1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu về bệnh tự kỉ

31 559 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 32,92 KB

Nội dung

Đ Y LÀ TÀI LIỆU ĐƯỢC TỔNG HỢP, SƯU TẦM TỪ NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU, GỒM CÁC CHIA SẺ, CÁC C U CHUYỆN, HAY C U NÓI HAY VỀ CHỨNG TỰ KỶ GIÚP MỌI NGƯỜI TÌM HIỂU VÀ CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHỨNG TỰ KỶ.IRIS GRACE THIÊN TÀI HỘI HOẠ 5 TUỔI MẮC TỰ KỶMột bé gái người Anh 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ nhưng lại có tài năng hội hoạ đáng ngưỡng mộPhong cách hội hoạ của Iris khiến chúng ta nhận ra những khả năng trong cuộc sống của con bé và của mọi người được thể hiện trên bảng màu hãy đi theo những vệt màu rực rỡ của cuộc đời và những điều tuyệt diệu sẽ đến. Tôi tin rằng chúng ta nên tạo mọi cơ hội để trẻ em được phát triển. C U CHUYỆN MỘT EM BÉEm Nguyễn Minh Huy, 13 tuổi, nhà ở đường Bacu (TP.Vũng Tàu) được gia đình phát hiện mắc chứng tự kỷ từ khi còn nhỏ. Nhưng lúc đó, một phần thương con, một phần ở TP.Vũng Tàu chưa có trường nhận nuôi dạy trẻ tự kỷ nên bố mẹ Huy chưa biết phải xử lý như thế nào, đành cứ để Huy ở nhà.Sau khi Trường MN Phước An thành lập, Huy được gửi vào đây. Theo các giáo viên kể lại, khi mới vào trường, Huy đã 8 tuổi nhưng rất ít nói, không biết nhai khi ăn cơm; nhút nhát, không chơi với bạn bè...Sau hơn 4 năm được giáo viên của trường giúp đỡ, hiện Huy đã biết nói chuyện, biết đọc, biết viết, biết làm toán, Huy còn nhớ địa chỉ nhà, tên của các thầy cô giáo và bạn cùng lớp. Mẹ Huy cho biết, thấy con tiến bộ, nhanh nhẹn, hoạt bát lên từng ngày, gia đình chị rất mừng. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, buổi tối ở nhà, gia đình chị dạy cho Huy một số kỹ năng cần thiết như vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, nói chuyện nhiều với em... để Huy cải thiện tình trạng bệnh tật. “Về nhà, Huy biết gọi tên ba, tên mẹ, khuôn mặt luôn vui và biết nghe lời nên tôi rất vui. Nhờ các giáo viên của Trường MN Phước An giúp đỡ con tôi mới tiến bộ như hôm nay” mẹ Huy tâm sự.FACTS1. Tự kỷ là chứng rối loạn, không phải bệnh2. Tự kỷ có thể chữa được3. Người mắc chứng tự kỷ có thể lập gia đình4. Những người mắc chứng tự kỷ là không giống nhau5. Những người mắc chứng tự kỷ có khả năng đặc biệt6. Người mắc chứng tự kỷ có thể có định nghĩa khác nhau của sự bình thường7. Những người mắc chứng tự kỷ khó diễn tả cảm xúc của mình8. Người mắc chứng tự kỷ không thể xử lý thông tin phức tạp9. Người mắc chứng tự kỷ nhớ những gì họ nhìn thấy10. Trẻ mắc chứng tự kỷ cần được dạy để hòa nhập với xã hội Tôi hiểu biết PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGUYÊN NH N G Y CHỨNG TỰ KỶNhóm khoa học đến từ ĐH Columbia (New York) vừa tìm ra nguyên nhân khiến người ta mắc hội chứng tự kỷ: Đó là do họ có quá nhiều synap các mối nối thần kinh trong não, nơi các nơron thần kinh tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhau.Nhóm nghiên cứu cho rằng các mối nối này đã không được cắt tỉa đầy đủ trong giai đoạn đầu đời của người tự kỷ. Phát hiện này được xem là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu tình trạng phức tạp của chứng tự kỷ và mang đến triển vọng về khả năng điều trị nó.Nhóm nghiên cứu Đại học Columbia đã kiểm tra não của 26 trẻ tự kỷ và những người trưởng thành tuổi từ 2 đến 20, tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến cuối thời thơ ấu, họ nhận thấy mật độ các mối nối thần kinh đã giảm một nửa ở não người bình thường, nhưng chỉ giảm được 16% ở não người tự kỷ.Với những con chuột có đặc điểm tự kỷ, các nhà khoa học đã khôi phục lại khả năng cắt tỉa các mối nối thần kinh trong cơ thể chúng và giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Giáo sư Jeffrey Lieberman, đến từ khoa Tâm thần học, ĐH Columbia cho biết: “Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nhờ đó chứng tự kỷ có thể được điều trị triệt để”.Phát hiện lần này còn cho thấy hàng trăm gene di truyền có liên quan đến bệnh tự kỷ. Hầu như tất cả mọi người đều có protein mTOR hoạt động quá mức và ít nhiều đều thiếu khả năng cắt tỉa mối nối thần kinh. Tôi hiểu biết TỰ KỶ ĐÔI NÉT VỀ NGUYÊN NH N PHẦN 2TIếp tục tìm hiểu các giả thuyết về nguyên nhân gây nên tự kỷ ở trẻ cùng I change nào2. NHÓM GIẢ THUYẾT VỀ BẤT THƯỜNG CỦA NÃO: Bất thường cấu trúc não:Dựa trên các công cụ chẩn đoán hình ảnh(Xquang sọ, siêu âm qua thóp, chụp MRI, CT scanner), các tác giả đã đưa ra một số nhận xét về bệnh tự kỷ như sau:Kích thước não bộ trong thời kỳ thai nghén và lúc mới đẻ: nghiên cứu trên các trẻ sơ sinh non tháng và có trọng lượng mới sinh thấp, những trẻ có khối lượngkích thước não bộ bất thường dẫn tới nguy cơ cao gấp 3 lần so với trẻ nhẹ cân non tháng có khối lượngkích thước não bình thường.Bất thường về các vùng của não, đặc biệt là vùng chịu trách nhiệm về cảm xúc và quan hệ xã hội. Một số tác giả cho rằng vùng này nằm ở hai nhóm nơron hình quả hạch nằm sâu bên trong não (có thể đo bằng MRI)Bất thường chức năng của não:Nhiều tác giả nhận thấy việc tăng cao nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, cụ thể là serotoninmột hóa chất có tác dụng chuyển tải các thông điệp của não.Các công bố mới nhất về bệnh tự kỷ chỉ ra việc thiếu năng lượng của các tế bào não, đây là hệ quả của việc rối loạn chức năng ty lạp thể đơn vị cung cấp năng lượng(ATP) cho não bộ. Hiện tại, những nghiên cứu dựa trên giả thuyết này áp dụng trên điều trị trên động vật thực nghiệm đã cho những kết quả tốt. Chất trung gian APT này có thể chữa triệu chứng tự kỷ ở các con vật thí nghiệm, thậm chí ngay cả khi việc điều trị được bắt đầu sau khi triệu chứng bệnh đã bùng phát mạnh mẽ. Loại thuốc này phục hồi lại 17 loại triệu chứng bất thường, bao gồm việc bình thường hóa cấu trúc khớp thần kinh não, tín hiệu giữa các tế bào, hành vi xã hội, phối hợp hệ thần kinh vận động và bình thường hóa quá trình trao đổi chất của ty lạp thể. Tuy nhiên, hiện tại thuốc này chưa được áp dụng trên người.Nguồn: Bác sỹ Nguyễn Khắc Dũng Khoa Lâm sàng Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương Tôi hiểu biết TỰ KỶ ĐÔI NÉT VỀ NGUYÊN NH N PHẦN 1Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên, điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy nguyên nhân gây nên tự kỉ là gì? Đã có rất nhiều giả thuyết đặt ra nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đầy đủ. Các giả thuyết vẫn đang được tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu.1. NHÓM GIẢ THUYẾT VỀ BẤT THƯỜNG TRONG THAI KỲ:Di truyền:Đa số các tác giả cho rằng tự kỷ là do nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên, chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này. Có thể đây là một gen tổ hợp, một biến dị gen hoặc tương tác gen nào đó, vì đại đa số các trường hợp trẻ tự kỷ có bố mẹ hoàn toàn bình thường. Một số hội chứng về di truyển có liên quan tới bệnh tự kỷ như hội chứng đứt gãy gen X …+ Nghiên cứu trên các trường hợp sinh đôi hay di truyền phả hệ, người ta nhận thấy rằng có mối tương quan cao của kiểu hình tự kỷ (30%).+ Những thiếu hụt về gen điều hòa các hoạt động của não bộ, nhất là các gen điều hòa cảm xúc và các mặt xã hội đã được đề cập tới ở một số nghiên cứu. Các nhà khoa học tại Anh đã nghiên cứu dựa trên mẫu tế bào của 19 người tự kỷ và 17 người khỏe mạnh làm nhóm chứng, kết quả cho thấy 209 gen chịu trách nhiệm kết bạn, hòa đồng và giao tiếp bị bất hoạt trong khi 235 gen có liên quan đến miễn dịch và phản ứng kích thích lại hoạt động thì lại được phát huy.Bất thường về phía mẹ( các bệnh lý mẹ mắc phải trước, trong thời kỳ

