Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
201,5 KB
Nội dung
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 9 CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC A.Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. Đònh luật ôm: + Biểu thức: U I = R I: cường độ dòng điện (A) U: hiệu điện thế (V) R: điện trở dây dẫn ( Ω ) + Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghòch với điện trở của dây. 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: + Cường độ dòng điện: I = I 1 = I 2 + Hiệu điện thế: U = U 1 + U 2 + Điện trở tương đương: R tđ = R 1 + R 2 Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: U R 1 1 = U R 2 2 3. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: + Cường độ dòng điện: I = I 1 + I 2 + Hiệu điện thế: U = U 1 = U 2 + Điện trở tương đương: R .R 1 2 R = td R +R 1 2 Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghòch với điện trở đó: 1 I R 1 2 = I R 2 4. Điện trở của dây dẫn chiều dài l, tiết diện S, làm từ chất có điện trở suất ρ : Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn, tỉ lệ nghòch với tiết diện dây dẫn và phụ thuộc vào chất làm dây dẫn. + Công thức tính: l ρ S R = trong đó: R: điện trở dây dẫn( Ω ) l: chiều dài dây dẫn (m) S: tiết diện dây dẫn (m 2 ) ρ : điện trở suất ( Ω m) (Điện trở suất của một chất có trò số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng chất đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m 2 ). Trang 1 R 1 R 2 R 1 R 2 5. Biến trở là một dụng cụ điện mà điện trở của nó có thể thay đổi được. Tác dụng của biến trở là để điều chỉnh cường độ dòng điện. 6. Công suất điện: + Công suất đònh mức của các dụng cụ điện: Công suất đònh mức của các dụng cụ điện là số oát (W) ghi trên dụng cụ đó. Đó là công suất của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường. + Công thức tính công suất điện: - Trường hợp tổng quát: P = U.I - Trường hợp dụng cụ điện chỉ tỏa nhiệt: P = I 2 .R = 2 U R + Đơn vò công suất: Oát (W) 1W = 1V.A 7. Điện năng: + Đònh nghóa: Điện năng là năng lượng của dòng điện. + Hiệu suất sử dụng điện năng: là tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng sử dụng. 8. Công của dòng điện: + Công thức: A = P.t = U.I.t hoặc A = I 2 .R.t = 2 U R .t + Đơn vò tính công của dòng điện: Jun (J) hay ki-lô-óat giờ (kWh) 1 J = 1W.s = 1V.A.s 1 kWh = 1 000 W. 3 600 s = 3,6.10 6 J + Đo công của dòng điện: bằng công tơ điện; mỗi số đếm của công tơ điện bằng 1kWh. 9. Đònh luật Jun – Lenxơ: + Công thức: Q = I 2 .R.t trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn (J) I: cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A) R: điện trở dây dẫn ( Ω ) t: thời gian dòng điện chạy qua (s) Trường hợp nhiệt lượng được tính bằng Calo(cal) (1J = 0,24 cal; 1cal = 4,18 J) thì công thức sẽ là: Q = 0,24.I 2 .R.t + Phát biểu: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. 10. Sử dụng tiết kiệm điện năng: Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có một số lợi ích dưới đây: + Giảm chi tiêu cho gia đình. + Các dụng cụ và thiết bò điện được sử dụng lâu bền hơn. +Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bò quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm. + Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. B. Bài tập: 1. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R 1 = 5 Ω . Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, am pe kế chỉ 0,5A. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính điện trở R 2 . 2. Hai điện trở R 1 = 7 Ω , R 2 = 5 Ω mắc nối tiếp nhau, cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 là 1 A. Trang 2 R 1 R 2 V A K A B + - a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu? 3. Hai điện trở R 1 , R 2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B. a)Vẽ sơ đồ mạch điện trên. b) Cho R 1 = 5 Ω , R 2 = 10 Ω , ampe kế chỉ 0,2 A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch theo hai cách. 4. Hai điện trở R 1 = 6 Ω , R 2 = 9 Ω mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,25A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu? 5. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó điện trở R 1 = 5 Ω , R 2 = 15 Ω , vôn kế chỉ 3V. a) Tính số chỉ của ampe kế. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch. 6. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R 1 = 10 Ω , ampe kế A 1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A. a) Tính hiệu điện thế U AB của toàn đoạn mạch. b) Tính điện trở R 2 . 7. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R 1 = 15 Ω , R 2 = 10 Ω , vôn kế chỉ 12V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính số chỉ của các ampe kế. 8. Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi đó có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện đònh mức) Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao? 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R 1 = R 2 = 15 Ω , R 3 = 30 Ω , U AB = 15V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở. 10. Một sợi dây đồng dài 100 m có tiết diện là 2 mm 2 . Tính điện trở của dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ω m. 11. Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm 2 . a) Tính chiều dài dây dẫn, biết khối lượng riêng của đồng là 8 900kg/m 3 . b) Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ω m. 12. Một bóng đèn có điện trở R 1 = 600 Ω đươc mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R 2 = 900 Ω vào hiệu điện thế U MN = 220 V như sơ đồ hình bên. Dây nối từ M đến A và từ N đến B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm 2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B. a) Tính điện trở của đoạn mạch MN. b) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn. 13. Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W. a) Tính cường độ đònh mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi. b) Tính điện trở của dây nung của nồi đang hoạt động bình thường. Trang 3 R 1 R 2 V A A B + - A 1 A R 1 R 2 K A B + - A 1 A R 1 R 2 A + B - V A 2 R 1 R 2 R 3 A B M N U A B R 2 R 1 + - 14. Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W. Đèn này được sử dụng với đúng hiệu điện thế đònh mức trong 1 giờ. Hãy tính: a) Điện trở của đèn khi đó. b) Điện năng mà đèn sử dụng trong thời gian trên. 15. Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sử dụng 4 giờ một ngày với công suất điện 120W. a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư. b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày. c) Tính tiền điện của mỗi hộ dân và của cả khu dân cư trong 30 ngày với giá bình quân là 800 đ/kWh. 16. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W. a) Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thấp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ. b) Mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và công suất của mỗi đèn khi đó. c) Mắc song song hai bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và công suất của mỗi đèn khi đó. CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC A. Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. Nam châm: -Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. - Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. 2. Từ trường: Môi trường vật chất đặc biệt tồn tại ở miền không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm hay các dòng điện khác đặt trong nó gọi là từ trường. 3. Đường sức từ: + Đònh nghóa: Đường sức từ là các đường cong trong từ trường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với trục của kim nam châm đặt tại điểm đó. Nơi nào đường sức từ càng mau (dày) thì từ trường càng mạnh và nơi nào càng thưa thì từ trường càng yếu. Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, phần bên trong ống dây, các đường sức từ là các đường thẳng gần như song song nhau. Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng di vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. + Từ phổ: Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ. Từ phổ có thể thu được bằng cách rắc mạc sắt lên một tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Cách xác đònh chiều đường sức từ – quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hường theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 4. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện: Các vật liệu sắt, thép và các vật liệu sắt từ như niken, coban, . . . đặt trong từ trường đều bò nhiễm từ. Sau khi bò nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. Trang 4 5. Lực điện từ: + Đònh nghóa: Lực tác dụng của từ trường lên các dây dẫn đặt trong nó khi có dòng điện chạy qua gọi là lực điện từ. + Chiều của lực điện từ: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn, chiều của đường sức từ và được xác đònh bằng quy tắc bàn tay trái. + Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đi xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90 0 chỉ chiều của lực điện từ. 6. Động cơ điện một chiều: + Cấu tạo: Gồm hai phần chính: nam châm và khung dây. Ngoài ra còn có bộ góp điện. - Nam châm: để tạo ra từ trường. - Khung dây: có dòng điện chạy qua. - Bộ góp điện: đưa điện từ nguồn điện vào khung dây quay. + Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường. Khi dòng điện chạy trong khung dây, từ trường sẽ tác dụng lực điện từ lên khung làm khung dây quay. + Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện. Khi động cơ hoạt động, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng. 7. Hiện tượng cảm ứng điện từ: Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 8. Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín: là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải biến thiên. 9. Dòng điện xoay chiều: + Đònh nghóa: dòng điện có chiều luân phiên thay đổi đựơc gọi là dòng điện xoay chiều. + Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. + Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ (tác dụng từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều) 10. Máy phát điện xoay chiều: Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. 11. truyền tải điện năng đi xa: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tỉ lệ nghòch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. 2 hp 2 R. = U P P trong đó: P hp : công suất hao phí (W) R: điện trở dây dẫn ( Ω ) P: công suất điện được tải đi. U: hiệu điện thế hai đầu đường dây (V) + Cách làm giảm công suất hao phí: Có hai cách: - Giảm R: tốn kém( vật liệu đắt tiền, chi phí làm cột chống đỡ, . . .) - Tăng U: tiện lợi (lắp đặt các trạm biến áp) 12. Máy biến thế: + Đònh nghóa: Máy biến thế là dụng cụ dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. Trang 5 + Cấu tạo: Gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặc cách điện với nhau. Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây. + Nguyên tắc hoạt động: khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. + Công thức: 1 1 2 2 U N = U N trong đó: U 1 : hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp. U 2 : hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp. N 1 : số vòng dây quấn cuộn sơ cấp. N 2 : số vòng dây quấn cuộn thứ cấp. - Nếu N 1 < N 2 U 1 < U 2 , ta có máy tăng thế. - Nếu N 1 > N 2 U 1 > U 2 , ta có máy hạ thế. B. Bài tập: 1. Cuộn dây của một nam châm điện được nối với một nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện được ghi trên hình bên. Hãy ghi tên các cực của nguồn điện. 2. Cho dòng điện thẳng xuyên qua và vuông góc với tờ giấy được biểu diễn bằng vòng tròn nhỏ, dấu chấm trong vòng tròn nhỏ chỉ chiều dòng điện đi từ trong ra, dấu chữ thập chỉ chiều dòng điện đi từ ngoài vào. Vòng tròn lớn chỉ một đường sức từ của dòng điện như hình bên dưới. Hãy xác đònh chiều của đường sức từ trong hai trường hợp. 3. Xác đònh một trong ba yếu tố (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, tên từ cực) còn thiếu trong các hình sau: 4. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4 400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? 5. Máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế xoay chiều 120V lên 240V. Biết cuộn thứ cấp có 5 000 vòng. a) Tìm số vòng cuộn sơ cấp. b) Dùng máy biến thế trên biến đổi hiệu điện thế của ắcquy 24V lên 120V được không? Tại sao? CHƯƠNG III: QUANG HỌC Trang 6 A B N S I I + S N F I S N IF F I A. Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: + Đònh nghóa: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bò gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. + Tính chất: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và nằm bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Trường hợp tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn lỏng (như thủy tinh, nước, . . .) : góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. - Trường hợp tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt rắn, lỏng (như thủy tinh, nước, . . .) vào không khí: góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ bằng 0. - Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng và ngược lại. 2. Thấu kính hội tụ: + Đặc điểm: - Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm F. + Đường đi của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: - Chùm tia sáng qua thấu kính cho chùn tia ló hội tụ. - Tia tới song song với trục chính, tia ló qua tiêu điểm F’ (1). - Tia tới qua quang tâm O, tia ló tiếp tục truyền thẳng (2). - Tia tới qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính (3). + Cách vẽ ảnh của vật AB vuông góc với trục chính tại A: - Dùng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh B’ của B. - Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính cắt tại A’. A’B’ là ảnh của AB. + Tính chất ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ: - Vật nằm rất xa (coi như vô cực) cho ảnh thật tại tiêu điểm F’. - Vật nằm ngoài tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. - Vật nằm trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. 