SKKN TIENG ANH 6

16 228 0
SKKN TIENG ANH 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Nội dung A/PHẦN MỞ ĐẦU I/Lý do chọn đề tài II/Mục đích nghiên cứu III/Đối tượng nghiên cứu IV/Phạm vi nghiên cứu V/Phương pháp nghiên cứu B/NỘI DUNG I-Cơ sở lý luận II-Cơ sở thực tiễn III-Luyện tập theo cặp, theo nhóm IV-Kết quả thực hiện C/KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Trang 1 1 2 2 2 2 3 3 5 10 14 14 15 A/ PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21- thế kỉ của khoa học kĩ thuật, của công nghệ thông tin và giao lưu quốc tế.Song song phát triển với nó, ngoại ngữ là chiếc cầu nối cho sự hợp tác, phát triển và giao lưu giữa các nước với nhau. Nó là một mắt xích để các nước hợp tác,giúp đỡ và học tập lẫn nhau. Ngoại ngữ giúp chung ta tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, tiến kịp với các nước trên thế giới. Để làm điều đó chúng ta cần một ngôn ngữ quốc tế chung cho tất cả các nước và ngôn ngữ ‘esperanto’ ra đời. Nhưng nó là một ngôn ngữ ‘nhân tạo’ và vì những lí do khách quan nên nó đã không được sử dụng rộng rãi. Thay vì đó tiếng Anh được dùng rộng rãi và thậm chí nó được dùng như một ngôn ngữ chính thức của rất nhiều nước trên thế giới. Vì lẽ đó, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng hiện nay rất được xem trọng không chỉ ở nước ta mà còn tất cả các nước trên thế giới. Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là: giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có đầy đủ kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên và năng khiếu.Trong đó tiếng Anh là một môn học không thể thiếu được. Nhưng làm thế nào để học sinh của chúng ta hứng thú học tập môn tiếng Anh và làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Làm thế nào để học sinh học và giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo? Đó là sự trăn trở không nhỏ đòi hỏi ở những người thầy, cô. Đó là những băn khoăn của tôi trong những năm tháng dạy học. Trong phần này vấn đề cơ bản về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cách tiếp cận trong giảng dạy cụ thể, từ đó giúp cho học sinh áp dụng vào trong điều kiện thực tế, một phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp hiện đại, tất cả các kỹ thuật, thủ thuật dạy và yêu cầu học sinh luyện theo cặp, theo nhóm được nói tới trong phần này nhấn mạnh vào thực tế, tính khả thi trong những điều kiện co hẹp của việc giảng dạy tiếng Anh, do vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em cũng như một số giáo viên học và dạy tiếng Anh. Mục đích là làm rõ quan điểm cho rằng dạy học còn là một nghệ thuật, không có một phương pháp giảng dạy đúng duy nhất nào cả. Vấn đề là có phương pháp thì ngoài những vấn đề, lý luận cơ sở, nhất thiết giáo viên phải làm chủ được một tập hợp những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúngvào từng điều kiện, đối tượng cụ thể. 2 Với mục đích đó, để đáp ứng nhu cầu dạy và học, tôi cũng xin được đưa ra một trong những kỹ năng giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp hiện đại cơ bản đó là: "Phương pháp luyện tập theo cặp, nhóm trong bộ môn Tiếng Anh THCS" II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Trước tình hình thực tế cũng như trong quá trình thực trạng của việc học và dạy tiếng Anh của thầy và trò trường THCS Bình La. Tôi quyết định chọn đề tài này với mong muốn giúp cho các em học sinh tự tin hơn trong giao tiếp nói chung và giao tiếp bằng Tiếng Anh nói riêng. Các em thích học môn tiếng Anh, thích làm quen và giao tiếp bằng tiếng Anh hơn. Từ đó các em học sinh có thể nắm bắt nội dung và tình huống trong bài học nhanh và khắc sâu hơn, có thể thoát ly được sách giáo khoa. Điều này không chỉ giúp các em tiếp thu được kiến thức của môn học mà còn giúp các em bình tĩnh hơn, self-confident(tự