1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ vetiver trên mô hình wetland

29 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 778,07 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, ô nhiễm nước đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết,nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu đô thị có chứa rất lớn một lượngchất hữu cơ gây ô nhiễm chưa qua xử

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế nâng cao kéo, đời sống sinhhoạt của người dân ngày càng phong phú hơn Bên cạnh đó các vấn đề về ô nhiễmmôi trường ngày càng nghiêm trọng hơn Có thể nói ô nhiễm môi trường hiện nayđang là vấn nạn không chỉ của riêng Việt Nam mà là của cả thế giới

Ở Việt Nam, ô nhiễm nước đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết,nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu đô thị có chứa rất lớn một lượngchất hữu cơ gây ô nhiễm chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh,rạch làm ô nhiễm môi trường nước

Trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay, thì việc sử dụng công nghệ xử lýsinh học để thay thế cho công nghệ xử lý hóa học là một giải pháp thiết thực gópphần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Trong đó, việc sử dụng cỏ Vetiver để xử

lý ô nhiễm là một giải pháp mang lại hiệu quả cao đang được mọi người quan tâm

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạtcủa cỏ vetiver trên mô hình Wetland” Các đề tài trước đây chỉ nghiên cứu khả năng

xử lý của cỏ Vetiver với một chất ô nhiễm chỉ định cụ thể Đề tài này nhằm đánhgiá khả năng xử lý hỗn hợp các chất ô nhiễm của loại cỏ Vetiver Từ đó đưa ra cácbiện pháp xử lý thích hợp để giảm thiếu ô nhiễm môi trường

Trang 2

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC [7, 11, 13]

1.1.1 Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới

Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai cũngnhận thức được điều này Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nướcsạch mỗi ngày để phục các nhu cầu căn bản như ăn uống và tắm giặt Tuy nhiên,bên cạnh đó cũng có nhiều người đang lãng phí nước

Từ năm 1960, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng

lo ngại Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ

Ở Anh Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch Đến giữa thế kỷ 20 nó trở thànhống cống lộ thiên Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa

ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt

Ở Hoa Kỳ tình trạng ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông, cũng nhưnhiều vùng khác Vùng Ðại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễmđặc biệt nghiêm trọng

Ở Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ởcác thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên73,1 tỷ m3 trong năm 2006 Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thảivào các sông Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm.Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006,chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và21,8% dưới loại 5

Hình 1.1: Nước bị ô nhiễm từ dòng sông Jianhe ở Luoyang, tỉnh Henan Trung

Quốc [13]

Trang 3

Hình 1.2: Nước tại vịnh Manila, Philippines ngập đầy rác [13]

1.1.2 Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam

Nước ta hiện có nền công nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu ảnhhưởng bởi xu thế đô thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô thị vẫnchưa nhiều, tuy vậy tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở rất nhiều nơi, trên biển, ởcác sông suối, trong cả tầng nước ngầm với các mức độ nghiêm trọng khác nhau

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu,chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng Việc sử dụng thuốc bảo vệthực vật và phân bón hóa học không đúng cách làm cho nguồn nước bị ô nhiễmnặng nề

Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loạinước thải khác nhau Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thànhmàu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số Khu công nghiệp ViệtTrì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu,giấy, dệt xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể Khu công nghiệûpBiên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làmnhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do sự gia tăngdân số và sự phát triển ở các khu đô thị Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng vớinước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng cho ônhiễm nước của các đô thị ở nước ta

Trang 4

1.2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT [1, 12]

1.2.1 Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như:tắm, giặt giũ, tẩy rửa, nấu nướng từ các khu chung cư, cơ quan, trường học, bệnhviện, trung tâm thương mại

1.2.2 Đặc trưng nước thải sinh hoạt

Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải sinh hoạt là BOD5,COD, Nito, Photpho Ngoài ra còn có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh như virus, vikhuẩn, nguyên sinh bào và giun sán

Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất hữu cơ cao, dao động trong khoảng 150– 450mg/L trọng lượng khô Trong đó có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phânhủy sinh học

1.3 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI [1]

- Chất rắn lơ lững (SS – Suspended Solid)

Là tổng lượng chất rắn không tan, tồn tại trong nước dưới dạng keo hoặchuyền phù lơ lửng trong nước Đơn vị mg/L

SS được xác định băng cách lọc một lượng mẫu nước đã biết trước thể tíchqua giấy lọc rồi sấy khô giấy lọc ở nhiệt độ 105 ± 2 cho đến khi nước bốc hơi hoàntoàn Xác định khối lượng trước và sau khi sấy của giấy lọc để tính nồng độ chất rắn

lơ lửng

Trang 5

- Chất rắn hòa tan (DS – Diisolved Solid).

