1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các cú sốc thu nhập và chiến lược đối phó rủi ro của hộ vai trò của bảo hiểm chính thức tại nông thôn việt nam

49 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Việc bảo hiểm cho các cú sốc từ ngoại cảnh gặp nhiều khókhăn hơn, rất ít hợp đồng bảo hiểm chính thức trong những trường hợp này vì nhữnglý do mang tính đạo đức và lựa chọn không thuận t

Trang 1

Các cú sốc thu nhập và chiến lược đối phó rủi ro của hộ: Vai trò của bảo hiểm chính thức tại Nông thôn Việt Nam

Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển

Đại học Copenhagen

Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệpViện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của

Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tại Việt Nam

Trang 2

1 Giới thiệu

Hiện nay hầu hết các hộ gia đình nông thôn ở các nước đang phát triển đều phải đốimặt với vấn đề duy trì nhu cầu tiêu dùng tối thiểu trước những cú sốc thu nhập bất lợiNhững cú sốc này có thể ảnh hưởng đến đời sống của hộ thông qua tác động tiêu cựcđến thu nhập, tài sản và sức khỏe của mỗi thành viên trong hộ Báo cáo nghiên cứusâu này sẽ xem xét các chiến lược khác nhau của các hộ gia đình nông thôn Việt Namtrong việc đối phó với những cú sốc thu nhập bất lợi Chúng tôi phân loại cú sốc thành

2 loại: cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ: thương tích, bệnh tật, chết, ly hôn, vv) ảnhhưởng đến một hộ gia đình hoặc chỉ ảnh hưởng đến người tạo thu nhập duy nhất, hoặc

cú sốc từ ngoại cảnh (ví dụ: một cơn lũ ảnh hưởng đến tất cả các hộ gia đình sốngtrong cùng một vị trí cụ thể) có thể ảnh hưởng đến cả cộng đồng Trong nhiều trườnghợp các cú sốc theo kiểu đầu tiên có thể được bảo hiểm tại các thị trường tài chínhchính thức, trong khi cú sốc kiểu thứ hai nhìn chung không được bảo hiểm một cáchchính thức do sự hạn chế về nguồn cung

Sử dụng dữ liệu lặp từ điều tra các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu tìmhiểu tác động của những cú sốc thu nhập bất lợi với các hộ gia đình dựa trên thước đochủ quan về khả năng đối phó với rủi ro, đồng thời tìm hiểu khả năng điều chỉnh chitiêu của các hộ gia đình Chúng tôi cũng tìm hiểu tình trạng tiết kiệm dưới hình thứctài sản lưu động (các vật nuôi, kho dự trữ, các khoản tiết kiệm và cho vay) được sửdụng như một hình thức tự bảo hiểm hoặc một chiến lược đối phó với rủi ro và vai tròcủa bảo hiểm chính thức trong việc giảm nhu cầu tự bảo hiểm

Tại các nước đang phát triển, việc thường xuyên đối mặt với rủi ro vẫn là một nguyênnhân chính dẫn tới nghèo đói của người nông dân (Fafchamps , 2009) Bản chất của

cú sốc là tác động đến khả năng của một hộ gia đình trong việc đối phó với hậu quảcủa nó (Dercon, 2002) Ví dụ, một biến cố từ ngoại cảnh và nhất là các sự kiện thờitiết như mưa lũ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người.1 Ngoài ra còn

có nhiều bằng chứng chứng minh các ảnh hưởng bất lợi của những cú sốc mang tính

cá nhân đối với mỗi hộ gia đình (Morduch, 2004; Townsend, 1994; Udry, 1991) Bêncạnh việc tác động vào khả năng ứng phó của mỗi hộ gia đình, bản chất của từng cúsốc cũng rất quan trọng cho việc hiểu rõ các chiến lược các hộ gia đình sử dụng để đốiphó với những hậu quả bất lợi của nó Những cú sốc mang tính cá nhân có thể đượcbảo hiểm chính thức ở mức độ cộng đồng, hoặc nếu có, thông qua hợp đồng bảo hiểmchính thức với một công ty bảo hiểm của bên thứ ba Các nghiên cứu gần đây chothấy rằng việc thiếu bảo hiểm chính thức cả trong điều kiện có thị trường là một trongnhững nguyên nhân chính của hiện tượng nghèo đói triền miên ở các nước đang phát

1 Ví dụ, Alderman và cộng sự (2006) thấy rằng thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chiều cao của trẻ em trong khi Jacoby và Skoufias (1997) lại chỉ ra các sự kiện thời tiết liên quan có thể ảnh hưởng đến việc đi học và tuyển sinh Ngược lại, Deaton (1997) thấy rằng những biến cố không gian trên diện rộng trong các làng ở Cote d'Ivoire chỉ giải thích được rất ít sự thay đổi trong thu nhập

hộ gia đình.

2

Trang 3

triển (Morduch , 2002) Việc bảo hiểm cho các cú sốc từ ngoại cảnh gặp nhiều khókhăn hơn, rất ít hợp đồng bảo hiểm chính thức trong những trường hợp này vì những

lý do mang tính đạo đức và lựa chọn không thuận tự nhiên.2 Do đó, các hộ gia đìnhsinh sống trong môi trường nhiều rủi ro phải có các chiến lược đối phó để giảm tácđộng của những cú sốc đến sinh kế gia đình (Dercon năm 2002)

Alderman và Paxson (1994) phân biệt giữa quản lý rủi ro và chiến lược đối phó rủi ro:theo đó, quản lý rủi ro là việc xác định ảnh hưởng của rủi ro tới quá trình tạo thu nhập(xác định thay đổi thu nhập – income smoothing) trong khi khái niệm chiến lược đốiphó rủi ro là việc xác định hậu quả của rủi ro tới thu nhập, , ví dụ như các cú sốc thunhập sau khi xảy ra sự kiện (xác định thay đổi chi tiêu – consumption smoothing ')

Có nhiều nghiên cứu về tiết kiệm và hạn chế chi tiêu đã đưa ra khái niệm về tiết kiệmphòng ngừa (Zeldes, năm 1989, Kimball, năm 1990; Deaton, năm 1991, năm 1992;Udry, 1994) Nhiều dẫn chứng cho thấy rằng trong dân cư ở nông thôn- nơi tín dụng

bị hạn chế- việc tiết kiệm không mang tính hiệu quả rất dễ xảy ra.3 Các khoản tiếtkiệm của nhiều hộ gia đình nghèo dường như nhằm phòng ngừa trước những cú sốcthu nhập chứ không phải là một quyết định đầu tư dài hạn Ngoài các khoản tích lũytiết kiệm phòng ngừa (và các khoản ngắn hạn khác), cũng có bằng chứng cho thấy các

hộ gia đình do lo sợ rủi ro nên đã tích lũy các tài sản lưu động nhằm tự bảo hiểm đểtrong những lúc tín dụng bị hạn chế, họ có thể buộc phải bán đi để trang trải chi tiêu.4

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu cách thức các hộ gia đình nông thôn ViệtNam đối phó với những cú sốc thu nhập Nghiên cứu dựa trên dữliệu củacuộc Điều trakhảo sát Hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2006, 2008 và 2010; bao gồm thôngtin chi tiết về nguồn lực tài chính của hộ, cách thức tiếp cận và mua bảo hiểm chínhthức, tỷ lệ của những cú sốc mang tính cá nhân và nhứng cú sốc đến từ ngoại cảnh.Chúng tôi phân biệt cú sốc từ ngoại cảnh và những cú sốc mang tính cá nhân; và cũngxem xét các hợp đồng bảo hiểm chính thức và các khoản tiết kiệm phòng ngừa giúpcác hộ gia đình đối phó với rủi ro như thế nào Giả thuyết chính của nghiên cứu làtrong trường hợp không có hợp đồng bảo hiểm chính thức cho những cú sốc từ ngoạicảnh, một hộ gia đình sợ rủi ro sẽ tham gia vào chiến lược tiết kiệm phòng ngừa đểchống lại các rủi ro của các cú sốc từ ngoại cảnh, trong khi vẫn sử dụng hình thức bảo

2 Nghiên cứu về nguồn cung, Cole et al (2010) chỉ ra rằng hạn chế trong tín dụng và sự tin tưởng (vào khả năng của các công ty bảo hiểm- Người dịch-ND) là rào cản đáng kể cho sự tăng lên trong bảo hiểm cho lượng mưa ở Ấn Độ.

3 Udry (1994) tìm thấy bằng chứng về tiết kiệm phòng ngừa ở các làng nông thôn ở miền bắc Nigeria, nơi ông đã cho thấy rằng những hộ gia đình tiết kiệm đáng kể để đối phó với các cú sốc.Deaton (1992) nhận thấy rằng một lượng tiết kiệm đáng kể đã được tích lũy để đối phó với những cú sốc thu nhập ở Cote d'Ivoire

4 Rosenzweig và Wolpin (1993) cung cấp bằng chứng rằng người nông dân bán bò thiến khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không mong đợi trong các ngôi làng ICRISAT ở Ấn Độ Fafchamps et

al (1998) nhận ra rằng các giao dịch vật nuôi ở Tây Phi ở vùng bán khô hạn nhiệt đới đã đáp ứng các biến động thu nhập trong khi Lim và Townsend (1998) thấy rằng cách tiếp cận hiệu quả nhất để đối phó rủi ro ở mức độ hộ gia đình là tự bảo hiểm thông qua tiết kiệm bằng hiện vật (ví dụ, xây dựng dự trữ ngũ cốc).

Trang 4

hiểm chính thức để đối phó với các rủi ro mang tính cá nhân Ngoài các hình thức tiếtkiệm hộ gia đình (ví dụ, tiết kiệm chính thức, tiết kiệm không chính thức vàROSCAs), nghiên cứu này cũng xem xét các hình thức tích lũy tài sản khác như nuôivật nuôi và dự trữ sản phẩm trồng trọt như một chiến lược tiết kiệm phòng ngừachống lại các rủi ro từ ngoại cảnh cũng như các khoản vay mượn.