3. Thấu kính phân kì: + Đặc điểm: - Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa. - Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló phân kì. + Đường đi của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì: - Chùm tia sáng qua thấu kính cho chùn tia ló phân kì. - Tia tới song song với trục chính, tia ló kéo dài qua F’ (1). - Tia tới qua quang tâm O, tia ló tiếp tục truyền thẳng (2). Trang 7 O F’ F S S’ (1) (2) (3) O F’ F B B’ (1) (2) A A’ O F F’ S (1) (2) (3) - Tia tới kéo dài qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính (3). + Cách vẽ ảnh của vật AB vuông góc với trục chính tại A: - Dùng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh B’ của B. - Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính cắt tại A’. A’B’ là ảnh của AB. + Tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì: - Các vật sáng đặt tại mọi vò trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn luôn nằm trong khoảng tiêu cự. 4. Máy ảnh: + Đònh nghóa: Máy ảnh là một dụng cụ quang học dùng để thu ảnh của các vật cần chụp lên phim. + Cấu tạo: Hai bộ phận chính: vật kính và buồng tối. - Vật kính: là một thấu kính hội tụ. - Buồng tối: là một hộp kín. Mặt trước của buồng tối gắn vật kính; sát mặt sau gắn phim. + nh của một vật trên phim: nh chụp của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 5. Mắt: + Cấu tạo: Bộ phận chính của mắt gồm: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc). - Thể thủy tinh: là một thấu kính hội tụ. - Màng lứơi (võng mạc): nằm ở đáy mắt, khi ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng thì mắt sẽ nhìn thấy rõ vật. + Sự điều tiết của mắt: Sự thay đổi độ cong của thể thủy tinh tức là thay đổi tiêu cự của nó để ảnh của vật cần quan sát ở các khoảng cách khác nhau có thể hiện rõ được trên màng lưới gọi là sự điều tiết. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên. + Điểm cực viễn C V : Điểm xa mắt nhất nằm trên trục chính của mắt mà khi có vật nằm ở đó mắt có thể nhìn thấy rõ đượcmà không cần điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu C V ) Khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn. Người mắt tốt có điểm cực viễn ở rất xa (vô cực) + Điểm cực cận C C : Điểm gần mắt nhất nằm trên trục chính của mắt mà khi có vật ở đó mắt có thể thấy rõ được khi đã điều tiết mạnh nhất (tối đa) gọi là điểm cực cận (kí hiệu C C ). khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận. Người mắt tốt có điểm cực cận cách mắt khoảng 25 cm. 6. Mắt cận: + Đặc điểm: - Mắt cận là mắt nhìn rõ các vật ở gần, nhưng không nhìn rõ các vật ở xa. Trang 8 O F F’ B (1) (2) A B’ A’ - Điểm cực viễn của mắt cận nằm gần mắt hơn so với mắt bình thường, thể thủy tinh của mắt cận phồng to hơn của mắt bình thường. + Cách khắc phục tật cận thò: - Đeo một thấu kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa được như mắt bình thường. - Kính cận thích hợp là thấu kính phân kì có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn C V của mắt: f = OC V . 7. Mắt lão: + Đặc điểm: - Mắt lão là mắt của người già do khả năng điều tiết của mắt kém vì tuổi tác. - Mắt lão là mắt nhìn rõ các vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. - Điểm cực cận của mắt lão nằm xa mắt hơn so với mắt bình thường. + Cách khắc phục tật mắt lão: Đeo một thấu kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần như mắt bình thường. 8. Kính lúp: + Đònh nghóa: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn được dùng để quan sát các vật nhỏ. + Số bội giác G: Là tỉ số giữa góc mà người quan sát trông ảnh của vật qua kính với góc mà người đó trông trực tiếp vật khi vật đặt tại vò trí cách mắt 25 cm. mỗi kính lúp có số bội giác được ghi trên kính bằng kí hiệu: 2X, 3X, . . . Công thức liên hệ giữa số bội giác G của kính với tiêu cự f: ( ) 25 G f cm = + Cách quan sát một vật qua kính lúp: Ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính, ảnh thu được là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. 9. nh sáng trắng và ánh sáng màu: + Các nguồn phát ánh sáng trắng: - Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh. - Đèn pha ôtô, đèn hồ quang, đèn pin, . . . + Nguồn phát ánh sáng màu: - Các đèn LED phát ánh sáng màu : đỏ, vàng, xanh, . . . - Bút laze thường dùng phát ánh sáng đỏ. - Các đèn ống dùng trong quảng cáo phát ra ánh sáng nhiều màu sắc như đỏ, vàng, tím, . . . + Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu: - Chiếu một sáng trắng qua một tấm lọc màu nào thì ta thu được ánh sáng cùng màu tấm lọc đó. - Chiếu một chùm sáng màu qua một tấm lọc cùng màu thì ta thu được ánh sáng vẫn có màu đó. - Chiếu một sáng màu qua một tấm lọc màu khác thì ta thu được ánh sáng không có màu đó. - Tấm lọc màu