Một số nhận định sai về bệnh Đái tháo đường

Một phần của tài liệu Tài liệu về bệnh đái tháo đường pot (Trang 28 - 30)

1. Bệnh Đái tháo đường có vấn đề gì đâu?

Trên thực tế, bệnh Đái tháo đường là nguyên nhân tử vong nhiều hơn cả bệnh ung thư vú và HIV/AIDS gộp lại. Bệnh Đái tháo đường týp 2 chiếm tới 90% số trường hợp mắc bệnh nhưng lại thường xuyên được chẩn đoán muộn 7- 10 năm (có khi lâu hơn thế). Chẩn đoán muộn khiến cho bệnh nhân bị biến chứng nhiều hơn và nặng hơn. Thử máu định kỳ hàng năm cho đối tượng nguy cơ mắc cao là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.

2. Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh Đái tháo đường?

Dĩ nhiên là mọi người không nên ăn nhiều chất đường vì đường không có lợi nhiều cho sức khỏe và có nhiều đồ ăn khác ngon hơn. Nhưng bản thân chuyện ăn nhiều đường không gây ra bệnh Đái tháo đường. Bằng chứng là vào thời bao cấp, chúng ta ăn rất nhiều gạo (một loại chất đường), ít chất béo và đạm hơn, nhưng lúc đó đâu có nhiều bệnh nhân Đái tháo đường như bây giờ.

3. Thừa cân gây ra bệnh Đái tháo đường?

Không đúng. Điều cần hiểu đúng là tình trạng thừa cân béo phì được coi

là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ĐTĐ. Có rất nhiều người thừa cân béo phì nhưng không bị mắc bệnh Đái tháo đường. Bệnh Đái tháo đường còn do nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp như tuổi tác, lối sống ít vận động, tình trạng kháng Insulin, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, stress, nhiễm độc, đẻ con to do mắc Đái tháo đường khi có thai, di truyền….và cả những nguyên nhân mà lúc này đây khoa học còn chưa biết hết.

4. Mắc bệnh Đái tháo đường có nghĩa là phải ăn khác người?

Người mắc Đái tháo đường không phải ăn chế độ ăn ‘kiêng’ khắt khe. Thay vào đó là chế độ ăn theo hướng dẫn cho bất kỳ người khỏe mạnh bình thường nào khác. Đó là chế độ ăn giảm (không phải là tuyệt đối không ăn) chất béo động vật bão hòa (mỡ động vật, đặc biệt là mỡ trong phủ tạng); hãy ăn thực phẩm đa dạng về nguồn gốc; khối lượng ăn tùy theo thể trạng (nếu đang thừa cân: giảm lượng ăn; nhưng nếu đang thiếu cân: phải ăn nhiều hơn). Nếu như trước khi được chẩn đoán bệnh, bạn chưa ăn uống khoa học thì nay là thời điểm tốt để thay đổi.

5. Những người bị bệnh đái tháo đường không thể ăn bất cứ thức ăn ngọt nào. Thức ăn chứa nhiều đường có thể làm đường huyết tăng cao rất nhanh, tuy nhiên không vì thế mà bệnh nhân đái tháo đường bị cấm tuyệt đối sử dụng những thức ăn này. Thỉnh thoảng bệnh nhân cũng có thể ăn một ít thức ăn ngọt, chỉ cần hạn chế là được. Những thức ăn ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp sẽ không làm tăng đường huyết nhiều.

6. Tiêm Insulin có nghĩa là bệnh đã nặng?

Không phải như vậy. Với người mắc bệnh Đái tháo đường týp 1 vì tụy

không còn sản xuất được Insulin thì nhất thiết cần tiêm Insulin mới cho phép có cuộc sống ‘khá bình thường’. Trong trường hợp mắc bệnh Đái tháo đường týp 2, ở giai đoạn sớm chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tập thể dục và nếu cần dùng thuốc uống có thể đưa đường máu về bình thường. Khi thuốc uống không đủ hiệu lực nữa, việc tiêm Insulin sẽ thực sự giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng. Bệnh Đái tháo đường có bản chất thiếu Insulin so với mức cần thiết. Sự nặng nhẹ do các biến chứng quy định, không phải do việc tiêm Insulin hay không (ví dụ một người bệnh Đái tháo đường týp 2 chưa phải tiêm Insulin nhưng đã bị nhồi máu cơ tim hoặc biến chứng mắt, thần kinh thì nặng hơn người đã tiêm Insulin nhưng chưa có các biến chứng kia).