Là tổng lượng chất rắn hòa tan hoàn toàn vào trong nước chủ yếu là các muối

vô cơ, hữu cơ hòa tan Đơn vị mg/L

DS được xác định bằng hiệu số của TS – SS

- Chất rắn bay hơi (VS – Volatile Solid)

Là lượng chất rắn hữu cơ mất đi khi nung ở nhiệt độ 550 oC sau khi đã xácđịnh TS Đơn vị mg/L

1.3.1.2 Mùi

Việc xác định mùi của nước thải cũng rất quan trọng vị chúng là một yếu tố

có thể nhận biết bằng cảm trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng.Các hợp chất gây mùi như NH3, H2S, các hợp chất vòng

1.3.2 Các chỉ tiêu hóa học và sinh học

1.3.2.1 pH

Là thông số đặc trưng cho nồng độ ion H+ trong nước thải pH là một yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước thải Đo pH ta có thể xác địnhđược tính chất axit hoặc bazo của nước từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp

- pH < 7: nước có tính axit

- pH = 7: nước có tính trung tính

- pH > 7: nước có tính bazo

1.3.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)

Là lượng oxy hòa tan trong nước do sự hòa tan từ khí quyển hay sự quanghợp củả các loại thực vật trong nước.Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trongkhoảng 8 – 10 ppm

Các vi sinh vật trong nước sử dụng oxy để phân hủy các chất ô nhiễm cótrong nước Khi nồng độ DO thấp chứng tỏ vi sinh vật sử dụng nhiều oxy để phânhủy các chất gây ô nhiễm Ngược lại, khi nồng độ DO cao, các vi sinh vật khôngcần sử dụng oxy để phân hủy chất ô nhiễm, nước không bị ô nhiễm

Trang 6

1.3.2.3 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD – Biochemical Oxygen Demand)

Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơtrong một thời gian nhất định được tính bằng mg/L Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ

ô nhiễm hữu cơ của nước thải Nồng độ BOD càng cao thì nước càng ô nhiễm vàngược lại

BOD5 là nhu cầu oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong 5ngày

BOD20 là nhu cầu oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong 20ngày

Việc sử dụng phép đo BOD5 hay BOD20 phụ thuộc vào tính chất của nướcthải

1.3.2.4 Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)

Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất vô cơ và hữu cơ cótrong nước COD là một thông số quan trọng thường được sử dụng đẻ đánh giá chấtlượng nước

1.3.2.5 Hàm lượng chất dinh dưỡng

Trong nước thải, các chất dinh dưỡng thường tồn tại dưới dạng các hợp chấtcủa Nito và Photpho Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước cao làm cho rong, tảophát triển gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa trong nước (thường là nồng độ nito >500µg/L và nồng độ photpho > 20 µg/L)

Nito tồn tại trong nước dưới dạng amoniac (NH3), nitrite (NO2-), nitrate(NO3-) và ion ammonium (NH4 ) Trong tự nhiên, các hợp chất nito sinh ra do quátrình phân hủy các chất hữu cơ chứa nitrogen

Photpho tồn tại trong nước dưới dạng photphat (PO42-) Photpho tồn tại trongnước chủ yếu là do sự phân hủy xác động thực vật trong nước, từ các chất tẩy rửatổng hợp, phân bón hóa học

1.3.2.6 Kim loại nặng

Các kim loại năng trong nước thải bao gồm: niken (Ni), đồng (Cu), kẽm(Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Crom (Cr), Cadimi (Cd) tồn tại chủ yếu dưới dạngcation Chúng mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan cáckhoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong cáccông trình xây dựng, các chất thải công nghiệp Nước có chưa kim loại thường có vị

Trang 7

tanh và rất độc, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người và sinhvật sống.

