Dù thế nào cũng không thể phủ nhận giá trị vô cùng lớn của đậu tương , vì vậy cần tạo mọi điều kiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý để tạo đạt hiệu quả cao nhất.. Từ đó cầ
Trang 1Sâu đục quả đậu tương ( etiella zinckenella) ở khu vực miền bắc
Nội dung:
I Đặt vấn đề
II.Nội dung
2.1.Phân loại , đặc điểm hình thái( đặc điểm nhận dạng )
2.1.1 Phân loại
2.1.2 Đặc điểm nhận dạng
2.1.2.1 nhận dạng quả bị hại
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái
2.2 Tập tính , quy luật phát sinh gây hại, thời điểm phát sinh và ký chủ
2.2.1 Tập tính , quy luật phát sinh gây hại
2.2.2 Thời điểm phát sinh
2.2.3 Ký chủ
2.3.Biện pháp phòng trừ
2.3.1 biện pháp sinh học
2.3.2 biện pháp canh tác
2.3.3 biện pháp hóa học
III.Kết luận
IV Một số tài liệu tham khảo
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Đâụ tương là một cây công nghiệp đồng thời là một loaị cây thực phẩm cho gía trị kinh tế cũng như dinh dưỡng cao bao gồm nhiều loại axit amin không thay thế
Là cây thức ăn gia súc, cây phân xanh giúp cải tạo đất trồng Hạt đậu tương làm nguyên liệu chế biến sản xuất ra dầu đậu nành , sữa đậu nành , đậu phụ , đậu hũ, hoặc khô dầu đậu tương dùng trong chăn nuôi
Dù thế nào cũng không thể phủ nhận giá trị vô cùng lớn của đậu tương , vì vậy cần tạo mọi điều kiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý để tạo đạt hiệu quả cao nhất
Theo kết quả cuả bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ( 1967 – 1968) thì ở miền bắc có tới 59 loại sâu hại trên cây đậu tương sâu hại đậu tương chia làm
2 loai chính : sâu hại thân và sâu hại quả
Nhóm sâu hại thân bao gồm : giòi đục thân , giòi đục lá , sâu xanh , sâu cuốn
lá , sâu khoang , sâu xám, bọ xít xanh , bọ xít mai, rệp muội
Nhóm sâu hại quả bao gồm: sâu đục quả, bọ xít
Trong đó loại sâu đục quả ( etiella zinckenella) là loại phá hoại khá nghiêm trọng gây giảm năng suất cũng như chất lượng đậu tương ở khắp các vùng trồng đậu tương nói chung và miền bắc nói riêng
Loại sâu này phá hại ở giai đoạn hinhf thành quả Nếu chúng phá khi cây đậu tương được 42-50 ngày tuổi thì gây giảm năng suất tới 78% như vậy năng suất chi đạt 22%
Từ đó cần có những hiểu biết nhất định về loại sâu gây hại này như cách nhận dạng và tập tính phát sinh gây hại để từ đó đưa ra phương hướng cũng như biện pháp phòng chống loại sâu nguy hiểm này qua đó nâng cao năng suất và phẩm chất đậu tương đặc biệt là khu vực miền bắc
II NỘI DUNG
2.1.Phân loại và nhận dạng ( đặc điểm hình thaí )
Trang 3Tên Việt Nam : sâu đục quả đậu
Tên latinh : etiella zinckenella
Họ ngài sáng : pyralidae
Bộ cánh vảy : lepidoptera
2.1.2 nhận dạng ( đặc điểm hình thái ):
2.1.2.1Nhận dạng quả bị sâu hại:
Thường quả bị lép , có những lỗ thủng trên bề mặt quả , ở một số quả ở chỗ thủng có xuất hiện những hạt đen hoạc nhựa trắng xùi ra đó chính là phân của chúng
Khi tách những quả trên ta sẽ thấy sâu non nằm lẫn với phân của chúng hoặc chỉ thấy hạt bị khuyết hoặc mất hoàn toàn chỉ thấy chất thải của sâu đục quả
Khi đó nghĩa là ruộng đậu tương đã bị hại.quan sát và đánh giá mật độ để đua ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu loại sâu đục quả này
Hình 1.quả bị sâu hại
2.1.2.2 Đặc điểm nhận dạng (đặc điểm hình thái)
Là loài biến thái hoàn toàn có đủ 4 giai đoạn : trưởng thành , trứng, sâu non, nhộng
Hình 2: các pha phát dục của etiella zinckenella
2.1.2.2 Pha trưởng thành :
Trang 4Ngài dài 10 – 13 mm , sải cánh rộng 20-24 mm Toàn thân màu tro , mắt kép tòn màu đen , môi dưới nhô ra trước râu đầu hình sợi chỉ , ở phần gốc râu ngài đực có một chùm lông màu tro trắng
Cánh trước dài hẹp màu nâu tro pha trộn màu nâu đậm , màu vàng và màu trắng Gần mép cánh trước có một đường trắng chạy dọc từ đỉnh cánh cho tới thân Cách gốc cánh khoảng ¼ có một đai nằm ngang màu vàng ,
