiaoViec CongViecID ThoiGianGiaoViec LamMienPhi NhanVienThucHien GhiChu HoanThanh NhanVienID tblPHONG

PhongID MaPhong TenPhong ChucNang TruongPhong LienHe GhiChu tblTIEPNHANCONGVIEC

Ngày đăng: 03/07/2015, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w