tin), “humorous’ trong giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội khác. Từ đó gây hứng thú cho học sinh, đưa ra những thủ thuật mới nhằm lôi kéo học sinh vào các hoạt động tích cực, sáng tạo, không thụ động. -Đánh giá được thực trạng học tập và giảng dạy bài viết của thầy và hoạt động của trò trong trường THCS Bình La. -Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất ý kiến III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU: -Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp luyện tập theo cặp, theo nhóm của các em học sinh của trường THCS Bình La. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các tiết dạy, áp dụng các “thủ thuật’’ vào các tiết dạy giúp cho các tiết dạy vưa sinh động, cuốn hút vừa phát huy tính tích cực của học sinh trong khi gaio tiếp theo cặp, theo nhóm của các em học sinh khối 6 trường THCS Bìmh La. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Đọc, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến việc giảng dạy môn tiêng Anh. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học. -Phương pháp phỏng vấn, điều tra, thống kê, phân tích, năng lực suy đoán. -Phương pháp phân tích, tổng hợp đọc tài liệu. 3 -Phương pháp so sánh, đối chứng. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Qua nghiên cứu rất nhiều tài liệu, cũng như kết hợp giữa sự vận dụng lý thuyết và thực tế vào việc dạy học sinh luyện tập Tiếng Anh theo cặp, chúng ta cần dựa vào cơ sở lý luận sau: Mỗi môn học đều có những đặc thù riêng, đều có những phương pháp lĩnh hội riêng biệt. Tuy nhiên dù là môn học nào thì đều có mục đích là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, từ đó có thể áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Ngoài ra còn giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo, hăng say đối với môn học, với kiến thức. Với môn Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng vậy. Viêc khuyến khích, kích thích các em học sinh tự giao tiếp với người khác một cách chủ động là điều rất cần thiết. Học tiếng Anh chính là các em học nói, học viết, học một nền văn hoá mới nhưng có một thực tế hơi buồn đã được các phương tiện truyền thông đề cập đến là học sinh ở nước ta đạt giải cao như giải cấp quốc gia, cấp tỉnh thành phố nhưng khi giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài thì các em giao tiếp không tốt, không tự tin, chủ động. Vì vậy việc kích thích các em học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm là vô cùng quan trọng. Các em chủ động nắm bắt các dữ liệu của các phương tiện ngôn ngữ để sử dụng nó như một công cụ phương tiện tích cực trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy được tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh. Muốn làm được điều đó chúng ta phải kích thích các em giao tiếp, tranh luận bằng tiếng Anh với ngay chính bạn bè của các em để từ đó các em chủ động và tự tin hơn trong học tập. Với quan điểm này, vừa qua năm 2002 Bộ giáo dục và đào tạo bắt đầu cải cách lại bộ sách giáo khoa. Môn Tiếng Anh cũng vậy, với sự cải cách này học sinh sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đồng thời nó cung cấp những thông tin thực tế cập nhật thích hợp với xu thế hiện nay. Mục đích chọn giao tiếp 4 là phương pháp chủ đạo, hành động, lời nói làm đơn vị dạy học cơ bản. Coi giao tiếp bằng tiếng Anh vừa là mục đích, vừa là phương tiện dạy học (dạy tiếng Anh trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp) giúp các em rèn luyện những kĩ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ vì mục đích thực tiễn và sáng tạo. Qua quá trình học tập, các em sẽ lập nên những kĩ năng đó kết hợp với những kiến thức trọng tâm sẽ giúp các em giao tiếp, sử dụng được ngôn ngữ phù hợp với kiến thức tương ứng ở các giai đoạn học tập của các em. Mục đích của việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là để các em có thể giao tiếp bằng chính ngoại ngữ đó, sử dụng được chính ngôn ngữ đó ( như nghe, nói, đọc, viết ) để từ đó các em vươn tới những chân trời kiến thức ngoài thế giới về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của các em. Như chúng ta biết có rất nhiều hoạt động để luyện tập từ, cấu trúc câu hay ngữ pháp rất thích hợp với việc luyện tập theo cặp. Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó và lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngoại ngữ. Lợi thế của loại hình luyện tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp gần giống ngoài giờ thực. Ở hoàn cảnh Việt Nam chúng ta, lớp học ngoại ngữ thường đông, giờ học ngắn không đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học. Trừ việc luyện đọc đồng thanh, trung bình mỗi học sinh trong lớp chỉ có tổng cộng độ từ 10-15 giây lên nói. Muốn tăng thời gian học sinh được luyện nói trong buổi học phải tổ chức các hoạt động để tất cả đều được nói. Những người theo quan điểm lấy người dạy làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở lên rát ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Với sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên và thiết lập những quy định khi làm việc ở nhóm, tổ, thì tiếng ồn được trao đổi bằng ngoại ngữ là tính tích cực, là biểu hiện của việc học sinh. Những giáo viên trước kia luôn giữ vai trò lãnh đạo, kiểm soát mọi hoạt động trong lớp học thì nay cần phải có một cách nhìn nhận khác vì vai trò của họ đã thay đổi trong những giai đoạn luyện tập mới mẻ này của học sinh. Lúc này giáo viên có 2 chức năng: Thứ nhất là theo dõi: Giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm khác lắng nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh những vấn đề họ nói tự nhiên, 5 hết sức tránh ngắt lời họ, trừ khi thật cần thiết. Những lỗi trầm trọng sẽ được giải quyết vào lúc khác, có thể là đầu buổi học sau hoặc cuối cuộc luyện tập. Chức năng thứ hai của giáo viên là người cung cấp tư liệu, giúp đỡ, giải đáp học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Tình hình thực tiễn trước khi áp dụng đề tài. Qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lí luận và nhìn lại tình hình thực tiễn của việc dạy và học môn tiếng Anh 6 ở trường THCS Bình La, tôi thấy nổi lên những vấn đề sau : Về giáo viên: Nhà trường đã có 2 giáo viên dạy tiếng Anh , tất cả đều có bằng tốt nghiệp hệ chuẩn, chính quy, luôn hăng say nhiệt tình với nghề nghiệp và chuyên môn Về học sinh: Đa số học sinh là con em nông dân, tuy hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung phụ huynh học sinh đã có ý thức trong việc cho con em mình học tập. Đây không còn là một môn học mới, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em chưa chuẩn bị cho mình những kiến thức sâu rộng về môn học, chưa có cái nhìn mới về môn học này. Mặt khác, các em không có môi trường giao tiếp, ngại va chạm (không giao tiếp với người nước ngoài, báo chí, truyền hình bằng tiếng nước ngoài ), các em lại có tính nhút nhát, ngại giao tiếp. Ngoài ra, do học sinh của một lớp quá đông, các em không được thực hành giao tiếp nhiều, học sinh thường ngại nói. Nhiều khi giáo viên vẫn đang còn sử dụng các phương pháp cũ “Thầy đọc trò chép, hay bị sa vào dạy ngữ pháp, lý thuyết hơn là giao tiếp thực hành. Nhiều lúc thầy còn nói nhiều để cố gắng đưa ra càng nhiều kiến thức cho học sinh càng tốt trong tiết dạy của mình, nhưng thực ra lại không phải là phương pháp hay. Kiến thức trong sách giáo khoa nhiều khi còn xa lạ với thực tế học sinh. Các em khó hiểu ngay cả những từ đã được dịch sang tiếng Việt như: môn bóng chày, ghế sa lông dài, tượng nữ thần tự do, tái chế rác thải 2. Các giải pháp đã được áp dụng. 