1.3.2.7 Coliform

Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci,Escherichia coli ) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua conđường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường nước và phát triển mạnh nếu cóđiều kiện nhiệt độ thuận lợi

Thông qua việc đánh giá chỉ tiêu Coliform giúp ta có thể xác định được hàmlượng các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải

Trang 8

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU [2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 14]

2.1.1 Đât ngập nước (Wetland)

2.1.1.1 Định nghĩa

Thuật ngữ “Đất ngập nưóc” được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau Hiệnnay có trên 50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước đang được sử dụng trên thếgiới Tuy nhiên, có thể chia thành 2 nhóm, một nhóm theo nghĩa rộng và nhóm thứ

Những định nghĩa theo nghĩa hẹp nhìn chung đều xem ĐNN là đới chuyểntiếp sinh thái (Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn vàmôi trường nưóc, những nơi mà quá trình ngập nước của đất gây ra sự phát triển củamột hệ thực vật đặc trưng

Ngoài ra còn có các định nghĩa sau:

- Theo Chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: “Về vị trí phân

bố, đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn

và hệ sinh thái thủy vực Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đấthoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”

- Theo các nhà khoa học Canađa : “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thờigian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh Đó là những nơi khó tiêu thoátnước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích học với môi trường ẩmướt”

- Theo các nhà khoa học Ôxtrâylia : “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, bãilầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ,nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả nững bãilầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”

- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và định nghĩa chính thức tại Mỹ :

“Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa bởi nước bề mặt hoặc nước

Trang 9

ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt củathảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện bão hòa nước”

2.1.1.2 Giá trị của đât ngập nước.

- Cung cấp nước cho sinh hoạt: Đất ngập nước là những dòng sông, suối, các hồchứa nước và các thủy vực nước ngọt chính là nguồn lưu trữ, cung cấp nước chonhu cầu sinh hoạt của con người

- Vùng sản xuất thủy sản: với nguồn nước dồi dào đất ngập nước là nơi lưu trữsinh sống cung cấp thức ăn cho nhiều loại thủy sản

- Chắn sóng, chống xói lở, ổn định bờ biển: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là rừngngập mặn ven biển, thảm cỏ…có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đấtcủa dòng chảy bề mặt Có thể nói rằng không có công trình nào bảo vệ bờ biểnchống xói lở tốt bằng đai rừng ngập mặn

- Đa dạng sinh hoc: Với hệ sinh thái đa dạng đất ngập nước là nơi sinh sống, cư trúlâu đời của nhiều loại động thực vật

- Giá trị kinh tế: Với sự đa dạng về tài nguyên đất ngập nước là khu vực thích hợpcho các ngành nông – lâm – ngư nghiệp phát triển nếu được quản lý hợp lý Bêncạnh đó với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất ngập nước là khu vực phát triển du lịchsinh thái thích hợp

2.1.1.3 Phân loại hệ thống đât ngập nước

Tùy vào vị trí địa lí, đặc điểm sinh thái và mục đích sử dụng mà người ta córất nhiều cách phân loại đất ngập nước Trong bài này phân loại đất ngập nướcthành 2 nhóm chính theo nguyên nhân tạo thành, đó là đất ngập nước tự nhiên vàđất ngập nước nhân tạo

- Đất ngập nước tự nhiên: là các khu vực hình thành một cách tự nhiên không có

sự tác động của con người Khả năng xử lý ô nhiễm của đất ngập nước tự nhiên phụthuộc vào thảm thực vật và chế độ dòng chảy Gồm có:

+ Đất ngập nước ven biển (Coastal Wetland):

1 Những vùng nước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm

Trang 10

5 Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồncát, bao gồm cả hệ thống đụn cát.