Phần còn lại của báo cáo được tổ chức như sau: Phần 2 giới thiệu thông tin cơ bản vềthực trạng Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến tính dễ tổn thương của các hộ gia đìnhtrước những cú sốc thu nhập và vai trò, khả năng của nhà nước trong việc phát triểnthị trường tài chính chính thức (tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm) để giúp các hộ giađình đối phó với những cú sốc như vậy Phần 3 sử dụng phương pháp tiếp cận thựcnghiệm để tìm hiểu vấn đề; Phần 4 là phần mô tả các dữ liệu phân tích Phần 5 sẽ thảoluận về kết quả thực nghiệm và Phần 6 đưa ra kết luận

2 Tổng quan thực trạng Việt Nam

2.1 Tính dễ tổn thương với những cú sốc

Sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, lạm phát cao và hệ thống pháp luật hạn chế có thể có tácđộng tiêu cực mạnh tới đời sống của hộ gia đình Tại các nước đang phát triển các loạirủi ro phổ biến nhất thường là biến động mạnh về thu nhập, đặc biệt với các nhóm dễ

bị tổn thương nhất Ví dụ, biến động nghịch trong giá nông nghiệp, cơ hội việc làmkhông ổn định, hoặc các thảm họa thiên nhiên đều có thể ảnh hưởng mạnh đế các hộgia đình, đặc biệt là những người sống dựa vào nông nghiệp phục vụ là chủ yếu

Tại Việt Nam, các hộ gia đình và cá nhân là những người gặp nhiều cú sốc thu nhập

và những người làm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất Theo một báocáo gần đây của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong mười quốc gia hàng đầu thếgiới chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn cho thấy tổng thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm là khoảng 1,5% GDP,ảnh hưởng đến 9.000 người và làm 466 người chết cho Ngành nông nghiệp phải chịutác động nhiều hơn tất cả những ngành khác Từ năm 1990 đến 2008, Việt Nam trảiqua 194 sự kiện thời tiết khắc nghiệt Trong năm 2008, có 515 trường hợp tử vong,hơn 230.000 ha lúa và hoa màu bị phá hủy hoàn toàn, 1 triệu đầu gia súc chết, 54.000

ha nuôi trồng thủy sản bị phá hoại và 4.700 ngôi nhà bị sập hoặc bị cuốn trôi Tổngthiệt hại do thiên tai trong năm 2008 ước đạt trên 11.500 tỷ đồng.5 Sản xuất nôngnghiệp và các khu vực nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng nhất

5 Số liệu của Tổng cục Thống kê

4

Trang 5

Ngoài các sự kiện liên quan đến thời tiết, thiệt hại do côn trùng mùa màng và các dịchbệnh vật nuôi cũng khá phổ biến do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam Bên cạnh

đó, hầu hết các nông dân Việt Nam là nông hộ nhỏ nên kiến thức và khả năng để ngănchặn sự lây lan của bệnh là rất hạn chế Dịch cúm gia cầm (HPAI) được phát hiện lầnđầu tiên tại Việt Nam vào giữa năm 2003 Kể từ đó, Việt Nam đã phải chịu đựng 5đợt dịch bệnh mà chính phủ và cơ quan quốc tế phải đưa ra một loạt các biện pháp đểứng phó (Magalhaes et al, 2006; Agrifood Consulting International, 2006) Hơn 51triệu gia cầm đã bị tiêu hủy với tổng thiệt hại ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng Cácbệnh phổ biến khác ảnh hưởng đến vật nuôi bao gồm New Castle, Gumboro, và Dịch

tả Theo Viện Chăn nuôi Quốc gia, có khoảng 40 đến 53% gia cầm bị nhiễm bệnhNew Castle hàng năm trong khi 27-32% bị nhiễm bệnh Gumboro và 14-15% nhiễmbệnh tả Tỷ lệ tử vong của gà thả rông từ khi sinh đến tuổi trưởng thành là 47% vớicác chi phí cho thú y lên đến 10-12% tổng chi phí.6 Một báo cáo nghiên cứu gần đây

về sức cạnh tranh chăn nuôi tại Việt Nam cho thấy rằng dịch bệnh gia súc xảy ra ở tất

cả các tỉnh điều tra (12 trên tổng số) từ năm 2008 và 2010 Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ởLong An với tỷ lệ nhiễm bệnh chiếm tới 70% tổng số xã.7

Nguyễn (2003) ước tính từ 5 đến 10% dân số Việt Nam có nguy cơ đói nghèo Tổchức Oxfam, bằng việc sử dụng phương pháp theo dõi đói nghèo trong các cộng đồngnông thôn từ năm 2005 và 2010, đã cho thấy rủi ro và các cú sốc thu nhập sẽ làmtăng tính dễ tổn thương của các hộ gia đình, đặc biệt là người nghèo nông thôn.8 Bêncạnh ảnh hưởng do biến động giá và thiên tai, một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiềunhất đến sinh kế của người nông dân là không có khả năng lao động do vấn đề sứckhỏe Hơn nữa, khi được hỏi về nguy cơ và rủi ro dự kiến trong 12 tháng tới, đa sốcho rằng là họ sợ nhất là không có khả năng lao động Đối với người nghèo thiếu vốn,đất đai và giáo dục, thì sức lao động là tài sản quý giá nhất và vì vậy họ quan tâm đặcbiệt đến nguy cơ sức khỏe bệnh tật sẽ làm giảm khả năng lao động và điều trị y tế tốnkém Nguyễn (2003) xác định năm nhóm riêng biệt của các hộ gia đình đặc biệt dễ bịrủi ro của loại hình này, bao gồm: các hộ gia đình phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đìnhdân tộc thiểu số, hộ gia đình không có đất, các hộ gia đình nghèo, và các hộ gia đìnhnằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng

Tóm lại, các hộ gia đình Việt Nam bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các cú sốc thu nhập và lànhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Những cú sốc này rất đa dạng, từ thiên tai,dịch bệnh cây trồng, vật nuôi cho đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và sự bất

ổn giá cả Đối với hộ gia đình nghèo nhất, các rủi ro liên quan đến sức khỏe cũngđược quan tâm đặc biệt

6 http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=5616

7 LIFSAP: Livestock competitiveness and food safety project, report 2010

8 Nghèo đói có sự tham gia giám sát trong cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, viện trợ hành động Oxfam, 2005-2010

Trang 6

2.2 Các cơ chế đối phó rủi ro chính thức

Hộ gia đình có thể đối phó với những cú sốc thu nhập bằng nhiều cách Hình thức đốiphó rủi ro tối ưu là thông qua hợp đồng bảo hiểm chi trả cho thiệt hại của hộ gia đìnhtrong trường hợp gặp một cú sốc bất lợi Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trongnhững thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới Từ năm 2000 đến 2009, khu vựcbảo hiểm nhân thọ Việt Nam tăng từ 51,12 triệu USD đến 671 triệu USD, và khu vựcphi nhân thọ từ 126 triệu đô la Mỹ đến 763 triệu đô la Mỹ (Business MonitorInternational Ltd, 2010) Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có hơn 120.000 đại lýbảo hiểm hoạt động tại Việt Nam Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn ở quy mô nhỏ vàchỉ giới hạn trong phạm vi các sản phẩm bảo hiểm có sẵn Tổng giá trị phí bảo hiểmtại Việt Nam chiếm ít hơn 2% GDP trong năm 2005, so với 9,5% ở Mỹ, 8,7% ở EU

và 10,5% ở Nhật Bản, cho thấy rằng còn nhiều cơ hội đáng kể cho sự tăng trưởngtrong lĩnh vực này trong tương lai

Sản phẩm bảo hiểm y tế đang phát triển đặc biệt nhanh chóng tại Việt Nam Tỷ lệphần trăm bệnh nhân (nội trú và ngoại trú) có bảo hiểm y tế hoặc giấy chứng nhậnchăm sóc sức khỏe miễn phí tăng nhanh từ 37,4% năm 2004 lên 66,7% trong năm

2010.9 Chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được áp dụng từnăm 1988 làm cho các chi phí phụ trội về y tế của các gia đình tăng lên đáng kể.Chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc được xây dựng nhằm hỗ trợ cho người nghèo,nhưng trong thực tế các hộ gia đình khá giả lại là những người tham gia chủyếu(Wagstaff và Nguyễn 2002)

Bảo hiểm nông nghiệp, với mục tiêu là chi trả các rủi ro liên quan đến sản xuất nôngnghiệp, có tiềm năng đáng kể trong việc hỗ trợ nông dân nông thôn nâng cao khả năngđối phó với rủi ro do sự phụ thuộc của dân số Việt Nam vào nông nghiệp và khả nănggặp rủi ro liên quan đến nông nghiệp cao Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nông nghiệphầu như chưa phát triển tại Việt Nam

Khoảng 1% nông dân được bảo hiểm để bảo vệ chống lại thiệt hại cho cây trồng,0,24% cho gia súc, 0,1% đối với lợn và 0,04% cho gia cầm Tính đến năm 2008, chỉ

có hai công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm nông nghiệp ở quy mô nhỏ là Tập đoànBảo Việt và Groupama Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thấy dịch vụ này khôngmang lại lợi nhuận và do đó dịch vụ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.10 Để điềuchỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QD-TTg về việc cung cấpthí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam từ 01 tháng

7 năm 2011 Theo Quyết định này, bảo hiểm nông nghiệp sẽ bao gồm lúa, chăn nuôigia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản Nhà nước sẽ thanh toán phí bảo hiểm toàn bộ

9 VHLSS 2010 -GSO

10 http://www.taichinhvietnam.com/taichinhvietnam/modules.php?name=News&file=article&sid=1596

Trang 7

cho các hộ gia đình nghèo và các hộ nông nghiệp, 80% phí bảo hiểm cho các hộ nôngdân cận nghèo Ngoài ra quyết định còn miễn 60% cho các hộ nông dân khác và 20%cho các tổ chức nông nghiệp.11

2.3 Các cơ chế đối phó rủi ro phi chính thức

Giống như nhiều nước đang phát triển khác, thị trường bảo hiểm chính thức tại ViệtNam phát triển không tốt và rất nhiều hộ gia đình phải dựa vào các cơ chế khác đểđối phó với rủi ro Nguyễn (2003) thấy rằng chiến lược đối phó rủi ro chính của hộ giađình tại Việt Nam chính là các chiến lược tự bảo hiểm bao gồm cả việc bán tài sản,gửi tiết kiệm, vay từ người thân và bạn bè, hoặc sử dụng tín dụng Tuy nhiên cũng cóbằng chứng cho thấy hệ thống an sinh hiện thời của Việt Nam thất bại trong việc bảo

Hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức xã hội cũng rất quan trọng với người nghèo trongviệc khắc phục những cú sốc thu nhập bất lợi Một truyền thống lâu đời và văn hóatrong chia sẻ rủi ro tồn tại trong các cộng đồng nhỏ ở Việt Nam Điều này không chỉbao gồm hỗ trợ từ bạn bè và người thân mà còn hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể nhưHội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên

2.4 Các cơ chế đối phó rủi ro của chính phủ

Sự hỗ trợ của chính phủ để giúp các cá nhân và cộng đồng đối phó với rủi ro thôngqua các chính sách an sinh xã hội khác nhau Các chính sách này bao gồm ba vòngtròn: vòng tròn bên ngoài bao gồm các biện pháp xây dựng năng lực trong việc giảmthiểu rủi ro và giảm tính dễ bị tổn thương như đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp,khuyến nông, hỗ trợ giảm nghèo; vòng tròn tiếp theo bao gồm các biện pháp phòngngừa và giảm nhẹ thông qua cơ chế bảo hiểm bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế và các loại khác, vòng tròn trong cùng bao gồm các biện pháp bảo vệ thông qua hỗ

11 http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/

Trang 8

trợ xã hội trực tiếp mở rộng cho những người bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thông quaNghị định 67/CP, bao gồm cả những cú sốc liên quan đến thiên tai và dịch bệnh.12

Mạng lưới an sinh xã hội của Việt Nam bao gồm một loạt các lĩnh vực, gồm có bảotrợ xã hội, xoá đói, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ việc làm vàdịch vụ thất nghiệp Các sáng kiến được thực hiện để hỗ trợ người cao tuổi cô đơn, trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, nạn nhân của thiên tai, và ngườidân thiếu đói định kỳ Về nguyên tắc, chính phủ thiết kế mạng lưới an sinh này đểgiúp các đối tượng xã hội, đặc biệt là những người trong các nhóm dễ bị tổn thương

và sống dưới các tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quảcủa những biện pháp này là không rõ ràng, do quỹ hạn hẹp và chủ yếu là dựa vàonguồn lực khan hiếm của địa phương Ví dụ, vào năm 1999 gần 1 triệu người hội đủđiều kiện để được hỗ trợ nhưng chỉ có 20% trong số họ thực sự nhận được một phụcấp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1999) Lương hưu và các khoản thanhtoán khác liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội chỉ được cung cấp cho người laođộng trong khu vực chính thức (Nguyễn, 2003)

3 Cách tiếp cận thực nghiệm

Các lý thuyết kinh tế gợi ý rằng trong môi trường rủi ro, nơi không có thị trường bảohiểm tồn tại, hộ gia đình sẽ tích lũy các khoản tiết kiệm phòng ngừa và tài sản để tựbảo vệ mình chống lại các biến động trong thu nhập và tài sản Tiết kiệm phòng ngừatuy nhiên lại không hiệu quả do họ chỉ chuyển tài nguyên từ đầu tư sản xuất và chitiêu Nếu rủi ro có thể được bảo hiểm thông qua các hợp đồng bảo hiểm chính thức thìcác hộ gia đình sẽ chọn mua bảo hiểm để tự bảo vệ mình chống lại biến đổi thu nhậptrong tương lai Ở nhiều nước đang phát triển, thị trường bảo hiểm chính thức khôngphát triển tốt, chỉ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho một số loại rủi ro nhất định vàchủ yếu là thiên tai tự nhiên Rủi ro tổng hợp hoặc biến cố trên không gian lớn như lũlụt, bệnh dịch gia súc hiếm khi được bảo hiểm tại các thị trường chính thức Lý thuyếtcho thấy rằng các hộ gia đình sẽ tiết kiệm và mua bảo hiểm để điều chỉnh chi tiêu theothời gian, và việc xảy ra các cú sốc thu nhập không ảnh hưởng đến mức chi tiêu giữahai giai đoạn, tuy nhiên các hộ gia đình có bảo hiểm phòng ngừa sẽ tiết kiệm ít hơnnhững người không có bảo hiểm vì những khó khăn về thu nhập do những rủi romang tính cá nhân đã được loại bỏ

Điều tra thực nghiệm của chúng tôi tập trung vào mức độ đối phó của các hộ gia đìnhvới cú sốc thu nhập thông qua xem xét việc điều chỉnh chi tiêu của hộ, đồng thời, xemxét vai trò của tiết kiệm phòng ngừa như một cơ chế đối phó rủi ro và liệu bảo hiểmchính thức có làm giảm nhu cầu tiết kiệm phòng ngừa Chúng tôi sử dụng ba phương

12 Giám sát đói nghèo trong cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, báo cáo tổng hợp, 2008-2009

8

Trang 9

pháp phân tích riêng biệt để tìm hiểu những vấn đề này Đầu tiên, chúng tôi sử dụngmột biện pháp chủ quan về khả năng đối phó để phân tích các yếu tố quyết định khảnăng đối phó với cú sốc thu nhập của hộ gia đình Chúng tôi khai thác dữ liệu lặpbằng cách sử dụng một mô hình xác suất tuyến tính hiệu ứng cố định đối chứng sựkhông đồng nhất giữa các hộ gia đình với thời gian không thay đổi Các đặc điểm hộgia đình thay đổi theo thời gian được đưa vào mô hình như các biến đối chứng Cácbiến giải thích chính là sự khác nhau của các cú sốc thu nhập cũng như mức độnghiêm trọng và thường xuyên của những cú sốc.

Thứ hai, chúng tôi xem xét mức độ điều chỉnh chi tiêu của hộ theo thời gian khi đốimặt với những cú sốc thu nhập khác nhau và xem xét liệu khả năng điều chỉnh chi tiêu

có phụ thuộc vào sự hiện diện của tiết kiệm và bảo hiểm chính thức hay không Đầutiên chúng tôi ước tính các thông số cho một phương trình chi tiêu tiêu chuẩn của hộgia đình có thể được dùng để dự đoán mức chi tiêu phù hợp khi điều chỉnh chi tiêu.Sau đó chúng tôi kiểm tra sự khác nhau về mặt thống kê giữa mức độ chi tiêu thực tế

và mức độ chi tiêu dự báo Chúng tôi phân tích mức độ thay đổi đối với các khoản chitiêu lâu dài do các cú sốc và khám phá xem những sai lệch có tương quan với các tiếtkiệm và các công cụ bảo hiểm Để có được các thông số cho hàm chi tiêu chung đạidiện cho cách điều chỉnh chi tiêu của hộ gia đình, chúng tôi ước tính hồi quy hiệu ứng

cố định của chi tiêu đối với thu nhập, khả năng kinh tế và các yếu tố khác có liên quanphù hợp với giả thuyết thu nhập lâu dài bao gồm độ tuổi, trình độ giáo dục của chủ hộ,quy mô hộ gia đình, vv, là các đặc điểm gần như không thay đổi của hộ theo thời gian

Mô hình sau đây là ước tính riêng cho từng vùng:

Chúng tôi sử dụng các hệ số ước tính từ phương trình (1) để dự đoán mức chi tiêu của

hộ gia đình trong từng thời kỳ bằng cách sử dụng các dữ liệu quan sát được trên mỗibiến giải thích tại thời điểm đó Phân tích cho thấy thu nhập bị mất đi do những cú sốcbất lợi trong từng thời kỳ được thêm vào để tìm hiểu các yếu tố không thay đổi trênthực tế tác động đến việc dự đoán mức độ chi tiêu Nếu hộ gia đình điều chỉnh chitiêu thì sẽ được ước tính mức chi tiêu, sau đó sẽ phân tích đồng thời sự thay đổi củacác yếu tố quyết định chi tiêu có thể nhìn thấy được cũng như mức độ chi tiêu thực tếbiết được trong cùng thời gian đó Chúng tôi sử dụng một t-test đơn giản để kiểm tra

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai biện pháp Kết quả không từ chối giả thuyết

0 sẽ cung cấp bằng chứng về điều chỉnh chi tiêu Kiểm tra này được thực hiện qua cácnhóm hộ gia đình khác nhau theo các loại cú sốc họ đã trải qua, liệu tiết kiệm hoặcbảo hiểm chính thức có mặt lúc đó hay không cũng như mức thu nhập hộ gia đình tạithời điểm đó

Giai đoạn thứ hai của điều tra thực nghiệm là tìm hiểu cơ chế điều chỉnh chi tiêu củacác hộ gia đình Các hộ gia đình trên toàn thế giới đang phát triển tích lũy tài sản tiết

Trang 10

kiệm và tài sản lưu động như một hình thức tiết kiệm phòng ngừa (Fafchamps, năm2009; Deaton năm 1992; Deaton, 1991) Như đã thảo luận trong Fafchamps et al(1998) và Newman et al (2011) hộ gia đình sẽ lựa chọn một danh mục đầu tư tài sảnlưu động phụ thuộc vào từng cách thức thu hồi cho từng loại tài sản cũng như phươngsai và đồng chênh lệch lợi nhuận Trong báo cáo này, chúng ta xem xét một loạt cácloại tài sản khác nhau bao gồm tiết kiệm chính thức và không chính thức, nắm giữ vậtnuôi, dự trữ sản phẩm trồng trọt và các hình thức vay mượn (bao gồm cả các khoảnvay chính thức và không chính thức) Chúng tôi hy vọng các hộ gia đình sẽ phân bổtổng tiết kiệm (bao gồm cả các khoản phòng ngừa) qua một loạt các tài sản khác nhau

để chống lại những cú sốc thu nhập bất ngờ

Xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự xuất hiện của một cú sốc thu nhập và sự suygiảm của dự trữ tài sản là rất phức tạp bởi rất khó tách biệt tác động của cú sốc vớicác yếu tố khác trong việc làm giảm tài sản của hộ gia đình Ví dụ, hộ gia đình cóngười bị chết có thể đã bắt đầu giảm dự trữ tài sản nếu thành viên hộ gia đình cần điềutrị y tế trong một thời gian trước khi chết Mối quan hệ giữa những cú sốc và sự suygiảm của tài sản có thể được xác định bằng cách tiếp cận theo kiểu hiệu ứng lặp dướidạng một giả định nào đó Từ bộ dữ liệu, có thể dễ dàng phân loại những cú sốc nóichung thành các cú sốc do ngoại cảnh và cú sốc mang tính cá nhân Những cú sốc từngoại cảnh được tiếp tục chia thành 1) kinh tế (ví dụ, thay đổi giá cây trồng, thay đổigiá các sản phẩm đầu vào chính / thiếu hụt) và 2) tự nhiên (ví dụ, lũ lụt, bão, hạnhán ) trong khi đó, cú sốc mang tính cá nhân bao gồm là 3) có thể bảo hiểm được (ví

dụ, bệnh tật, thương tích hoặc tử vong của thành viên hộ gia đình) và 4) phi bảo hiểm(ví dụ, tội phạm / trộm cắp, ly hôn, gia đình tranh chấp vv) Do bản chất của nó,những cú sốc mang tính cá nhân có thể tương quan với các đặc điểm hộ gia đìnhkhông quan sát được, có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính của một hộ giađình Sử dụng một phép tính ước lượng tác động cố định sẽ loại bỏ sự không đồngnhất không nhìn thấy được tại bất kỳ thời điểm nào trong khi đưa vào các biến kiểmsoát cho sự giàu có, thu nhập, giáo dục và các đặc điểm khác của hộ gia đình để cốgắng nắm bắt các đặc tính không đồng nhất còn lại theo thời gian Mô hình hiệu ứng

cố định cấp hộ gia đình đầy đủ được chúng tôi ước tính bởi công thức:

it t i it

it it

it it

it it

it it

it

it it

it it

it

e v

dTrans dNat

dFreeIns dIdioI

dIns dIdioI

dTrans dFreeIns

dIns

dIdioU dIdioI

dEcon dNat

8

7 6

5

4 3

2 1

'

δ Z

đình (bao gồm cả mức độ giàu có như một biến giả định cho rủi ro của mỗi hộ gia10

Trang 11

đình thay đổi theo thời gian),

t

 đại diện cho các biến giả định về thời gian,

i u

là mộthiệu ứng chuyên biệt cố định của một hộ gia đình và it là một kỳ lỗi ngẫu nhiên củamột hộ gia đình Chúng tôi giả định rằng sự khác nhau về vùng miền đã quyết định sự

đa dạng trong nguồn cung bảo hiểm và sự đa dạng trong việc định giá tài sản đượcgộp vào trong hiệu ứng cố định của hộ gia đình trong khi các biến giả về thời gianquyết định sự thay đổi trung bình của giá trị tài sản theo thời gian

Mô hình của chúng tôi bao gồm cả biến nhị phân, dIns it, đại diện cho việc liệu các

hộ gia đình có bất kỳ yêu cầu bảo hiểm nào trong các hợp đồng bảo hiểm họ mua haykhông (tự nguyện hoặc bắt buộc) trong suốt quãng thời gian đó Mô hình này cũngbao gồm cả điều kiện tương tác, dIdioI * it dIns it, phản ảnh hiệu ứng tác động lên tàisản lưu động của một hộ gia đình đã phải trải qua cú sốc mang tính cá nhân hoặc một

cú sốc được bảo hiểm và đã có tuyên bố bảo hiểm Chúng tôi cũng đưa vào những sựtương tác giữa dFreeIns it, đại diện cho việc liệu hộ gia đình có đưa yêu cầu chi trảbảo hiểm từ những chính sách bảo hiểm miễn phí của chính phủ và sự tác động củanhững cú sốc đặc thù được bảo hiểm Giả thiết của chúng tôi là các hệ số ước tính trên

cả hai cấp độ và cả điều kiện tương tác có ảnh hưởng đến thời gian tương tác báo hiệumức độ mà dịch vụ bảo hiểm giúp làm giảm đi sự hao hụt tài sản lưu động dưới sức

ép về tài chính

Nghiên cứu thực hiện phân tích của sâu hơn hơn để xem xét các chiến lược đươngđầu với rủi ro có thể làm giảm bớt sự thất thoát của tài sản đến mức độ nào Chúng tôixem xét sự chuyển giao từ các khu vực công và tư thông qua biến giả định dTrans it

như một cách để làm giảm lượng chi tiêu trong những cú sốc thu nhập bất lợi.13 Cácchương trình tài trợ của chính chính phủ có thể tác động như một mạng lưới an sinhquan trọng cho các hộ phải trải qua những cú sốc về biến cố lớn từ ngoại cảnh và hiệuứng này được phản ánh qua điều kiện tương tác dNat * dTrans it it Nếu những sựchuyển đổi mở rộng giúp làm giảm sự thất thoát tài sản trong những cú sốc đó, chúng

ta có thể kỳ vọng hệ số trên những điều kiện tương tác này là dương và có ý nghĩa lớn

Trang 12

được thực hiện ở các vùng nông thôn của 12 tỉnh Việt Nam vào mùa hè mỗi năm cungcấp dữ liệu lặp cân bằng của 2.045 hộ gia đình trải rộng trên 161 huyện và 456 xã.Cuộc điều tra được tiến hành trong cùng một giai đoạn ba tháng giống nhau ở mỗinăm để đảm bảo tính nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh hợp lý quathời gian VARHS tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc tiếp cận của các hộ gia đìnhnông thôn Việt Nam với nguồn lực và các khó khăn mà các hộ gia đình phải đối mặttrong việc quản lý sinh kế của họ Cùng với những thông tin cá nhân mang tính chấtchi tiết về các thành viên trong gia đình, cuộc khảo sát gồm các phần tài sản hộ giađình, tiết kiệm, tín dụng (cả chính thức và không chính thức), bảo hiểm chính thức,các cú sốc và sự đối phó với rủi ro, mạng lưới an sinh phi chính thức và cơ cấu củavốn xã hội Bộ đầy đủ các biến giải thích được sử dụng trong phân tích này được mô

bị một cú sốc lớn từ ngoại cảnh, điều này góp phần khẳng định sự áp đảo của những

cú sốc từ ngoại cảnh so với những cú sốc mang tính cá nhân Trong năm 2010, các cúsốc từ ngoại cảnh cũng lấn át những cú sốc mang tính cá nhân với tỷ lệ 71% trên 13%tương ứng Trong năm 2006, 60% hộ gia đình báo cáo rằng họ hoàn toàn hồi phục từ

cú sốc thu nhập so với con số lần lượt 45% và 53% trong năm 2008 và 2010, điều nàycho thấy khả năng đối phó của các hộ gia đình đã giảm trong giai đoạn điều tra thử Ít

có khả năng phục hồi trong trường hợp hộ gia đình phải trải qua cả hai loại cú sốc.14

Phân tách những cú sốc hộ gia đình và dữ liệu về sự phục hồi theo các nhóm tài sảncho thấy rằng trong tất cả các năm, hộ gia đình trong nhóm giàu nhất phải chịu ít nhấtnhững cú sốc thu nhập Những hộ khá hơn cũng có khả cũng phục hồi hơn từ những

cú sốc thu nhập Những dữ liệu này cho thấy rằng trong khi những cú sốc thu nhập là

14 Hộ gia đình được hỏi liệu họ có hoàn toàn phục hồi từ những tác động của (những) cú sốc bất lợi phải trải qua và do đó biện pháp này mang tính chủ quan.

12

Trang 13

vấn đề đối với các hộ gia đình trong tất cả các nhóm, các hộ gia đình nghèo gặp nhiềukhó khăn hơn trong việc phục hồi Chúng tôi cũng thấy rằng các hộ gia đình dân tộcthiểu số gặp cú sốc chiếm tỷ lệ lớn hơn cũng như phải trải qua nhiều cú sốc hơn trongtất cả các năm Việc phục hồi của họ từ cú sốc cũng gặp nhiều khó khăn hơn Phụ lụcA1 phân tích sự khác biệt giữa các hộ gia đình theo tỷ lệ của những cú sốc , trong đóxác suất của từng loại sốc được hồi quy ngược theo một loạt các đặc điểm hộ gia đình.Kết quả cho thấy các hộ gia đình có thu nhập thấp và đồng bào dân tộc thiểu số là dễ

bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của thiên tai

Mức độ thiệt hại cho thu nhập hộ gia đình do những cú sốc đã thay đổi đáng kể theothời gian Theo kết quả trong Bảng 3, mức độ của các tổn thất đã giảm từ 60% thunhập năm 2006 đến 15% của thu nhập trong năm 2010 Trong mọi trường hợp các hộgia đình trong nhóm thu nhập thấp nhất bị thiệt hại với tỷ lệ lớn nhất Thảm họa tựnhiên là loại cú sốc gây ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó do bệnh tật hoặc cái chết củamột thành viên trong gia đình

2006 đến 2010

[BẢNG 4]

Bảng 4 mô tả chi tiết sự thay đổi giá trị trung bình của các loại tài sản lưu động khácnhau của các hộ gia đình từ năm 2006 đến 2008 và giữa năm 2008 và 2010, phân táchtheo tiêu chí liệu hộ gia đình có trải qua một cú sốc hay không Hộ gia đình phải chịumột cú sốc từ năm 2006 và 2008 giảm tiết kiệm của họ trung bình 1 triệu đồng trongkhi các hộ gia đình không phải chịu cú sốc tăng mức độ tiết kiệm của họ Ngược lại,giữa năm 2008 và 2010, trung bình tất cả các hộ gia đình tăng mức độ tiết kiệm của

họ, nhưng các hộ gia đình trải qua những cú sốc tăng giá trị tiết kiệm của họ ít hơnnhững người không bị Sự tăng đột biến các khoản vay của các hộ phải chịu cú sốccho thấy rằng các hộ có thể quay sang sử dụng tín dụng trong những giai đoạn căngthẳng về tài chính

Trang 14

Trong những năm gần đây, việc thâm nhập thị trường của ngành bảo hiểm chính thứcViệt Nam đã tăng lên đáng kể (xem Mục 2).15 Các dữ liệu thô cho thấy 82% các hộgia đình trong năm 2010 có bảo (xem Bảng 5), bao gồm tất cả các loại hình bảo hiểm

tự nguyện và bắt buộc 24% hộ gia đình trong số này có hợp đồng bảo hiểm đảm bảochống lại các loại rủi ro mang tính cá nhân (sức khỏe, cuộc sống và xã hội) và 29% hộgia đình có bảo hiểm miễn phí được cung cấp bởi chính phủ (y tế và xã hội) Phụ lụcA2 cung cấp một mô tả ngắn gọn về mỗi loại hình bảo hiểm Trong khi theo thời gian,

sự tham gia bảo hiểm đã tăng từ năm 2006 và 2010, tỷ lệ của hợp đồng bảo hiểm tựnguyện trong năm 2010 thấp hơn nhiều so với năm 2006 Điều này có thể là do sự rađời của các cơ chế đối phó rủi ro của chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian này(xem Phần 2).16

[BẢNG 5]

Căn cứ vào hồ sơ cá nhân của hộ gia đình mua bảo hiểm, chúng tôi cũng ước tính một

mô hình probit đơn giản về việc tham gia bảo hiểm và mua bảo hiểm miễn phí theotừng năm của dữ liệu Kết quả cho việc mua bảo hiểm mua được trình bày trong Bảng6a và bảo hiểm miễn phí trong Bảng 6b.17 Mặc dù khó tránh khỏi định kiến tự nhiênđối với các rủi ro không nhìn thấy được (và các yếu tố khác), kết quả cho thấy rằngxác suất một hộ gia đình có bảo hiểm chính thức có mối tương quan với trình độ họcvấn của người đứng đầu hộ gia đình, khả năng kinh tế và thu nhập của hộ gia đình.18Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy yếu tố dân tộc đóng một vai trò quan trọng, các

hộ gia đình Kinh hoặc nguồn gốc Hoa có nhiều khả năng mua bảo hiểm hơn Mức tiếtkiệm của hộ gia đình cũng liên quan chặt chẽ với khả năng mua bảo hiểm trong năm

2006 Nhìn chung, sự nhất quán trong những năm qua của mối tương quan giữa bảohiểm với giáo dục, khả năng kinh tế, thu nhập và dân tộc, cho thấy rằng thông tin hoặchạn chế về tài chính có thể loại trừ một số hộ gia đình ra khỏi thị trường bảo hiểm.19Điều này cần được chú ý khi diễn giải kết quả nghiên cứu sau này

14

Trang 15

Kết quả phân tích về bảo hiểm tự do được trình bày trong Bảng 6b, ngược lại vớinhững gì được tìm thấy cho bảo hiểm mua Hộ gia đình nghèo có ít khả năng để cóbảo hiểm tự do hơn so với hộ gia đình dân tộc Kinh hoặc Hoa Hộ gia đình nam giớilàm chủ hộ cũng ít có khả năng để có bảo hiểm tự do Chúng tôi cũng thấy tương quan

tỷ lệ nghịch giữa giáo dục và bảo hiểm tự do và một sự tương quan tỷ lệ thuận giữaquy mô hộ gia đình và tỷ lệ bảo hiểm tự do Các kết quả này phù hợp với chính sáchcủa Việt Nam trong việc cung cấp mạng lưới an sinh xã hội choi các nhóm nghèo và

dễ bị tổn thương nhất như được thảo luận tại Mục 2

5 Kết quả thực nghiệm

Các số liệu thống kê tóm tắt được trình bày trong phần 4 giúp trả lời các câu hỏinghiên cứu chính của báo cáo này về cơ chế đối phó rủi ro của hộ gia đình và tínhhiệu quả của chúng Như đã thảo luận tại Mục 3, có ba phần trong phân tích thựcnghiệm về những vấn đề này Trước tiên, nghiên cứu ước tính mô hình xác suất tuyếntính hiệu ứng cố định cho khả năng đối phó với những cú sốc của hộ gia đình Cácbiện pháp được sử dụng là hộ gia đình báo cáo về việc họ hồi phục từ cú sốc Thứ hai,chúng tôi tập trung vào phản ứng chi tiêu đối với những cú sốc để hiểu về mức độđiều chỉnh chi tiêu của các hộ gia đình theo thời gian và liệu vấn đề này có liên quanđến việc dự trữ tài sản lưu động và bảo hiểm chính thức hay không Thứ ba, chúng tôikiểm tra sự hao hụt của tài sản lưu động của hộ gia đình trước những cú sốc thu nhập

để xác định xem những tài sản đó phục vụ cho mục đích phòng ngừa hay tự bảo hiểm.Tổng hợp các bước sẽ giúp chúng tôi có hiểu biết rõ ràng hơn về chiến lược đối phórủi ro trong nông thôn Việt Nam và hiệu quả của chúng

5.1 Khả năng đương đầu

Kết quả của mô hình xác suất tuyến tính hiệu ứng cố định về khả năng phục hồi từmột cú sốc thu nhập được trình bày trong Bảng 7 Chúng tôi xem xét liệu các hộ giađình có nắm giữ tài sản lưu động dưới hình thức tiết kiệm, vật nuôi, cây trồng và cáckhoản vay cùng với đối chứng các dạng tài sản liên quan khác hay không Mô hình cơbản được trình bày trong cột (1) cho thấy thu nhập và tình trạng kinh tế là yếu tố dựbáo chính về khả năng của hộ gia đình trong việc phục hồi từ các cú sốc mà họ phảitrải qua Mức độ vay của hộ gia đình càng nhiều thì càng ít khả năng có thể phục hồi

từ cú sốc, điều đó cho thấy các hộ gia đình mắc nợ gặp nhiều khó khăn hơn trong việcđối phó với rủi ro Không có bằng chứng cho thấy rằng bảo hiểm đóng vai trò quantrọng trong quá trình phục hồi

[BẢNG 7]

Trang 16

Cột (2) là số lượng những cú sốc các hộ đã trải qua Con số này phù hợp với nghiêncứu mà chúng tôi tiến hành, cho thấy hộ trải qua càng nhiều cú sốc thì càng có ít khảnăng để phục hồi Cột (3) mô tả thêm các loại sốc trong mô hình Hộ gia đình gặp cúsốc tự nhiên, chẳng hạn như một sự kiện liên quan đến thời tiết có khả năng phục hồitốt hơn Điều này cho thấy khả năng phát triển tốt hơn các cơ chế đối phó rủi ro chocác hộ gia đình trải qua những cú sốc từ ngoại cảnh so với những đối với các loại sốckhác Các hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ: viện trợ của chính phủ) có thể giúp giảm bớt táchại của những cú sốc tự nhiên Vấn đề này sẽ được đề cập thêm trong phần thựcnghiệm.