6 a. Giới thiệu cách thức luyện tập theo cặp: Khi sử dụng loại hình luyện tập này lần đầu thì nên giải thích cho học sinh những ưu điểm và lý do sử dụng nó. Việc giải thích có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên tắc sau: - Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian tán ngẫu. - Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó một lần nữa. - Nếu hết thời gian mà học sinh vẫn chưa làm bài song thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì quan trọng hơn cả là họ đã được thực hành luyện tập, chứ không nhất thiết là kết quả cụ thể. - Học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần. - Sau khi hết thời gian luyện, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp. - Tất cả học sinh phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó. Khi bị lẻ học sinh phải tham gia vào với cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ ba ngồi theo dõi, sau đó tham gia trao đổi giữa ở vòng luyện thứ hai với một trong hai người kia. b. Các bước tiến hành luyện tập theo cặp: Bước 1: Chuẩn bị: Cần chuẩn bị hất sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm sao cho tất cả mọi người đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin lại trên bảng. Bước 2 Giáo viên làm mẫu với một học sinh: Giáo viên cùng với một học sinh khác trong lớp đóng vai làm mẫu trọn gói một bài tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thức thực hiện. Bước 3: Hai học sinh làm mẫu: Gọi hai học sinh khá, giỏi lên làm mẫu trước lớp lần nữa. Nếu cho phép học sinh đứng tại chỗ thì yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp được nghe. Bước 4: Quy định thời gian: Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài luyện (thông thường chỉ khoảng từ 2-3 phút). 7 Bước 5: Học sinh làm bài theo cặp: Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu làm bài cùng một lúc. Trong khi học sinh làm bài, giáo viên đi từ cặp này sang cặp kia, theo dõi và giúp đỡ họ khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy họ có những lỗi sai. Bước 6: Kiểm tra trước lớp: Hết giờ làm bài, khi thấy hầu hết các cặp đã làm xong, ra hiệu cho tất cả học sinh dừng lại. Chọn một vài cặp bất kỳ và yêu cầu hai học sinh đó trình bài lại bài trước lớp. Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó khiến cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn các lần luyện sau. Học sinh sẽ trở nên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm các hoạt động học tập của các em. c. Các loại hình luyện tập theo cặp: c 1 - Hội thoại: Sau khi học một bài hội thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài, hiểu được nghĩa của từ và các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh đóng vai bài đó nhưng có thể thay thế một số chi tiết ( ví dụ như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, sở thích .vv ) để biến lời thoại trong bài thành của chính các em hoặc những vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ hội thoại: S 1 : What , s your name? S 2 : My name , s Lan. S 1 : Where do you live? S 2 : l live in Ha Noi S 1 : How old are you? S 2 : I' m twelve years old. S 1 : What do you do? S 2 : I' m a student. 1 2 3 4 Nam Lang Son Thirteen A student Long Ha Long city Forty A farmer 8 Thanh Binh Gia Twenty two A nurse c 2 - Bài luyện thay thế tái tạo: Ví dụ: S 1 : Which are you in? S 2 : I am 6 S 1 : Which are you in? S 2 : I am 6C S 1 : How many does your school have? S 2 : My school has ten classrooms. S 1 : Where' s your ? S 2 : My claasroom is on the first floor. d. Thực hành ngữ pháp: Sau khi học sinh đã nắm được vấn đề ngữ pháp và đã được luyện tập thể (bằng các bài tập nhắc lại chuyển đổi hoặc hoàn thành.vv ) chia học sinh thành từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau (chú ý chọn