7. Chỉ có người nhiều tuổi mới mắc bệnh Đái tháo đường?

Sai. Ngày nay không còn khái niệm quen thuộc bệnh Đái tháo đường týp

1 là ở trẻ em, bệnh Đái tháo đường týp 2 là ở người lớn tuổi. Theo ghi nhận tại Việt Nam, người mắc Đái tháo đường týp 2 dưới 40 tuổi ngày càng đông, thậm chí có trẻ em 9-10 tuổi đã mắc loại bệnh Đái tháo đường trước kia chỉ ‘dành riêng’ cho người có tuổi ?!.

8. Bệnh nhân đái tháo đường cần có 1 chế độ ăn riêng biệt

Không cần thiết. Một chế độ ăn uống phù hợp cho người bị đái tháo

đường cũng giống như là một chế độ ăn uống lành mạnh cho bất cứ ai khác. Bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần biết nhận ra những thức ăn chứa nhiều tinh bột và giảm bớt loại thức ăn này trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chế độ ăn lành mạnh bao gồm ăn nhiều rau, giảm chất mỡ, béo, giảm thức ăn, uống chế biến sẵn như đồ hộp, nước giải khát có ga... Thịt màu đỏ (trâu, bò, đà điểu ...) không có lợi cho sức khỏe bằng thịt màu trắng (gà, vịt, cá, tôm ...) và vì thế cần ưu tiên lựa chọn thịt màu trắng cho khẩu phần ăn.

9. Bệnh đái tháo đường có thể bị lây từ người khác không ?

Chắc chắn là không. Bệnh đái tháo đường không phải là một bệnh

truyền nhiễm và không hề lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đái tháo đường týp 2 liên quan đến yếu tố di truyền, do vậy, nếu một thành viên trong gia đình bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ cao bị bệnh đái tháo đường.

10. Khi thấy cơ thể thấy khỏe khoắn bệnh nhân đái tháo đường yên tâm mà không cần kiểm tra đường máu.

Đây là sai lầm thường gặp của bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường.

Thường sau khi được bác sĩ kê đơn thuốc, bệnh nhân thấy đường huyết đã hạ thấp và cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, thế là an tâm và cứ đi mua toa thuốc ấy uống tiếp mà không đi tái khám để kiểm tra đường máu.

Bạn cần hiểu rằng: đường máu càng gần với bình thường thì sẽ hạn chế rất nhiều các biến chứng sau này. Vì vậy, cần kiểm tra đường máu liên tục để kiểm soát biến chứng và điều chỉnh liều lượng thuốc cũng như chế độ ăn uống, luyện tập - Điều này phụ thuộc vào lượng đường trong máu - Có như vậy bạn mới yên tâm rằng bệnh đái tháo đường của mình đang được kiểm soát tốt, chứ không phải đã lành hẵn.

Dù bạn thấy khỏe nhưng nếu đường máu vẫn chưa đạt được yêu cầu cần kiểm soát, thì sau 5 năm hay 7 năm nữa những biến chứng vẫn sẽ xuất hiện và sẽ điều trị khó khăn hơn.

Hãy đến với chúng tôi!

Phòng tư vấn bệnh Đái tháo đường;

Trung tâm phòng chống Sốt rét - Bướu cổ Tỉnh Quảng Nam; Địa chỉ: 131 Trưng Nữ Vương, Thành Phố Tam Kỳ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điện thoại: 05103705032.

Một phần của tài liệu Tài liệu về bệnh đái tháo đường pot (Trang 28 - 30)