1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đê thi HKII ( 10-11 ) MẠI DO ............

3 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

0.5đ 2 - Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vơ trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.. - Một trong những nét đẹp củ

Trang 1

ĐỀ A THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII ( 2010- 2011 )

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN: 90 PHÚT ( Không kể phát đề ) I- VĂN ( 2đ )

1) Đoạn văn sau được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó ?( 1đ )

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quí báu của ta Từ xưa đến nay , mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng , thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ , to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm , khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

2) Nêu giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn“ Sống chết mặc bay ”của Phạm Duy Tốn? (1đ )

II- TIẾNG VIỆT ( 2 đ )

1) Thế nào là câu đặc biệt ? Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây ? ( 1đ )

Chim sâu hỏi chiếc lá :

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu

( Trần Hoài Dương )

2) Thế nào là dùng cụm chủ _ vị để mở rộng câu ? Đặt một câu có vị ngữ mở rộng ( 1đ )

III- TẬP LÀM VĂN ( 6 đ )

ĐỀ: Tục ngữ có câu “ Thương người như thể thương thân” Em hãy giải thích câu tục ngữ trên ?

ĐỀ B THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII ( 2010-2011 )

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN : 90 ( Không kể phát đề )

I – VĂN ( 2 đ )

1) Đoạn văn sau được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó ?( 1đ )

“Rất lạ lùng , rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta , Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quí của một người chiến sĩ cách mạng ,tất cả vì nước, vì dân , vì sự nghiệp lớn , trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp ”

2) Nêu nội dung của truyện ngắn “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”? ( 1đ )

II- TIẾNG VIỆT ( 2đ )

1) Thế nào là câu rút gọn? Tìm thành phần được rút gọn trong câu in đậm sau : ( 1đ )

Hai ba người đuổi theo nó Rồi ba bốn người, sáu bảy người

2 ) Dấu hiệu phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ? Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn trích sau ? :( 1đ )

Có người khẽ nói :

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt, gắt rằng :

- Mặc kệ !

Trang 2

ĐỀ A HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKII ( 2010 - 2011 )

MƠN : NGỮ VĂN

KHỐI :7

I- VĂN ( 2đ )

1) – Đoạn văn được trích trong tác phẩm “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( 0,25 đ )

- Tác giả Hồ Chí Minh ( 0,25 đ )

- Ý nghĩa : “ Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hồn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước ( 0.5đ )

2) - Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái

độ vơ trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến ( 0,5 đ )

- Giá trị nghệ thuật : kết hợp thành công tương phản và tăng cấp Ngôn ngữ sinh động, thể hiện tính cách nhân vật ( 0,5 đ )

II- TI ẾNG VIỆT ( 2đ )

1)- Câu đặc biệt : là loại câu khơng cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ ( 0,25 đ)

- Câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn

+ Câu đặc biệt: Lá ơi ! ( 0,25 đ)

+ Câu rút gọn : - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tơi nghe đi ! ( 0,25 đ)

- Bình thường lắm , chẳng cĩ gì đáng kể đâu ( 0,25 đ)

2)Khi nĩi hoặc viết cĩ thể dùng những cụm từ cĩ hình thức giống câu đơn bình thường ,

gọi là cụm chủ _vị ( 0.5đ )

- Hs đặt câu cĩ vị ngữ mở rộng – đúng ( 0,5 đ )

III- TẬP LÀM VĂN ( 6đ )

1) Mở bài: ( 1đ )

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình yêu thương con người và lịng vị tha Ơng bà, cha mẹ thường khuyên nhũ con cháu: “ Thương người như thể thương thân”

2) Thân bài: ( 4 đ )

a) giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

- Thân là bản thân Thương thân là thương mình lúc gặp cảnh ngặt nghèo, bất hạnh

- Thương người là thương mọi người xung quanh

- Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng thương yêu người khác như thế

b) Tác dụng của câu tục ngữ: - Là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu

thương, trân trọng chính bản thân mình

- Phải biết đồn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

- Cội nguồn của lịng yêu thương và lịng nhân ái

c) Nghĩa sâu

- Một cá nhân khơng thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, lúc là lúc cơ nhỡ, khĩ khăn

- Dẫn chứng bằng câu tục “lá lành đùm lá rách”

- Bản thân em đã làm gì? : thơng cảm, yêu thương giúp đỡ người khác

Những việc làm cụ thể ở trường em : quyên gĩp tiền giúp đỡ bạn nghèo , phong trào tấm áo mùa xuân , mua tăm tre ủng hộ người mù…

3) Kết bài: ( 1đ )

- Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là mối quan trọng hàng đầu

- Tinh thần tương thân tương ái là nét nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta

- Trong thời đại ngày nay, tinh thần nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại

Trang 3

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKII ( 2010 - 2011 )

MÔN : NGỮ VĂN KHỐI :7

ĐỀ B

I- VĂN ( 2đ )

1) – Đoạn văn được trích trong tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ( 0,25 đ )

- Tác giả Phạm Văn Đồng ( 0,25 đ )

- Ý nghĩa : - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của Bác Hồ Chí Minh ( 0.25 đ )

- Bài học về việc học tập , rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 0.25 )

2) Nội dung của truyện ngắn “ Những trò lố hay là ren và Phan Bội Châu”: “ Những trò lố hay là

Va-ren và Phan Bội Châu”đã khắc họa được hai ngân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc Va-ren : gian trá, lố bịch, địa diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng , vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập tiêu biểu cho khí pháp dân tộc việt Nam (1đ )

II TIẾNG VIỆT : ( 2đ )

1) * Khi nói hoặc viết , có thể lược bỏ một số thành phần của câu , tạo thành câu rút gọn ( 0.5đ )

* Thành phần được rút gọn trong câu là : vị ngữ ( 0.5đ )

2) * Dấu hiệu phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ( 1đ )

- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu , nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng ( 0,25 đ )

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang ( 0,25 đ )

* Công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn trích ( 0,5 đ )

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

III- TẬP LÀM VĂN ( 6đ )

I ) Mở bài: ( 1đ )

- Câu ca dao nhắn nhủ các thế hệ người Việt Nam hãy giữ vững đạo lí truyền thống : phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau

- Dẫn câu ca dao

II) Thân bài: ( 1đ )

- Nghĩa đen :Bầu, bí là những giống cây khác nhau nhưng thường trồng chung một giàn nên cùng chung hoàn cạnh sống

- Nghĩa bóng : Con người cũng vậy, mỗi người có đặc điểm riêng điều kiện sống riêng nhưng cũng có chổ giống nhau , cùng thời ,cùng chung quê hương đất nước … vì thế con người phải yêu thương đùm bọc nhường nhịn chia sẻ nhau

Trong thời kì đất nước bị ngoại xăm người việt Nam dù có người giàu , người nghèo nhưng cùng chung một nỗi khổ mất nước

- Nghĩa sâu : Dẫn chứng bằng câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”

- Bản thân em đã làm gì? : thông cảm, yêu thương giúp đỡ người khác

Những việc làm cụ thể ở trường em : quyên góp tiền giúp đỡ bạn nghèo , phong trào tấm áo mùa xuân , mua tăm tre ủng hộ người mù…

III) Kết bài: ( 1đ )

- Ca d ao là lời khuyên thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam

- Nhờ có lòng yêu thương đùm bọc , gắn bó mà dân tộc ta đã vượt qua mọi thử thách gian nan

BIỂU ĐIỂM

Ngày đăng: 03/07/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w