các chủ điểm gần gủi quan thuộc). Ví dụ nói về chính bản thân mình hoặc những điều có liên quan đến cuộc sống của chính học sinh. Các từ gợi ý ở trên bảng vẫn là lý tưởng cho bài luyện tập này. Ví dụ luyện về thời hiện tại thường của dộng từ để hỏi và trả lời. +What time does Lan get up/ go to school/ have classes/ have lunch/ go home/ have dinner/ go to bed? + What time do you get up/ go to school ? Hoặc ví dụ sau đây là một bảng gồm 2 nhóm từ tương phản để luyện tập sử dụng các danh từ đếm được và các danh từ không đếm được: rice peas soap rice eggs cooking oil chocolates oranges tomatoes (kilo, tin, bottle, packet, dozen, tube, can, bar vv ) 9 Trước khi dùng bảng này để luyện tập, học sinh cần nắm được cấu trúc của nó hoặc câu hỏi được dùng để hỏi: “Is / Are there any ?/ How much /What would like?”. Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số danh từ chỉ đồ vật khác vào bảng trên, hoặc tự lập bảng mới vào vở của mình, nhưng không cho người bạn cùng cặp biết để tạo ra yếu tố bất ngờ khi nói. Trong khi học sinh hỏi và trả lời, giáo viên theo dõi xem các hình thái số ít và số nhiều có được sử dụng đúng hay không đúng e. Kiểm tra không chính thức: Việc kiểm tra thường xuyên cũng rất có tác dụng trong giảng dạy, khi cho phép học sinh cùng cộng tác để làm một bài kiểm tra, giáo viên có thể khuyến khích được việc học tập của các em vì những học sinh yếu sẽ được những học sinh khá hơn giúp đỡ. Thỉnh thoảng nên có một bài kiểm tra ngắn cuối giờ và sau đó cho điểm luôn. Bài kiểm tra đó không cần phải bao gồm toàn bộ những kiến thức học sinh vừa học trong bài mà nó có thể tập trung vào bất cứ khía cạnh nào của việc sử dụng ngôn ngữ. Yêu cầu của các bài làm cần hết sức rõ ràng, viết câu mẫu lên bảng rồi khống chế thời gian để luyện cho học sinh phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bài làm xong có thể kiểm tra miệng hoặc có thể đối chiếu kiểm tra và chấm bài cho nhau. f. Mô tả tranh Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyên tập theo cặp. Ví dụ, nhìn vào một bức tranh đi kèm với một bài đọc, một học sinh trong cặp có thể tìm ra những chỗ đúng sai trong tranh còn học sinh nêu lên ý kiến tán thành hay phản đối (so sánh tranh với bài đọc) Hoặc 2 học sinh có 2 tranh toàn cảnh giống nhau còn các chi tiết trong tranh thì khác nhau (ví dụ vị trí đồ vật trong tranh, mằu sắc ). Một học sinh tả các chi tiết trong tranh của mình còn người kia tìm ra điểm khác biệt trong bức tranh thứ hai g. Hỏi và trả lời: Cuối các bài đọc thường có các câu hỏi. Học sinh có thể thảo luận tìm câu trả lời cho các câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó giáo viên gọi một vài học sinh bất kỳ để kiểm tra. Hoặc làm cho hoạt động này phong phú hơn bằng cách cho học sinh thảo luận miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các cặp đổi chéo chấm các câu trả lời cho nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên 10 [...]... công cuộc đổi mới của giáo dục mới đạt được hiệu quả cao./ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Sách giáo khoa Tiếng Anh 2-Tạp chí Giáo dục và thời đại 3-Tài liệu tập huấn thay đổi sách giáo khoa 4-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 5-Lê Thùy Linh (20 06) Lesson Planning Classroom Assessment & Testing 6- Jeremy Harmer (2004) The Practice of English Language Teaching 7-English Language Teacher Training Project... (2000) The Methodology Course/ Book one & two 8-A J Thomson & A V Martinet (1997) A Practical English Grammar/ Nhà Xuất Bản Trẻ 9-Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Anh 6 của nhà xuất bản giáo dục 2002 16 ... b9 - Viết luận: Hình thức này không lý tưởng đối với các lớp có số lượng học sinh đông Giáo viên không thể theo dõi và giúp cho một lớp học có khoảng 50 -60 học sinh