nào thì sẽ ít hấp thụ ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác. + Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính: Chiếu một sáng trắng qua một lăng kính ta quan sát được chùm tia ló qua lăng kính là một dải màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (màu cầu vòng). + Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên mặt ghi của đóa CD: Chiếu một chùm sáng trắng tới mặt ghi của một đóa CD ta quan sát được chùm tia phản xạ trên mặt ghi là một dải màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (màu cầu vồng). + Cấu tạo của chùm sáng trắng: chùm sáng trắng là chùm ánh sáng có nhiều thành phần, chứa nhiều chùm sáng có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có bảy màu chính: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. + Sự trộn các ánh sáng màu: Trang 9 Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng có màu khác hẳn. Ba màu đỏ, lục, lam là ba màu cơ bản. Nếu trộn hai trong số ba màu cơ bản với cùng một cường độ thì ta thu được các màu vàng, tím, xanh da trời. Nếu trộn ba màu cơ bản với cùng một cường độ ta thu được màu trắng. Nếu trộn ba màu cơ bản với nhau theo tỉ lệ cường độ thích hợp thì ta có thể thu được đủ các màu trong tự nhiên. Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng thu được ánh sáng trắng. + Các vật có màu sắc khác nhau dưới ánh sáng mặt trời: Dưới ánh sáng trắng khi nhìn thấy các vật có màu nào thì sẽ có ánh sáng màu đó đi vào mắt người quan sát. + Khả năng tán xạ ánh sáng của các vật: Đối với các vật không tự phát sáng: - Vật màu nào thì có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác. - Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả ánh sáng các màu. - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 10. Các tác dụng của ánh sáng: + Tác dụng nhiệt: - nh sáng chiếu vào các vật sẽ làm các vật bò nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng. - Tác dụng nhiệt chứng tỏ ánh sáng có năng lượng và năng lượng của ánh sáng khi đó biến thành nhiệt năng. - ng dụng của tác dụng nhiệt của ánh sáng: phơi khô, sấy khô, sưởi ấm, làm muối, . . . - Các vật màu tối (đen, tím, . . .) có khả năng hấp thụ năng lượng của ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng (trắng, hồng, . . .) + Tác dụng sinh học: - nh sáng có khả năng gây ra một số biến đổi ở sinh vật như: kích thích các quá trình quang hợp ở cây cối, hấp thu các vitamin, diệt khuẩn . . . ở động vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. + Tác dụng quang điện: - Các thiết bò điện như:pin quang điện, tế bào quang điện, . . . khi được chiếu sáng có thể biến năng lượng của ánh sáng thành điện năng. Đó là tác dụng quang điện của ánh sáng. B. Bài tập: 1. Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cự (hình bên). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảo? 2. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. b) Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. 3. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. a) Hãy dùng các tia sáng đặc biệt qua thấu kính vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. b) Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật. 4. Hình bên cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, A’B’ là ảnh của AB. a) A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Trang 10 B’ B A’ A F F’ S O [...]... tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác 3 Sản xuất điện năng: - Trong nhà máy nhiệt điện, năng lượng của nhiên li u bò đốt cháy được chuyển hóa thành điện năng - Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được chuyển hóa thành điện năng - Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện, có thể cho... Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? 11 Dùng các kính lúp có số bội giác 2X và 3X để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn? CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯNG Tóm tắt kiến thức cơ bản: 1 Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng: - Ta nhận biết được . từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, phần bên trong ống dây, các đường sức từ là các đường thẳng gần như song song nhau. Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống. chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 4. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện: Các vật li u sắt, thép và các vật li u sắt từ như niken, coban, . . . đặt trong từ trường đều bò nhiễm. Hãy xác đònh chiều của đường sức từ trong hai trường hợp. 3. Xác đònh một trong ba yếu tố (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, tên từ cực) còn thi u trong các hình sau: 4. Cuộn sơ cấp của một