6 Vùng nước ở cửa sông, những vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông

và châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ

7 Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát

8 Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đấtmặn, những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều

9 Đất ngập nước có rừng ngập triều, bao gồm cả những rừng ngập mặn,những khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều

10 Những đầm phá ngập nước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước

lợ đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển

11 Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùngcửa sông

+ Đất ngập nước nội địa (Inland Wetland)

12 Các châu thổ ngập nước thường xuyên

13 Các sông hoặc các dòng suối hoặc các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảythường xuyên; bao gồm cả thác nước

14 Các sông hoặc các dòng suối các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy theo mùa,hoặc không liên tục hoặc không theo quy luật

15 Các hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha); bao gồm cả những hồ vòngcung rộng

16 Các hồ nước ngọt theo mùa hoặc không liên tục (trên 8 ha); bao gồm cảcác hồ đồng bằng ngập lũ

17 Các hồ ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ thường xuyên

18 Các hồ và đầm ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ theo mùahoặc không liên tục

19 Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua thường xuyên

Trang 11

20 Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua lợ theo mùa hoặc không liêntục.

21 Các đầm hoặc ao tù; ao (dưới 8 ha), đầm và đầm lầy trên đất vô cơ; vớithảm thực vật nhô lên mặt nước ít nhất là trong mùa sinh trưởng

22 Các đầm hoặc ao tù trên đất vô cơ; bao gồm các bãi lầy, đồng cỏ ngập lũtheo mùa, đồng cói

23 Những vùng đất than bùn không cây; bao gồm các bãi lầy trống hoặc câybụi, các đầm lầy

24 Đất ngập nước trên núi cao; bao gồm các đồng cỏ trên núi cao

25 Đất ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế, đầm có cây bụi, đầm nước ngọtvới cây bụi chiếm ưu thế trên đất vô cơ

26 Nước ngọt, đất ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế; bao gồm cả đầm nướcngọt có rừng, rừng ngập lũ theo mùa, đầm có cây cối rậm rạp; trên đất vô cơ

27 Các nguồn nước ngọt, ốc đảo

28 Những vùng đất than bùn có rừng, rừng đầm lầy than bùn

29 Suối nước nóng

30 Karxt và hang động ngầm có nước

- Đất ngập nước nhân tạo (man - made wetland): là hệ thống đất ngập nước do conngười tạo ra để phục vụ cho nhiều mục đich khác nhau Bao gồm

31 Các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ: tôm,cá)

32 Các đầm, bao gồm cả những đầm canh tác, hồ chứa nhỏ (tổng quát trên 8ha)

33 Đất có nước tưới; bao gồm cả các mương, kênh dẫn nước và ruộng lúa

34 Đất canh tác ngập nước theo mùa

35 Vùng khai thác muối; các đầm muối, các hồ nước mặn, v.v…

36 Những vùng trữ nước, các hồ chứa, đập nước, những vùng úng nước(tổng quát rộng trên 8 ha)

Trang 12

37 Các hố đào; nơi khai thác sỏi, đất sét, làm gạch, các mỏ lấy đá, hầm lấyvật liệu, các hầm khai quặng v.v…

38 Các vùng xử lý nước thải, nơi thoát nước, các đầm lắng, v.v…

39 Sông đào, kênh mương thoát nước

Ngoài cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác như:

- Theo công ước ramsar chia đất ngập nước thành 3 nhóm chính là đất ngập nướcven biển và biển (12 loại hình), đất ngập nước nội địa (20 loại hình) và đất ngậpnước nhân tạo (10 loại hình) tổng cộng 42 loại hình

- Ở Hoa Kỳ đất ngập nước được phân loại dựa trên sự tiếp cận thứ bậc giống nhau

về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật Bao gồm:+ Biển

1 Bán thuỷ triều 5 Trên triều

- Ở Canada Đất ngập nước được phân chia theo 2 tiêu chí rộng là: Đất ngập nướctrên nền đất hữu cơ (Organic wetlands) và Đất ngập nước trên nền đất vô cơ(Mineral wetlands) Hệ thống phân loại đất ngập nước của Canada được phân chiatheo thứ bậc gồm có 3 bậc: Lớp (Class), Dạng (Form) và Kiểu (Type)

2.1.1.4 Cơ chế xử lý của đất ngập nước

Việc xử lý nước thải được thực hiện trên vùng đất ngập nước dựa vào khảnăng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua lớp đất ngập nước như đi qualọc, nhờ có oxi trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu

Trang 13

khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn Càng xuống sâu, lượng oxicàng ít và quá trình oxi hóa các chất hữu cơ nhiễm bẩn giảm dần.