ĐÂY LÀ TÀI LIỆU ĐƯỢC TỔNG HỢP, SƯU TẦM TỪ NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU, GỒM CÁC CHIA SẺ, CÁC CÂU CHUYỆN, HAY CÂU NÓI HAY VỀ CHỨNG TỰ KỶ GIÚP MỌI NGƯỜI TÌM HIỂU VÀ CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHỨNG TỰ KỶ. IRIS GRACE - THIÊN TÀI HỘI HOẠ 5 TUỔI MẮC TỰ KỶ Một bé gái người Anh 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ nhưng lại có tài năng hội hoạ đáng ngưỡng mộ "Phong cách hội hoạ của Iris khiến chúng ta nhận ra những khả năng trong cuộc sống của con bé và của mọi người được thể hiện trên bảng màu - hãy đi theo những vệt màu rực rỡ của cuộc đời và những điều tuyệt diệu sẽ đến. Tôi tin rằng chúng ta nên tạo mọi cơ hội để trẻ em được phát triển." [CÂU CHUYỆN MỘT EM BÉ] Em Nguyễn Minh Huy, 13 tuổi, nhà ở đường Bacu (TP.Vũng Tàu) được gia đình phát hiện mắc chứng tự kỷ từ khi còn nhỏ. Nhưng lúc đó, một phần thương con, một phần ở TP.Vũng Tàu chưa có trường nhận nuôi dạy trẻ tự kỷ nên bố mẹ Huy chưa biết phải xử lý như thế nào, đành cứ để Huy ở nhà. Sau khi Trường MN Phước An thành lập, Huy được gửi vào đây. Theo các giáo viên kể lại, khi mới vào trường, Huy đã 8 tuổi nhưng rất ít nói, không biết nhai khi ăn cơm; nhút nhát, không chơi với bạn bè Sau hơn 4 năm được giáo viên của trường giúp đỡ, hiện Huy đã biết nói chuyện, biết đọc, biết viết, biết làm toán, Huy còn nhớ địa chỉ nhà, tên của các thầy cô giáo và bạn cùng lớp. Mẹ Huy cho biết, thấy con tiến bộ, nhanh nhẹn, hoạt bát lên từng ngày, gia đình chị rất mừng. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, buổi tối ở nhà, gia đình chị dạy cho Huy một số kỹ năng cần thiết như vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, nói chuyện nhiều với em để Huy cải thiện tình trạng bệnh tật. “Về nhà, Huy biết gọi tên ba, tên mẹ, khuôn mặt luôn vui và biết nghe lời nên tôi rất vui. Nhờ các giáo viên của Trường MN Phước An giúp đỡ con tôi mới tiến bộ như hôm nay” - mẹ Huy tâm sự. [FACTS] 1. Tự kỷ là chứng rối loạn, không phải bệnh 2. Tự kỷ có thể chữa được 3. Người mắc chứng tự kỷ có thể lập gia đình 4. Những người mắc chứng tự kỷ là không giống nhau 5. Những người mắc chứng tự kỷ có khả năng đặc biệt 6. Người mắc chứng tự kỷ có thể có định nghĩa khác nhau của sự "bình thường" 7. Những người mắc chứng tự kỷ khó diễn tả cảm xúc của mình 8. Người mắc chứng tự kỷ không thể xử lý thông tin phức tạp 9. Người mắc chứng tự kỷ nhớ những gì họ nhìn thấy 10. Trẻ mắc chứng tự kỷ cần được dạy để hòa nhập với xã hội [ Tôi hiểu biết ] PHÁT HIỆN MỚI VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY CHỨNG TỰ KỶ Nhóm khoa học đến từ ĐH Columbia (New York) vừa tìm ra nguyên nhân khiến người ta mắc hội chứng tự kỷ: Đó là do họ có quá nhiều synap - các mối nối thần kinh trong não, nơi các nơron thần kinh tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhau. Nhóm nghiên cứu cho rằng các mối nối này đã không được cắt tỉa đầy đủ trong giai đoạn đầu đời của người tự kỷ. Phát hiện này được xem là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu tình trạng phức tạp của chứng tự kỷ và mang đến triển vọng về khả năng điều trị nó. Nhóm nghiên cứu Đại học Columbia đã kiểm tra não của 26 trẻ tự kỷ và những người trưởng thành tuổi từ 2 đến 20, tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến cuối thời thơ ấu, họ nhận thấy mật độ các mối nối thần kinh đã giảm một nửa ở não người bình thường, nhưng chỉ giảm được 16% ở não người tự kỷ. Với những con chuột có đặc điểm tự kỷ, các nhà khoa học đã khôi phục lại khả năng cắt tỉa các mối nối thần kinh trong cơ thể chúng và giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Giáo sư Jeffrey Lieberman, đến từ khoa Tâm thần học, ĐH Columbia cho biết: “Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nhờ đó chứng tự kỷ có thể được điều trị triệt để”. Phát hiện lần này còn cho thấy hàng trăm gene di truyền có liên quan đến bệnh tự kỷ. Hầu như tất