1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu về bệnh đái tháo đường pot

30 501 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,76 MB

Nội dung

1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và ở Việt Nam 1 1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất, theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2000 có khoảng 151 triệu người tuổi 20 - 79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%. Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung Đông, với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%, tiếp đến là khu vực Đông Nam Á: 5,3%, Châu Âu: 4,9%, Trung Mỹ: 3,7%, Tây Thái Bình Dương: 3,6%, Châu Phi 1,2%. Hiện nay, khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là hai khu vực có số người mắc bệnh ĐTĐ đông nhất tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người. Những báo cáo mới đây của IDF cũng khẳng định, tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm 85% - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển. Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng. Theo IDF, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển, những nước mới công nghiệp hoá. Những biến chứng của bệnh ĐTĐ rất phổ biến (khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ có các biến chứng) như: bệnh mạch vành, mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cắt cụt chi, suy thận, tổn thương mắt Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ. Bệnh ĐTĐ đang là vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề của bệnh do được phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ tại 8 nước thuộc Châu Âu đã cho thấy: chi phí trực tiếp cho 10 triệu người bị bệnh ĐTĐ trong năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh ĐTĐ chiếm 3 - 6% ngân sách dành cho toàn ngành y tế. Năm 1997, cả thế giới đã chi ra 1030 tỷ USD cho điều trị bệnh ĐTĐ. Trong đó, hầu hết là chi cho điều trị các biến chứng của bệnh. Bệnh ĐTĐ týp 2 có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, như ở những nhóm người đang độ tuổi lao động, trẻ em ở lứa tuổi dậy thì, đặc biệt ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương Tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 tăng nhanh theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế. Đầu thế kỷ 20, tần suất mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới còn ở mức thấp, WHO ước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ, tới 1994 là 110 triệu và 1995 đã là 135 triệu (chiếm 4% dân số toàn cầu). Dự báo: năm 2010 sẽ là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và 2025 là 330 triệu người (chiếm 5,4% dân số toàn cầu). 1.2 Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ trong thời gian gần đây đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tại các thành phố lớn. Năm 1990 Phan Sĩ Quốc và CS thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên 4912 đối tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở hai khu vực nội thành và ngoại thành Hà 1 Nội, theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 đã thu được kết quả: tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở Hà Nội, năm 1991 là 1,1%. Mai Thế Trạch và CS đã thực hiện một cuộc điều tra trên 5416 người từ 15 tuổi trở lên tại Tp. Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở Tp. Hồ Chí Minh, năm 1992: 2,52%. Trần Hữu Dàng và CS sau khi khám và xét nghiệm máu trên 4980 đối tượng ≥ 15 tuổi, đã xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở Huế, năm 1994: 0,96%. Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội đã là 3,62%. Năm 2001, tỷ lệ này tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) là 4,1%. Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ chung là 2,7%, khu vực thành phố là 4,4%, khu vực đồng bằng là 2,1% và khu vực miền núi là 2,1%. Điều tra Quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,7%, tỷ lệ rối loạn ĐH lúc đói là 18,2%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường là 15,4%. Tỷ lệ ĐTĐ theo khu vực như sau: thành phố 6,9%, đồng bằng 6,3%, ven biển 3,8%, miền núi 4,8%. Như vậy chỉ sau 6 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211%. Việc quản lý bệnh mới chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố. Số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh ĐTĐ không chỉ ít về mặt số lượng, mà còn không được phổ cập những kiến thức mới về bệnh ĐTĐ, nên chất lượng phát hiện và điều trị bệnh ĐTĐ chưa tốt. Chi phí cho quản lý, điều trị bệnh rất tốn kém do chi phí đi lại, ăn ở, của bệnh nhân ĐTĐ và người nhà bệnh nhân, do bệnh ĐTĐ được phát hiện muộn nên có nhiều biến chứng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập, do chưa đánh giá được mức độ phổ biến, sự nguy hại do bệnh gây nên, cũng như quan niệm và thực hành phòng và điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 chưa đúng. Cách phòng bệnh ĐTĐ týp 2 hợp lý, nhất là bằng chế độ ăn và luyện tập thể lực chưa được áp dụng rộng rãi. Tỷ lệ bệnh Đái tháo đường ngày một gia tăng rất nhanh tại Việt Nam Đại dịch thế kỷ 21 2 2. Đái tháo đường là gì ? a. Người bình thường là người có được khả năng tự điều hòa, cân bằng lượng đường trong máu nhờ có Insulin, là một kích thích tố do tuyến tụy tiết ra. b. Người Đái tháo đường là người mất khả năng tự điều hòa được lượng đường trong máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó lượng đường trong máu ngày một tăng cao gây nên bệnh ĐTĐ. 3. Điều gì xãy ra trong cơ thể người bị bệnh Đái tháo đường ? a. Hoặc là cơ thể không sản xuất ra Insulin (gọi là ĐTĐ týp 1). b. Hoặc là cơ thể có sản suất ra Insuline (gọi là ĐTĐ týp 2), nhưng: - Insulin được sản xuất ra ít. - Insulin được sản xuất ra số lượng bình thường nhưng chất lượng kém. - Insulin được sản xuất ra bình thường nhưng cơ thể quên mất cách sử dụng, dẫn đến trạng thái trơ với chất này gọi là đề kháng Insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa đường Glucose từ trong lòng mạch máu vào trong tế bào cơ thể để tạo thành năng lượng cho sự sống của con người; Một khi mà Insulin không thực hiện được chức năng đó, đường Glucose trong từ trong lòng mạch máu không lọt được vào tế bào, mà ở mãi trong lòng các mạch máu, lượng đường ngày càng tăng cao trong máu gây nên bệnh Đái tháo đường. 3 4. Triệu chứng của bệnh Đái tháo đường Đái tháo đường là tình trạng bệnh do tăng đường máu, với các biểu hiện như: - Khát nước nhiều, thèm ăn, đi đái nhiều, mệt mỏi. - Giảm cân mà không tìm thấy nguyên nhân, đặc biệt là gây béo phì thời gian đầu và dần dần bị giảm cân. - Dễ bị ghẻ lở, mụn nhọt nhất là vào mùa đông. - Tụt huyết áp do đói bụng, run tay, vã mồ hôi - Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa và dẫn đến nhiễm trùng. - Có cảm giác bị tê bì, đi khập khiễng, đau buốt tay chân. - Đục thủy tinh thể hoặc thị lực suy yếu. - Suy giảm khả năng tình dục. - Chân tay lở loét, vết thương lâu lành. - Thường hay bị tiêu chảy hoặc táo bón Một người được chẩn đoán Đái tháo đường khi xét nghiệm: - Đường máu lúc đói (từ 8-12 tiếng sau khi ăn bữa cuối cùng trong ngày) có kết quả từ 7 mmol/L (126mg/dl) trở lên; Hoặc - Đường máu bất kỳ lúc nào, kết quả từ 11,1 mmol/L (200mg/dl) trở lên. Dựa vào tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ và các biểu hiện lâm sàng. ĐTĐ thường được chia làm 3 loại: - Bệnh Đái tháo đường týp 1 - Đái tháo đường týp 2 - Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số thai phụ và chấm dứt sau khi sanh. Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường týp 2 sau này. 4 5. Người nào dễ mắc bệnh Đái tháo đường - Người từ 40 tuổi trở lên. - BMI ≥ 23 : BMI = cân nặng (tính bằng kg) chia cho chiều cao bình phương (chiều cao tính bằng m). - Béo phì (nam có vòng bụng trên 90cm, nữ có vòng bụng trên 80cm). - Ít vận động. - Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử sinh con từ 4kg trở lên. - Có bố mẹ (hoặc anh chị em) bị đái tháo đường. - Tăng huyết áp. - Rối loạn mỡ máu. - Đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường. Những người càng có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên thì càng dễ bị đái tháo đường. Do vậy, cần được làm xét nghiệm đường máu sớm để phát hiện bệnh và điều trị. 6. Biến chứng hay gặp ở người Đái tháo đường Người bệnh đái tháo đường rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm trùng niệu-sinh dục, nhiễm trùng răng… và tình trạng nhiễm trùng làm cho đường máu khó kiểm soát hơn. Do bệnh đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu, nên có nhiều biến chứng thường gặp là: - Tắc mạch não gây đột quỵ; - Tổn thương mạch máu võng mạc gây mù lòa; - Tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim; - Tắc mạch ở chi gây cắt cụt, tàn phế; - Rối loạn cương dương - Đái tháo đường thai kỳ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nam có bụng hình quả táo, nữ có bụng hình quả lê là yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh Đái tháo đường 5 7. Phòng bệnh Đái tháo đường Cho đến thời điểm hiện nay, y học chưa thể phòng ngừa được bệnh đái tháo đường týp 1, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ĐTĐ týp 2, khi mắc bệnh vẫn phải áp dụng các biện pháp để phòng ngừa các biến chứng. Đó là thay đổi môi trường sống, lối sống. Do vậy, cần tập trung thực hiện các biện pháp sau: a. Không để béo phì Khi bị béo phì cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể, ăn uống hợp lý, khoa học: - Không ăn mặn; - Cơm, khoai ở mức vừa phải; - Ăn nhiều rau xanh, trái cây, - Nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc. - Hạn chế mỡ và các phủ tạng động vật; - Không ăn thức ăn đóng hộp, chiên, nướng. - Nên dùng các sản phẩm sữa chứa ít chất béo hoặc sữa đậu nành; Ngoài ra cũng cần lưu ý: - Tránh bỏ bữa ăn, tránh ăn bữa phụ, ăn vặt. - Tôn trọng giờ ăn; không nên ăn quá nhiều vào bữa tối. - Không uống nước có gaz, có cồn. b. Bỏ thuốc lá: - Người mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các tay chân. Hút thuốc lá càng làm mạch tay chân bị tắc nhiều hơn, và đôi khi phải cắt cụt do bị tắc mạch gây nên hoại tử tay chân . - Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá làm cho hàm lượng mỡ cholesterol “xấu” tăng, kéo theo mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, đàn ông thì “bất lực” liệt dương. c. Luôn hoạt động thể lực, tăng cường vận động: Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì và còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập ít nhất khoảng 30 phút. Lựa chọn hình thức tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, bơi lội Như vậy, Bệnh đái tháo đường ngày nay không còn là căn bệnh nguy hiểm chết người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh phòng tránh và kiểm soát được. Nếu được phát hiện, điều trị sớm và thay đổi lối sống bằng các biện pháp trên thì người bệnh sẽ giảm được các biến chứng và kéo dài tuổi thọ. 6 Tập thể dục 30 phút/ngày giúp giảm cân, ổn định huyết áp, hạ đường máu 8. Chế độ ăn cho bệnh Đái tháo đường Mục tiêu chung chế độ ăn a. Đưa đường huyết về càng gần mức bình thường càng tốt. b. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch. c. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. d. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. e. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tin tưởng, tuân thủ tốt chế độ ăn. Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Mức cân nặng, giới tính. - Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng). - Thói quen và sở thích. Một số điểm chú ý: 1. Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn. 2. Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao. 3. Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin. 4. Không bao giờ có suy nghĩ là cứ ăn uống thoải mái, vì đã có thuốc điều trị. Trái cây: 1. Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được. 2. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và có lợi sức khỏe. 3. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. 4. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. 5. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp dụng chung cho tất cả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu phần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sở thích. Bệnh 7 đái tháo đường điều trị khỏi là rất khó khăn, nhưng có thể phòng ngừa được các biến chứng do ĐTĐ gây ra bằng chế độ ăn uống đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng. Chế độ ăn giúp lượng đường Glucose trong máu gần với mức bình thường, giúp ổn định huyết áp, cân nặng hợp lý, nâng cao toàn bộ sức khỏe. Nguyên tắc: * Chia nhỏ khẩu phần ăn ra làm 4-5 bữa trong ngày: chia đều thức ăn trong một ngày ra làm 4-5 bữa, không ăn 2-3 bữa, không được bỏ bữa ăn. * Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bữa ăn cần phải có đủ các chất như thịt, béo, bột, gạo, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. - Tinh bột (chất đường, bột): Gạo (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt ) ngày ăn khoảng 200-300g tương đương với 4 lưng bát cơm. Khoai, củ tươi (khoai lang, khoai sọ, sắn ) ngày ăn khoảng từ 200-400g. Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ vì các loại này dễ làm tăng nhanh đường huyết (1 ngày mỗi loại chỉ nên ăn 1 lần, tối đa là 2 lần từ 100- 150g). Bánh ngọt (không nên ăn quá 30g/ngày). - Mỡ (chất béo): Tốt nhất là ăn dầu thực vật, một ngày ăn khoảng 10-20g (dầu đậu nành, dầu mè, dầu phụng, dầu ô-liu). Hạn chế dùng mỡ heo, bò, bơ, óc, lòng, phủ tạng, đồ hộp. - Thịt (chất đạm): Các loại thịt, cá (100-150g/ngày.) Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà, vịt thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu khuôn (150-200g/ngày), sữa đậu nành không đường (200-400 ml/ngày). Thêm vào đó: * Các loại rau, Quả: Rau, quả tươi rất cần vì cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều giúp giảm mỡ máu, chống táo bón. * Ðậu đỗ: tốt và nên dùng, một mặt cung cấp đạm cho bệnh nhân, mặt khác đường của đậu đỗ cũng dễ tiêu hóa và sử dụng rất tốt. * Sữa: là thức ăn dễ tiêu, nhiều đạm và các chất bổ cần thiết cho cơ thể nên dùng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nên dùng sữa chua tốt hơn sữa thường. 8 9 8. Biến chứng bệnh Đái tháo đường 10 [...]... phòng chống được căn bệnh Đái tháo đường và các biến chứng của nó 1 Hãy kiểm soát bệnh Đái tháo đường ngay bây giờ 2 Hãy hiểu và phòng chống bệnh Đái tháo đường vì hạnh phúc của gia đình bạn 3 Xét nghiệm đường máu để chẩn đoán và phòng biến chứng bệnh Đái tháo đường 4 Bệnh Đái tháo đường “Kẻ giết người thầm lặng” Hãy kiểm tra đường máu để được chẩn đoán và điều trị 5 Bệnh Đái tháo đường để lại nhiều... hội 6 Bệnh Đái tháo đường gây biến chứng ở mạch máu não, mắt, tim, thận, nhiễm trùng đường tiểu – đường sinh dục nữ, liệt dương, cắt cụt tay, chân 27 Một số nhận định sai về bệnh Đái tháo đường 1 Bệnh Đái tháo đường có vấn đề gì đâu? Trên thực tế, bệnh Đái tháo đường là nguyên nhân tử vong nhiều hơn cả bệnh ung thư vú và HIV/AIDS gộp lại Bệnh Đái tháo đường týp 2 chiếm tới 90% số trường hợp mắc bệnh. .. 