Ta có thể thấy được cơ chế xử lý của hệ thống đất ngập nước là sự kết hợpđồng thời của nhiều phương pháp hóa lí và sinh học bao gồm: lắng, lọc, hấp phụ,kết tủa, trao đổi chất của vi sinh vật và hấp thụ của thực vật Do đó mà hiệu quả xử

lý nước thải cao, loại bỏ được nhiều các chất gây ô nhiễm

2.1.2 Cỏ vetiver

Cỏ Vetiver là một trong số rất ít loại cây rất đa năng vừa độc đáo, vừa giúpbảo vệ môi trường, vừa hiệu quả và lại đơn giản dễ trồng, ít công chăm sóc Là loạicây đã được biết đến từ khá lâu, nhưng với những tính năng độc đáo và vượt trội đó

mà cỏ Vetiver nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới

2.1.2.1 Nguồn gốc

Trên thế giới có hai loại cỏ vetiver phổ biến được trồng để bảo vệ đất làgiống Vetiveria Zizanioides L (C.zizanioides) và giống Chrysopogon Nemoralis(C.nemoralis) Tuy nhiên, loài C zizanioides phân bố trong vùng ẩm, trong khi loài

C nemoralis hiện diện ở những vùng khô hơn

Giống C.zizanioides có nguồn gốc từ Ấn Độ và có 2 dòng của loài này đã vàđang được sử dụng rông rãi

- Dòng Bắc Ấn Độ : là loài cỏ hoang dại, có ra hoa và kết hạt, không có khả năng

có sống màu xanh nhạt ở giữa

Ở Việt Nam, cỏ Vetiver còn được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau,

có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình

để sản xuất dầu thơm

Ngoài ra, dựa vào hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của

bộ rễ, một số nhà khoa học đã đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau:

- Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng

của cỏ Vetiver

Trang 14

- Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như

giống Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm

- Giống Daklak có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng

như giống Đồng Nai

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái

Thân: Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ Cỏ Vetiver mọc thành bụidày đặc Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng Thân cỏ mọc thẳng đứng, caotrung bình 1,5 – 2m Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rấtmạnh

Mắt: Nhẵn nhụi không lông nằm tiếp giáp giữa các thân cọng cỏ, lồi ra; từ đótạo ra rễ khi cỏ Vetiver được chôn vùi vào đất

Lá: Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa

lá có răng cưa bén

Rễ là phần hữu dụng và quan trọng nhất Đa số cỏ dại có rễ dạng sợi, trãi dài

ra từ phần thân cỏ trên mặt đất và cặm vào đất theo hướng ngang, còn rễ cặm đứngvào đất không mọc sâu Ngược lại, cỏ Vetiver không có căn hành, không bò lan,thân rễ đan xen nhau và có thể phát triển rất nhanh Do đó, hệ thống rễ cỏ vetiverkhông mọc trãi rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứcấp hoặc rễ dạng sợi Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứngsâu 3 – 4m, rộng đến 2,5m sau hai năm trồng Rễ của loài Vetiveria zizanioides cóchứa tinh dầu, chất lượng tốt nhất 18 tháng sau khi trồng với lượng tinh dầu 2-2,5%trọng lượng khô

2.1.2.3 Đặc điểm sinh lý

Là loại cỏ có phạm vi thích ứng rộng, nhiệt độ dao động từ -22 – 55oC , độ

pH từ 3,5 – 12,5, có khả năng chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như: hạnhán, ngập úng Khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động bất lợi, chống chịu caovới thuốc diệt cỏ

2.1.2.4 Đặc điểm sinh thái

- Phân bố địa lý: Trên thế giới, cỏ Vetiver đã được dùng rộng rãi để chống xói mòn

đất Cỏ Vetiver hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, như Châu

Ngày đăng: 03/07/2015, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w