Hình 3: ngài trưởng thành Phía trong của vành đai này có lông vảy dày sát nhau và đậm màu
Cánh sau màu trắng tro, dọc theo mép ngoài cánh có một đường vân màu Nâu cuối bụng con đực có một chùm lông dài, cuối bụng con cái hình chóp ,lông tương đối ít
2.2.2.2 Trứng:
Trứng có hình bầu dục dài khoảng 0.49mm rộng khoảng 0.37 mm, trứng mới đẻ màu trắng sữa sau chuyển thành màu đỏ và trước khi nở một ngày có màu hoa cúc vàng nhạt, bề mặt trứng có vân khía nổi dạng mạng lươí
Hình 4: trứng
Trang 52.1.2.2 Sâu non ( giai đoạn gây hại)
Sâu non có 5 tuổi phát triển trong thời gian 9 -15 ngày Đẫy sức dài 14-17mm , khi mới nở dài khoảng 2mm màu sắc thân thay đỏi nhiều
Tuổi 1 :sâu thường có màu vàng hoa cúc sau chuyển thành màu trắng xanh, ở tuổi
5 sâu thường có màu hồng
Hình 5 : sâu non Khi sâu đẫy sức sâu non chui ra khỏi quả và chui xuống dưới đất xung quanh gốc để hóa nhộng
Chính giữa mảnh lưng trước ngực trước có 2 vân đen hình chữ “Y” , ở 2 bên có chấm đen, ở giữa mép sau lại có một đôi chấm đen
Các vạch trên thân rõ rệt
2.1.2.3.Nhộng :
Nhộng dài 10mm , rộng 3mm , màu vàng nâu.Trước khi vũ hóa 2 ngày nhộng
có màu đậm hơn Mầm cánh và râu đầu kéo dài tơí đốt bụng thứ tư Cuối bụng có sáu móc, kén dài 13.8 mm hình bầu dục dài có màu trắng Nhộng phát triển trong thời gian 5-7 ngày
Hình 6: nhộng
2.2.Tập tính quy luật phat sinh gây hại và ký chủ :
2.2.1.Tập tính và quy luật phát sinh gây hại:
Ngài hoạt động về đêm , ban ngày thường ẩn nấp trong các tán lá
Trang 6Tính hướng sáng không mạnh
Sau khi vũ hóa có thể cặp ngay và đẻ trứng ngay ngày hôm sau Ngài thường đẻ trứng rời rạc trên mầm non , cuống trái khi cây chưa có trái , trên hoa hay trên mầm non, trên cuongs trái khi cây chưa có trái Trên trái , trứng thường được đẻ gần cuống vì có nhiều lông mịn Thời gian đẻ trứng keo dài từ 3- 8 ngày
Sâu non gặm vỏ quả , đục vào trong để ăn hạt đậu gây khuyết hạt từng phần hoặc rỗng bên trong Mỗi quả thường có từ 1-2 con hoặc cá biệt có thể lên tới 4 con Khi tách quả bị sâu đục thấy sâu nằm lẫn với phân thải ra , nhiều khi có cả nấm mốc đen theo lỗ đục quả vào làm thối quả
Sâu thường hại mạnh nhất vào giai đoạn trước khi mẩy hạt , sau đó mức độ hại giảm dần
Thường sau khi ăn hết hạt bên trong chúng đục lỗ lớn hơn để chui ra ngoài tìm trái khác phá hại
- Vòng đời của chúng từ 24 - 28 ngày (cuối tháng 3 - tháng 10) và 37 - 74 ngày (tháng 11 - tháng 2 năm sau) Ngài đẻ trứng trên quả là chính 73,2% còn các bộ phận khác chỉ chiếm 11 - 20,7% số trứng Sâu non phân bố và gây hại trong ruộng đậu tương
ở chung quanh bờ nhiều hơn ở giữa ruộng
Khi đẫy sức sâu chui ra khỏi quả chui xuống hốc đất xung quanh gốc cây để hoá nhộng.Thời gian hóa nhộng là từ 5-7 ngày
2.2.2 Thời điểm phát sinh:
Gây hại nặng vào vụ xuân tháng 4-tháng 6 vụ hè tháng 7 hoặc tháng 8 vụ hè thu từ tháng 8- tháng 10 Vụ đông bị hại nhẹ hơn
Thường những ruộng xuống giống muộn sẽ bị gây hại nặng hơn
Điều kiện mưa nhiều hay khô hạn đều thích hợp cho etiella zinckenella phát triển mạnh
Nhiệt độ quá lạnh làm giảm sức sống của nhộng
2.2.3 Ký chủ:
Sâu đục quả etiella zinckenella gây hại trên nhiều loại cây trồng họ đậu
Đậu xanh, đậu cô ve, đậu đen ,đậu hà lan, muồng,đậu tương
III. Biện pháp phòng trừ :
Trang 7Phòng trừ được loại sâu này khá phức tạp vì con trưởng thành sau khi đẻ trứng sẽ bay đi Còn sâu non nằm sâu trong trái nên khó có thể tiêu diệt được nó Nếu dùng biện pháp hóa học thì nên dùng các thuốc nội hấp để đạt hiệu quả cao Ngoài ra hiện nay nhiều nghiên cứu tạo giống đậu tương kháng sâu bệnh cũng rất phổ biến mở ra hướng phát triển mới trong phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu
tương.