9 Bệnh đái tháo đường có thể bị lây từ người khác không ? Chắc chắn là không Bệnh đái tháo đường không phải là một bệnh truyền nhiễm và không hề lây lan từ người này sang người khác Tuy nhiên, đái tháo đường týp 2 liên quan đến yếu tố di truyền, do vậy, nếu một thành viên trong gia đình bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ cao bị bệnh đái tháo đường 10 Khi thấy cơ thể thấy khỏe khoắn bệnh nhân đái tháo. .. cứng khớp + Bệnh lý bàn chân: loét, hoại tử rất khó điều trị, dễ phải tháo khớp, cắt bỏ tổ chức hoại tử > tàn phế suốt đời LOÉT HOẠI TỬ BÀN CHÂN DO BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 12 Bệnh đái tháo đường gây biến chứng ở não, mắt, răng, miệng, tim, mạch, thần kinh, loét, hoại tử, cắt cụt bàn tay, chân 13 MỘT SỐ HỎI ĐÁP VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1 Người bệnh đái tháo đường chuẩn bị gì khi đi khám bệnh ? Thông... ra tiền đái tháo đường như: - Béo phì; - Tăng huyết áp - Người có tuổi trên 40; - Những người có người nhà mắc bệnh đái tháo đường; - Đái tháo đường thai kỳ hay đẻ con trên 4kg Do vậy để có thể tầm soát và sớm phát hiện bệnh đái tháo đường, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố nguy cơ và khi có một trong những yếu tố nguy cơ kể trên chúng ta cần phải nghĩ đến tiền đái tháo đường và xét nghiệm đường máu... rất nhiều gạo (một loại chất đường) , ít chất béo và đạm hơn, nhưng lúc đó đâu có nhiều bệnh nhân Đái tháo đường như bây giờ 3 Thừa cân gây ra bệnh Đái tháo đường? Không đúng Điều cần hiểu đúng là tình trạng thừa cân béo phì được coi là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ĐTĐ Có rất nhiều người thừa cân béo phì nhưng không bị mắc bệnh Đái tháo đường Bệnh Đái tháo đường còn do nhiều yếu tố nguy... mức bị bệnh Đái tháo đường Tiền đái tháo đường còn được gọi là rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn hấp thu đường Tiền đái tháo đường sẽ tiến triển đến đái tháo đường týp 2 trong khoản thời gian 10 năm Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 50% số người mắc tiền đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc đột qụy Làm thế nào để phát hiện tiền đái tháo đường? Trước hết cần nhìn nhận những... Nam, người mắc Đái tháo đường týp 2 dưới 40 tuổi ngày càng đông, thậm chí có trẻ em 9-10 tuổi đã mắc loại bệnh Đái tháo đường trước kia chỉ ‘dành riêng’ cho người có tuổi ?! 8 Bệnh nhân đái tháo đường cần có 1 chế độ ăn riêng biệt Không cần thiết Một chế độ ăn uống phù hợp cho người bị đái tháo đường cũng giống như là một chế độ ăn uống lành mạnh cho bất cứ ai khác Bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần biết... người bệnh Đái tháo đường týp 2 chưa phải tiêm Insulin nhưng đã bị nhồi máu cơ tim hoặc biến chứng mắt, thần kinh thì nặng hơn người đã tiêm Insulin nhưng chưa có các biến chứng kia) 7 Chỉ có người nhiều tuổi mới mắc bệnh Đái tháo đường? Sai Ngày nay không còn khái niệm quen thuộc bệnh Đái tháo đường týp 1 là ở trẻ em, bệnh Đái tháo đường týp 2 là ở người lớn tuổi Theo ghi nhận tại Việt Nam, người mắc Đái. .. tốt đường huyết đóng vai trò rất quan trọng 21 Bệnh nhân phải nắm được các giai đoạn diễn biến của tổn thương bàn chân do đái tháo đường, cách chăm sóc của từng giai đoạn, khi nào thì có thể điều trị ở nhà, khi nào thì cần có sự can thiệp của nhân viên y tế 17 Tiền Đái tháo đường là gì ? Cách phát hiện ? Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị bệnh Đái tháo đường . làm 3 loại: - Bệnh Đái tháo đường týp 1 - Đái tháo đường týp 2 - Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số thai phụ và chấm dứt sau khi sanh. Đái tháo đường thai kỳ. chứng bệnh Đái tháo đường 10 Theo dõi bệnh Đái tháo đường để phòng biến chứng Khi bị bệnh Đái tháo đường, việc điều trị là cần thiết nhằm phòng ngừa những biến chứng của bệnh Đái tháo đường. . 13 MỘT SỐ HỎI ĐÁP VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Người bệnh đái tháo đường chuẩn bị gì khi đi khám bệnh ? Thông thường các bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) ở Việt Nam sẽ đi khám bệnh mỗi tháng một

Ngày đăng: 31/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w