mà các học sinh này lại viết các bài khác nhau Hơn thế nữa, đọc, chữa và chấm cho 50 -60 bài luận không phải là một công việc nhẹ nhàng Một số chuyên gia về phương pháp giảng dạy cho rằng để học sinh viết mà không có sự theo dõi hướng dẫn... khích lệ trong quá trình dạy học Sau khi sử dụng các thủ thuật này, tôi đã thu được kết quả một bài nói thực hiện theo phương pháp làm việc theo nhóm, cặp ở học sinh khối 6 trường THCS Bình La như sau: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 36 4 9 18 5 0 Tỉ lệ % 11,1 % 25 % 50 % 13,9% 0 học sinh C - KẾT LUẬN: Áp dụng phương pháp mới bước đầu đem lại kết quả khá khả quan Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp... từ mới đó không III TỔ CHỨC LUYỆN TẬP THEO CẶP, NHÓM: Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm để luyện tập Tốt nhất là tạo thành các nhóm có từ 4 -6 người, nhưng nhiều khi số lượng học sinh trong mỗi nhóm còn phụ thuộc vào số học sinh ngồi ở mỗi bàn Sau khi chia nhóm... các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng, điều quan trọng là công việc này cần phải làm nhanh, dứt khoát và học sinh phải được thông báo ngay ai làm nhóm trưởng của họ để họ có thể bắt tay vào việc được, không bị lãng phí thời gian Việc chia nhóm có thể thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ Nếu dùng tiếng Anh thì trước đó phải cho học sinh làm quen và hiểu được các mệnh lệnh đó mà người giáo viên đưa ra... từng nhóm, giáo viên của những lớp đông sẽ có thể đồng thời kiểm soát và hướng dẫn tất cả các bài viết sáng tạo của học sinh trong lớp Có thể hướng dẫn một bài luận bằng các câu hỏi trên bảng, các bức tranh treo tường hoặc các từ gợi ý Ví dụ: Mỗi nhóm nhận được một bức thư và họ phải cùng nhau trả lời bức thư đó Học sinh phải biết rằng khi có khó khăn vướng mắc gì thì họ không thể tự do, yêu cầu giáo... lên những vở kịch trong đó mỗi thành viên đóng một vai Trong khi các thành viên trong nhóm đóng kịch, thư ký nhóm ghi chép vấn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm sẽ trình bày trước lớp b6 - Tiên đoán: Bài tập này thường dùng cho các học sinh ở trình độ tương đối cao Trước khi đọc bài khoá yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc nghĩa từ vựng có thể gặp trong bài Ví dụ: Như... b8 - Thảo luận: Dùng cho học sinh có kiến thức tương đối cao, thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình, vì vậy tính hữu ích của loại hình bài tập này không có gì phải tranh cải nữa Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó "What should" rồi để cho tất cả các nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút Sau đó một thành viên trong nhóm sẽ báo cáo lại ý kiến... của giáo viên: Trong khi yêu cầu học sinh luyện tập theo nhóm, giáo viên phải là người quản lý tất cả mọi hoạt động ở lớp học Do vậy họ phải đặt kế hoạch cho nhóm, tổ chức hoạt động giao tiếp, theo dõi canh chừng thời gian và kết thúc nó Điều 11 kiêng kị nhất là sau khi làm việc riêng coi như là xong việc Nhất thiết giáo viên phải quản lý, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập, giáo viên có thể . Hoặc 2 học sinh có 2 tranh toàn cảnh giống nhau còn các chi tiết trong tranh thì khác nhau (ví dụ vị trí đồ vật trong tranh, mằu sắc ). Một học sinh tả các chi tiết trong tranh của mình còn người. tiếng Anh là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy được tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh. Muốn làm được điều đó chúng ta phải kích thích các em giao tiếp, tranh luận bằng tiếng Anh. thực tiễn của việc dạy và học môn tiếng Anh 6 ở trường THCS Bình La, tôi thấy nổi lên những vấn đề sau : Về giáo viên: Nhà trường đã có 2 giáo viên dạy tiếng Anh , tất cả đều có bằng tốt nghiệp hệ

Ngày đăng: 01/07/2015, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan