1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận Thực tiễn về cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

30 4,2K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 80,47 KB

Nội dung

Tiểu luận tốt nghiệp với đề tài "Thực tiễn về cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên"

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

-TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: HOÀNG TRUNG CHIẾN

Mã số sinh viên: 1155010026Lớp: 19-TM36A

ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÝ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN

Niên khóa: 2011-2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

-TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THỰC TIỄN TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÝ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 3 1.1.Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3 1.2.Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3 1.3.Những ưu thế của việc tổ chức kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 5 2.1.Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh nghiệp 5 2.1.1.Điều kiện về chủ thể 5 2.1.2.Điều kiện về nghành nghề kinh doanh 5 2.1.3.Thủ tục đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 6 2.1.4.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 8 2.1.5.Thủ tục sau đăng ký kinh doanh 8 2.2.Các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hũu hạn một thành viên 9 2.2.1.Quyền của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức 9

Trang 4

2.2.2.Quyền của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân 10 2.2.3.Nghĩa vụ của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên10 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÝ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 12 3.1.Cơ cấu tổ chức và quản lý cùa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 12 3.1.1.Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức 12 3.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân 17 3.2.Thực tiễn và hướng đề xuất 17 3.2.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hiện diện của loại hình công ty trách nhiệm một thành viên 17 3.2.2 Thực trạng hoạt động của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Việt Nam 20 3.3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên 22 KẾT LUẬN 26

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh đất nước ta ngày càng đổi mới, từng bước hội nhập vào nền kinh tếkhu vực cũng như là thế giới, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều cóquyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật Quyền tự do kinh doanh và bìnhđẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được đảm bảo trên cơ sở một hệ thống phápluật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về doanh nghiệp

Trên cơ sở đó, Luật doanh nghiệp 1999 được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999

đã bước đầu ghi nhận một loại hình doanh nghiệp mới, đó là công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên Loại hình doanh nghiệp này ra đời đã đáp ứng được sự kỳ vọngcủa các nhà doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu luật Quy định này của luậtdoanh nghệp 1999 đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy nội lực pháttriển kinh tế đất nước, đẩy nhanh thời kỳ đổi mới từ cơ chế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thì trường

Tuy nhiên loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thanh viên trong luật doanhnghiệp 1999 vẫn còn nhiều điêm bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanhnghiệp muốn kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp này Trước tình hình đó, ngày29/11/2005 Luật doanh nghiệp 2005 đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từngày 01/07/2006 Đáp ứng được sự kỳ vọng của các doanh nghiệp mong muốn kinhdoanh theo hình thức này, Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều đổi mới trong đó đángchú ý nhất là Loại hình công tý trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân đã cảithiện một bước to lớn môi trường kinh doanh ở Việt Nam, cải thiện thủ tục hànhchính, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh

Mặc dù các quy định của pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênđược ghi nhận trong Luật doanh nghiệp 2005 đã có nhiều điểm mới Song những quyđịnh này cũng còn một số hạn chế nhất định cho nên cần phải được sửa đổi và hoànthiện, và đó là lý do mà tôi đã chọn đề tài Thực tiễn tổ chức quản lý trong Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên để nghiên cứu và viết báo cáo thực tập

Với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên, qua đó nắm vững những quy định của pháp luật đểvận dụng vào thực tiễn và từ đó có thể phát hiện những điểm tích cực cũng như là hạnchế và đưa ra hướng hoàn thiện Và để làm rõ các vấn đề nêu trên, cần thiết phải sửdụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích luật, phươngpháp phân tích đánh giá thực trạng, phương pháp phân tích tổng hợp và phương phápnghiên cứu so sánh và rút ra những điểm khác biệt mang tính chất vấn đề Và đâycũng là lý do tôi chọn để tài: “Thực tiễn tổ chức quản lý trong công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên” tìm hiểu để làm tiểu luận tốt nghiệp cho mình

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

1.1.Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặcmột cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty)1 Chủ sở hữu công tychịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi

số vốn điều lệ của công ty Luật doanh nghiệp năm 1999 chỉ quy định công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức: Luật doanh nghiệp 2005 đã phát triển và mởrộng cả cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc loại hình công ty đối vốn có tưcách pháp nhân , nhưng không được quyền phát hành cổ phiếu Còn đối với ngườinước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài thì họ được quyền thànhlập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo chính sách khuyến khích đầu tưtrong nước và họ sẽ họ sẽ hoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và luậtkhuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.2.Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ2 Quyđịnh này được xem như là một hạn chế đối với quyền sở hữu công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phiếu

1.3.Những ưu thế của việc tổ chức kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt độngcủa công ty

Việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho phép cá nhân đượchưởng chế độ hữu hạn trong phần vốn họ bỏ vào công ty Điều này khuyến khích các

cá nhân tham gia kinh doanh do giới hạn rủi ro kinh doanh của họ là phần vốn gópchứ không phải là tất cả tài sản của họ

1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005

2 Khoản 1 Điều 76 Luật doanh nghiệp 2005

Trang 7

Đây là mô hình lý tưởng kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ Do có cơ cấu và tổ chứcđơn giản và phù hợp với các đối tượng có ít vốn và quy mô kinh tế vừa phải Đặc biệt

là phù hợp với các đối tượng cá nhân muốn kinh doanh độc lập nhưng lại muốn hưởngchế độ trách nhiệm hữu hạn

Bên cạnh đó mô hình kinh tế công ty trách nhiệm một thành viên còn mang lại lợiích thiết thực khác là giải quyết được số lượng lớn về việc làm cho người lao động ởtừng lĩnh vực khác nhau Tạo ra một môi trường cạnh trạnh lành mạnh thúc đẩy cácloại hình thành phần kinh tế khác nhau ngày càng phát triển hơn

Trang 8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

2.1 Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh nghiệp

2.1.1.Điều kiện về chủ thể

Luật doanh nghiệp 2005 phân chia 2 đối tượng về chủ thể: Đối tượng được quyềnthành lập và quản lý doanh nghiệp, đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp.Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu công tychính là người góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàphải không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp3

Ngoài ra, pháp luật còn quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực

có trách nhiệm quản lý đối với người thôi giữ chức vụ, quyền hạn nhằm ngăn chặn,phòng ngừa người thôi giữ chức vụ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn thuộc lĩnh vực trướcđây được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giao quản lý để vụ lợi cho bản thân

và gia đình, làm thất thoát tài sản của Nhà Nước, gây thiệt hại đến lợi ích hợp phápcủa tổ chức cá nhân khác4

2.1.2.Điều kiện về ngành nghề kinh

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể đăng ký hoạt động một hoặcmột số ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục nghành nghề kinh doanh có điều kiệnkhi đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định5 Trước khi tiến hành hoạt độngkinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp

- Các tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, các quy định về phòngcháy chửa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông…

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như: ngành, nghề kinh doanh khôngthuộc lĩnh vực cấm kinh doanh, tên của doanh nghiệp đặt đúng theo quy định, có trụ

sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ đượcxác định gồm nhà, tên phố, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, so fax, thư điện tư, và có hồ sơđăng ký kinh doanh hợp lệ

- Giấy kinh doanh là sự thoả thuận chính thức về mặt pháp lý về sự tồn tại củadoanh nghiệp và có tư cách chủ thể để tiến hành các hoạt động kinh doanh Nó là bảođảm pháp lý quan trọng để các đối tác của doanh nghiệp biết là người cũng giao dịchvới mình có đủ tư cách pháp lý để tham gia giao dịch hay không

3 Khoản 1,2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005

4 Nghị Định 102/2007/NĐ-CP

5 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005

Trang 9

- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và đủ điều kiện kinh doanh được áp dụngtheo các quy định của pháp luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc có quyếtđịnh có liên quan của Thủ tướng.

Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:

- Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền của ViệtNam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà Nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình

độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định được quyđịnh tại khoản 2 Điều 7 của Luật doanh nghiệp Chứng chỉ hành nghề được cấp ởnước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan nhànước của Việt Nam có thẩm quyền cho phép hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên có quy định khác

- Ngành nghề kinh doanh phải có đủ chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứngchỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liênquan

Đối với các ngành nghề cấm kinh doanh: Luật doanh nghiệp cấm kinh doanh cácngành, nghề gây phương hại đến an ninh, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,truyền thống, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏecủa nhân dân Với quy định này thì chính phủ là cơ quan có thẩm quyền công bố danhmục cụ thê ngành, nghề cấm kinh doanh

2.1.3.Thủ tục đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên -Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:6

-Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyđịnh

-Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diệntheo pháp luật của công ty

-Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18Nghị định 88/2006/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thànhlập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệhoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ

sở hữu công ty là Nhà nước)

-Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanhnghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định Kèm theo danh sách này

6 Điều 18 Nghị đinh 88/2006/NĐ-CP

Trang 10

phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18Nghị định này của từng đại diện theo uỷ quyền.

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghịđịnh 88/2006/NĐ-CP của người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 củaLuật Doanh nghiệp

-Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợpchủ sở hữu công ty là tổ chức

-Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công

ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định -Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhânkhác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty kinh doanhcác ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

Việc đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý cho sự ra đời của mộtdoanh nghiệp Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanhnghiệp mới có được tư cách chủ thể để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hợppháp theo các quy định của pháp luật Việc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nóichung và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng có ý nghĩa trong việc

sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lý của sự tồn tại của một doanh nghiệp có tưcách chủ thể để tiến hành các hoạt động kinh doanh

-Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh7:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đủ hồ sơ tạiPhòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

và chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như tính trung thực với nội dung hồ sơđăng ký kinh doanh Điều này nhằm mục đích tạo nên tính trung thực trong kinhdoanh của người kinh doanh nhằm tránh trường hợp lập công ty “ma” để thực hiệncông việc lừa đảo, chiếm đoạt, xảy ra những hậu quả rất khó lường

Phòng đăng ký kinh doanh không được quyền yêu cầu người thành lập doanhnghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác với quy định nêu trên khi tiếp hồ sơ, việcđưa ra quy định này nhằm hạn chế tình trạng những người có quyền gây ra những khókhăn đối với người thành lập doanh nghiệp nhằm trục lợi, quan liêu, phòng đăng kýkinh doanh cấp tỉnh hoặc huyện phải trao giấy biên nhận cho người lập hồ sơ, tuynhiên không chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khi đăng ký kinhdoanh

7 Điều 16 Nghị định 88/2006/NĐ-CP

Trang 11

-Cơ quan đăng ký kinh doanh8

2.1.4.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ đăng ký kinh doanh vàcấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từngày nhận hồ sơ Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báobằng văn bản cho người thành lập biết, thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửađổi, bổ sung Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, chịu trách nhiệm về tínhhợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Không được yêu cầungười thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ các giấy tờ khác không được luậtdoanh nghiệp quy định

Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thìdoanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quanNhà Nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanhtheo quy định

Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh văn phòng đại diện, mục tiêungành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệpphải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc kể từngày quyết định thay đổi Trường hợp thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bịthiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh và phải trả phí

Chủ ý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấptỉnh có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc

2.1.5.Thủ tục sau đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươingày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên phải đăng ký trên mạng thông tin doanh nghiệp của của quanđăng ký kinh doanh, hoặc trong các loại bài báo viết, công báo hoặc báo điện tử trong

ba số liên tiếp hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba tháng liên tiếp về các nộidung liên quan đến doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

Nhìn chung công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã thực hiện một cuộc cảicách hành chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp theo hướng cải cách giảm bớt

8 Điều 6 Nghị định 88/2006/NĐ-CP

Trang 12

những thủ tục, hồ sơ trùng lập không cần thiết, qua đó làm giảm bớt chi phí về thờigian, công sức và tiền bạc cho việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp chodoanh nghiệp có được sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2 Các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hũu hạn một thành viên

2.2.1.Quyền của chủ sở hữu công ty là tổ chức9:

-Quyết định nội dung, Điều lệ công ty, sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty;

-Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; -Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cácchức danh quản lý công ty;

-Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sảnđược ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơnquy định tại Điều lệ công ty

-Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

-Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quyđịnh có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tàichính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhở hon quy định tại Điều lệ công ty; -Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đượcghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy địnhtại Điều lệ công ty;

-Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộvốn điều lệ công ty cho tổ chức, cá nhân khác Như vậy chủ sở hữu công ty có quyềnquyết định tăng vốn điều lệ công ty, vậy chủ sở hữu công ty có quyền quyết định giảmvốn điều lệ của công ty hay không Theo điều 76 Luật doanh nghiệp công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền giảm vốn điều lệ Công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên thì được quyền tăng vốn điều lệ của của công ty mình,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữucông ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn của người khác Chủ sở hữu công tyquyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ Trường hợp tăng vốn điều lệ bằngviệc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổithành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thòi hạn mười lămngày, kể từ ngày thành viên mới góp vốn vào công ty

-Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

-Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

9 Khoản 1 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2005

Trang 13

-Quyết định và sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa

vụ tài chính khác của công ty;

-Quyết định tổ chức lai, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

-Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặcphá sản

-Các quyền khác theo quy định của luật này và Điều lệ công ty ;

2.2.2.Quyền của chủ sở hữu công ty là cá nhân10

-Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty

-Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợpĐiều lệ công ty có quy định khác

-Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cánhân khác

-Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và cácnghĩa vụ tài chính khác của công ty

-Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty

-Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giải thểhoặc phá sản

-Các quyền khác theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan

2.2.3.Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên11

-Tuân thủ Điều lệ công ty;

-Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết, trường hợp không góp đủ và đúnghạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty

-Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải xác định và tách biệt tài sản của sở hũu công

ty với tài sản công ty Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân thì phải tách biệt cácchi tiêu của cá nhân với gia đình mình và các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công

ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

-Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cánhân khi kinh doanh sẽ có hai khối tài sản chính: Một là khối tài sản không đưa vàohoạt động sản xuất kinh doanh, hai là khối tài sản trực tiếp đưa vào hoạt động sản xuấtkinh doanh, cho nên sự chuyển dịch giữa hai khối tài sản này là rất khó kiểm soát mặckhác với tư cách cá nhân đó cũng dễ thay đổi vừa là công dân vừa là nhà đầu tư chonên dẫn đến hệ quả là khó khăn trong việc phân biệt giữa công việc của gia đình vàcông việc của công ty Vì vậy Nhà nước cần nên ban hành những quy định pháp lý

10 Khoản 2 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2005

11 Điều 65 Luật doanh nghiệp 2005

Trang 14

thật chính xác rỏ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của loại hình công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân cũng như đối với Chủ sở hữu công ty.

-Tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật có liên quan trongviệc mua bán, vay, cho vay, thuê và các giao dịch khác giữa công ty với chủ sở hữucông ty

-Thực hiện các giao dịch khác theo quy định của luật doanh nghiệp và Điều lệ côngty

Trang 15

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÝ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

3.1.Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Luật doanh nghiệp 2005 cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức được quyền thànhlập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Do đó, công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên được chia làm 2 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là

tổ chức và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân

3.1.1.Cơ cấu tổ chức và quán lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổchức12

-Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền vớinhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật có liên quan Người đại diện theo

uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật13

- Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khinào

- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơcấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cảngười đại diện theo uỷ quyền

- Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thìngười đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công

ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

- Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công tyhoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặtquá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làmngười đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công

ty

- Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giámđốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên được quy định cụ thể trong Luật doanhnghiệp 2005:14

+ Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chứcthực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công tythực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ

12 Điều 67 Luật doanh nghiệp 2005

13 Khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2005

14 Điều 68, 69, 70, 71 Luật doanh nghiệp 2005

Ngày đăng: 03/07/2015, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w