III.1. Biện pháp sinh học:
Dùng ong ký sinh:
Có thể dùng ong ký sinh: Apanteles hanoii tobias et long (ong đơn kén trắng)ký
sinh ở giai đoạn sâu non
Hoặc ong ký sinh : bracon sp ( ong vàng ngoại ký sinh ) và một số loại ong ký sinh
khác
Trứng ong ký sinh được cho vào một tấm bìa có phết một lớp keo dính, người
ta đặt tấm bìa đó ở ruộng đậu tương, sau một thời gian trứng sẽ nở và ong ký sinh
sẽ đi tìm sâu non của loài etiella zinckenella để đẻ trứng lên đó
Tuy nhiên biện pháp này hiện nay ở nước ta khó áp dụng vì nó chưa phổ biến đặc biệt là đối với bà con nông dân ,đồng thời chi phí ban đầu cao cũng như không
có khả năng áp dụng rộng rãi
( nguyên nhân : nếu áp dụng với một ruộng mà ruộng bên cạnh phun thuốc trừ sâu thì ong ký sinh sẽ bị chết )
III.2. Biện pháp canh tác:
Luân canh đậu tương với các cây trồng khác không phải ký chủ của sâu đục quả đặc biệt là cây trồng nước như lúa Để hạn chế mầm mống dịch hại do khi ngâm trong nước lâu ngày sẽ loại bỏ hầu hết trứng và nhộng trong đất
Dọn sạch tàn dư ký chủ phụ: làm cỏ xới xáo , phơi ruộng hoặc có thể đốt những tàn dư của vụ thu hoạch trước ,nên chú ý làm cỏ sạch sẽ 2 bên bờ ruộng để hạn chế mầm mống dịch hại
Đối với hạt thì nên phơi hạt khô ngay sau khi thu hoạch để tiêu diệt sâu trong quả
Cày bừa xới xáo kỹ ngay sau khi thu hoạch phơi ải sau đó ngâm nước khoảng 2-3 ngày để tiêu diệt nhộng trong đất
Nên phối hợp giữa việc chăm sóc ruộng đậu tương và việc bắt sâu non ở thời kỳ phá hại ban đầu số lượng còn ít
Trang 8III.3. Biện pháp hóa học:
Khi kiểm tra đồng ruộng vào thời kỳ đậu hình thành quả và quả bánh tẻ phát hiện 3-4 con sâu /10 cây thì kịp thời phun thuốc
Có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu như : fentac 2 EC , Bitadin WP , fotac 50EC ,vibaba 50EC, basudin 50ND, regent 800WG để phun xịt
Cần chú ý nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc( đúng thuốc , đúng lúc , đúng cách và đúng liều lượng)
Khi phun để đạt hiệu quả cao cần chú ý hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc
Để đạt hiệu quả cao khi phun thì lượng nước phải đạt từ 600- 800 lit /ha Đồng thời phun tập trung các ruộng để đạt hiệu quả cao nhất
Thời điểm phun tốt nhất là vào lúc cây đậu tương trỗ bông khoảng 2-3 tuần trở đi
vì lúc này là thời điểm sâu di chuyển từ nơi này qua nơi khác
Nên phun 2-3 đợt , mỗi đợt cách nhau 5-7 ngày Trước khi thu hoạch 2 tuần không nên phun thuốc để hạn chế dư lượng thuốc bao vệ thực vật
Khi phát hiện dịch cần chú ý khoanh vùng và có biện pháp xử lý sớm để hạn chế
đến mức tối thiểu thiệt hại do etiella zinckenella gây ra
IV. KẾT LUẬN:
Đậu tương là một cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cũng như dinh dưỡng cao đồng thời là lọa cây cai tạo đất trồng vì vậy cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cho đậu tương
Nên hạn chế Sử dụng thuốc hóa học vì dư lượng thuốc trừ sâu tồn động gây hại cho con người cũng như động vật , đồng thời gây hại tới nhiều vi sinh vật có lợi trong đất và làm giảm thiên địch của loại sâu này cũng như các loại gây hại khác Cần chú trọng tới việc phòng trừ sâu bệnh bằng kỹ thuật canh tác cũng như biện pháp sinh học Trong tương lai cần chú ý phương hướng phát triển các phương pháp trừ dịch hại bằng các biện pháp sinh học để đưa nền sản xuất nông nghiệp nói chung và đậu tương nói riêng phát triển một cách vững bền
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình côn trùng nông nghiệp
Giáo trình cây trồng đại cương
Nguồn internet