cả mọi người đều có protein mTOR hoạt động quá mức và ít nhiều đều thiếu khả năng cắt tỉa mối nối thần kinh. [ Tôi hiểu biết ] TỰ KỶ- ĐÔI NÉT VỀ NGUYÊN NHÂN- PHẦN 2 TIếp tục tìm hiểu các giả thuyết về nguyên nhân gây nên tự kỷ ở trẻ cùng I change nào! 2. NHÓM GIẢ THUYẾT VỀ BẤT THƯỜNG CỦA NÃO: * Bất thường cấu trúc não: Dựa trên các công cụ chẩn đoán hình ảnh(X-quang sọ, siêu âm qua thóp, chụp MRI, CT scanner), các tác giả đã đưa ra một số nhận xét về bệnh tự kỷ như sau: Kích thước não bộ trong thời kỳ thai nghén và lúc mới đẻ: nghiên cứu trên các trẻ sơ sinh non tháng và có trọng lượng mới sinh thấp, những trẻ có khối lượng/kích thước não bộ bất thường dẫn tới nguy cơ cao gấp 3 lần so với trẻ nhẹ cân non tháng có khối lượng/kích thước não bình thường. Bất thường về các vùng của não, đặc biệt là vùng chịu trách nhiệm về cảm xúc và quan hệ xã hội. Một số tác giả cho rằng vùng này nằm ở hai nhóm nơron hình quả hạch nằm sâu bên trong não (có thể đo bằng MRI) *Bất thường chức năng của não: Nhiều tác giả nhận thấy việc tăng cao nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, cụ thể là serotonin-một hóa chất có tác dụng chuyển tải các thông điệp của não. Các công bố mới nhất về bệnh tự kỷ chỉ ra việc thiếu năng lượng của các tế bào não, đây là hệ quả của việc rối loạn chức năng ty lạp thể - đơn vị cung cấp năng lượng(ATP) cho não bộ. Hiện tại, những nghiên cứu dựa trên giả thuyết này áp dụng trên điều trị trên động vật thực nghiệm đã cho những kết quả tốt. Chất trung gian APT này có thể chữa triệu chứng tự kỷ ở các con vật thí nghiệm, thậm chí ngay cả khi việc điều trị được bắt đầu sau khi triệu chứng bệnh đã bùng phát mạnh mẽ. Loại thuốc này phục hồi lại 17 loại triệu chứng bất thường, bao gồm việc bình thường hóa cấu trúc khớp thần kinh não, tín hiệu giữa các tế bào, hành vi xã hội, phối hợp hệ thần kinh vận động và bình thường hóa quá trình trao đổi chất của ty lạp thể. Tuy nhiên, hiện tại thuốc này chưa được áp dụng trên người. Nguồn: Bác sỹ Nguyễn Khắc Dũng -Khoa Lâm sàng- Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương [ Tôi hiểu biết ] TỰ KỶ- ĐÔI NÉT VỀ NGUYÊN NHÂN- PHẦN 1 Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên, điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy nguyên nhân gây nên tự kỉ là gì? Đã có rất nhiều giả thuyết đặt ra nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đầy đủ. Các giả thuyết vẫn đang được tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu. 1. NHÓM GIẢ THUYẾT VỀ BẤT THƯỜNG TRONG THAI KỲ: Di truyền: Đa số các tác giả cho rằng tự kỷ là do nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên, chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này. Có thể đây là một gen tổ hợp, một biến dị gen hoặc tương tác gen nào đó, vì đại đa số các trường hợp trẻ tự kỷ có bố mẹ hoàn toàn bình thường. Một số hội chứng về di truyển có liên quan tới bệnh tự kỷ như hội chứng đứt gãy gen X … + Nghiên cứu trên các trường hợp sinh đôi hay di truyền phả hệ, người ta nhận thấy rằng có mối tương quan cao của kiểu hình tự kỷ (30%). + Những thiếu hụt về gen điều hòa các hoạt động của não bộ, nhất là các gen điều hòa cảm xúc và các mặt xã hội đã được đề cập tới ở một số nghiên cứu. Các nhà khoa học tại Anh đã nghiên cứu dựa trên mẫu tế bào của 19 người tự kỷ và 17 người khỏe mạnh làm nhóm chứng, kết quả cho thấy 209 gen chịu trách nhiệm kết bạn, hòa đồng và giao tiếp bị bất hoạt trong khi 235 gen có liên quan đến miễn dịch và phản ứng kích thích lại hoạt động thì lại được phát huy. Bất thường về phía mẹ( các bệnh lý mẹ mắc phải trước, trong thời kỳ mang thai): + Mắc Virus Rubella: việc mắc rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớn phát sinh quái thai. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa kháng thể của mẹ (IgG) và Protein não của thai nhi có thể làm cho não thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ. Ngoài ra, mắc virus rubella trong thai kỳ còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần khác ở trẻ, đặc biệt là chứng tâm thần phân liệt. + Bệnh lý tuyến giáp: sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ. Sự thiếu hụt tyroxin có thể là nguyên nhân gây bởi thiếu I ốt trong bữa ăn hoặc người mẹ đã phẫu thuật tuyến giáp. + Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường của bà mẹ trong suốt thời kỳ thai nghén là nguy cơ quan trọng của tự kỷ; phương pháp phân tích tổng hợp 2009 thấy rằng đái tháo đường tăng gấp đôi nguy cơ bị tự kỷ. + Thuốc sử dụng trong thai kỳ: việc điều trị các bệnh của người mẹ trước và trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng : thuốc an thần kinh, Acid Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp. Môi trường trong thời kỳ mang thai (môi trường sống và các yếu tố dinh dưỡng trong thai kỳ): + Stress trong thời kỳ mang thai bao gồm những mâu thuẫn trong gia đình, việc biến động về tài chính và tình cảm trong quá trình mang thai, tiếng ồn, nhiệt độ … có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của não bộ thai nhi, là tiền đề phát sinh tự kỷ. + Nông thôn: khu vực tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ với nồng độ cao và liên tục có tỷ lệ cao gây ra những bất thường về gen, dễ phát sinh những đột biến gen. + Acid folic: Các nhà khoa học đã khẳng định acid folic rất cần thiết cho sự cấu tạo hệ thống thần kinh (bao gồm não bộ) của trẻ. Tuy nhiên, lại có giải thuyết rằng việc có mặt của acid folic là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ do sự chuyển đổi thông tin di truyền trong tế bào suốt chu kỳ( giá thuyết này chưa được kiểm chứng và ít được các tác giả chấp thuận). + Rượu : chưa có nghiên cứu nào đủ bằng chứng xác minh mối liên hệ giữa rượu (etanol) và bệnh tự kỷ. + Sóng siêu âm, sóng điện từ: không có một nghiên cứu nào nói lên sự tương quan giữa sóng siêu âm và bệnh tự kỷ. Sóng siêu âm rất ít tác hại lên bào thai người. Nguồn: Bác sỹ Nguyễn Khắc Dũng -Khoa Lâm sàng- Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương [ Thấu hiểu] Cha mẹ của trẻ tự kỷ - hãy lắng nghe lòng mình Đó là sự thật. Bạn là người có thẩm quyền cao nhất của con. Không ai hiểu con, yêu con hơn bạn. Là người có thẩm quyền cao nhất của con không có nghĩa bạn phải là người biết hết tất cả. Khi bạn tin vào bản năng mình một cách không gượng ép, tiếng nói của lòng bạn sẽ luôn nói cho bạn biết – những thông tin nào bạn cần phải tìm hay bạn hãy tìm một cách giải quyết khác hoặc tìm một dịch vụ khác, một người chuyên môn khác và ngay cả khi bạn cần tìm những người bạn khác. Điều quan trọng là bạn hãy lắng nghe những người chuyên môn, giáo viên và những cha mẹ có con tự kỷ. Nhưng những kinh nghiệm của họ, những thành công của họ không là ‘bắt buộc’ phải xảy ra cho con bạn. Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng bạn nếu tiếng nói ấy nói với bạn rằng chương trình, cách kiêng ăn, trường học, cách trị liệu…là không phù hợp cho con bạn. Tất cả - chương trình, cách kiêng ăn, trường học hay cách trị liệu – không bao giờ là duy nhất. Bạn hãy tiếp tục tìm kiếm. Con bạn yêu bạn và cần bạn. Bạn có thể làm được. Bạn vẫn còn thời gian. Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng mình. (The Autism Trail Guide) [Tôi hiểu biết] TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN & CƠ HỘI HÒA NHẬP CỦA TRẺ TỰ KỶ Hiện nay, “Tự kỷ” không còn là một khái niệm xa lạ ở Việt Nam nữa. Tự kỷ bắt đầu được quan tâm và được xác định là một vấn đề xã hội lớn trong vài năm gần đây. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời. Tự kỷ là một trong số các rối loạn phát triển với những khiểm khiểm phức tạp, trong đó các khuyết khiếm đặc trưng bởi sự suy giảm trầm trọng ở các lĩnh vực: Tương tác xã hội, ngôn ngữ giao tiếp các hành vi rập khuôn, định hình và bất thường. Tỷ lệ tự kỷ ngày càng gia tăng, các biểu hiện lâm sàng thường khởi phát rất sớm (có những trường hợp từ 5 – 6 tháng tuổi) nhưng lại được chẩn đoán và can thiệp khá muộn. Qua nhiều nghiên cứu, phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn … cha mẹ trẻ có con tự kỷ, đã cho ra một số nhận định: - Hơn 90% cha mẹ trẻ có nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sự khó khăn của con họ trong nhận thức và hiểu biết xã hội, thiếu chia sẻ cảm xúc khi tương tác, ít giao tiếp mắt, ít quan tâm đến người khác, thiếu khả năng tạo dựng, kết nối mối quan hệ tình bạn với những trẻ cùng lứa… vào lúc trẻ dưới 2 tuổi (trung bình khoảng 21-22 tháng) - Tuy vậy, chỉ có khoảng 1/3 số cha mẹ đưa con đi khám ngay, số còn lại mất rất nhiều thời gian quyết định đưa con đến cơ sở chuyên khoa khám lần đầu tiên để sàng lọc và chẩn đoán. Thông thường là vào lúc trẻ chuẩn bị đến tuổi đi học mẫu giáo (trung bình trẻ được cho đi khám lần đầu tiên lúc khoảng 33 tháng tuổi và có được kết quả chẩn đoán lúc khoảng 37 – 38 tháng tuổi) Tại sao cha mẹ có con tự kỷ lại chần chừ để lãng phí thời gian như vậy? Qua thăm dò nhận thức và thái độ của họ, có thể dễ dàng chỉ ra một số nguyên nhân chính là: - Do nhận thức và hiểu biết về Tự kỷ còn hạn chế - Do ảnh hưởng của người thân trong gia đình, văn hóa, mối quan hệ phụ thuộc (ông, bà, vợ/hoặc chồng…) nên chưa có tính độc lập đưa ra quyết định - Do tâm lý nấn ná trong tâm trạng phấp phỏng chờ đợi trẻ vượt qua bước ngoặt rồi phát triển bình thường Khoảng thời gian lãng phí trung bình là 16 tháng, rất đáng tiếc đó lại là giai đoạn then chốt trong quá trình Can thiệp sớm (khi trẻ ở độ tuổi từ 2-4) để đạt được kết quả khả quan nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy lưu tâm đừng để những hy vọng thiếu khoa học hay sự nhận thức hạn chế, thái độ chưa đúng của mình ảnh hưởng và làm chậm chễ đến sự phát triển các khả năng và mất đi cơ hội hòa nhập cho trẻ. P/s: Nguồn số liệu lấy từ các đề tài nghiên cứu của Young & cộng sự 2003 và của nhóm giảng viên Bộ môn Nhi –ĐHYHN 7/2012-8/2013 Những năng lực tuyệt vời của trẻ tự kỷ - Không hiếm trẻ tự kỷ có "năng lực đặc biệt" về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, làm sao để duy trì năng lực đó không phải chuyện dễ. Câu hỏi về những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý, bị bệnh tự kỷ nhưng lại có năng lực rất đặc biệt lâu nay vẫn được nhiều người đặt câu hỏi là: Có thật hay không? Theo các chuyên gia về lĩnh vực này, điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra đối với những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý hay mắc bệnh tự kỷ. “Thần đồng” tự kỷ không hiếm Thực tế đã chứng minh, không ít những “thần đồng” mới khoảng 3 đến 4 tuổi nhưng đã biết đọc, biết viết, biết tính toán hoặc am hiểu về âm nhạc, hội họa…Tuy nhiên, để lý giải về vấn đề này, hiện vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ đối với các nhà khoa học. Tiêu biểu là trường hợp bé N.H.P ở Trung tâm Tư vấn trẻ có nhu cầu đặc biệt Ánh Dương (thuộc hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam). Bà Nguyễn Thị Tú Anh, GĐ Trung tâm cho biết, đây là trường hợp trẻ bị rối nhiễu tâm lý rất nặng, nếu người ngoài nhìn những hành động của bạn ấy thì rất “khó hiểu” và cho là không phù hợp. Tuy nhiên, P. lại có năng khiếu rất đặc biệt đó là hội họa. Điều đáng nói, mỗi khi vẽ tranh P. rất say mê và có thể về bất cứ ở nơi đâu, hơn nữa những bức tranh P. vẽ không chỉ đơn giản chỉ là thỏa sự đam mê hay vô hồn, mà đó là những bức tranh có bố cục, ý nghĩa và có nội dung truyền cảm rất lớn đối với người xem. “Ngoài ra, còn có trường hợp khác cũng có khả năng rất “đặc biệt” tuy còn rất nhỏ, mắc bệnh tự kỷ nhưng có