5.2 Điều chỉnh chi tiêu

Trên cơ sở các phản ứng chủ quan trong việc đối phó với những cú sốc thu nhập, 54%

hộ gia đình cho biết việc giảm chi tiêu là cơ chế đối phó quan trọng nhất Ngoài ra,25% hộ gia đình tăng các khoản vay và bán tài sản Nếu cơ chế đối phó đang hoạtđộng có hiệu quả, cho dù chính thức hoặc không chính thức, thì các hộ gia đình nêngiảm chi tiêu theo thời gian cho dù họ phải chịu một cú sốc thu nhập hay không Đểkiểm tra xem đây là trường hợp điển hình hay không, một hàm chi tiêu tổng thể đượctính riêng cho từng vùng bằng cách sử dụng dữ liệu lặp của các hộ gia đình không trảiqua những cú sốc trong thời gian điều tra.20 Các hệ số ước tính được sử dụng để dựđoán chi tiêu cho năm 2006, 2008 và 2010 bằng cách sử dụng các dữ liệu quan sátđược cho các biến giải thích trong mỗi năm.21 Mức trung bình của (log) chi tiêulương thực thực tế và dự đoán và sự chênh lệch mức chi tiêu này được trình bày trongbảng 8 cùng với kiểm định t về mức độ ý nghĩa của sự khác nhau giữa chúng Sựchênh lệch giá trị dương (âm) chỉ ra rằng giá trị ước tính là thấp hơn (cao hơn) đáng

kể so với thực tế, cho thấy tiêu dùng quan sát thực tế cao hơn (thấp hơn) so với dựkiến Hộ gia đình cũng được phân nhóm theo loại cú sốc, sự hiện diện của bảo hiểmchính thức và các công cụ tiết kiệm lưu động khác cũng như thu nhập

[BẢNG 8]

Đầu tiên chúng tôi xem xét các mô hình tiêu dùng của hộ gia đình trong năm 2006 và thấy rằng mức chi tiêu tổng thể của các hộ gia đình ít hơn so với dự đoán của mô hình Sự khác biệt đặc biệt cao giữa mức chi tiêu thực tế và dự đoán đối với những hộ gia đình gặp cả hai loại cú sốc mang tính cá nhân và cú sốc từ ngoại cảnh Tuy nhiên, khi gặp cú sốc (tất cả các loại), các hộ gia đình có mua bảo hiểm sẽ cố gắng giảm tiêu dùng Ngược lại, các hộ gia đình có bảo hiểm tự do không cố gắng làm giảm mức tiêudùng có thể chọn một hiệu ứng thu nhập khác

20 Kết quả có sẵn theo yêu cầu

21 Để tính lượng tiêu thụ ước tính, thu nhập được điều chỉnh theo độ lớn của cú sốc ghi nhận được để tạo ra một dự đoán tiêu thụ chính xác hơn dựa trên các hiệu ứng paribus ceteris.

16

Trang 17

Các mức độ khác biệt giữa mức chi tiêu thực tế và dự báo trong năm 2006 cũng tươngquan với mức độ nắm giữ tài sản lưu động của hộ gia đình Chúng tôi thấy rằng các

hộ gia đình có lượng tài sản lưu động trên mức trung bình giảm lượng tiêu dùng khiphải đối mặt với cú sốc mang tính cá nhân Cùng với những phát hiện của chúng tôicho bảo hiểm, điều này góp phần cho thấy rằng cả hai loại hình bảo hiểm mua và tiếtkiệm phòng ngừa đóng vai trò bổ sung chống lại những mất mát thu nhập không dựđoán trước Chúng tôi tìm thấy kết quả tương tự đối với thu nhập, cho thấy rằng ngay

cả khi mức thu nhập được kiểm soát, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn vẫn cố gắnggiảm lượng chi tiêu lớn hơn khi đối mặt với những cú sốc thu nhập so với những hộ

có thu nhập thấp hơn Điều này cho thấy các hộ gia đình nghèo nhất vẫn dễ bị tổnthương do rủi ro nhất

Kết quả của năm 2008 và 2010 cho thấy rằng tất cả các hộ gia đình đều giảm chi tiêu,ngay cả khi phải đối mặt với cú sốc tự nhiên hay cú sốc mang tính cá nhân Tuynhiên, chênh lệch thực tế và dự đoán của mức chi tiêu thấp hơn với các hộ gia đìnhkhông có bảo hiểm và các hộ gia đình có tài sản lưu động và thu nhập dưới trungbình Sự khác biệt cũng thấp với các hộ gia đình có bảo hiểm tự do Điều này có thểtương quan với hiệu ứng thu nhập với các hộ gia đình trong cả hai năm 2008 và 2010:

có thu nhập dưới trung bình và bảo hiểm tự do, trải qua những cú sốc đã phải cố gắng

5.3 Tổng tài sản lưu động

Chúng ta chuyển từ phân tích phản ứng chi tiêu sang phản ứng tài sản khi đối mặt vớinhững cú sốc thu nhập Để khám phá khía cạnh này việc của đối phó rủi ro, chúng tôiước tính mô hình được trình bày trong phương trình (2) Đối với mỗi loại tài sản đangđược xem xét (tổng tài sản lưu động, tiết kiệm, vật nuôi, dự trữ sản phẩm trồng trọt

và các khoản vay), chúng tôi sử dụng ước lượng hiệu ứng cố định để hồi quy cho mức

độ nắm giữ tài sản của hộ gia đình (thể hiện bằng triệu đồng) mỗi năm từ các đolường biến cố từ ngoại cảnh trên diện rộng và những cú sốc mang tính cá nhân cùngvới các nguồn thu nhập, các nguồn tài sản cũng như sự thay đổi trong thành phần hộgia đình Tất cả các biến giá trị được điều chỉnh đến năm 2010 theo giá trị hiện tại

Trang 18

Những cú sốc thu nhập được phân loại theo các nguyên nhân tự nhiên và kinh tế ngoạisinh, các cú sốc mang tính cá nhân, có thể bảo hiểm và không thể bảo hiểm Chúng tôicũng đưa vào một biến giả định để kiểm soát tiền hỗ trợ của nhà nước và cá nhân từbên ngoài cùng với một biến giả định để kiểm soát cho các yêu cầu chi trả bảo hiểmchính thức thực tế và yêu cầu bảo hiểm tự do Chúng tôi tập trung một cách rõ ràng vềcác loại yêu cầu bảo hiểm phù hợp với các phân loại những cú sốc mang tính cá nhân

có thể được bảo hiểm như sức khỏe, xã hội và bảo hiểm nhân thọ

Đầu tiên, chúng tôi xác định xem liệu các hộ gia đình gặp bất kỳ loại cú sốc thu nhậpnào có giảm khối lượng tài sản mang ý nghĩa thống kê hay không Thứ hai, chúng taphân biệt các loại sốc thu nhập thành cú sốc từ ngoại cảnh và cú sốc mang tính cánhân để tìm hiểu làm thế nào mỗi loại sốc cụ thể ảnh hưởng đến khối lượng tài sảntheo thời gian Sau đó, kết hợp các yêu cầu bảo hiểm và chuyển tiền với đặc điểm củanhững cú sốc để xác định liệu những biện pháp đó có giúp đỡ để giảm tác động củanhững cú sốc về sự suy giảm tài sản hay không Chúng tôi cũng phân tách các kết quảcủa chúng tôi theo nhóm tài sản để xác định mức độ mà người nghèo đặc biệt dễ bịtổn thương Kiểm soát thu nhập, giới tính, quy mô hộ gia đình, giới tính của chủ hộ,tuổi tác của chủ hộ và tuổi bình phương (để nắm bắt các tác động vòng đời), sự giàu

có ( khối lượng ròng của tài sản lưu động), sự phục hồi từ những cú sốc trước đây (đểkiểm soát mức chịu đựng) và biến giả định về thời gian (kiểm soát đối với thay đổitrung bình trong giá trị tài sản theo thời gian) đều được đưa vào mô hình

Đầu tiên chúng tôi xem xét liệu khối lượng tài sản lưu động của hộ gia đình (bao gồmtất cả tiết kiệm, vật nuôi và dự trữ lương thực) có thay đổi trước những cú sốc thunhập bất lợi hay không Các kết quả được trình bày trong Bảng 9a

[BẢNG 9a]

Cột (1) cho thấy những cú sốc có tác động tiêu cực đến sự tích lũy tổng tài sản lưuđộng Yêu cầu bảo hiểm và hỗ trợ từ bên ngoài không có ảnh hưởng đáng kể Phântách cú sốc thu nhập thành các cú sốc mang tính cá nhân và cú sốc từ ngoại cảnh (cột2), chúng tôi thấy cả hai loại của cú sốc đều có tác động tiêu cực đến giá trị tài sản lưuđộng Một phân tích sâu hơn về các loại sốc (Cột 3) cho thấy các cú sốc về kinh tế vànhững cú sốc mang tính cá nhân góp phần làm giảm tổng giá trị tài sản lưu động theothời gian, chứng minh một phần cho giả thuyết chính của chúng tôi về tổng tài sản lưuđộng của hộ gia đình có thể phục vụ các mục đích tiết kiệm phòng ngừa Sự bù đắpcủa bảo hiểm chính thức cho những cú sốc mang tính cá nhân (cột 4) không có ảnhhưởng đáng kể đến khối lượng tài sản lưu động Sự bù đắp giữa bảo hiểm tự do chocác cú sốc mang tính cá nhân (cột 5) có một tác động tích cực và quan trọng cho thấyrằng trong khi các hộ gia đình phải chịu những cú sốc làm cạn kiệt các khoản tiếtkiệm lưu động , họ nhận được bù đắp phần nào từ chi trả của bảo hiểm Điều này cho18

Trang 19

thấy rằng mạng lưới an sinh của chính phủ đóng một vai trò trong việc hỗ trợ các hộgia đình khi phải đối mặt với những cú sốc loại này Cột 6, viện trợ (nhà nước và tưnhân) phân tích việc bù đắp cho những cú sốc mang tính cá nhân Sự tương tác manggiá trị âm khá lớn cho thấy hộ trải qua cú sốc và nhận được hỗ trợ đã phải giảm tiếtkiệm của họ nhiều hơn các hộ khác; hay nói cách khác, các khoản viện trợ khônggiúp các hộ gia đình khỏi việc giảm các tài sản tiết kiệm lưu động của họ.

Phân tách mẫu thành ba nhóm tài sản và chạy các mô hình riêng cho mỗi nhóm,chúng tôi thấy rằng những cú sốc kinh tế từ bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đốivới nhóm có tài sản trung bình trong khi những cú sốc mang tính cá nhân có bảo hiểm

là vấn đề đối với các nhóm tài sản thấp nhất (xem Bảng 9b) Tuy nhiên bảo hiểm miễnphí chỉ đem lại lợi ích cho nhóm hộ trung bình, cho thấy rằng bảo hiểm tự do thựchiện chức năng an sinh xã hội có thể không tiếp cận các nhóm nghèo nhất Chúng tôicũng tìm thấy trong Cột (6) rằng sự tương tác giữa những cú sốc mang tính cá nhân vàcác khoản viện trợ chỉ âm và đáng kể cho nhóm hộ khá giả nhất Điều này cho thấyrằng các hộ gia đình khá giả khi gặp cú sốc mang tính cá nhân có thể đưa ra nhiều cơchế khác nhau để đối phó bao gồm bán bớt tài sản và dựa vào viện trợ từ những ngườikhác

[BẢNG 9b]

5.4 Tài sản vật nuôi

Để biết được liệu vật nuôi có tác dụng như một chiến lược bổ sung chống lại những

cú sốc bất lợi hay không, chúng tôi ước tính hồi quy hiệu ứng cố định của giá trị tàisản chăn nuôi gia súc bằng việc các tính toán các cú sốc từ ngoại cảnh ảnh trên diệnrộng và cú sốc mang tính cá nhân Các kết quả được trình bày trong Bảng 10

[BẢNG 10]

Không có bằng chứng cho thấy chăn nuôi có tác dụng như một chiến lược bổ sungchống lại những cú sốc thu nhập nói chung (cột 1) Phân tách các cú sốc thu nhậpthành các cú sốc từ ngoại cảnh và các cú sốc mang tính cá nhân, chúng tôi tìm thấymột mối quan hệ tỷ lệ nghịch đáng kể giữa những cú sốc mang tính cá nhân và giá trịcủa khối lượng vật nuôi gia súc (cột 2) Không có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên, chănnuôi gia súc đóng vai trò như một chiến lược chống lại những cú sốc từ ngoại cảnh.Những phát hiện này hỗ trợ cho các hiệu ứng trạng thái cân bằng một phần đã đượcthảo luận trong Fafchamps et al (1998), theo đó nếu thị trường vật nuôi không hoàntoàn hội nhập thì sẽ khó khăn đối với loại tài sản này với vai trò như một cách bổ sungđối phó với những cú sốc từ bên ngoài trên diện rộng

Trang 20

Trong trường hợp thị trường đóng, tổng doanh thu ròng của vật nuôi là bằng không ởcấp xã / thôn Mặt khác, những cú sốc mang tính cá nhân có thể bảo hiểm được tạođiều kiện cho việc sử dụng các vật nuôi như một cơ chế đối phó rủi ro và chúng tôithấy một số bằng chứng cho thấy đây là trường hợp đặc biệt (cột 3) Đối với nhữngảnh hưởng của bảo hiểm chính thức, nghiên cứu thấy rằng yêu cầu bảo hiểm liên quan

tỷ lệ nghịch đến tổng giá trị chăn nuôi gia súc (Cột 1-6).Tuy nhiên, con số thống kê vềquan hệ giữa các hộ gia đình có yêu cầu bồi thường bảo hiểm với các hộ gia đình phảichịu một cú sốc mang tính cá nhân là không đáng kể Chúng tôi cũng không thấy cóbằng chứng cho thấy bảo hiểm tự do hoặc viện trợ bên ngoài có tác dụng trong việcduy trì số lượng vật nuôi

Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cung cấp một số luận cứ bổ sung cho giả thuyếtrằng chăn nuôi gia súc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chi tiêu vớinhững cú sốc mang tính cá nhân đã được bảo hiểm chứ không có ý nghĩa với những

cú sốc từ bên ngoài (Rosenzweig và Wolpin (1993) tìm thấy một kết quả tương tự).22

5.5 Các khoản tiết kiệm tài chính

Chúng tôi ước tính một mô hình tương tự đối với các khoản tiết kiệm của hộ gia đìnhvới hai loại cú sốc Chúng tôi cũng xem xét việc phân tách tổng các khoản tiết kiệmthành các khoản tiền mặt / dự trữ vàng Các kết quả liên quan đến tổng lượng tiếtkiệm được trình bày trong Bảng 11a

[BẢNG11a VÀ BẢNG 11b]

Chúng tôi thấy rằng sự xuất hiện của một cú sốc thu nhập làm giảm lượng tiết kiệmmột hộ gia đình theo thời gian (cột 1) Phân tách các cú sốc thu nhập theo loại hình,chúng tôi thấy rằng trong khi cả cú sốc từ ngoại cảnh sinh và cú sốc mang tính cánhân đều quan trọng (cột 2), trong đó, những cú sốc tự nhiên do ngoại cảnh có ảnhhưởng lớn nhất (cột 3) Cũng cần chú ý là tác động tiêu cực ở mức trung bình đến cáckhoản tiết kiệm của các hộ gia đình được nhận bảo hiểm tự do cho thấy những hộ giađình này đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính Khi xuất hiện các yêu cầu chi trảtrong bảo hiểm tự do để bù đắp cho những cú sốc mang tính cá nhân (cột 5), chínhnhững yêu cầu này làm giảm bớt các tác động của cú sốc mang tính cá nhân đến tiềngửi tiết kiệm của hộ gia đình Khi phân tách theo nhóm tài sản (Bảng 11b) chúng tôithấy rằng hiệu ứng này tác động không đáng kể đến nhóm giàu có đầu tiên và nhómgiàu có thứ hai nhưng lại có tác động lớn hơn đến các nhóm còn lại Phân tích này bổsung thêm bằng chứng khẳng định rằng mạng lưới an sinh xã hội rất quan trọng vớicác hộ gia đình khi phải đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi Chúng tôi không

22 Kết quả không bao gồm các nhóm tài sản nên không đưa vào

20

Trang 21

tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các điều kiện của bảo hiểm mua làm giảmtác động của cú sốc đến tiết kiệm của hộ gia đình.

Những cú sốc tự nhiên cũng dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong các khoản tiếtkiệm của các hộ gia đình, tuy nhiên, khi kết hợp phân tích các khoản hỗ trợ bù đắp vớicác cú sốc tự nhiên (cột 7 của Bảng 11a), chúng tôi thấy rằng các khoản tiết kiệm của

hộ gia đình nhận hỗ trợ bị suy giảm ít hơn Kết quả này góp phần cung cấp một sốcăn cứ về tầm quan trọng của các khoản viện trợ bên ngoài cho việc đối phó với thảmhọa tự nhiên, dù cho những hỗ trợ này không đủ bù đắp cho tổng mất mát tài chínhphát sinh của hộ gia đình

Phân tách tổng số tiết kiệm thành các hình thức khác nhau cũng cho thấy một số pháthiện thú vị, đặc biệt đối với tiền mặt / vàng được giữ trong nhà (xem Bảng 12) Chúngtôi thấy rằng cả thảm họa tự nhiên và các cú sốc mang tính cá nhân có khả năng bảohiểm đều làm giảm lượng dự trữ tiền mặt / vàng của các hộ gia đình được giữ trong ởnhà.23 Đối với các khoản tiết kiệm, chúng tôi thấy rằng các khoản viện trợ có vai tròquan trọng như là một cơ chế đối phó rủi ro khi đối mặt với các thảm họa tự nhiên,mặc dù vẫn có một sự tổn thất tài chính cho gia đình trong một khoảng thời gian ngắn.Bảo hiểm tự do cũng rất quan trọng trong việc giảm bớt sự cạn kiệt tiền mặt / vàng khiđối mặt với những cú sốc mang tính cá nhân có khả năng bảo hiểm, nhưng chúng tôikhông tìm thấy tác dụng tương tự đối với bảo hiểm mua Sự bổ sung giữa bảo hiểmmua và các công cụ tiết kiệm cho thấy rằng thị trường bảo hiểm có thể không hoànchỉnh Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng quan trọng chứng minh việc các khoảntiết kiệm chính thức hoặc không chính thức hoạt động như một cơ chế đối phó rủi roquan trọng cho hộ gia đình.24

[BẢNG 12]

5.6 Dự trữ lương thực

Các dự trữ lương thực bằng lúa, ngô, khoai tây v v cũng có vai trò như một hìnhthức tiết kiệm phòng ngừa.25 Kết quả tác động của những cú sốc từ bên ngoài vànhững cú sốc mang tính cá nhân đến dự trữ lương thực được trình bày trong Bảng 13a

[BẢNG 13a VÀ 13b]

23 Nhiều khả năng là các thảm họa tự nhiên như lũ lụt có thể phá hủy về mặt vật lý các dự trữ tiền mặt

và vàng trong các hộ gia đình Chúng tôi không thể nói từ dữ liệu của chúng tôi đây là trường hợp điển hình hay không

24 Kết quả cho tiết kiệm chính thức và không không được trình bày do hạn chế không gian nhưng kết quả vẫn có theo yêu cầu.

25 Park (2005) nhận thấy rằng bản chất chung của các quyết định sản xuất và tiết kiệm hạn chế sự mất mát thu nhập khi đối phó với rủi ro, và mong muốn dự trữ ngũ cốc có thể giải thích lý do tại sao các hộ gia đình ổn định thường xuyên là những người mua ròng ngũ cốc chứ hiếm khi là những ngưởi bán ròng.

Trang 22

Kết quả cho thấy tổng số dự trữ lương thực phần nào đáp ứng được việc đối phó của

hộ trước những cú sốc (cột 1), nhưng kết quả này không đủ cơ sở để phân biệt tácđộng của cú sốc từ bên ngoài và cú sốc mang tính cá nhân Phân tách theo nhóm tàisản (Bảng 13b) chúng ta thấy rằng đối với các nhóm có tài sản trung bình (cột 3), các

cú sốc mang tính cá nhân không được bảo hiểm làm giảm dự trữ lương thực của hộgia đình Không có bằng chứng cho thấy bảo hiểm hoặc các khoản viện trợ đóng vaitrò như là một biện pháp bổ sung chống lại sự suy giảm tài sản Một giải thích có thểchấp nhận được là khi hộ gia đình phải chịu một cú sốc mang tính cá nhân khôngđược bảo hiểm, đối phó rủi ro chỉ đơn giản là sản phẩm trồng trọt được tiêu thụ tronggia đình để bù đắp tổn thất tài chính phát sinh Các hộ gia đình trong nhóm giàu nhất

có yêu cầu bảo hiểm cũng hao hụt dự trữ lương thực của họ, điều này một lần nữa chothấy rằng trong thời gian căng thẳng về tài chính, hộ gia đình giàu có thường dựa vàonhiều các cơ chế đối phó rủi ro khác nhau Ngoài ra còn có một số bằng chứng chothấy rằng các hộ gia đình giàu hơn đã trải qua cú sốc mang tính cá nhân được bảohiểm cũng được hưởng lợi từ bảo hiểm tự do, khi đó, họ giảm nhu cầu của hộ để lấylương thực dự trữ bù đắp vào Cần lưu ý rằng những hộ gia đình chỉ giàu có so với cácmẫu của các hộ gia đình nông thôn trong cuộc khảo sát và không nên được coi là đạidiện cho các hộ gia đình giàu có tại Việt Nam trên tổng thể

Nói chung, chúng tôi tìm thấy một số bằng chứng cho thấy dự trữ lương thực giảmxuống trong thời gian căng thẳng tài chính do các cú sốc từ bên ngoài không được bảohiểm và các cú sốc mang tính cá nhân và do đó chúng có vẻ như để phục vụ các mụcđích tiết kiệm phòng ngừa Do bằng chứng cho thấy rằng các hộ gia đình nông thônViệt Nam không có phương tiện để lưu trữ số lượng lớn các loại lương thực của họ(do quy mô sản xuất nhỏ và việc thiếu các phương tiện lưu trữ), không đáng ngạcnhiên khi có rất ít bằng chứng cho thấy dự trữ lương thực được sử dụng như một cơchế đối phó rủi ro cho người nghèo

5.7 Các khoản vay của hộ gia đình

Cuối cùng, chúng tôi hướng đến thị trường tín dụng nông thôn và kiểm tra xem liệu sựtồn tại của các công cụ tín dụng (hoặc tài sản âm) có vai trò như một cơ chế đối phórủi ro của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam hay không Theo Dercon (2002), thịtrường tín dụng và bảo hiểm trong nền kinh tế đang phát triển thường vắng mặt hoặckhông hoàn chỉnh vì các lý do mang tính lý thuyết hoặc do chính sách kém (xem Bell(1988) hoặc Besley (1994, 1995)) Thông thường, các khoản vay tiêu dùng cũng rấthiếm Chúng tôi sử dụng một ước lượng hiệu ứng cố định để hồi quy tổng các khoảnvay của hộ gia đình từ các biện pháp đo lường những cú sốc từ ngoại cảnh và cú sốcmang tính cá nhân để xác định liệu các hộ gia đình có vay vốn để điều chỉnh chi tiêukhi phải đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi Các kết quả được trình bày trongBảng 14

22

Trang 23

[BẢNG 14]

Chúng tôi thấy rằng tổng khối lượng vay của hộ gia đình có phản ứng tích cực trongnhững cú sốc thu nhập bất lợi, chỉ ra rằng các hộ gia đình tăng các khoản vay trongthời gian khó khăn về tài chính (Cột 1) Chúng tôi phân tách những cú sốc thu nhậpthành các các loại chi tiết hơn và thấy rằng những cú sốc từ ngoại cảnh và những cúsốc mang tính cá nhân đều liên quan đến mức độ vay (Cột 2) Phân tách những cú sốcthu nhập cho thấy rằng tất cả những cú sốc, trừ những cú sốc mang tính cá nhânkhông được bảo hiểm, đều làm tăng đáng kể các khoản vay hộ gia đình (cột 3).Có vẻnhư các hộ gia đình nông thôn Việt Nam đã điều chỉnh để tăng các khoản vay của họtrong giai đoạn căng thẳng tài chính Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng chothấy bảo hiểm chính thức, yêu cầu bảo hiểm tự do hoặc viện trợ bên ngoài hỗ trợ giảmbớt gánh nặng nợ nần của các hộ gia đình Phân tách nhóm theo tài sản, chúng tôi thấyrằng sự phụ thuộc vào tín dụng trong thời gian khó khăn tài chính là biểu hiện đặctrưng nhất của các hộ gia đình giàu có- những người có nhiều khả năng tiếp cận tíndụng hơn so với các hộ gia đình nghèo.26

6 Kết luận

Trong báo cáo này, chúng ta xem xét hành vi của hộ gia đình Việt Nam trongchuỗinhân quả đối phó rủi ro bằng cách kiểm tra khả năng phục hồi của các hộ gia đình từnhững cú sốc thu nhập thông qua việc xem xét chi tiêu của họ và cách ứng phó với sựsuy giảm tài sản Chúng tôi thấy rằng các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam cố gắnggiảm chi tiêu khi đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi và một cơ chế quan trọng

để giảm chi tiêu là việc sử dụng tiết kiệm phòng ngừa Các hộ gia đình giảm tổng tàisản lưu động trước những cú sốc từ bên ngoài và các cú sốc mang tính cá nhân có thểbảo hiểm được Tiết kiệm tài chính, đặc biệt là tiền mặt và vàng được giữ ở nhà có vaitrò là biện pháp đối phó quan trọng khi đối mặt với những cú sốc ngoại sanh Bảohiểm tự do đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự suy giảm tiết kiệmtrước những cú sốc mang tính cá nhân trong khi viện trợ bên ngoài rất quan trọng đểđối phó với rủi ro khi đối mặt với thiên tai Trong đó lưu ý đặc biệt là một thực tế cáckhoản vay tăng lên khi các hộ gia đình phải đối mặt với cú sốc mang tính cá nhân vàcác cú sốc từ ngoại cảnh

Những phát hiện này cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm vàcác công cụ bảo hiểm trong việc điều chỉnh chi tiêu ở những nơi rủi ro thu nhậpthường xảy ra Tiết kiệm cho các mục đích phòng ngừa có thể dẫn đến suy giảm lợinhuận về lâu dài, dẫn đến kết quả là mức chi tiêu thấp hơn và sử dụng hiệu quả hơnnhững tài nguyên Điều này càng quan trọng hơn bởi thực tế rằng những khó khăn do

26 Sự phân tách theo nhóm tài sản không được trình bày do hạn chế không gian nhưng kết quả vẫn có theo yêu cầu.

Trang 24

cú sốc thu nhập có thể khiến các hộ gia đình tiết kiệm quá mức dưới nhiều hình thức.Trong khi kết quả của chúng tôi cho thấy rằng sự hiện diện của các công cụ bảo hiểm

tự do làm giảm nhu cầu tạo ra thêm một số hình thức tiết kiệm phòng ngừa khi gặpnhững cú sốc thu nhập bất lợi thì lại có bằng chứng cho thấy rằng thị trường bảo hiểmkhông đủ trang trải những rủi ro mang tính cá nhân

Các phân tích cho thấy các hộ gia đình nghèo nhất và đồng bào dân tộc thiểu số lànhững nhóm dễ bị tổn thương nhất Mô hình cơ bản được trình bày trong nghiên cứunày cho thấy thu nhập và của cải là các yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng của hộgia đình trong việc phục hồi từ các cú sốc mà họ phải chịu Mức độ vay vốn của hộgia đình càng cao thì càng ít khả năng để phục hồi từ cú sốc cho thấy các hộ gia đìnhmắc nợ gặp khó khăn hơn để đối phó rủi ro Bảo hiểm được nhà nước cung cấp tự domang lại lợi ích lớn hơn cho nhóm có tài sản trung bình, nhưng cũng hoạt động nhưchiến lược bổ sung cho một số hộ gia đình nghèo Một yêu cầu đặt ra cho nhà nước làphải hội bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội thông qua việcđảm bảo các mạng lưới an sinh xã hội

Hộ gia đình trải qua một cú sốc tự nhiên, chẳng hạn như một sự cố liên quan đến thờitiết, có vẻ như khả năng phục hồi tốt hơn Điều này cho thấy rằng cơ chế đối phó củacác hộ gia đình trải qua những cú sốc từ ngoại cảnh có thể đã được phát triển tốt hơn

so với cơ chế đối phó với những cú sốc khác Chúng tôi thấy rằng các cú sốc tự nhiêndẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong tiết kiệm của các hộ gia đình, nhưng khi cáckhoản viện trợ bù đắp cho những cú sốc tự nhiên, chúng tôi tìm thấy rằng những hộgia đình nhận viện trợ giảm lượng tiền tiết kiệm của họ ít hơn Điều này cho thấybằng chứng về tầm quan trọng của hỗ trợ bên ngoài đối với các thảm họa tự nhiên, dùnhững hỗ trợ này không đủ bù đắp cho tổn thất tài chính phát sinh

Hỗ trợ của nhà nước giúp các hộ gia đình vượt qua những thiệt hại liên quan đến cácthảm họa tự nhiên đi kèm với chi phí đáng kể cho nhà nước Rất ít hộ gia đình có thểtiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp để chống lại những tổn thất do những cú sốc thiênnhiên và do đó, có một khoảng trống cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểmnông nghiệp để giảm các biến đổi trong thu nhập cho nông dân sống tại các khu vực

dễ bị tổn thương cũng như giảm chi phí hỗ trợ từ các chương trình của chính phủ chocác hộ gia đình

Trong tháng 7 năm 2011, chính phủ Việt Nam đã giới thiệu một sản phẩm thí điểmbảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam Chương trình nàynhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm nông nghiệp bằng cách

hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho các hộ gia đình và 20% cho các tổ chức liên quan đến

24

Ngày đăng: 01/07/2015, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w