bạn có năng khiếu về vi tính. Bạn có thể tự mở mạng độc báo, cài đặt các phần mềm máy tính, những việc này nhiều khi người lớn chưa chắc đã làm được”, bà Tú Anh chia sẻ. Cũng giống như ở Trung tâm Ánh Dương, tại khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng có một vài trường hợp có khả năng đặc biệt như vậy. Ví dụ như trường hợp V.P.D. dù còn rất ít tuổi nhưng lại có trí nhớ “siêu phàm”, có thể nghe người lớn nói qua 1 lần rồi nói lại không sai một chữ hoặc có thể nhớ hết các số điện thoại, biển số xe dù mới chỉ nhìn thoáng qua hoặc nghe qua người khác nói. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc trẻ có năng khiếu về một lĩnh vực như vậy, nhưng các vấn đề khác lại không biết gì thì như vậy chưa được gọi là thông minh, mà đó là “có vấn đề”. Đơn giản như trường hợp có thể tính toán rất giỏi từ khi chưa đến tuổi đi học, nhưng đến khi hỏi lại tên mình là gì, bố mẹ tên gì, nhà ở đâu thì cháu lại không biết. Vừa phát huy, vừa giáo dục toàn diện Trước những trường hợp có thực trong thực tế như trên, Kiến Thức đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu khả năng này của trẻ chỉ là bột phát trong thời gian ngắn hay là sẽ tồn tại vĩnh viễn? Chuyên gia tâm lý và giáo dục đặc biệt Nguyễn Thị Tú Anh (GĐ Trung tâm Ánh Dương) cho biết: “Đối với trẻ có năng khiếu đặc biệt này thì nó sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng phải có điều kiện, đó là tư nhỏ mình theo dõi và phát hiện ra cái năng khiếu đó, đồng thời mình phải tạo điều kiện để nó phát triển năng lực đó một cách tốt nhất”. Bà Anh lấy ví dụ cụ thể: “Ví dụ như trường hợp trẻ bị rối nhiễu tâm lý nhưng lại vẽ rất là đẹp, tuy nhiên bố mẹ lại không quan tâm đến việc bạn ấy vẽ, chỉ khi đi học các cô phát hiện ra và tạo điều kiện để bạn ấy vẽ thì bạn đó vẽ rất say xưa và tình hình tâm lý cũng được cải thiện khá nhiều”. Lý giải vì sao lại có những trường hợp trẻ có vấn đề về tâm lý nhưng lại thông minh về một lĩnh vực như vậy? Bà Tú Anh cho biết, hiện khoa học vẫn chưa lý giải được hiện tượng này. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không nhiều, nó chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. “Nếu nói về khoa học, thì người ta gọi đây là năng lực bác học. Nhưng, nó chỉ được thể hiện ở một lĩnh vực nhất định. Vì thế, để vừa phát huy được thế mạnh này, đồng thời vừa giúp trẻ tự kỷ hòa đồng với cuộc sống thì chúng ta cần phải giáo dục một cách toàn diện”, bà Tú Anh chia sẻ. Cũng đề cập đến vấn đề này, Bác sĩ Quách Thúy Minh, nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Đã là năng khiếu thì do bẩm sinh, nhưng nếu được bồi dưỡng trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Trẻ tự [...]... và tái tạo rất tốt Đối với bệnh tự kỷ, nguyên nhân mắc bệnh là do trục trặc hệ miễn dịch Dùng TBG tiêm vào não để sửa chữa lại hệ miễn dịch hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh tự kỉ Đối với bệnh bại não thường do tế bào não bị khiếm khuyết khi đưa TBG vào não sẽ dễ dàng tái tạo lại tế bào não giúp não hoạt động trở lại Chúng tôi dự định sẽ áp dụng điều trị TBG cho trẻ bị tự kỉ, bại não nặng ở lứa tuổi... cần động viên khuyến khích tài năng của trẻ để trẻ tự tin hơn Nếu có phương pháp dạy và tích cực rèn luyện cho tài năng ấy, trẻ tự kỷ sẽ đóng góp tài năng cho xã hội, không trở thành những người vô dụng” Tuy nhiên, theo BS Minh để phát triển tài năng của trẻ tự kỷ là điều không dễ Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần tích cực dành thời gian cho con, đi học lớp hướng dẫn nuôi dạy trẻ tự kỷ để biết cách chơi... hội, song nhận thức về căn bệnh này vẫn thấp dù nó đã được thừa nhận trong cộng đồng khoa học và y tế" Ông cũng cho rằng, Ngày Thế giới nhận thức về Chứng tự kỷ(World Autism Awareness Day) là cơ hội để huy động các hành động và sự trợ giúp của xã hội đối với những người mắc hội chứng này [Tôi Hiểu Biết] 10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG TỰ KỶ - Phần 1 Dưới đây là 10 sự thực bạn cần hiểu rõ về tự kỷ - một chứng... đứa trẻ tự kỷ ở trường học là rất quan trọng, do vậy, việc đưa ra một chương trình Giáo dục phù hợp cho trẻ là rất cần thiết Đó là những vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa trẻ, bố mẹ, giáo viên và một “đội ngũ” bao gồm các chuyên gia về bệnh tự kỷ, phương pháp điều trị bệnh này,… Sau một năm học, tình trạng bệnh của Daanish cũng được cải thiện hơn Bé thích đến trường hơn là ở nhà Sau khi trở về nhà... Một người phụ nữ bị chứng bệnh tự kỷ có thể trở thành giáo sư đại học và giảng dạy khắp thế giới về chứng tự kỷ? Câu trả lời là “Có” Đó chính là giáo sư tiến sỹ Temple Grandin (1947) được chẩn đoán bị bệnh tự kỷ ám thị khi mới lên 3 Hiện nay Grandin đã trở thành giáo sư tại đại học Tổng hợp bang Colorado ngành mục súc nhờ khả năng thấu hiểu thú vật thiên bẩm của mình Chia sẻ về khả năng “tư duy bằng... mắc chứng tự kỷ phải trải qua đối với những người thân yêu của họ Nêu bật của Công ước về Quyền của Người khuyết tật, người bị tự kỷ là những công dân bình đẳng, những người được tận hưởng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản Trong thông báo kêu gọi các quốc gia nỗ lực hơn nữa trong việc trợ giúp người tự kỷ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon đã nhấn mạnh: "Số người mắc bệnh tự kỷ đang... lại bắt đầu Nỗi lòng người cha có con mắc bệnh tự kỷ Khi con được hơn một tuổi, vợ chồng lờ mờ nhận ra con có gì đó không ổn Lúc đó vợ quay cuồng tìm hiểu tài liệu, còn tôi chỉ nghĩ chắc con phải phẫu thuật từ 6 tháng tuổi nên chậm hơn các bạn Tôi là một người bố có con mắc chứng bệnh tự kỷ Khi hai vợ chồng đọc và xem được thông tin vụ bạo hành, đối xử với trẻ tự kỷ ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi... của một người 1 Tự kỷ là chứng rối loạn, không phải bệnh Tự kỷ không phải bệnh truyền nhiễm Nó không phải là thứ lây lan từ người này sang người khác, không phải là một loại bệnh phát sinh do ăn uống không đúng hoặc do những lời thần chú xấu xa Nó là một chứng rối loạn bẩm sinh hoặc xuất hiện trong những năm phát triển đầu đời của một đứa trẻ 2 Tự kỷ có thể chữa được Quan niệm rằng tự kỷ không chữa... hướng tới đó chính là TRẺ EM TỰ KỶ - tương lai của Đất nước, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mắc phải căn bệnh tự kỷ 3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN? Dự án được thực hiện với mục tiêu: • Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng • Đem tiếng nói về ước mơ, nguyện vọng của các em tới toàn xã hội • Gửi gắm thông điệp tới những trẻ em khác, những người tự kỷ nhưng không dám công khai căn bệnh của mình vì sợ xã hội xa... triệu đồng Theo Hiệp hội Tự kỷ, khoảng 1% dân số thế giới mắc chứng tự kỷ Mặc dù chiếm tỷ lệ phần trăm khá nhỏ nhưng việc chăm sóc cho 1 người bị tự kỷ khá tốn kém và đầy thử thách Nhiếp ảnh gia Sarah Amy Fishlock đã có những tấm hình ấn tượng về cậu bé bị tự kỷ là Ahren ở Glasgow, Anh Vốn thông minh và ăn nói lưu loát, nhưng đến khi lên 8 tuổi, Ahren được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ Cậu bé thường có . HAY CÂU NÓI HAY VỀ CHỨNG TỰ KỶ GIÚP MỌI NGƯỜI TÌM HIỂU VÀ CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHỨNG TỰ KỶ. IRIS GRACE - THIÊN TÀI HỘI HOẠ 5 TUỔI MẮC TỰ KỶ Một bé gái người Anh 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ nhưng lại. lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy nguyên nhân gây nên tự kỉ là gì?. thần kinh. [ Tôi hiểu biết ] TỰ KỶ- ĐÔI NÉT VỀ NGUYÊN NHÂN- PHẦN 2 TIếp tục tìm hiểu các giả thuyết về nguyên nhân gây nên tự kỷ ở trẻ cùng I change nào! 2. NHÓM GIẢ THUYẾT VỀ BẤT THƯỜNG CỦA

Ngày đăng: 03/07/2015, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w